MỤc lục trang Lời nói đầu



tải về 5.19 Mb.
trang24/26
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích5.19 Mb.
#36638
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

Tro phải được bảo quản ở chỗ khô ráo vì nước sẽ kéo mất hết kali do vậy mà chất lượng phân bón giảm.

Có thể dùng tro bón cho tất cả các loại đất và các loại cây. Phân tro có vôi nên rất có hiệu lực ở đất chua nhất là trên đất cát và đất than bùn nghèo kali.

Tro có thể dùng làm phân bón lót (trước khi cày trên đất nặng và trước khi gieo trên đất nhẹ). Cũng có thể dùng tro bón thúc cho cây trong thời kỳ chăm sóc giữa hàng.

7.3.3.4. Tính chất chung của phân kali

- Tất cả các loại phân kali đều tan trong nước.

Khi được bón vào đất phân tan nhanh và tác động với phức hệ hấp thu của đất.
Ca+ 2K+

KĐ + 2KCl KĐ + CaCl2

Ca+ Ca+
H+ 2K+

KĐ + 4KCl KĐ + AlCl3 + HCl

Al3+ 2K+
Kali và các cation khác có trong phân bón (Na+,Mg2+) được hấp thu trên phức hệ hấp thu còn Cl nằm lại trong dung dịch và dễ bị cuốn theo nước. K chuyển sang dạng bị hấp thu, ít di động trong đất và không bị rửa trôi trừ trường hợp đất cát và limon pha cát dung dịch hấp thu thấp. K+ trao đổi của phân được đất hấp thu trở nên dễ tiêu đối với cây trồng.

- Tất cả các loại phân kali hoá học đều là phân sinh lí chua, nhưng độ chua sinh lí của phân kali kém hơn phân amôn và đất chỉ trở nên chua sau một thời gian bón lâu dài cho các loại cây cần nhiều kali. Các cation Na+ và K+ có trong phân khi bị đất hấp thu đẩy một lượng tương đương các cation Ca++, H+ và Al+++ vào dung dịch đất làm dung dịch đất có nhiều Al+++ hơn và hoá chua. Chỉ khi bón một cách có hệ thống một lượng phân kali cao trên những loại đất không bão hoà bazơ thì mới làm cho đất chua đi nhiều.



7.3.3.5. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân kali

- Cần đảm bảo cho đất có đủ ka li dự trữ để huy động, không nên để cho đất nghèo kali quá rồi mới bón, vì khôi phục độ phì tốn kém hơn duy trì độ phì ở mức thích hợp. Vander Pau (Hà Lan), Trocmê S. (INRA versaille) chứng minh rằng với một lượng kali thoả đáng “lượng kali vốn có” ở trong đất có thể đưa năng suất lên cao hơn việc bón thêm muối kali cho đất nghèo.

- Khi bón nhiều kali hơn mức cần thiết của cây thì cây sẽ hút nhiều lên, mà số lượng kali vượt quá mức nhất định nào đó năng suất không tăng nữa. Người ta cho là cây “tiêu thụ hoang phí kali”, do vậy làm đất giầu kali quá, bón nhiều kali hơn mức cây yêu cầu là không cần thiết. Trong điều kiện quảng canh và ở chân đất thịt có tỷ lệ sét trung bình mức kali trao đổi 0,25 % dung tích hấp thu là thích hợp nhất. Do vậy:

- Ở đất có hàm lượng kali trao đổi cao ( 0,3%) hàng năm cần bón một lượng phân duy trì bằng hoặc hơi lớn hơn lượng kali bị lấy đi.

- Ở đất có hàm lượng kali trao đổi thấp thì bón một lượng phân cải tạo chia ra trong nhiều năm.

- Không nên bón kali một lần vào đầu chu kỳ luân canh cho cả chu kỳ. Bón kali với lượng lớn một lúc không có lợi nhất là ở đất độ bão hoà bazơ thấp và thiếu magiê. Còn là vì cây có thể tiêu thụ xa xỉ kali, lấy hết kali của cây trồng sau.

- Các loại phân kali thường dùng làm phân thúc. Đối với các cây trồng mẫn cảm với ka li , cần bón trước khi gieo hoặc trồng cấy từ 1tuần - 2 tuần với KCl và Sylvinit.

Để tránh kali bị giữ lại trên mặt đất cần vùi sâu bằng cách cày lấp. Bón trên mặt thì phải bừa kỹ để trộn đều phân vào đất. Làm sao cho phân được phân phối đều trong đất vừa tầm rễ phát triển vì kali khuyếch tán chậm theo cả chiều sâu cũng như sang hai bên.

Đối với cây có rễ ăn lên thì có thể cần bổ sung thêm một lượt kali vào lúc rễ phát triển mạnh trên bề mặt: Cuối thời kỳ đẻ nhánh lúa.

Đối với đồng cỏ khi bón lượng kali cao cần chia làm nhiều lần.

- Trong rơm rạ cây ngũ cốc, trong phân chuồng cũng rất giàu kali, mà kali trong rơm rạ và phân chuồng đều dễ tiêu không kém kali trong hoá học, nên khi đã bón phân chuồng nhiều, khi đã cày vùi được rơm rạ thì có thể giảm lượng kali bón. Đất đã bón nhiều phân chuồng phân kali hoá học sẽ mất tác dụng.

- Các cây có nhu cầu kali cao: Củ cải đường, mía, khoai tây, thuốc lá, hướng dương, lúa lai cần được bón kali.

Cần tránh bón KCl cho các loại cây mẫn cảm với clo. Ion phụ gia của phân kali ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.

- Tro bếp cũng là loại phân kali quí.

- Cần chú ý hiện tượng làm chua đất khi bón nhiều kali một cách có hệ thống trên. loại đất có độ baõ hoà bazơ thấp.

- K+ đối kháng với NH­4‑+,B , K+ làm rửa trôi magiê trong đất và cũng đối kháng với magiê. Cho nên khi bón nhiều kali liên tục thì phải chú ý đến bồi dưỡng magiê và Bo cho đất.

10. Chú ý đến thành phần cơ giới đất khi xây dựng phương pháp bón kali và định lượng kali bón cho cây.

7.4. PHÂN BÓN HỖN HỢP, PHỨC HỢP

7.4.1. Khái niệm

7.4.1.1. Phân bón hỗn hợp

Phân bón hỗn hợp là loại phân bón trong thành phần có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có từ 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng trở lên, được sản xuất bằng cách trộn nhiều loại phân bón đơn chất, chất phụ gia. Quá trình sản xuất tạo thành sản phẩm hỗn hợp, có ưu thế về tính chất vật lý nhưng không làm thay đổi công thức cấu tạo của mỗi dạng phân đơn chất.

Ví dụ: Phân bón hỗn hợp NPK 5.10.3 Lâm Thao; NPK 10.5.10 Hà Bắc; NPK 20.20.10 Bình Điền…

7.4.1.2. Phân bón phức hợp

Phân bón phức hợp là loại phân bón trong thành phần có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó cũng có từ 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng trở lên, được sản xuất bằng cách hóa hợp các đơn chất, sản phẩm tạo thành một chất mới có công thức cấu tạo riêng.

Ví dụ: Diamon phốt phát (DAP) (NH4)2 H­PO4

7.4.2. Ưu điểm, nhược điểm của phân bón hỗn hợp, phức hợp

7.4.2.1. Ưu điểm

- Cung cấp đồng thời 2 hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiét cho cây trồng.

- Tiết kiệm chi phí vận chuyển, tiết kiệm công bón, thao tác đơn giản, nhanh. Tiết kiệm chi phí bảo quản.

- Giảm được sự mất mát do xói mòn, rửa trôi so với phân đơn chất.

- Tập trung 2 hay 3 yếu tố trong một hạt phân đảm bảo cho các yếu tố tác động lẫn nhau một cách tốt nhất.

- Bón cùng một lúc nhiều yếu tố phân bón tránh được sự thiếu hụt quá đáng một nguyên tố nào đó. Đặc biệt có lợi khi người nông dân chưa thật hiểu khái niệm bón phân cân đối.



7.4.2.2. Nhược điểm

- Tỷ lệ chất dinh dưỡng cố định nên không thoả mãn đầy đủ các loại cây trồng có yêu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Ví dụ: phân amophos là loại phân có tỷ lệ lân cao, ở đất có tỷ lệ đạm thấp nếu chỉ bón amophos thì khó bảo đảm được yêu cầu đạm của cây ngũ cốc. Mặt khác ngay cùng một cây yêu cầu trong mỗi giai đoạn sinh trưởng cũng một khác thì phân hỗn hợp không đáp ứng được trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây.

- Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kỹ thuật bón. Ví dụ: lân thích hợp cho việc bón lót , đạm lại thích hợp cho việc bón thúc, nếu sử dụng phân hỗn hợp vừa có đạm vừa có lân thì khó thoả mãn đồng thời được yêu cầu kỹ thuật bón.



7.4.3. Kỹ thuật sử dụng phân bón hỗn hợp

Trong kỹ thuật sử dụng phân hỗn hợp cần chú ý các vấn đề sau:

- Đối với phân hỗn hợp chức lân và kali, việc sử dụng không phức tạp vì cả 2 loại phân này thường có điều kiện sử dụng giống nhau, có bón quá tay cũng không gây hậu quả xấu như phân đạm. Phân hỗn hợp chỉ có PK thường được dùng bón lót và được bón sớm.

- Đối với phân hỗn hợp có đạm trong thành phần phải tính đến đặc tính linh động của đạm. Phân đạm bón quá tay lại rất dễ gây hậu quả xấu cho nên phải định lượng đạm cho chật chẽ. Khi bón phân hỗn hợp có đạm phải bón phân vào thời kỳ tối thích đối với yếu tố đạm.

Tính lượng phân hỗn hợp phải căn cứ vào nhu cầu đạm của cây và cân bằng cần thiết giữa NP, NPK hoặc NK trong từng thời kỳ mà chọn loại phân có tỷ lệ đạm thích hợp.

- Ngày nay, phân hỗn hợp được chế biến nhằm phục vụ cho từng đối tượng đất trồng, cây trồng cụ thể; thậm chí cho thời kỳ bón cụ thể: bón lót hay bón thúc. Nếu không cẩn thận việc bón phân hỗn hợp lại dễ gây lãng phí cho nên kỹ thuật phải sử dụng phân hỗn hợp cho đúng đất, đúng cây, đúng lúc. Việc sản xuất phân hỗn hợp cũng phải nhằm đúng đất, đúng cây và để bón vào lúc nào cho nên việc sản xuất phân hỗn hợp phải đi sau việc qui vùng sản xuất, sau những kết quả nghiên cứu đầy đủ về kỹ thuật bón.

Trong những trường hợp cần thiết vẫn phải bón phân đơn bổ sung để cung cấp kịp thời và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Cần lưu ý rằng phân đơn và phân hỗn hợp cùng cung cấp một lượng đơn vị chất dinh dưỡng như nhau và bón trong những điều kiện tối thích cho mỗi loại phân thì kết quả chênh lệch về năng suất không đáng kể.

Do vậy không nhất thiết phải dùng phân hỗn hợp mới là thực hiện tiến bộ kỹ thuật.Tiến bộ kỹ thuật phải được phản ánh trên lợi nhuận thu được trên một đơn vị tiền tệ đầu tư vào việc bón phân (kể cả chi phí phân bón và chi phí vận chuyển và bón phân).

CÂU HỎI ÔN TẬP


  1. Vai trò của đạm đối với cây trồng?

  2. Đánh giá khả năng cung cấp đạm của đất cho cây?

  3. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân đạm sunphat amôn?

  4. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân đạm clorua amôn?

  5. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân đạm nitrat amôn?

  6. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân đạm CaCN2?

  7. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân đạm urê?

  8. Biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm?

  9. Vai trò của lân đối với cây trồng?

  10. Kỹ thuật sử dụng phân lân tự nhiên Apatit?

  11. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân lân super?

  12. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân lân nung chảy?

  13. So sánh tính chất, nguyên tắc sản xuất và hiệu quả sử dụng của hai loại phân lân Pt và Ps?

  14. Biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân?

  15. Vai trò của kali đối với cây trồng?

  16. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân KCl?

  17. Tính chất, đặc điểm cách sử dụng phân kali suphat?

  18. Biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân kali?

  19. Ưu điểm, nhược điểm của phân bón hỗn hợp, phức hợp?

  20. Kỹ thuật sử dụng phân bón hỗn hợp, phức hợp?

CHƯƠNG 8

PHÂN HỮU CƠ, PHÂN VI SINH
8.1. PHÂN HỮU CƠ

8.1.1. Đại cương về phân hữu cơ

8.1.1.1. Khái niệm

Phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ, như các loại phân chuồng, phân xanh, thân lá cây trồng được dùng để bón cho cây trồng.

Đặc điểm chung nhất của phân hữu cơ là có khả năng cải tạo đất. Cho nên nhiều tài liệu nước ngoài gọi chung một tên là Chất cải tạo - chất hữu cơ. Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao, được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến thì chức năng chủ yếu là cải tạo đất và gọi là chất cải tạo - chất hữu cơ. Chất hữu cơ thông qua chế biến hoặc không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp.

Phân hữu cơ gồm: Phân gia súc, phân gia cầm, rác đô thị khi ủ thành phân ủ, các chế phẩm của công nghiệp thực phẩm. Các phế phụ phẩm thực vật, phân xanh khi vùi trực tiếp vào đất cũng là phân hữu cơ.



8.1.1.2. Tác dụng của phân hữu cơ

  • Cải tạo hoá tính của đất

Phân hữu cơ khi bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho cây.

Trong quá trình phân giải hữu cơ có thể tăng khả năng hòa tan của các chất khó tan. Việc hình thành các phức hữu cơ - vô cơ cũng có thể làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng làm hạn chế khả năng đồng hóa kim loại nặng của cây. Các chất hữu cơ sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất, vì khả năng trao đổi của mùn gấp 5 lần khả năng trao đổi của sét.

Ví dụ: Ảnh hưởng tới pH, thay đổi pH do quá trình khoáng hoá và mùn hoá tạo ra các chất dinh dưỡng làm tăng lượng NPK dễ tiêu trong đất.


  • Cải tạo lý tính đất

Việc trộn chất hữu cơ vào đất làm tăng độ ổn định kết cấu đất. Chính vì vậy mà phân hữu cơ bảo vệ được cấu trúc của đất và hạn chế được xói mòn. Tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản chất chất hữu cơ và mức độ mùn hóa.

Các chất dễ thối rữa (phân xanh) tăng độ ổn định kết cấu đất song khả năng tạo mùn thấp nên tác dụng rất không bền. Mùn làm tăng sự kết dính các hạt đất để tạo thành đoàn lạp và làm giảm khă năng thấm ướt khiến cho kết cấu được bền trong nước. Tác động của chất hữu cơ sau khi vùi vào đất phụ thuộc vào giai đoạn phát triển.

Tác dụng ổn định kết cấu đất lâu dài của việc gieo trồng cây phân xanh chính là ở bộ rễ chứ không phải là do chất xanh vùi.

Phân hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất: Làm cho nước ngấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của đất cao hơn, bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới.

Chất mùn có màu thẫm làm tăng khả năng hút nhiệt của đất khiến cho trong mùa đông đất ấm hơn.

Đất làm quá tơi nếu không được phủ bằng một lớp bồi hữu cơ sau khi tưới hoặc sau khi mưa đất sẽ tạo thành một lớp váng ngăn cản việc thông khí, việc thấm nước, hạn chế việc nảy mầm của hạt và dễ bị xói mòn.



  • Cải tạo sinh tính của đất

Trong quá trình phân giải phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật, cả thức ăn khoáng và thức ăn hữu cơ, nên sau khi vùi phân hữu cơ vào đất tập đoàn vi sinh vật trong đất phát triển rất nhanh, kể cả vi sinh vật tự dưỡng.

Chất hữu cơ càng dễ thối rữa vi sinh vật phát triển càng mạnh. Vùi phân vào đất ngay cả giun đất cũng phát triển mạnh.

Một số loại phân hữu cơ như: Phân chuồng, phân bắc, phân gia súc gia cầm khi vùi vào đất còn làm phong phú thêm tập đoàn vi sinh vật trong đất, có ích cũng như có hại.

Một số chất họat tính sinh học được hình thành lại tác động đến việc tăng trưởng va trao đổi chất của cây.



8.1.2. Các loại phân hữu cơ

8.1.2.1. Phân chuồng

  • Định nghĩa

Phân chuồng là hỗn hợp gồm phân của gia súc, gia cầm cùng với chất độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc gia cầm.

  • Vai trò của phân chung trong sn xut nông nghiệp

Phân chuồng mt khâu trong chu k luân chuyn chất dinh dưỡng, những chất dinh dưỡng cây trng lấy đi từ đất và từ các loại phân đã đưc bón vào đất, phần lớn đưc gia súc sử dng làm các nguyên liệu độn chung ri từ đy trở ra đng ruộng theo phân gia súc.

Phân chuồng là loại phân hữu cơ quý, có đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ như: cải tạo lý tính, hoá tính, sinh tính và là nguồn cung cấp mùn cho đất.

Phân chung không nhng tác dng làm ng năng suất cây trồng mà còn khnăng tăng cường hiệu lc ca phân hoá hc.

Phân chuồng bón vào đất phân giải, giải phóng CO2 vào bầu khí quyển sát mặt đất có lợi cho quang hợp của cây thân bò và thân thấp, CO2 trong đất làm tăng độ hoà tan của các chất khoáng như: fenpat, CaCO3... cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Cung cấp mt lưng ln n và các chất dinh dưỡng khoáng dễ tiêu cho cây.

Mt lượng ln xác VSV cha nhiều chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra còn men, kích thích tố và acid hu cơ do VSV bài tiết ra.

Cha đy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, chậm tiêu và dễ tiêu

Tăng độ phì ca đất, tăng đxốp, cải tạo chế đ nưc và không khí, dm đất, tăng kh năng trao đi cation, tăng tính đệm ca đất, hạn chế ra trôi chất dinh dưỡng

Có kh năng làm ng nhiệt đ ca đất những vùng lạnh, thiếu ánh sáng nh hoạt đng ca vi sinh vật trong phân chuồng

Phân chuồng còn đưa vào đất một số chất hormone có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ và các quá trình sống của cây



  • Đc điểm phân chuồng

mt loại phân cha đầy đ các chất dinh dưỡng đa lưng, vi lưng chậm tiêu d tiêu. phân chung những chất cây hút t đất lên thông qua s tiêu hoá ca gia súc lại trở v bón cho đất nên chứa đ nhng yếu tố mà y cần dùng. Ngoài ra trong phân chuồng còn cha nhiều loại hp chất kh năng tác đng tích cc đến dinh dưỡng ca cây và hoạt đng ca vi sinh vật trong đất như auxin, B12…

Các chất dinh dưỡng trong phân thường dạng d tiêu nhưng đồng thi cũng nhng chất d tr dng khó tiêu nhưng dưới tác động phân giải ca vi sinh vt s khoáng hoá dn cho cây s dụng. Do đó bón phân chuồng tha cũng không gây hiện tưng héo lá, xót rễ hay đổ lp như phân vô cơ.

Đất đưc bón phân chung đ phì đất tăng lên, đất tơi xp, cải to chế đ nưc và không khí, d cày, tăng kh năng trao đổi cation, tỷ lệ keo đất tăng lên, tạo điều kiện cho đất có thể chịu đựng đưc nhng lưng phân hoá học cao và ít bị rửa trôi chất dinh dưỡng.

Đi vi nhng vùng lạnh, ít ánh sáng, bón phân chuồng nh vi sinh vật hoạt đng mạnh, kh năng tăng nhiệt độ, quá trình phân giải chất hu trong đất sinh ra nhiều khí CO2 tăng cường khả năng quang hp.

Tuy nhiên thành phần phân chung không n định, phụ thuộc vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu đn chung cách phân chung. Phân chung mt ngun ô nhiễm môi trường sống ca con ngưi gia súc. Phân chung ẩm đ cao 75 %, dinh dưng thp, tn công chuyên chở, bảo qun khó, tác dng chm.


  • Thành phần của phân chuồng

Thành phn phân chung bao gồm:

- Phân nguyên: thực vật ca phân giải (xenlulo, hemixenlulo, lignin, protein, aminiaxit và lipit)

- Nưc phân: nưc tiểu và nưc rửa chung:

Đạm trong nưc phân ở 3 dng: ure, axit uric, axit hyppulic

Axit hữu cơ: axit benzoic, axit propionic

Mui khoáng dng cacbonat, axetat, sunphat, photphat



Cht kích thích mt dng β indolacetic axit có kh năng kích thích r y phát trin.

Vitamin: C, B12; Vi sinh vật



- Rác đn: mun tăng s ng chất ng phân chung, gi cho phân chung sạch cần đn chuồng. Chất độn chuồng t đạm NH3 nưc tiểu, giảm tỷ lệ mất đm. Mun rác đn hút nhiều nưc, phải nhng yêu cầu sau: khô băm nh; có khả năng hút nưc gi nưc tt; hoai mc nhanh; t lệ dinh dưỡng cao. Mt s nguyên liệu độn chuồng như: rơm rạ, lúa mì, thân bắp, cỏ h đu, cỏ h hoà thảo, bèo hoa dâu, thân muồng si, thân qudại, mùn cưa, bã mía, vỏ đậu phng…

Hàm lượng dinh dưỡng trong phân chung:

Hàm lượng dinh dưỡng trong phân chuống phụ thuộc vào loại gia súc, sức khoẻ gia súc, chất độn chuồng và phương pháp bảo quản.



Bảng 8.1: Thành phn nguyên tđa lưng trong phân chung

ĐVT: %

Loại gia súc

H2O

N

P2O5

K2O

CaO

MgO

Ngựa

74

0,5

0,4

0,3

0,15

0,12



84

0,3

0,2

0,2

0,35

0,13

Heo

82

0,6

0,6

0,2

0,09

0,10



50

1,6

0,2

0,2

2,40

0,74

Vịt

56,0

1,00

1,40

0,62

1,70

0,35

(Cục Trồng trọt, 2009)

Ngoài các nguyên tố đa lượng, trong phân chuồng còn có các nguyên tố vi lượng. Tỷ lệ các nguyên tố vi lượng trong phân chuồng biến động nhiều theo tình hình đất đai và kỹ thuật chăn thả của trong vùng.

B = 5 – 7 ppm Mn = 30 – 75 ppm Co = 0,2 – 0,5 ppm

Cu = 4 – 8 ppm Zn = 20 – 45 ppm Mo = 0,8 – 1,0 ppm

Trong quá trình bo qun, vi sinh vật phân giải những nguyên liệu này giải phóng ra những chất khoáng hoà tan, dễ tiêu cho cây trng.

Chất hữu cơ: gồm có 2 loại:

Hp chất N dạng hòa tan trong nưc phân không hòa tan trong phân nguyên chất đn chung

Hp chất không có đạm (C): hemicellulose, cellulose, lignin, lipid chiếm tỷ lệ cao nhất (60 ─ 70% trong phân nguyên và 70 ─ 90% trong chất đn)



Tỉ lệ C/N có vai trò quyết định đối với quá trình phân giải và tc đphân giải

Tỉ lệ C/N thích hợp nhất trong phân chuồng: 35 ─ 40

Bng 8.2: Tỉ lệ C/N của mt số nguyên liệu đn chuồng

Tên nguyên liệu

C (%)

N (%)

C/N

Phân bò nguyên

6,5

0,31

21

Rơm rạ lúa nưc

40,8

0,36

113

Thân lá bắp

44,2

0,84

53

Cỏ h Đậu

26,6

1,37

19

Cỏ h Hòa thảo

40,2

0,64

62

Bèo hoa dâu

42,1

4,20

10

Thân lá Mung si

47,6

0,62

60

mía

39,4

0,35

113

Vỏ đậu phộng

18,7

1,20

15

(Trương Thị Cẩm Nhung, 2008)

Phân lợn: Do thức ăn của lợn rất đa dạng và phụ thuộc nhiều vào tập quán chăn nuôi nên tỷ lệ chất dinh dưỡng trong phân cũng khác nhau. Thức ăn lợn thường được nấu chín hoặc ủ chua trước nên phân tương đối mịn, lượng chất dinh dưỡng cao.

Trâu bò thuộc động vật nhai lại có nhiều xơ, tỷ lệ nước thấp khi ủ toả nhiệt nhiều hơn được gọi là các loại phân nóng.


  • Tính chất của phân chuồng

- Là loại phân hỗn hợp hoàn toàn vì nó chứa hầu hết các nguyên tố khoáng có trong cây.

- Tỷ lệ các nguyên tố trong phân chuồng thấp, trong quá trình chế biến đạm lại bị mất mát làm giảm chất lượng phân.

- Đạm trong phân chuồng nằm dưới dạng hữu cơ là chủ yếu nên phải qua phân giải mới phát huy được hết tác dụng.

- Do tỷ lệ chất dinh dưỡng thấp lại chậm phân giải nên sử dụng phân chuồng chi phí lao động vào việc chế biến và bảo quản lớn.

- Phân chuồng phản ánh trung thực thành phần hoá học và hoá tính đất đai của địa phương, không nên có quan niệm đã bón phân chuồng thì không còn sợ thiếu nguyên tố vi lượng nữa.


  • Các phương pháp ủ phân chuồng

Trong quá trình trồng trt hàng năm, việc bón phân đưc thc hiện theo thi v, theo những giai đoạn nhất định. Trong thc tế, phân đưc thải ra không được bón ngay vì có những điểm không thun li như sau:

- Trong phân chuồng tươi nhiu hạt cỏ dại, nếu bón cỏ dại s mc lấn át cây trng, tn công trừ cỏ

- Đi với gia súc bbệnh truyền nhim, bón phân chung dễ lây lan bệnh cho gia súc.

- Phân chung tươi nhiu rác độn, tỷ lệ C/N cao, quá trình phân hu sinh ra nhiều acid hữu có hại cho cây trng, đng thi những chất dinh dưng d tiêu ca phân và của đất phn ln b VSV hấp thu trong quá trình phân giải

- Bón phân chuồng tươi rong rêu phát triển mnh.

phân chung thể làm cho trng lượng phân chung giảm xung nhưng chất lưng phân chung tăng lên. Sản phẩm cui cùng ca quá trình phân phân hữu hay còn gi phân . Trong phân có mùn, mt phần chất hữu ca phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian ca quá trình phân hu, mt s enzim, chất ch thích, nhiều loại vi sinh vật hoại sinh.

Sự cần thiết phải phân chuồng

Giảm các chất độc hại, mầm bệnh và cỏ dại

Tránh gây ô nhiễm môi trường

Tăng hiu qus dng, tăng đdễ tiêu

Không gây hại đến cây trng

4 giai đoạn biến đổi của quá trình ủ phân như sau:

Giai đon phân hoai



Giai đon phân biến thành n

Phân tơi xốp, màu đen, nưc phân trong, trng lượng còn 50%



Phân ging đất đen, tơi xp

Trng lượng còn 25%




Giai đon phân tươi

Phân, rác đn, nưc phân màu vàng

Giai đon phân hoại dang d




Phân và rác đn mềm

c phân màu vàng đen, nâu đậm

Trng lượng: 70 – 80 %; to: 60 – 70oC


Các phương pháp ủ phân:

Ủ nóng hay ủ xốp

Dùng trong trường hợp khi phân chuồng có nhiều chất độn, tỷ lệ C/N của chất độn cao do vậy mà tỷ lệ C/N của phân bón cũng cao.

Tiến hành: Phân đ thành tng đống tơi xp, thoáng khí, gi ẩm 50 60 %, ẩm độ này nhiệt đ lên cao 60 70oC, phân mau hoai, diệt cỏ dại, nhiều mầm bệnh nhưng mất nhiu đm. Có thể trn thêm 1 % vôi bt (tính theo khi lượng) trong tng hp phân nhiu chất đn. Thêm 1 2 % super lân đ giữ đm. Sau đó trát bùn bao ph bên ngoài đng phân. Hàng ngày tưi nưc lên đng phân.

Ưu điểm:

Phân mau hoai mc, thời gian ngn (3 tun)

Diệt hầu hết được cỏ dại, mm bệnh

Nhưc điểm:

Tỉ lệ chất hữu cơ đm bmất nhiều (trên 30 %)

Phân chuồng ủ xốp nhiệt độ cao quá trình phân giải nhanh nên cũng được dùng trong trường hợp phân chuồng được lấy từ chuồng gia súc có bệnh hoặc các loại phân phân trâu bò có lẫn nhiều hạt cỏ.



Ủ nguội hay ủ chặt

Tiến hành: Phân đưc nén chặt, đảm bảo đng phân tiến hành trong điều kin yếm khí, ẩm đ 50 60 % nhiệt đ đng phân không lên cao quá 35oC. Dùng đất, rơm rạ hoặc than bùn phủ kín đống phân, phân được nén chặt, nhiệt độ không vượt quá 15 – 30oC, phân được phân giải trong điều kiện yếm khí hoàn toàn, chất hữu cơ được phân giải chậm. Trong điều kiện này, CO2 thoát ra kiềm hãm hoạt đng ca vi sinh vật, phân lâu hoai, không dit được mầm bệnh cỏ dại nhưng ít mất đm. Đạm trong đng phân chủ yếu dạng amon cacbonat, dạng khó phân hu thành amoniac nên ít mất đm. Theo phương pháp này, thời gian ủ phân kéo dài.



Ưu điểm: Tỉ lệ chất hữu cơ đm bmất ít (dưi 10%)

Nhưc điểm: Phân lâu hoai mc, thời gian dài (3 4 tháng). Mầm bệnh, cỏ dại không đưc tiêu diệt triệt để.

Phân được rải thành lớp rộng 1,5 - 3m, dày 0,30 - 0,40 m rồi nén chặt và tưới nước. Tuỳ theo số lượng phân người ta có thể tăng chiều rộng đống phân rồi tiếp tục xếp lớp khác với chiều rộng và chiều dài như trên rồi tưới, lưu ý chiều cao đống phân không nên cao quá 1,5 m, chiều dài thì tuỳ ý.



Ủ hỗn hợp:

Phân được lấy ra chất thành đống không nén, cao 0,8 -1m, phân được phân giải trong điều kiện hảo khí, chất hữu cơ phân giải mạnh, nhiệt độ nhanh lên cao. Sau 3- 4 ngày khi nhiệt độ đạt đến 60 -700C thì bắt đầu nén cẩn thận đống phân, tưới nước cho không khí không vào đống phân nữa, nhiệt độ hạ xuống 30 - 400C quá trình phân giải hảo khí được thay bằng quá trình phân giải yếm khí, chất hữu cơ và đạm mất ít đi. Xếp lần lượt các lớp lên nhau cho đến khi đống phân cao khoảng 2 m thì nén lại phủ đất hoặc than bùn và bảo quản cho đến khi đem bón.

Ưu điểm của phương pháp này là phân chuồng phân giải nhanh, hạt cỏ dại và mầm bệnh truyền nhiễm bị tiêu diệt nhưng chất hữu cơ và đạm mất nhiều hơn ủ nguội.

Phương pháp ủ hỗn hợp chỉ sử dụng khi phân chuồng có nhiều chất độn và loại phân này phải được đem bón càng sớm càng tốt.

Phương pháp này thường dùng khi trong phân có lẫn nhiều mầm bệnh, cỏ dại và khi bà con nông dân muốn nhanh có phân hoai bón ruộng.

Chất lượng phân chuồng phụ thuộc vào thời gian cất giữ, càng để lâu chất hữu cơ càng mất nhiều.

Phân chuồng mất khá nhiều đạm và chất hữu cơ khi để hoai đến mức độ thành mùn. Ở các mức độ phân giải khác nhau thì lượng đạm và chất hữu cơ mất đi khác nhau.

Tuỳ theo mức độ phân giải, người ta phân biệt (%: Mức độ phân giải):

Phân chuồng tươi: 0

Phân nửa hoai: 15 – 30 %

Phân hoai: 50 %

Mùn: 65 – 75 %



Hợp lý nhất là sử dụng phân nửa hoai.

Đối phân chung nhiều rác đn, hạt cỏ dại, mầm bnh cần tơi xp 5 7 ngày để nhiệt đ lên cao 60 70oC, phân mau phân hu, sau đó nén chặt lại, nhiệt đ h giảm được s mất đm. Để tc đy cho phân mau hoai ở giai đon nóng, ni ta dùng mt s phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt,…phân men đưc cho vào lp phân khi chưa bị nén chặt.

Supper lân thường được thêm vào trong quá trình ủ phân để tăng chất lượng phân, vì có phản ứng:

Ca(H2PO4)2 + 4NH3 + H2O 2(NH4)2HPO4 + Ca(OH)2

Có th dùng tro trấu vì có chứa SiO2 có kh ng gi NH3 nhưng không n dùng tro bếp trong quá trình ủ phân, bởi vì:

CaO (K2O) + H2O Ca(OH)2, (KOH) là những chất kim mnh.

Ủ phân chuồng nhân tạo:

Nguyên liệu:

- Phân chung tươi: 25%, chất mi cung cp vi sinh vật

- Rác đn: 73 % (dư thừa thực vật, phân xanh, bùn đáy ao)…

- Vôi: 1,5 – 2 % để duy trì pH = 7

- Phân lân: 1 – 2 % super P hay 2 – 3 % apatit, phosphorit

- Phân N: 0,5 – 1 % Urea, SA



Hố : Tùy điều kiện địa hình nơi phân mà ta la chn h chìm, nổi hay trung gian gia chìm và nổi

ch ủ: Cho rác đn thành từng lp dày 20 ─ 30 cm vào h , nén chặt. Tưi nưc giữ ẩm đ 50 ─ 60 %, nhiệt độ 60 70oC. Cho mt lp phân chung tươi, rắc vôi và phân vô cơ. Tiếp tc xếp thành từng lp tương tự cho đến khi đầy h ủ. Gia h phân: chc những cây tre đã thông các mắt khoét nhiều lỗ nh đ đo nhiệt đđống phân cho nưc giữ ẩm. Sau 1 tháng , đo phân và n cht li, khong 2 2,5 tháng phân hoai có th đưa ra bón. Trưc khi bón 10 –15 ngày, rắc 1 ─ 1,5 % P2O5 khi đảo phân.

  • Cách tính lượng phân chuồng sản xuất được

- Dựa vào lượng thức ăn cung cấp cho gia súc:

+ Theo tác giả Wolf:

Y = (K/2 + L ) x 4

Trong đó: Y: Lượng phân sản xuất được

K: Lượng thức ăn tính ra chất khô

L: Khối lượng chất khô; 4: Hệ số tính ra phân tươi

+ Theo Garola:

Y = (Chất khô thức ăn x 0,5 + chất khô độn)/ngày x thời gian nhốt nuôi x 3

Y: Lượng phân tươi

- Dựa vào đầu gia súc trong năm:




tải về 5.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương