MỤc lục trang Lời nói đầu


Hình 6.1: Đồ thị tương quan giữa năng suất ngô và lượng phân bón N



tải về 5.19 Mb.
trang22/26
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích5.19 Mb.
#36638
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26
Hình 6.1: Đồ thị tương quan giữa năng suất ngô và lượng phân bón N

Đạo hàm của hàm số trên là điểm uốn của parabon biểu thị mức bón mà ở đó việc bón thêm phân bắt đầu giảm năng suất. Đó là lượng bón tối đa về mặt kỹ thuật. Như vậy muốn tìm lượng bón tối đa kỹ thuật ta tìm đạo hàm của hàm số trên.

Y’ = - 2ax + b

Điểm uốn xuất hiện khi Y’ = 0 2ax = b



x

=

b

2a

Lượng bón tối đa kỹ thuật trong hoàn cảnh trên là 164,5kg N/ha.

Khi tính lượng bón theo từng nấc ta thấy từ nấc dưới lên nấc trên hiệu suất phân bón giảm đi rất nhanh.

Mục đích của người sản xuất không phải chỉ nhằm đạt năng suất cao nhất mà còn là tìm lợi nhuận cao nhất. Lượng bón đạt lợi nhuận cao nhất là lượng phân bón mà ở đó hiệu suất 1kg phân bón đủ bù đắp được chi phí sản xuất tăng lên. Do bón thêm kg phân đạm người nông dân phải bán 5kg ngô hạt thì theo phương trình trên lượng bón tối thích mà người nông dân có thể chấp nhận được là:


x

=

y’ – b

-2a

Thay bằng số:



x

=

0,05 – 0,477

=

146kg

- 0,00292

146 kg gọi là lượng bón tối thích về mặt kinh tế, lượng bón này cho phép nông dân thu được lợi nhuận tối đa

Khi nghiên cứu về lượng lân bón cho lúa trên đất dốc tụ miền núi, đã xác định được phương trình tương quan giữa lượng lân và năng suất lúa là đường parabon ứng với hàm số:

+ Vụ xuân: y = - 0,00083 x2 + 0,188 x + 37,584

+ Vụ mùa: y = - 0,00065 x2 + 0,139 x + 29,974

Với cách tính trên sẽ có lượng bón tối đa về kỹ thuật ở vụ xuân là 115kg P2O5/ha, ở vụ mùa là 107kg P2O5/ha. Lượng bón tối thích về kinh tế ở vụ xuân là 92kg P2O5/ha, ở vụ mùa là 85kg P2O5/ha (Nguyễn Ngọc Nông, 1994).



6.4.4. Định luật cân bằng dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm thu hoạch

Định luật trả lại cho thấy phải trả lại cho đất tất cả các nguyên tố phân bón cây trồng hút theo sản phẩm thu hoạch cũng như các yếu tố bị mất đi qua quá trình rửa trôi.

Đứng về mặt cân đối chất dinh dưỡng cho cây trồng: Việc bón phân không chữa được những sự mất cân đối dinh dưỡng. Mà theo định luật tối thiểu cây trồng hút các nguyên tố dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối ổn định. Cân bằng giữa các nguyên tố đa lượng với nhau, cũng như cân bằng giữa các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Khi tác động vào bất kỳ một nguyên tố riêng rẽ nào thì đều thay đổi cân bằng. Muốn đi tìm cân bằng trước hết phải tìm yếu tố hạn chế. Sự mất cân bằng không chỉ phải xuất phát từ yếu tố thiếu mà còn đi từ yếu tố thừa. Việc bón thêm N có thể dẫn đến làm giảm tỷ lệ Cu trong cây, bón quá lân có thể dẫn đến việc thiếu kẽm. Bón vôi nhiều cây trồng có thể thiếu sắt và mangan.

Tất cả những sự mất cân bằng ấy đều được thể hiện trong sản phẩm thu hoạch được xem như gương phản chiếu trung thành tình hình đất đai ở địa phương. Trên quan điểm ấy phân tích cây, kết hợp với phân tích đất sẽ hiểu đất đầy đủ hơn là chỉ phân tích đất.

Việc thừa thiếu chất dinh dưỡng trong đất thường dẫn đến việc làm giảm chất lượng sản phẩm thu hoạch. Ví dụ: Thiếu Cu (Cu<8 mg/kg chất khô thức ăn) trong thức ăn làm cho động vật thiếu máu. Thiếu N hoặc thừa N dẫn đến việc làm giảm tỷ lệ vitamin B2 (Riboflavin) trong rau.

Nhận thức đầy đủ các vấn đề trên, André Voisin (1964) phát biểu định luật sau: Bằng phân bón, con người phải chữa tất cả mọi sự mất cân bằng các nguyên tố khoáng trong đất để tạo được cây trồng có năng suất thỏa đáng với chất lượng sinh học cao.



6.4.5. Vận dụng các định luật trên vào việc xây dựng chế độ bón phân

Chế độ bón phân tốt là chế độ bón vừa cải tạo đất vừa cung cấp thức ăn cho cây một cách cân đối để đảm bảo cây trồng cho năng suất cao, sản phẩm tốt.

Trước hết phải đảm bảo cân đối hữu cơ - vô cơ trong chế độ bón để tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, duy trì kết cấu đất, bảo đảm đất có tính vật lý thuận lợi cho dinh dưỡng của cây.

Thực tiễn cho thấy đất nghèo về thành phần hóa học mà xốp lại có khả năng cung cấp nhiều thức ăn cho cây hơn là đất giàu chất khoáng mà lại cứng và chặt. Cần giữ cho lượng mùn ổn định. Hiệu lực của phân bón lúc nào cũng cao nhất khi các điều kiện thuận lợi cho cây. Đất giàu mùn hiệu suất phân hóa học cao hơn.

Ở miền nhiệt đới ẩm quá trình rửa trôi cực kỳ mãnh liệt. Các yếu tố Ca- Mg rửa trôi mất làm cho môi trường chua đi nhanh chóng. CEC và V% giảm thấp khiến cho khoáng sét cũng bị phá hủy bất lợi cho việc duy trì dinh dưỡng cho cây. Cho nên trong việc bón phải chú ý đầy đủ đến quá trình rửa trôi không đơn thuần chỉ nghĩ đến trả lại chất dinh dưỡng do cây trồng lấy theo sản phẩm thu hoạch.

Trong tính toán phân bón phải cân đối đầu vào, đầu ra cho đầy đủ. Khảo sát tình hình dinh dưỡng của cây để bổ sung kịp thời, khôi phục cân bằng hoặc tọa lập một cân bằng mới chất dinh dưỡng cho cây.

Yếu tố thiếu hạn chế hiệu lực của các nguyên tố khác, yếu tố thừa cũng như vậy còn làm xấu phẩm chất nông sản. Đạm thừa làm giảm năng suất và làm giảm chất lượng nông sản.

Phải lấy chất lượng sản phẩm làm thước đo cân bằng dinh dưỡng của cây. Do tính chất đối kháng giữa ion trong đất việc nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng qua cây tỏ ra ưu việt hơn.

Đầu vào và đầu ra biến động theo từng cơ sở sản xuất. Ở cơ sở sản xuất toàn bộ tàn dư hữu cơ được chế biến thành phân để trả lại cho đất thì phần trả lại chỉ còn là phần chất dinh dưỡng nằm trong thương phẩm được tiêu thụ đi. Nếu tàn dư hữu cơ bị đốt đi thì việc khôi phục chế độ mùn cho đất phải được đặt đúng tầm quan trọng của nó.

Do năng suất không tăng tỷ lệ thuận với lượng phân bón làm cho hiệu suất phân bón giảm dần nên khi tính toán lượng phân bón phải tính toán đầy đủ lượng bón tối đa về mặt kỹ thuật và tối thích về mặt kinh tế đảm bảo cho việc bón phân có lãi.



6.4.6. Một số dạng bài tập trong xây dựng chế độ bón phân

Dạng bài tập thứ nhất: Tính lượng phân bón cho một diện tích cụ thể:

1. Công thức phân bón cho ngô được áp dụng là:

120 N + 80 P2O5 + 80 K2O/ha

a) Hãy tính lượng đạm urê, lân super và kali clorua cho diện tích 1,3 mẫu

b) Hãy tính lượng đạm suphat, lân tecmô và kali sunphát cho diện tích:

- 20 sào

- 5 mẫu 3 sào

- 2000m2

2. Công thức phân bón cho rau được áp dụng là:

100 N + 100 P2O5 + 50 K2O/ha

Hãy tính lượng phân tổng hợp NPK (12: 12: 6) cần thiết để bón cho diện tích là 45 sào

3. Công thức phân bón cho rau được áp dụng là:

100 N + 90 P2O5 + 60 K2O/ha

a) Lượng phân có sẵn là 100 kg urê, 200 kg Super lân và 50kg KCl. Hãy tính lượng còn thiếu cần phải mua thêm để bón đủ cho diện tích 54 sào.

b) Lượng phân tổng hợp NPK (8: 8: 4) đã có sẵn là 1 tấn. Hãy tính lượng phân urê, super lân và KCl cần thiết để bón cho diện tích là 2,3 ha.



Dạng bài tập thứ hai: Xác định công thức phân bón

1. Có 10 ha đất trồng chè đã bón 8 tấn đạm sunphat, 5 tấn lân super và 1,6 tấn KCl. Như vậy đã áp dụng qui trình bón phân như thế nào?

2. Trên diện tích trồng mía là 5ha người ta đã bón 30 tấn phân NPK (10:10:8) Như vậy đã áp dụng qui trình bón phân như thế nào?

Dạng bài tập thứ ba: Phân tổng hợp NPK

Hãy tính lượng đạm urê, lân nung chảy và KCl cần thiết để sản xuất 10 tấn phân tổng hợp NPK (5:10:3)


6.5. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG PHÂN BÓN

6.5.1. Hiệu suất phân bón

Hiệu suất phân bón là số đơn vị sản phẩm thu hoạch thêm được khi bón 1 đơn vị phân bón

Ví dụ 1: Khi không bón phân năng suất đạt 3.486 kg thóc/ha.

Bón 10t phân chuồng năng suất đạt 3.816 kg thóc/ha.

Hiệu suất phân chuồng ở mức bón 10t là:


3.816 – 3.486

=

33 kg thóc/tấn

10

Ví dụ 2: Khi bón 195N + 115P2O5 + 95 kg K2O năng suất đạt 7.306 kg thóc/ha.

Khi bón 195N + 115P2O5 năng suất đạt 6.607kg thóc/ha.

Hiệu suất kali trên cơ sở bón 195N + 115P2O5 là :



7.306 - 6.607

=

7,35kg thóc/kg K2O

95

Đó là hiệu suất một vụ.

Phân bón nhất là các loại phân chậm tan, phân chuồng - thường có tác dụng kéo dài trong nhiều vụ. Phân chuồng hiệu lực còn lại cao còn là do tác dụng cải tạo đất của phân chuồng không những đưa thức ăn vào đất mà còn cải tạo lý tính và sinh tính của đất khiến cho phân chuồng có tác dụng khá lâu dài.

Cho nên khi tính toán hiệu suất phân bón muốn tính đầy đủ phải tính qua nhiều vụ.



Do vậy đối với phân bón nhiều nhà kinh tế đưa ra khái niệm thu hồi chậm.

6.5.2. Lãi thuần thu được khi bón phân

Tiền lãi thuần thu được khi bón phân có thể tính được qua công thức sau đây :

L=(SPC + SPP) – (TP + VCBQF + VCBQSPGT + CPB)

Trong đó:



L

:Lãi thuần (đ/ha)

SPC

:Tiền bán sản phẩm chính gia tăng nhờ bón phân (đồng)

SPP

:Tiền bán sản phẩm phụ gia tăng nhờ bón phân (đ/ha)

TP

:Tiền mua phân bón (đồng/ha)

VCBQP

: Tiền vận chuyển bảo quản phân (đồng/ha)

VCBQSPGT

:Tiền vận chuyển bảo quản sản phẩm gia tăng kể cả thu hoạch gia tăng (đồng/ha)

CTB

:Chi phí bón phân (đồng/ha)

6.5.3. Tính lợi nhuận thu được trên 1 đồng chi phí phân bón

Lợi nhuận thu được trên 1 đồng chi phí phân bón = Hệ số lãi khi bón phân (VCR:Value Cost Ratio)

Muốn tính lợi nhuận thu được khi đầu tư phân bón người ta tính tỷ lệ lãi trên chi phí bỏ ra (VCR).


VCR

=

Giá trị sản phẩm tăng thêm do bón phân

Giá trị phân bón tăng thêm

Tỷ lệ VCR thường được xem là chấp nhận được đối với nông nghiệp vùng có tưới hay mưa thuận gió hòa là > 2,0.

Đối với vùng nông nghiệp phải tưới nước VRC phải đạt 2,5 - 3 nông dân mới phấn khởi sản xuất.

Để phân tích lợi ích của việc bón phân người ta có thể tính thêm 2 chỉ tiêu

6.5.4. Giá thành đơn vị sản phẩm

Việc tính toán này có ý nghĩa để nhà nước tính toán trợ giá cho nông dân khi do yêu cầu của xã hội cần phải tăng năng suất mà người nông dân không có lãi.

Giá thành sản phẩm khi bón phân:


Yo

=

Co (Chi phí)

Xo (Năng suất)

Giá thành sản phẩm khi bón phân:

Yf

=

Co + Cf (Chi phí do bón)

Xo + Xf (Năng suất tăng)

So sánh Yo và Yf thấy rõ ảnh hưởng của việc bón đến giá thành sản phẩm. Chế độ bón tốt khi hạ được giá thành.

6.5.5. Năng suất lao động khi bón phân

Tính toán năng suất lao động để hợp lý hóa lao động khi cần thiết.

Năng suất lao động khi không bón phân:


Yo

=

Co (Năng suất)

Đo (giờ/ người)

(Yo : Tạ sản phẩm/giờ lao động)

Yf

=

Xo + Xf (Năng suất tăng)

(tạ/giờ lao động)

Đo + Đf (Lao động tăng do bón)

So sánh Yo và Yf thấy rõ ảnh hưởng của việc bón đến hiệu suất lao động của một giờ công.



CÂU HỎI ÔN TẬP

  1. Vai trò của phân bón trong sản xuất nông lâm nghiệp?

  2. Xu hướng phát triển phân bón hiện nay?

  3. Cơ sở lý luận để xây dựng quy trình phân bón?

  4. Các định luật chi phối việc xây dựng quy trình phân bón?

  5. Các bài tập về chế độ phân bón?

  6. Tính toán hiệu quả kinh tế trong sử dụng phân bón?

CHƯƠNG 7

PHÂN BÓN VÔ CƠ
7.1. ĐẠM VÀ PHÂN ĐẠM

7.1.1. Đạm trong cây và vai trò của đạm đối với cây trồng

7.1.1.1. Đạm trong cây

Tỷ lệ đạm trong cây biến động từ 1-6% trọng lượng chất khô.Tỷ lệ đạm ở bộ phận non cao hơn ở bộ phận già.Trong thời kỳ hình thành quả đạm tập trung vào cơ quan sinh sản.

Trong cây đạm nằm chủ yếu trong các prôtêin.Trong thành phần prôtêin đạm chiếm 15-17%, trong điều kiện bình thường qua tỷ lệ N tổng số người ta có thể suy ra đạm thô trong cây.

Đạm trong cây còn tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ hoà tan(các amin và amít). Một lượng rất nhỏ đạm,và trong điều kiện dinh dưỡng đạm không bình thường, tồn tại trong cây dưới dạng NH4+ và NO3-.



7.1.1.2. Vai trò của đạm đối với đời sống của cây trồng

Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các cơ thể sống vì nó là thành phần cơ bản của protein - chất cơ bản biểu hiện sự sống.

Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các chất men. Các bazơ có đạm, thành phần cơ bản của axit nucleic, trong các ADN, ARN và nhân tế bào, nơi khu trú các thông tin di truyền, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein. Do vậy đạm là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hoá các bon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác.

Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh lá cây thẫm, sinh trưởng khoẻ mạnh, chồi búp phát triển nhanh, năng suất cao. Cây ăn quả được bón đủ đạm cành quả phát triển nhiều là cơ sở để đạt năng suất cao. Bón thừa đạm lá có màu xanh tối, thân lá mềm, tỷ lệ nước cao, dễ mắc sâu bệnh. Tình hình lốp đổ của các giống lúa cao cây cũng là hậu quả của việc bón quá nhiều đạm. Bón thừa đạm thời gian sinh trưởng của cây bị kéo dài, chín muộn, phẩm chất nông sản kém. Mặt khác, nếu thừa đạm, nitrat bị kéo xuống tầng sâu làm ô nhiễm nước ngầm. Cây thiếu đạm lá có màu vàng, sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, có khi bị thui chột, thậm chí rút ngắn thời gian tích luỹ, năng suất thấp.



7.1.2. Đạm trong đất

7.1.2.1. Tỷ lệ đạm trong đất

Tỷ lệ đạm trong đất Việt Nam biến động từ 0,042% (đất bạc màu) đến 0,62% (đất lầy thụt), trung bình là 0,12% (đất phù sa sông Hồng). Tỷ lệ đạm trong đất ít phụ thuộc vào đá mẹ mà chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện hình thành và quá trình sử dụng đất.

Chỉ tiêu đạm tổng số giúp đánh giá khả năng tiềm tàng của đất. Nếu N% > 0,15: đất có hàm lượng đạm khá, giầu; Nếu N% 0,11 - 0,15: đất có hàm lượng đạm khá; Nếu N% 0,08 - 0,11: đất có hàm lượng đạm trung bình; Nếu N% < 0,08: đất có hàm lượng đạm nghèo. Chỉ tiêu đạm đễ tiêu được tính bằng mg N thủy phân (NTP ), theo phân hạng của Nga thì nếu NTP < 4,5 mg/100g đất: đất thiếu đạm trầm trọng; NTP 4,5- 6mg/100g đất: đất trung bình về đạm; NTP > 6mg /100g đất: đất giàu đạm.

7.1.2.2. Sự chuyển hoá đạm trong đất

Trong đất luôn xảy ra 2 quá trình ngược nhau:

- Sự khoáng hoá chất hữu cơ có đạm, giải phóng đạm vô cơ và các nguyên tố khoáng khác: S, P, K, Mg, Fe.

- Sự tái tại hữu cơ từ các muối vô cơ đơn giản thành các cơ thể vi sinh vật

Cường độ tương đối giữa 2 qúa trình này quyết định chế độ dinh dưỡng đạm cho cây.

Sự khoáng hoá chất hữu chất hữu cơ có đạm trong đất xảy ra như sau:



+ Quá trình amôn hoá

Các enzim trong đất hay các enzim ngoài tế bào do các vi sinh vật tiết ra thuỷ phân các phân tử protein giải phóng ra các axit amin và cũng dưới tác động của vi sinh vật các axitamin bị phân huỷ tạo thành NH3.

CH2 - NH2 - COOH + O2 HCOOH + CO2 + NH3

CH2 - NH2 - COOH + H2O CH3OH + CO2 + NH3

CH2 - NH2 - COOH + H2 CH3COOH + NH3

Quá trình amôn hoá không đòi hỏi điều kiện sinh thái chặt chẽ, nó có thể thực hiện trong điều kiện hảo khí và yếm khí, môi trường oxy hoá khử.

Amoniăc được giải phóng ra:

- Được vi sinh vật đất sử dụng 1 phần vì vi sinh vật thích NH4+.

- Được cây thượng đẳng hút

- Chất hữu cơ trong đất hấp phụ tạo thành các phức hữu cơ ổn định.

- Bị các khoáng sét giữ chặt.

- Bay hơi do hình thành trong môi trường kiềm, hoặc mất đi do rửa trôi khi hình thành trong môi trường đất có thành phần cơ giới nhẹ, dung tích hấp thu kém.

- Oxy hoá thành nitrat (NO3-) trong điều kiện hảo khí với sự có mặt của vi khuẩn nitrat hóa.

+ Qúa trình nitrat

Được thực hiện qua 2 bước do hai nhóm vi sinh vật chịu trách nhiệm:

* Quá trình nitrit hoá: Do nhóm vi khuẩn tự dưỡng thực hiện (Nitrosomonat, Nitrosobolus và Nitrosospira)

Phản ứng tổng quát như sau:

NH4+ + 3/2 O2 NO2- + 2H+ + H2O + 63,8 kcal

Thực chất quá trình oxy hóa được thực hiện theo 3 bước:

[O ] [- 2H ] [O]

NH4+ NH2OH H2N2O2 NO2- + H+ + Q

amôn hyđrôxylamin hyponitrit nitrit

Quá trình nitrat hoá do vi khuẩn tự dưỡng Nitrobacter thực hiện:

NO2- + 1/2 O2 NO-3 + Q

Nitrat được hình thành có thể: Được cây thượng đẳng đồng hoá trực tiếp, bị rửa trôi do phức hệ hấp phụ đất không giữ hoặc bị khử dần đến N2 làm cho bay mất đạm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nitrat hóa gồm: Nguồn iôn NH4+ dồi dào, mật độ vi sinh vật nitrat cao, phản ứng đất thích hợp: pH = 5,5 - 10 tối thích là 6,2 - 8,2, có hàm lượng N, P và nguyên tố vi lượng Cu, Fe, Mn thoả đáng, đất đủ thoáng: quá trình nitrat xảy ra khi hàm lượng oxy trong khí quản đất 20% = hàm lượng oxy trong khí quyển, độ ẩm đất: Ẩm độ đất tăng qúa trình nitrat hoá tăng, nhiệt độ: quá trình nitrat mạnh nhất ở nhiệt độ 30oC, tuy nhiên vẫn có thể thực hiện trong khoảng nhiệt độ từ 16 - 320C.

Các biện pháp điều hòa quá trình nitrat:Tăng cường bón chất hữu cơ, bón vôi để cải tạo độ chua, điều chỉnh độ ẩm đất hợp lý: Đất xới xáo thường xuyên thì độ ẩm sẽ cao hơn do trong đất nhiều mao quản, khi xới xáo các mao quản được cắt ngắn thì quá trình mất nước sẽ thấp.



+ Sự phản đạm hoá

Là các quá trình biến đổi các dạng đạm amôn và nitrat hóa thành các dạng đạm phân tử.

Đạm nitrat hoá được hình thành gặp điều kiện yếm khí, thoát nước kém, có đầy đủ các chất khử lại có mặt các vi khuẩn phản đạm sẽ bị khử thành đạm tự do bay đi.

4 H 4H + 2H N2

HNO3 HNO2 H2N2O2 - 2H2O

- 2H2O - 2H2O N2O

- 2H2O

Do vậy trong khí quyển đất có cả NO2, NO, N2O và N2. Trong điều kiện đất ruộng N2O và N2 là chủ yếu.

Trong đất chua đạm mới mất ở dạng NO2 hoặc trong môi trường thoáng khí, giàu chất hữu cơ dễ đồng hoá vi sinh vật dùng NO3 làm nguồn oxy.

C6H12O6 + 4 NO3- CO2 + H2O + 2N2

Trong đất một số vi sinh vật có thể đồng hoá trực tiếp NO3- để tạo thành cơ thể của nó làm cho NO3- được tạo thành bị mất - người ta gọi đó là quá trình khử đồng hoá đạm nitrat. Quá trình này ít làm mất đạm tổng số.

Ngoài ra còn hiện tượng khử nitrat gián tiếp, sự mất đạm NO3- do các phản ứng hoá học đơn thuần trong đất.

+ Trong điều kiện đất chua HNO2 tự phân huỷ

3 HNO2 NO + HNO3 + H2O

H2N2O2 N2O + H2O

+ Do phản ứng giữa các phản ứng trung gian trong quá trình nitrat hoá.

R - NH2 + HNO2 ROH + H2O + N2

R- CO - NH2 + HNO2 RCOOH + N2 + H2O

Hiện tượng phản đạm có thể xảy ra khi gặp các điều kiện sau:

+ Có đủ N - NO3- hoặc N - NO2

+ Thiếu oxy

+ Đủ chất khử

+ pH = 4,9 - 5,6 chủ yếu mất N- NO2

pH > 7 chủ yếu mất N2

+ Nhiệt độ tối thích 60 - 650

Đất vùng ẩm, thoát nước kém, bón nhiều phân amôn và ure thì việc mất đạm 20 - 40% vẫn có thể xảy ra.

Ví dụ: Đất lúa: Nếu bón phân amon và ure vào tầng oxy hoá có thể làm mất 60 -70%N dưới dạng NH3, N2O, N2. Bón đạm vào tầng khử giữ đạm dưới dạng NH4 ngăn chặn việc hình thành đạm NO3- trong ruộng lúa có thể nâng cao hiệu lực phân đạm lên gấp 2.

7.1.3. Các loại phân đạm

7.1.3.1. (NH4)2SO4 - Sunphat Amôn

Ở dạng muối tinh khiết hoá học chứa 21,2% N, sản phẩm kỹ thuật dùng làm phân bón thường chứa 20,5% N, 23 - 24%S, 0,025 - 0,05% axit sulfuric tự do, độ ẩm 0,2-0,3%. Nếu dùng NH3 thu được trong lò luyện than cốc để sản xuất phân (NH4)2SO4 thì trong tạp chất có chứa cả phênol và thioxyanatamôn độc cho cây (nếu lớn hơn 0,1 %).

(NH4)2SO4 ở dạng thương phẩm có màu xám trắng (sản xuất từ NH3 tổng hợp) hoặc màu xám (sản xuất từ NH3 của lò cốc). Hoà tan tốt trong nước, ở nhiệt độ 200C trong 100ml nước hoà tan được 76,3g (NH4)2SO4. Độ hút ẩm ít, có tính chất vật lý tốt, không dính và không chảy nước.

Khi bón (NH4)2SO4 vào đất thì xảy ra phản ứng hấp phụ trao đổi.

NH4+

KĐ Ca 2+ +(NH4)2SO4 KĐ + CaSO4

NH4+

Phản ứng như vậy xảy ra trong đất bão hoà canxi, còn trong đất không bão hoà bazơ, đất chua thì phản ứng trao đổi xảy ra như sau:

H+ NH4+

KĐ + (NH4)2SO4 KĐ + H2SO4

H+ NH4+

Do đó khi bón phân này làm axit hoá dung dịch đất.

Khác với phân N-NO3, phân này chứa N ở dạng NH4+ bị đất hấp phụ, không bị rửa trôi, bởi vậy nó có thể bón được vào mùa mưa hay vùng tưới nước.

Phân sunfatamôn là muối sinh lý axit điển hình. Cation NH4+ xâm nhập vào thực vật nhanh hơn, nhiều so với SO4 2 -, do đó việc sử dụng (NH4)2SO4 gây ra sự axit hoá đất. Đối với đất có phản ứng chua thì việc sử dụng (NH4)2SO4 không chỉ tăng độ chua hoạt tính mà còn làm tăng hàm lượng Al 3 + linh động, Mn 2 +, Fe2+ ảnh hưởng độc đến cây và làm giảm năng suất. Đặc biệt, (NH4)2SO4 biểu hiện tính chất như vậy khi sử dụng lâu dài trên cùng một địa điểm.



7.1.3.2. NH4CL - Clorua Amôn

Dạng tinh khiết hoá học chứa 26%N, sản phẩm kỹ thuật làm phân bón chứa 24- 25% N. NH4Cl là muối tinh thể màu trắng, hay hơi vàng, hoà tan tốt trong nước, ở 200C trong 100ml H2O hoà tan được 37,2 gam muối. Muối này có thể thu nhận được bằng cách trung hoà HCL bằng NH3. Nhưng trong thực tế nó được thu nhận bằng cách thức sau:

NH3 + CO2 + NaCl + H2O = NaHCO3 + NH4Cl

NH4Cl có tính hút ẩm nhỏ, hầu như không bị dính, dễ phân tán nhỏ. Khi bón vào đất thì ion NH4+ bị đất hấp phụ, còn Cl- liên kết với các bazơ có trong đất.

KĐCa2+ + 2 NH4Cl === KĐ 2NH4+ + CaCl2

Trong đất chua thì xảy ra phản ứng như sau:

KĐH+ + NH4Cl === KĐ NH4+ + HCl

Như vậy, muối NH4Cl khi bón vào đất làm tăng độ chua, nó thể hiện là muối sinh lý axit. Trong đất khi bón NH4Cl thì một phần NH4+ bị nitrat hoá. Trong loại phân này chứa nhiều Cl- bởi vậy, tốt nhất bón vào mùa ẩm để tạo điều kiện rửa trôi bớt Cl- khỏi tầng canh tác. Clo có ảnh hưởng xấu đến khoai tây, cam, quýt, nho,thốc lá nên cần lưu ý khi sử dụng phân này.



7.1.3.3. NH4NO3 - Nitrat Amôn

Loại phân này được sản xuất bằng cách tác động HNO3 với NH3

HNO3 + NH3 = NH4NO3

Nitratamon chứa 35%N, bằng 1,5 - 2 lần lớn hơn nitơ trong phân NaNO3, Ca(NO3)2 và (NH4)2SO4. Phân NH4NO3 hoà tan rất tốt trong nước, ở 20oC trong 100 ml H2O hoà tan được 192g muối, ở 100oC hoà tan được 871g muối.

Khi bón NH4NO3 thì NO3- tồn tại trong dung dịch đất, linh động, có thể di chuyển theo dòng nước, còn NH4+ bị hấp phụ trao đổi và nó được tống ra bởi Ca2+, Mg2+, H+ khi cần thiết.

Về mặt hình thái của NH4NO3 có thể khác nhau phụ thuộc vào phương pháp sản xuất, có thể ở dạng viên màu trắng với kích thước từ 1 - 3mm, còn khi trộn vào NH4NO3 một ít chất màu vô cơ nó có màu ánh vàng hay màu đỏ. NH4NO3 có độ hút ẩm cao, dễ bị dính. Để cải thiện tính chất vật lí của NH4NO3 người ta sản xuất nó có thêm chất ưa nước khác nhau.

NH4NO3 là loại phân được bón thích hợp cho mọi loại đất và cây trồng. Nó là loại phân được coi là có phản ứng sinh lí trung tính, tuy nhiên khi bón cho đất chua và bón có hệ thống thì nó cũng làm tăng độ chua của đất và kèm theo tăng Al+ + +, Fe+ +, Mn+ +. Trong trường hợp này cần bón vôi để trung hoà độ chua sinh lý do bón phân gây lên và sự trung hoà này đã làm tăng năng suất cây trồng.

7.1.3.4. (NH4)2SO4.2NH4NO3 - Sunphat nitratamon

Sunphat nitratamon, phân bón loại này chứa 25- 27% Nitơ, trong đó 18- 19% ở dạng NH4+ và 7- 8% ở dạng NO3-. Muối này có màu xám, ở dạng tinh thể nhỏ hay dạng hạt (viên). Phân bón dạng này có tính chất vật lý tốt hơn NH4NO3, ít kết dính. Hiệu lực của loại phân này gần với sunphatamon hơn so với nitratamon.



7.1.3.5. Phân đạm dạng amid (CaCN2, urê và urêfoocmandehyt)

- Xianamidcanxi (CaCN2)

Sản xuất CaCN2 bằng cách liên kết nitơ phân tử với cacbuacanxi ở điều kiện nhiệt độ cao. Quá trình này tương đối phức tạp, nhưng có thể biểu diễn bằng sơ đồ phản ứng sau:

CaC2 + N2 = CaCN­2 + C

Dạng tinh khiết của CaCN2 chứa 35% N. Sản phẩm kỹ thuật làm phân bón (chứa tạp chất) có 20- 22% N , các bon 9- 13%, oxit canxi 18- 28% và CaCl2 gần 5%, ngoài ra còn một số lượng nhỏ magiê, oxit sắt, nhôm. Do sự có mặt của cacbon nên phân bón có màu tối.

CaCN2 là một loại phân đạm ở dạng bột (vô định hình) rất bụi khi bón phân, nên khi sử dụng cần có kính bảo vệ mắt hay găng tay. Xianamidcanxi có độ hút ẩm không lớn lắm. Ở điều kiện bình thường bảo quản không bị kết dính, ở trạng thái phân tán tốt. Nhưng khi quá ẩm xảy ra quá trình làm giảm giá trị của phân. Trong trường hợp này nó chuyển thành xianamid tự do H2CN2 và CaCO3.

CaCN­2 + H2O + CO2 = H2CN2 + CaCO3

H2CN2 được tạo ra bị pôlime hoá tạo ra dixianamic (H2CN2)2 và một số urê. Quá trình trên làm tăng thể tích và giảm phần trăm nitơ trong phân., bởi vì vậy cần bảo quản nơi khô và trong các bao bì chống thấm nước.

Khi bón vào đất thì nó cũng tạo thành H2CN2 tự do và sau đó tạo thành NH3:

2CaCN­2 + 2H2O = Ca(HCN2)2 + Ca(OH)2

KĐ  2H+ + Ca(HCN2)2 <==> KĐ Ca2+ + 2H2CN2

H2CN2 + H2O = CO(NH2)2

Urê dưới tác dụng của ureaza do vi sinh vật tiết ra, tạo thành các cacbonatamoni. Dạng NH4+ được tạo thành có thể chuyển thành NO3- do quá trình nitrat hoá.

CaCN2 là phân bón có phản ứng sinh lí kiềm, trong nó có chứa CaO. Bón cho đất chua và bón có hệ thống có tác dụng cải thiện tính chất vật lí của đất do quá trình bổ xung thêm canxi. Song cần lưu ý CaCN2 có tác dụng độc đối với cây nên cần phải sử dụng để bón lót trước khi gieo cấy.



- Phân đạm Urê - CO(NH2)2

Urê hay cacbamid, dạng tinh khiết hoá học chứa 46,6% N , urê được sản xuất ở dạng tinh thể nhỏ hay dạng hạt. Nó hoà tan tốt trong nước, ở 20oC trong 100ml H2O hoà tan được 51,8 g urê.

Sản xuất loại phân này đi từ NH3 và CO2 trong điều kiện nhiệt độ cao (130 - 190oC) và áp suất cao (30 - 200atm).

Khi bón vào đất, urê chuyển biến tương đối nhanh thành cacbonatamôn, quá trình chuyển hoá nói trên là quá trình thuỷ phân dưới tác dụng men ureaza.

CO(NH2)2 + 2H2O = (NH4)2CO3

Vi khuẩn nitrat hoá có thể chuyển hoá (NH4)2CO3 thành nitrat. Đối với loại phân này khi đưa vào đất thời gian đầu tạo thành cacbonatamon nên kiềm hoá đất, sau đó do quá trình nitrat hoá lại axit hoá đất. Phản ứng sinh lí của phân này giống như NH4NO3. Urê có tác dụng rất rõ khi bón thúc, hiệu lực của nó ngang với NH4NO3.

Trước đây, người ta sản xuất urê ở dạng tinh thể, ở dạng này không chứa tạp chất độc. Nhưng sau này để cải thiện tính chất vật lí người ta sản xuất urê ỏ dạng viên , trong quá trình tạo thành dạng viên, hình thành một ít biurê (CONH2)2NH:

2CO(NH2)2­ t0C (CONH2)2NH + NH3

Kết quả tạo thành biure và một phần tử NH3. Biurê có ảnh hưởng độc đối với cây làm giảm năng suất cây trồng.

Các cây trồng khác nhau có phản ứng khác nhau với lượng biurê. Giới hạn hàm lượng bỉuê trong urê đối với lúa mì,đại mạch,thuốc lá, lúa từ 1,5 -2%. Hàm lượng biurê nhỏ hơn mức nói trên ít có tác dụng độc đối với cây trồng nông nghiệp. Riêng cây ăn quả cam, quýt rất nhạy cảm với biurê, khi bón thúc hàm lượng biurê trong phân phải nhỏ hơn 0,3%.



- Phân urê được phoocmalin hoá

Phân chứa NO3 và amôn hoà tan hoàn toàn trong nước. Phân chứa nitơ ở dạng amôn khi bón vào đất bị hấp phụ, sau đó bị nitrat hoá chuyển thành NO3- . NO3- rất linh động, dễ bị mất do bị rửa trôi theo dòng nước xuống lớp nước sâu vào nước ngầm. Về mùa hè NO3- cùng với nước có thể đưa lên bề mặt đất theo mao quản, cho nên khi sử dụng phân nitơ với lượng cao gây độc hại đến cây trồng.

Để khắc phục nhược điểm trên trong thời gian gần đây đã sản suất phân nitơ không hoà tan hay ít hoà tan. Phân urê - foocmandehyt có tính chất như trên. Phân bón này thu nhận bằng cách ngưng tụ dung dịch phân tử đậm đặc CO(NH2)2 với foocmandehyt (CH2O).

Thành phần và tính chất hợp chất urêfoocmandehyt phụ thuộc vào điều kiện ngưng tụ- nhiệt độ và phản ứng môi trường. Khi phản ứng axit tạo thành mono metylurê CONHCH2.NH2 , rất hay thay đổi.

Phân urêfoocmandehyt là loại phân nitơ có tác dụng chậm, phân này chứa 37- 40% N, trong phân có 4 -10% N tan trong nước.

Phần lớn nitơ trong phân urêfoocmandehyt không bị rửa trôi khỏi đất và không bị dâng lên tầng mặt theo mao quản. Nitơ trong phân có khả năng cung cấp dần cho cây trồng. Đây là loại phân bón thích hợp cho vùng ẩm và vùng tưới nước, khi sử dụng liều lượng cao cũng không ảnh hưởng mấy đến dung dịch đất. Hiệu lực của loại phân này lớn hơn urê khi bón ở mức 100kgN/ ha.

Khả năng nitrat hoá phân urêfoocmandehyt xảy ra chậm so với (NH4)2SO4 và (NH2)2CO.

Cùng với phân urêfoocmandehyt hàng loạt phân đạm tác dụng chậm đã được nghiên cứu và áp dụng như: urê chứa 39,9%N là oxamit và magiêamoniphotphat chứa 6 -8% N , 28- 40% P2O5 và 14 -17% MgO.


7.1.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm

Đạm là nguyên tố hàng đầu quyết định năng suất. Tiến bộ kỹ thuật phải trước hết làm tăng khả năng sử dụng phân đạm một cách có hiệu quả. Khi các điều kiện để cây sinh trưởng tốt được thoả mãn (nước, kết cấu đất, khí hậu, dinh dưỡng khoáng khác...) thì chính mức bón đạm cho phép khai thác đến mức tối đa tiềm lực năng suất (A. Gros,1968). Theo kết quả điều tra của F.A.O (1980) ở nhiều nước khác nhau cho thấy hiệu suất đạm biến động rất lớn: Một kilôgam đạm bón cho bội thu 50 - 105 kg sắn; 7,7 - 67 kg ngô; 3,1- 23 kg lúa: 1,3- 4,6 kg bông; 0,5 - 5,3 kg lạc vỏ; 3,2 -11kg đậu tương; 11 - 23 kg lúa mì. Qua đó cho thấy tiềm năng tăng năng suất của đạm là rất lớn và cần hết sức chú ý đến kỹ thuật sử dụng phân đạm.

Hiệu suất sử dụng đạm đối với cây luá trên một số loại đất ở miền núi phía Bắc như sau:

- Đất dốc tụ, thung lũng: 6 - 8 kg thóc/ kgN

- Đất phù sa sông suối : 8 - 12 kgthóc/kgN

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: 6 – 10 kg thóc/kgN



(Nguyễn Ngọc Nông, 1994)

Khi sử dụng phân đạm, muốn có hiệu quả cao cần chú ý đến các điểm sau:



7.1.4.1. Mục tiêu năng suất và đặc điểm sinh lý của cây

Tiềm năng năng suất thể hiện khả năng chịu đạm của cây. Nhiều thí nghiệm và thực tiễn sản xuất lúa ở đồng bằng Bắc bộ cho thấy muốn đạt 6 tấn thóc/ha phải cung cấp cho lúa từ 90 -120 kgN. Để cây có thể tiếp thu được lượng đạm bón thì phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây.Tất cả cây trồng giai đoạn đầu đều cần bón nhiều đạm để mở rộng diện tích quang hợp. Khi cây chuyển từ giai đoạn dinh dưỡng sang giai đoạn sinh thực thì nhu cầu đạm của cây giảm đi. Do vậy bón đạm quá taytrong giai đoạn đầu ít nguy hiểm hơn trong giai đoạn sau. Hiện tượng lốp đổ đối với cây ngũ cốc, chất lượng nông sản kém đều là hậu quả của việc bón nhiều đạm trong giai đoạn sau.

Bón đạm trong giai đoạn trước là để mở rộng diện tích quang hợp tạo tiền đề cho việc tăng năng suất. Bón đạm trong giai đoạn sau cốt duy trì khả năng quang hợp cao chứ không nhằm mở rộng diện tích quang hợp và thúc đẩy sự vận chuyển sản phẩm quang hợp và tích luỹ ở cơ quan dự trữ.

7.1.4.2. Bón đạm phải căn cứ vào đặc tính đất đai

Trước hết phải tính đến dự trữ đạm và khả năng cung cấp đạm cho cây của đất. Những chỉ tiêu giúp phán đoán khả năng cung cấp đạm cho cây là tỉ lệ C/N của đất và hàm lượng đạm thuỷ phân trong đất. Bên cạnh các chỉ tiêu phân tích cần lưu ý đến kinh nghiệm phân bón ở địa phương là chỉ dẫn hết sức quan trọng.

Đất có thành phần cơ giới nặng có khả năng trao đổi cation lớn cũng có khả năng làm cho NH4+ được giữ trên bề mặt keo đất nhiều hơn, nên ở đất này nhà nông có thể bón tập trung một lượng lớn phân đạm dạng amôn.

Đất thông thoáng tốt, đạm amôn bón vào sẽ được chuyển nhanh thành N-NO3 Nhưng cũng dễ bị rửa trôi do nước mưa cuốn xuống sâu. Đặc điểm rất linh động của N-NO3 cũng khiến cho ion này lại có thể leo lên nước mao quản cung cấp cho lớp rễ ở tầng sát mặt đất.

Đất có thành phần cơ giới nhẹ phải chú ý bón giải làm nhiều lần, theo sát yêu cầu của cây.

7.1.4.3. Phải xem xét đặc tính của phân, thành phần hoá học của phân và sự chuyển hoá của phân khi bón vào đất

- Đối với các loại phân đạm sinh lí chua gây chua cho đất như (NH4)2SO4 hay NH4CL nếu bón liên tục, bón với số lượng lớn phải kiểm tra độ chua và bồi dưỡng vôi cho đất. Bón kết hợp với phân hữu cơ cũng làm giảm tác hại của các loại phân chua. Nếu bón liên tục phân đạm mà không bồi dưỡng chất hữu cơ cho đất bằng cách vùi trả lại tàn thể thực vật, phân hữu cơ, nhất là loại phân đạm chua hay kiềm thì đều làm cho đất bị thoái hoá, bón đạm tiếp theo không có hiệu lực nữa.

- Đạm nằm dưới dạng NO3- dễ bị rửa trôi hơn đạm nằm dưới dạng NH4+ nên khi bón phân đạm dạng nitrat không nên bón tập trung nhiều, bón rải làm nhiều lần, bón sát nhu cầu của cây. Bón phân đạm dạng amôn vào đất kiềm lại rễ bị mất đạm. do vậy đạm amôn phải bón sâu, trộn đều vào đất. Bón phân urê vào lớp đất mặt phải tìm cách tưới ngay để hoà tan phân và dùng nước chuyển urê xuống sâu không để amôn hoá trên tầng mặt .

- Bón đạm phải tính đến các ion đi kèm

Phân sulfat đạm có ion SO4- - có hiệu lực cao hơn các loại phân khác ở đất thiếu lưu huỳnh, cần dành bón cho cây có nhu cầu lưu huỳnh cao. Phân sulfat đạm bón cho đất yếm khí, nghèo sắt lại dễ hình thành H2S độc cho cây. Bón thúc cho lúa sau khi chống nghẹt rễ không nên dùng phân có gốc sulfat. Phân clorua amôn có gốc Cl lại không tốt đối với thuốc lá và khoai tây vì nó làm giảm chất lượng sản phẩm thu hoạch.

- Do việc chuyển đạm trong đất lúa khác đất màu, bón đạm dạng amôn cho lúa phải bón sâu vào tầng khử, nhất là khi bón lót, còn bón dạng đạm nitrat thì lại phải bón nông, bón ít một.

Đạm dạng amôn kể cả urê có thể dùng bón lót cho lúa còn dạng đạm nitrat nên dùng bón thúc.

- Phân urê phải đợi chuyển hoá thành amôn cacbonat mới có tác dụng. Quá trình chuyển hoá lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, tỉ lệ mùn trong đất nên cần căn cứ vào các yếu tố đó để tính toán sắp xếp thời gian bón và bổ sung khi cần thiết.



7.1.4.4. Phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển của cây trồng trước

Một cây trồng trước làm giàu đạm cho đất hay một vụ bón đạm cho cây mà cây chưa sử dụng hết đều dẫn đến phải giảm lượng đạm bón cho cây trồng sau.

Ví dụ: lượng đạm bón cho lúa chẳng hạn có thể là: 50 -60 kg N nếu trồng sau cây đậu đỗ và bón 80-100 kg N nếu trồng sau cây ngô.

7.1.4.5. Phải căn cứ vào tình hình thời tiết khí hậu

Không phải chỉ nghiên cứu tình hình thời tiết vụ trồng mà phải nghiên cứu cả tình hình thời tiết vụ trước đó. Sau một thời gian khô hạn kéo dài, trong đất còn nhiều tàn dư phân bón cho cây trồng vụ trước đó thì không nên bón nhiều đạm cho vụ sau. Ngược lại trong thời kỳ bỏ hoá mưa nhiều, nhiệt độ cao, chất hữu cơ phân giải mạnh rồi lại bị trôi mạnh thì phải bón nhiều đạm hơn những năm có thời tiết bình thường. Lúa chiêm xuân trong các năm ấm giai đoạn đầu cây sử dụng được nhiều thức ăn dự trữ, phát triển mạnh, đẻ khoẻ và đẻ tập trung thời kỳ sau dễ thiếu ăn cần chú ý bón thúc và đón đòng hơn các năm bình thường.

Cây lúa mùa phải chú ý bón đón đòng vì giai đoạn sau dễ gặp hạn cuối vụ và rét sớm, tốc độ phân giải và cung cấp thức ăn của đất không đáp ứng được nhu cầu cho cây lúa do giai đoạn đầu đủ nước và nhiệt độ nên phát triển mạnh, đẻ nhánh khoẻ.

7.1.4.6. Trong quá trình sử dụng không nên trộn phân đạm có gốc amôn với vôi, tro hoặc các loại phân có phản ứng kiềm

Bón vôi xong không được bón phân có gốc amôn ngay mà phải đợi cho vôi phản ứng đều với đất rồi mới bón.

Hiệu suất phân đạm phụ thuộc vào giống cây trồng, đặc điểm kỹ thuật canh tác, việc phối hợp thoả đáng với các loại phân khác (phân hữu cơ, lân, kali, phân vi lượng) và điều kiện môi trường (đất đai, khí hậu, thuỷ lợi) nên khi đánh giá và quyết định biện pháp bón đạm phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố đó mới mong bón đạm có hiệu quả

7.2. LÂN VÀ PHÂN LÂN

7.2.1. Lân trong cây và vai trò của lân đối với cây trồng

7.2.1.1. Lân trong cây

Trong cây tỉ lệ lân biến động trong phạm vi từ 0,08 -1,4% so với chất khô. Tỉ lệ lân cao trong hạt, thấp trong thân lá. Tỉ lệ lân trong cây bộ đậu cao hơn trong cây hoà thảo. Trong cây, lân chủ yếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có một phần nhỏ nằm dưới dạng vô cơ.



7.2.1.2. Vai trò của lân đối với đời sống cây trồng

Lân vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào và là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ.

Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Tác dụng chủ yếu của lân thể hiện trên một số mặt sau đây:

- Phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein.

- Thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống.

- Hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.

- Thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút.

- Làm cho thân cây ngũ cốc vững chắc, đỡ đổ.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm đăc biệt là các loại rau và cỏ làm thức ăn gia súc.

Cũng như đạm, trong hạt và các cơ quan non đang phát triển tỉ lệ lân cao. Lân có thể vận chuyển từ các lá già về các cơ quan non, cơ quan đang phát triển để dùng vào việc tổng hợp chất hữu cơ mới, do vậy hiện tượng thiếu lân biểu hiện ở các lá già trước.

Lá thiếu lân có màu đỏ tím hay xanh nhạt. Cây thiếu lân sinh trưởng chậm, có dáng mảnh khảnh. Cây lúa thiếu lân đẻ nhánh kém, chín muộn, năng suất thấp, phẩm chất hạt kém. Cây non rất mẫn cảm với việc thiếu lân. Thiếu lân trong thời kỳ cây con sẽ cho hậu quả rất xấu, sau này dù có bón nhiều lân cũng không bù đắp lại được. Do vậy cần bón đủ lân ngay trong giai đoạn đầu và bón lót phân lân gần hạt rất có hiệu quả.

Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cây được bón cân bằng đạm - lân sẽ xanh tốt, phát triển mạnh, nhiều hoa, lắm quả, chín sớm và phẩm chất nông sản cao.



7.2.2. Lân trong đất

Tỷ lệ lân trong đất biến động trong khoảng 0,03 - 0,12 %. Ở một số loại đất hình thành trên đá mẹ giàu lân, tỷ lệ lân tổng số có thể lên đến 0,6 %.

Tỷ lệ lân trong đất phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Đất hình thành trên đá mẹ giàu lân (bazan, đá vôi) thường có tỷ lệ lân cao hơn đất hình thành trên đá mẹ nghèo lân (granit). Đất giàu mùn, nhiều chất hữu cơ thường có tỷ lệ lân cao.

7.2.3. Các loại phân lân

7.2.3.1. Phân loại phân lân

Trước khi phân loại phân lân ta xét các thuật ngữ thường dùng khi nói về khả năng hoà tan của phân lân, chính xác hơn là khả năng hoà tan của lân trong phân lân.



Lân hoà tan trong nước: Lân rút được bằng nước như lân trong supe lân hay lân trong amophos và diamophos.

Lân hoà tan trong xitrat: Lân rút được khi tác động phân lân với dung dịch amon xitrat 1 N trung tính. Cặn còn lại đem phân tích lân tổng số sau khi công phá bằng axit mạnh ta được lượng lân không tan trong xitrat.

Lân dễ tiêu: Là tổng số lân hoà tan trong nước và lân hoà tan trong amôn xitrat trung tính 1N.

Để phân tích lân dễ tiêu các nước Bỉ, Đức, Luxembua dùng dung dịch amon xitrat kiềm pH = 9,6 gọi là dung dịch Petermann. Pháp lại dùng dung dịch amon xitrat kiềm pH =10,6 gọi là dung dịch xitrat Joulie.



Lân tổng số: Là kết quả phân tích tổng số lân sau khi dùng axit mạnh công phá mẫu phân.

  • Phân loại phân lân theo khả năng hoà tan

- Lân hoà tan trong nước: Supe lân đơn và kép, amonphos và diamonphosphat (DAP)

- Lân hoà tan trong xitrat (amôn xitrat trung tính 15%): Dicanxi phosphat.

- Lân không tan: Quặng phosphat, apatit, phosphorit.

Hoặc là:

- Phân lân dễ tiêu: Supe lân và dicanxiphosphat

- Phân lân khó tiêu: Apatit, phosphorit.

Đó cũng là cách phân loại theo khả năng đồng hoá của cây.



  • Phân loại theo phương pháp chế biến

- Phân lân chế biến với axit: Supe lân.

- Phân lân chế biến bằng nhiệt: Xỉ lò Tomas, phân lân nung chảy.



  • Phân loại theo sử dụng

- Phân lân tự nhiên: Apatit, phosphorit, phân lèn, bột xương.

- Phân lân chế biến: Supe lân, phân lân nung chảy.



7.2.3.2. Các loại phân lân

  • Phân lân tự nhiên

- Apatit nghiền:

Theo định nghĩa (Waggaman 1952) apatit là một loại khoáng phosphat có cấu trúc tinh thể hình lục giác, thành phần hoá học ổn định. Apatit thường gặp ở các lằn đá phún xuất trong kẽ các mạch đá vì thế người ta cho rằng nguồn gốc chủ yếu của apatit là phún xuất.

Công thức chung của apatit là [Ca3(PO4)2]3.CaX2

X là biểu thị anion hoá trị 1.

X có thể là OH: Hydroxy - apatit.

F: Fluoro - apatit.

CO3: Cacbo - apatit.

Các loại can xi phosphat có ái lực hoá học rất mạnh với CaF2 của đất, nên phần lớn mỏ apatit có chứa Fluoro - apatit.

Apatit có tỷ lệ lân cao, cấu trúc vững chắc, P2O5 tan trong axit xitric 2% rất thấp nên hầu hết các nước trên thế giới không dùng apatit bón trực tiếp cho cây (Fromaget J. 1941) mà chỉ dùng để chế biến phân hoá học. Schman Fuss,1963 , Neunulov, 1961 thấy apatit không có hiệu lực đối với lúa. Apatit có thể tan dần trong nước mưa giàu CO2 và bị lôi cuốn ra biển. Ở đó apatit chuyển thành phosphorit cho nên trong thực tế rất dễ bị nhầm lẫn phosphorit và apatit.

Apatit Việt Nam khác apatit nói trong các tài liệu thế giới, apatit Lào Cai là apatit trầm tích. Theo Fromaget, apatit Việt được thành tạo như sau: Cách đây hơn 300 triệu năm ở vùng mỏ hiện nay là một địa điểm tụ tập chất hữu cơ ven biển. Sau này do biến đổi của địa chất, các trầm tích này nhô lên thành đồi núi. Đất ở mỏ apatit Lào Cai phân lớn là đất đá vôi thuộc loại đá vôi cocxan, ngoài ra còn có diệp thạch và quaczit. Do vậy 4 vỉa quặng thực chất chỉ bắt nguồn từ một vỉa do sức ép làm cong lên, rồi phần trên bị bào mòn đi do các quá trình phong hoá, nên chỉ khảo sát lớp trên mặt thì thấy có 4 vỉa.

Apatit Lao Cai có 3 loại: Apatit chính cống, quaczit apatit nghèo canxi phosphat trung bình, P2O5 tổng số chỉ có 30 %, Calcoschist apatit (diệp thạch đá vôi chứa apatit) lại còn nghèo P2O5 tổng số hơn nữa - trong thành phần có lẫn graphit và pyrit nên thưòng có màu thẫm hơn.

Do vậy tuỳ theo vị trí khai thác, ngưòi ta căn cứ vào tỉ lệ P2O5 trong apatit mà chia ra: Quặng giàu loại I >37 % P2O5; Quặng loại II từ 28 – 36 % P2O5; Quặng loại III từ 18-27 % P2O5.

Apatit Lao Cai thuộc loại fluoro-apatit, nên quặng càng giàu P2O5 thì tỉ lệ fluoro càng cao.



tải về 5.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương