MỤc lục chương một: CÁc khái niệm chung về sinh thái họC



tải về 3.98 Mb.
trang1/24
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích3.98 Mb.
#39208
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24
MỤC LỤC
Chương một: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH THÁI HỌC

1.1. KHÁI NIỆM VÀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA SINH THÁI HỌC 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Sơ lược lịch sử về sinh thái học 5

1.2. CẤU TRÚC SINH THÁI HỌC 7

1.3. QUY LUẬT GIỚI HẠN CHỊU ĐỰNG CỦA SV VỚI CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 9

1.4. NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA SINH THÁI HỌC 11

1.4.1. Nhiệm vụ 11

1.4.2. Ý nghĩa 12

2.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÍ QUYỂN VỚI SINH VẬT 14

2.1.1. Ánh sáng 14

2.1.2. Nhiệt độ 17

2.1.3. Nước và độ ẩm 19

2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẤT VỚI SINH VẬT 23

2.3. CÁC YẾU TỐ SINH HỌC 24

2.4.TẬP TÍNH CỦA SINH VẬT 26

2.4.1. Khái niệm 26

2.4.2. Phân loại tập tính 27

3.1. QUẦN THỂ SINH VẬT 33

3.1.1. Khái niệm quần thể (tự học) 33

3.1.2. Phân bố các cá thể trong không gian và quan hệ các cá thể cùng loài 34

3.2. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG 35

3.2.1. Khái niệm về quần xã (tự học) 35

3.2.2. Cấu trúc của quần xã 36

3.3. DIỄN THẾ CỦA QUẦN XÃ 47

3.3.1. Khái niệm 47

3.3.2. Khống chế sinh học và cân bằng sinh thái 50

4.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI 54

4.1.1. Khái niệm về hệ sinh thái 54

4.1.2. Độ lớn và ranh giới của hệ sinh thái 55

4.1.3. Đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái 55

4.1.4. Sự phản hồi của các hệ sinh thái 57

4.2. CẤU TRÚC VÀ SỰ TỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA CÁC HỆ SINH THÁI 58

4.2.1. Cấu trúc của hệ sinh thái 58

4.2.2. Sự tự điều chỉnh của các hệ sinh thái (tự học) 60

4.3. CÁC DẠNG HỆ SINH THÁI (thảo luận nhóm) 61

4.3.1. Hệ sinh thái cạn 62

4.3.2. Hệ sinh thái nước 70

4.4. SỰ TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HỆ SINH THÁI 74

4.4.1. Đặc điểm chung của dòng vận chuyển năng lượng (tự học) 74

4.4.2. Nguồn năng lượng và các kiểu hệ sinh thái 76

4.5. HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP 78

4.5.1. Khái niệm 78

4.5.2. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp 79

4.5.3. Các mối quan hệ sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp 80

4.6. SINH THÁI HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 84

4.6.1. Tầm quan trọng của sinh thái học với sự phát triển NN (tự học) 84

4.6.2. Sơ lược lịch sử của sản xuất nông nghiệp 87

4.6.3. Một số khuynh hướng phát triển sản xuất nông nghiệp 90

5.1. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 101

5.1.1. Khái niệm về tài nguyên 101

5.1.2. Khái niệm về môi trường 102

5.1.3. Lịch sử phát triển của con người tác động đến tài nguyên và môi trường (tự học) 104

5.1.4. Vai trò và nhiệm vụ của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường 108

5.2. SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT 113

5.2.1. Khái niệm về đất (tự học) 113

5.2.2. Vai trò của đất đối với con người 115

5.2.3. Tài nguyên đất trên thế giới 116

5.2.4. Tài nguyên đất Việt Nam 118

5.3. SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG 126

5.3.1. Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất 126

5.3.2. Tài nguyên rừng trên thế giới 132

5.3.3. Tài nguyên rừng Việt Nam 134

5.3.4. Sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng 138

5.3.5. Vai trò của cây rừng trong hệ sinh thái nông nghiệp (tự học và thảo luận nhóm) 143



Chương một

CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH THÁI HỌC

Mục tiêu:

  • Nắm được 1 số khái niệm về sinh thái học.

  • Hiểu được vai trò của sinh thái học đối với đời sống và trong sản xuất nông lâm nghiệp.

  • Phân tích được cơ chế động của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.

1.1. KHÁI NIỆM VÀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA SINH THÁI HỌC

1.1.1. Khái niệm


Thuật ngữ sinh thái học (Ecology) được Ernst Heckel, nhà bác học người Đức, dùng lần đầu tiên vào năm 1869. Thuật ngữ ecology có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp được hình thành từ hai từ (1) Oikos - nhà ở hoặc nơi sinh sống, (2) Logos có nghĩa là môn học.

Ecology: - Oikos: Là “Nhà ở” hoặc “nơi sinh sống”

- Logos: Là “Môn học”

Như vậy theo định nghĩa cổ điển thì sinh thái học là khoa học nghiên cứu về “nhà ở”, hoặc “nơi sinh sống” của sinh vật. Hay sinh thái học là toàn bộ mối quan hệ giữa cơ thể với ngoại cảnh và các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại.

Theo Ocbster: Đối tượng của sinh thái học đó là tất cả các mối liên hệ giữa cơ thể sinh vật với môi sinh.

Theo nhà sinh thái học nổi tiếng E.P. Odum thì sinh thái học là khoa học về mối quan hệ của sinh vật, hoặc một nhóm sinh vật với môi trường xung quanh, hoặc như là khoa học về quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi sinh của chúng.

Các tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa về sinh thái học, song đều thống nhất coi sinh thái học là một môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc, chức năng của thiên nhiên. Đối tượng của nó là tất cả các mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi trường. Có thể nói khác đi: Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu và ứng dụng những quy luật hình thành và hoạt động của tất cả các hệ sinh học.

* Vì sao phải nghiên cứu sinh thái học?

Ngay từ những thời kỳ lịch sử xa xưa, trong xã hội nguyên thủy của loài người, con người đã có sự hiểu biết nhất định về môi trường xung quanh, về sức mạnh của thiên nhiên, về các động thực vật ở xung quanh mình. Nền văn minh thực sự được hình thành khi con người sử dụng lửa và các công cụ lao động khác giúp cho họ làm biến đổi môi sinh. Từ đó con người đã không ngừng tác động vào thiên nhiên để phục vụ cho sự phát triển của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thì trong các hoạt động sống, con người đã tác động vào thiên nhiên một cách thô bạo, không tuân theo qui luật và đã gây ra những khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng như: Nhiều vùng đất phì nhiêu đã trở thành hoang mạc do bị xói mòn, rửa trôi, hiện tượng mưa axit, hiện tượng thủng tầng ôzon, sóng thần, nhiệt độ trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng làm cho đất rừng mau chóng trở thành đất trống, đồi trọc. Mất rừng đã dẫn đến lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề về người và của đã từng xảy ra ở thị xã Sơn La năm 1990, ở Lai Châu năm 1999, ở Quảng Bình tháng 8/2007, ở Thanh Hóa, Nghệ An cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2007, Lào Cai năm 2008...

Cháy rừng do con người gây ra tại U minh hạ và U minh thượng tỉnh Bình Thuận và Cà Mau đã thiêu trụi hàng nghìn ha rừng tràm với rất nhiều động, thực vật quý hiếm khác làm thay đổi toàn hộ sinh cảnh vùng rừng trên đất phèn ở nước ta. Tài nguyên đất, nước, không khí ở nhiều nơi, nhiều lúc đã bị ô nhiễm bởi các chất thải độc vượt quá giới hạn cho phép…

Nếu như loài người muốn duy trì và nâng cao trình độ nền văn minh của mình thì hơn lúc nào hết, họ cần có đầy đủ kiến thức về môi trường sống của họ. Chính sinh thái học đã làm nhiệm vụ nghiên cứu các mối quan hệ giữa các cá thể sống với môi trường xung quanh nó.

Con người muốn đấu tranh với thiên nhiên thì phải hiểu sâu sắc các điều kiện tồn tại và quy luật hoạt động của tự nhiên. Những điều kiện đó được phản ảnh qua các quy luật sinh thái cơ bản mà các sinh vật phải phục tùng.


1.1.2. Sơ lược lịch sử về sinh thái học


Lịch sử phát triển của môn sinh thái học có thể chia thành 5 giai đoạn:

1.1.2.1. Thời kỳ cổ đại (trước thế kỷ XVIII)


Ở giai đoạn này, sinh thái học chưa được phân thành một môn khoa học độc lập. Tuy nhiên những kiến thức về sinh thái học đã được trình bày ở một số sách. Ví dụ: Aristot và Hypôcrat đã chia động vật thành động vật ở nước và động vật ở cạn, tức là người ta đã chú ý đến mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của nó.

1.1.2.2. Thời kỳ phục hưng sinh học (thế kỷ XVIII - XIX)


Giai đoạn này có nhiều nhà khoa học lỗi lạc tuy không dùng tên gọi sinh thái học, nhưng đã có những cống hiến đáng kể cho kho tàng kiến thức về lĩnh vực khoa học này.

Ví dụ: A.Liwenhuck là một trong những nhà vi sinh học nổi tiếng đầu thế kỷ XVIII, đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu các “chuỗi thức ăn” và điều chỉnh số lượng quần thể - hai bộ phận quan trọng của sinh thái học hiện đại. Một số nghiên cứu khác tập chung nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường tới sự phân bố của sinh vật.


1.1.2.3. Giai đoạn sinh thái học cá thể (auto ecology) từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX


Giai đoạn này là thời đại của Dacuyn và E.HecKel, đây là thời đại tích lũy các dẫn liệu của tự nhiên. Các nhà tự nhiên học lúc này mới chỉ phát hiện những sự đa dạng, kỳ lạ của giới động vật và thực vật mà mỗi loại có lối sống riêng của chúng. Sinh thái học bấy giờ mới chỉ nghiên cứu mô tả, một kiểu nghiên cứu “lịch sử tự nhiên” của sinh vật, phương thức sống của động, thực vật. Chúng được tìm thấy ở đâu, vào thời gian nào, chúng ăn gì và làm mồi cho con gì, phản ứng như thế nào khi điều kiện môi trường thay đổi. Nhìn chung trong giai đoạn này sinh thái học tập chung nghiên cứu các loài riêng biệt. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thực tiễn, đặc biệt trong kiểm tra sinh học.

1.1.2.4. Giai đoạn sinh thái học quần thể (syn-ecology)(thế kỷ XX đến 1940s)


Giai đoạn này từ đầu thế kỷ XX đến những năm 40 của thế kỷ này. Người ta nhận thấy trong thiên nhiên có hàng ngàn, hàng vạn các sinh vật sống chung với nhau, chúng luôn tác động và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, quan niệm đó đã đưa sinh thái học cá thể phát triển lên mức cao hơn - sinh thái học quần thể và sinh thái học của quần xã sinh vật. Nghiên cứu toàn bộ các động thực vật sống trong quần xã với các đặc điểm, cấu trúc, chức năng được hình thành dưới sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường.

Các nghiên cứu cơ bản trong sinh thái học quần thể là quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường, bao gồm: Sinh sản, tử vong, vật dữ, con mồi… Vitovolterra, G.F. Gause và Umberto đã phát hiện được những quy luật toán học chi phối các hiện tượng đó trong quần thể. Các nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt trong sinh thái thủy vực, nghề cá và những hiểu biết về sự tràn ngập của côn trùng trong nông nghiệp.

Vào những năm 40 của thế kỷ XX, các nhà sinh thái học bắt đầu nhận thức được các quần xã sinh vật và môi trường có mối tương hỗ với nhau và tạo thành một đơn vị thống nhất được gọi là hệ sinh thái (ecosystem). Hệ sinh thái được mô tả như một thực thể toàn vẹn, được xác định chính xác trong một không gian và thời gian. Nó bao gồm không chỉ những sinh vật sống trong đó mà cả các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất, nước… cũng như tất cả các mối tương tác giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường.

Sau đó các tác giả nghiên cứu và thấy tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất tập hợp lại với nhau tạo thành một hệ sinh thái khổng lồ gọi là sinh quyển (biosphere). Học thuyết sinh quyển được nhà bác học người Nga - V.I. Vernadsky đề xướng năm 1926. Sinh quyển là lớp vỏ sống của trái đất. Về thành phần và tính chất của sinh quyển là do sự tác động qua lại của vật chất sống và không sống của trái đất. Sinh quyển là một tấm màng tích lũy năng lượng từ vũ trụ đến hành tinh (nhờ sự hoạt động của thực vật). Nhà bác học người Nga này quan niệm sự sống trên bề mặt trái đất được phát triển như một sự tổng hợp của các mối quan hệ tương hỗ giữa các cơ thể, đảm bảo cho các yếu tố có nguồn gốc sinh vật trên hành tinh chúng ta tạo dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất. Với sự lạc quan sâu sắc, tin tưởng vào trí tuệ loài người, ông cho rằng sinh quyển trong thời đại chúng ta sẽ nhường chỗ cho trí quyển (noosphere), quyển ảnh hưởng của trí tuệ và pháp quyền của con người. Trí quyển (quyển của trí tuệ) là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội. Do nhu cầu phát triển xã hội đã kiểm tra, điều khiển quá trình tự nhiên, đồng thời con người không thể tồn tại thiếu tự nhiên. Quá trình tiến hóa của các điều kiện tự nhiên là nền tảng cho trí quyển, tuy vậy nó cũng không phải là yếu tố quyết định sự hình thành trí quyển. Xã hội chính là yếu tố có tính tổ chức cao trong hệ thống thống nhất “tự nhiên - xã hội”. Giai đoạn này sinh thái học nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại nhiều thành tựu phục vụ cho đời sống con người.


1.1.2.5. Giai đoạn sinh thái học hiện đại (từ những năm 1940 đến nay)


Giai đoạn này, sinh thái học đã phát triển không ngừng, ngày càng trở nên phổ cập và thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội cũng như mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nó đã trở thành một khoa học toàn cầu, hoàn chỉnh, có nội dung, mục đích rõ ràng, có nhiều ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Trong quá trình phát triển của sinh thái học, các môn sinh thái học chuyên ngành đã ra đời như: Sinh thái học nông nghiệp; Sinh thái học rừng; Sinh thái học cây trồng, Sinh thái học động vật; Sinh thái nông nghiệp… làm cơ sở cho việc phát triển một nền tảng nông nghiệp và quản lý thiên nhiên bền vững.

Sinh thái học nông nghiệp là một khoa học tổng hợp, nó khảo sát và ứng dụng những quy luật hoạt động của các hệ sinh thái nông nghiệp. Sinh thái học nông nghiệp chính là khoa học về sự sống ở những bộ phận của cảnh quan dùng để canh tác và chăn nuôi. Vì vậy, nghiên cứu sinh thái học nông nghiệp sẽ tạo cơ sở cho việc: Phân vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng hệ thống cây trồng và vật nuôi hợp lý; Xác định chế độ canh tác hợp lý cho các vùng sinh thái khác nhau; Phát triển nông nghiệp trong điều kiện năng lượng ngày càng đắt.



tải về 3.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương