MỤc lục trang Lời nói đầu



tải về 5.19 Mb.
trang19/26
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích5.19 Mb.
#36638
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26

5.4.1. Đặc điểm hình thành

5.4.1.1. Đất đồi núi Việt Nam được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau


Do kiến tạo địa chất Việt Nam phức tạp, trải qua nhiều quá trình tạo sơn nên vỏ địa chất bao gồm nhiều loại đá mẹ khác nhau, nhất là nền đá mẹ của đất rừng.

Các loại đá mẹ khác nhau thực sự đã quyết định nhiều tính chất lý hoá học và khả năng sử dụng của các loại đất rừng ở nước ta. Đất vàng nhạt trên đá cát và cát kết với tầng mỏng, nhiều cát, nghèo dinh dưỡng của vùng trung du phía Bắc có độ phì và khả năng sản xuất kém xa đất đỏ nâu trên đá bazan có tầng dày, tỷ lệ sét cao, khá giàu dinh dưỡng của vùng cao nguyên Tây Nguyên. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đá vôi, đá biến chất thường có tầng đất dày hơn nhiều các đất vàng đỏ, vàng nhạt trên đá granit, đá cát, đá quăczit, phù sa cổ.


5.4.1.2. Địa hình cao, chia cắt mạnh và dốc


Đại đa số đất rừng ở nước ta thuộc vùng đồi núi, là vùng có địa hình cao, chia cắt mạnh và dốc. Đặc điểm này là nguyên nhân của các hiện tượng rửa trôi xói mòn trên cao, dốc và tích luỹ dưới chân, khe núi, tạo nên những loại đất đặc thù cho vùng đồi núi nước ta. Các dạng địa hình, địa mạo cũng rất phức tạp và đa dạng đã chi phối mạnh các quá trình hình thành đất và các xu thế thoái hoá đất rừng khi không còn che phủ.

5.4.1.3. Đất đồi núi chịu chi phối mạnh của thảm thực bì


Trong quá trình hình thành đất nói chung, thảm thực bì là yếu tố chủ đạo vì có tới khoản 3/4 lượng xác hữu cơ tham gia tạo thành đất được cung cấp do thực vật. Đặc biệt, tính chất của đất rừng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thảm rừng.Loại thực vật khác nhau đã hình thành các loại đất có tính chất khác nhau

Tuy nhiên, đất rừng Việt Nam lại còn chịu chi phối bởi điều kiện khí hậu. Các tiểu vùng khí hậu khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến đất thông quan thảm thực bì. Càng lên cao quá trình tích luỹ mùn trong đất rừng càng tăng và ngược lại.


5.4.1.4. Đất có sự thoái hoá nhanh


Hiện tượng thoái hoá độ phì đất rừng ở nước ta xảy ra thường xuyên ở những nơi rừng bị tàn phá hoặc rừng nghèo. Đất ở những nơi này bị suy giảm nghiêm trọng chất hữu cơ kéo theo giảm dung tích hấp thu, kết cấu kém, giảm khả năng trữ nước, tăng quá trình cố định lân và chua hoá, bạc màu hoá. Đặc biệt, ở một số vùng có độ cao lớn, rừng không còn khả năng tái sinh.

5.4.1.5. Đất đồi núi chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động sống của con người


Đã có thời kỳ độ che phủ rừng ở nước ta chỉ còn xung quanh 28 % (1993 - 1994). Con người phá đốt rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp, khai thác các sản phẩm từ rừng để phục vụ cho cuộc sống...tất cả các hoạt động đó đã và đang làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của đất rừng. Đất rừng bị suy thoái không chỉ gây tác hại đến khả năng sản xuất của đất mà nghiêm trọng hơn là đã phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên của vùng đồi núi, làm mất thảm thực vật tự nhiên, mất nguồn dự trữ và khả năng điều hành nước của rừng, gây thảm hoạ thiên tai hạn hán, lũ lụt, thay đổi khí hậu trong vùng. Sự suy thoái của đất rừng đã làm thay đổi gần như hoàn toàn cảnh quan tự nhiên của nhiều khu vực đồi núi ở nước ta.

5.4.1.6. Quá trình tích luỹ Fe, Al

Đây là quá trình rất điển hình trong quá trình hình thành đất ở vùng nhiệt đới ẩm. Người ta chia quá trình tích luỹ Fe, Al thành 2 loại là tích luỹ Fe, Al tuyệt đối và tương đối.

Quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối:

Fe và Al có từ trong đá mẹ và khoáng vật phong hoá ra và từ nhiều nơi khác di chuyển đến tích luỹ lại trong đất, gọi là quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối. Sản phẩm của quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối là tạo nên đá ong và kết von ở trong đất.

* Đá ong:

Thành phần đá ong chủ yếu là các loại oxit và hydroxit sắt. Về mùa mưa, do nhiệt độ cao, môi trường chua nên các hợp chất chưa Fe bị hoà tan trong nước dưới dạng oxit Fe2+ và bị rửa trôi xuống tầng sâu, tích luỹ lại trong nước ngầm. Về mùa khô nước ngầm dâng lên trong các khe hở mao quản kéo theo Fe2+ và khi đến gần lớp đất mặt gặp oxy sẽ bị oxy hoá thành oxit Fe3+ kết tủa lại. Các vệt oxit Fe này ngày càng lớn lên và nhiều ra nối liền với nhau làm thành một mạng lưới dày đặc bao bọc ở giữa các ô keo kaolinit hoặc các chất khác. Khi ở trong đất đá ong còn mềm vì oxy hoá chưa triệt để và đất ẩm, nhưng khi nhô ra mặt đất các oxit sắt sẽ bị oxy hoá thêm, bị khử nước nên tiếp tục kết tinh cứng rắn lại, các ô kaolinit mềm nên bị ăn mòn để lại những lỗ như tổ ong. Do đó người ta gọi là đá ong tổ ong.

- Đá ong tổ ong thường phổ biến ở những vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi. Đồi càng trọc, trơ trụi không cây cối, đá ong càng nhiều, càng rộng. Càng lên cao miền núi do địa hình dốc, nước ngầm sâu, càng ít đá ong hoặc không có. Ngay trong một quả đồi cao thì chân đồi thường có đá ong vì nước ngầm nông hơn. ở vùng đồng bằng tuy có sắt nhưng do mặt nước cơ bản thường xuyên có nước nên ít hoặc không có đá ong.

- Đá ong hạt đậu: gồm nhiều hạt kết von Fe, Mn, Al hình tròn nhỏ như hạt đậu gắn kết chặt lại với nhau. Đá ong hạt đậu thường được hình thành ở vùng đất đồi núi đá vôi hoặc từ đá mẹ khác nhau nhưng nước ngầm chứa vôi. Nước chứa sắt từ các chỗ cao trôi xuống gặp môi trường kiềm sẽ kết tủa lại thành các hạt kết von tròn, rồi lâu ngày gắn kết lại thành đá ong hạt đậu.

- Đá ong dạng phiến: bao gồm nhiều lớp Fe kết tủa chồng lên nhau thành phiến. Loại này ít gặp.

* Kết von:

Theo hình dạng và nguyên nhân hình thành, kết von ở đất Việt Nam thường có mấy dạng là: Kết von tròn, kết von hình ống, kết von giả.

Nguyên nhân cơ bản vẫn là sự kết tủa các hợp chất Fe hoá trị III.

- Kết von tròn: thường có nhân ở giữa. Sắt kết tủa làm thành những vòng cầu đồng tâm bao quanh nhân. Kết von tròn hình thành do Fe kết tủa từ dung dịch đất nhưng lại ít liên quan đến nước ngầm như đá ong. Trong các loại đất chua thành phần kết von chủ yếu là cấu tạo từ Fe, nên cứng và có màu nâu gỉ Fe hoặc đen có ánh kim loại. Trong các loại đất ít chua như trên đá vôi hay phù sa thì kết von do sắt và mangan nên mềm hơn và có màu đen, nâu đen.

- Kết von hình ống: là do Fe kết tủa bao quanh các rễ cây, khi các rễ cây chết và bị phân huỷ sẽ để lại các kết von hình ống.

- Kết von giả: chỉ là các mảnh đá mẹ được Fe kết tủa bao bọc xung quanh. Thường gặp ở các loại đất feralit.

Ngoài 3 dạng trên còn có thể gặp một số dạng kết von hình thù khác nhau trong đất và có thể nằm lẫn lộn trong 3 dạng trên.

* Ảnh hưởng của kết von và đá ong tới đất và cây:

Nếu đất có nhiều đá ong và kết von sẽ bị chặt, bí, kết cấu kém, nghèo dinh dưỡng và chua, lân bị giữ chặt, đất giữ nước kém nên khô hạn, v.v... Nhưng nếu kết von đá ong ít, khoảng 10 - 15 % mà ở sâu thì cũng ít ảnh hưởng đến cây. Còn khi tầng đá ong và kết von dày (chủ yếu nằm giáp tầng rửa trôi) thì rễ cây kém phát triển và thậm chí không cho thu hoạch. Thực tế ở những vùng còn thảm bì còn tốt thì ít đá ong, kết von hơn những nơi trơ trọc, cây sinh trưởng kém.

Quá trình tích luỹ Fe, Al tương đối:

Quá trình tích luỹ Fe, Al tương đối còn gọi là quá trình feralit. Sự tích luỹ Fe, Al được gọi là tương đối vì quá trình này xảy ra do đa số các chất khác bị rửa trôi, làm cho tỉ lệ Fe, Al tăng lên. Ta có thể chứng minh được qua số liệu bảng 5.7.



Bảng 5.7: Thành phần hoá học của đá mẹ bazan và đất hình thành trên bazan

Loại

SiO2 (%)

CaO (%)

MgO (%)

Al2O3 (%)

Fe2O3 (%)

Đá

44,44

8,86

7,71

16,73

8,31

Đất

36,05

0,23

0,04

32,73

22,34

(Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999)

Quá trình feralit xảy ra khá phức tạp: Đầu tiên các đá và khoáng, nhất là khoáng silicát bị phong hoá mạnh mẽ thành các khoáng thứ sinh như sét. Một phần sét lại có thể tiếp tục bị phá huỷ cho ra các oxit Fe, Al, Si đơn giản. Đồng thời với sự phá huỷ các chất bazơ và một phần SiO2 bị rửa trôi đi và dẫn tới sự tích luỹ Fe và Al. Vì lẽ đó mà người ta thường dựa vào tỉ lệ phân tử SiO2/Fe2O3, SiO2/Al2O3, SiO2/R2O3 để đánh giá quá trình feralit. Trị số này càng thấp thì quá trình feralit càng mạnh.

Về cơ bản những loại đất nào được hình thành do quá trình feralit là chủ đạo thì thường mang đặc điểm chung sau:

- Hàm lượng khoáng nguyên sinh thấp, trừ thạch anh và một số khoáng vật bền khác.

- Đất giàu hydroxit Fe, Al, Ti, Mn. Tỉ lệ SiO2/ Fe2O3, SiO2/ Al2O3, SiO2/ R2O3 của các cấp hạt sét trong đất thấp, thường <2. Nhiều trường hợp đất chứa Al3+ di động.

- Trong cấp hạt sét, thường keo kaolinit chiếm ưu thế và có số lượng hydroxit Fe, Al và Ti cao.

- Phần khoáng của cấp hạt sét có dung tích hấp thu thấp.

- Hạt kết tương đối bền.

- Thành phần mùn chủ yếu là axit fulvic.

* Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cường độ của quá trình feralit:

- Ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối:

Khi lên cao thì lạnh hơn và ẩm độ cao hơn vùng thấp. Sự thay đổi tiểu khí hậu đã phân bố lại thảm thực vật và từ đó ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất. Do ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối mà càng cao lên cao cường độ quá trình feralit càng giảm.

- Ảnh hưởng của đá mẹ và địa hình đến quá trình feralit:

Địa hình dốc thoát nước tốt, đá mẹ giàu bazơ và cứng rắn thì quá trình feralit mạnh. Nếu đá mẹ khó phong hoá và rửa trôi ít thì quá trình feralit yếu. Đất nào tích luỹ nhiều canxi từ đá mẹ ở tầng mặt thì feralit yếu v.v...

5.4.2. Một số loại đất vùng đồi núi Việt Nam

5.4.2.1. Đất Xám - Ký hiệu là X - Acrisols (Ac)

Diện tích: 19.970.642 ha.

Phân bố rộng khắp trung du miền núi và rìa đồng bằng. Đây là nhóm đất chiếm đến gần 2/3 diện tích cả nước, phân bố rộng khắp trung du miền núi và một phần ở đồng bằng. Hầu hết đất xám bạc màu, đất đỏ vàng phát triển trên các đá mẹ khác nhau, một phần đất phù sa cổ đạt tiêu chuẩn có tầng B tích sét, CEC thấp (< 24 me/100g sét), có độ no bazơ thấp (< 50 %) đều thuộc nhóm này. Tên bản đồ đất tỷ lệ 1.1.000.000 chia ra các đơn vị:

Đất xám bạc màu (X) Haplic Acrisols (ACh).

- Đất xám có tầng loang lổ (XL). Plinthic Acrisols (ACP).

- Đất xám giây (Xg). Gleyic Acrisols (ACg).

- Đất xám feralit (XO). Ferralic Acrisols (ACf).

- Đất xám mùn trên núi (Xh). Humic Acrisols (ACu).



  • Đất xám bạc màu (X) - Haplic Acrisols (ACh)

Đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá macma axit và đá cát, phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ.

Đất có thành phần cơ giới nhẹ; dung trọng 1,30 - 1,50 g/cm3; tỉ trọng 2,65 - 2,70 g/cm3; độ xốp 43 - 45 %; sức chứa ẩm đồng ruộng 27,0 - 3 I,O %; độ ẩm cây héo 5 - 7 %; nước hữu hiệu 22 - 24 %; độ thấm nước lớp đất mặt 68mm/giờ; lớp đất sâu 25 mm/giờ.

Phản ứng của đất chua vừa đến rất chua (pHKCL phổ biến từ 3,0 - 4,5); nghèo cation kiềm trao đổi (Ca2+ Mg2+ < 2 me/100g đất); độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp; hàm lượng mùn tầng đất mặt từ nghèo đến rất nghèo (O,50- 1,50 %); mức phân giải chất hữu cơ mạnh (C/N < 10); các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo...

Đất xám bạc màu có nh­ược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn và xói mòn mạnh. Tuy nhiên do ở địa hình bằng, thoải, thoáng khí, thoát nước, đất nhẹ dễ canh tác nên loại đất này thích hợp với nhu cầusinh trưởng, phát triển của nhiều cây trồng cạn như­ khoai lang, sắn, đậu đỗ, rau quả, lúa cạn, cây ăn quả, cao su, điều....



  • Đất xám glây (Xg) - Gleyic Acrisols (ACG)

Diện tích: 101.471 ha.

Phân bố tập trung ở Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, ở địa hình bậc thang, bằng, thấp, ít thoát nước. Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Phẫu diện đất có tầng đế cày và tầng glây rõ. Phản ứng của đất rất chua; nghèo mùn; độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp; nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu. Đất xám glây ở các vùng khác nhau có khác nhau về tính chất. Chẳng hạn đất miền Bắc (Sóc Sơn - Hà Nội) thì chua (pHKCl = 3,4 - 4,4), nghèo chất hữu cơ, nghèo NPK, còn đất ở Đắc Lắc thì tuy cũng chua, nhưng lại rất giàu chất hữu cơ và N, đất ở sông Bé thì rất giàu mùn; tầng mặt hơn 11 %, đến độ sâu 40 cm vẫn còn tới 6,5 % chất hữu cơ.

Đất xám glây ở các vùng khác nhau về tính chất, nhưng đều ở địa hình thấp, hứng nước từ các khu vực lân cận và thường được trồng lúa nước. Cần lưu ý bố trí mùa vụ để tránh ngập úng trong mùa mư­a. Một số nơi vư­ợt đất để trồng cây ăn quả thu hiệu quả cao như ở Lái Thiêu, Sông Bé.


  • Đất xám feralit (Xf) - Ferralic Acrisols (ACF)

Diện tích 14.789.505 ha.

Đất xám Feralit chia ra 5 đơn vị phụ:

- Đất feralit trên phiến thạch sét (Xfs) : 6.876.430 ha

- Đất feralit trên đá macma axit (Xfa) : 4.646.474 ha

- Đất feralit trên đá cát (Xfq) : 2.651.337 ha

- Đất feralit trên phù sa cổ (Xfp) : 455.402 ha

- Đất feralit biến đổi do trồng lúa (Xfl) : 159.882 ha

Nói chung đất xám Feralit chiếm gần 50 % tổng diện tích cả nước có sự phân hoá về tính chất theo mẫu chất và đá mẹ nhưng đều có các đặc điểm chung:

+ Dung trọng đất thấp (O,96 - l,26 g/cm3). Tỉ trọng cao (2,73 - 2,80 g/cm3); xốp (55 - 64 %); độ ẩm cây héo 19 - 23 %; nước hữu hiệu 12 - 17 %; thành phần cơ giới trung bình đến nặng.

+ Đất chua.

+ Tầng mặt thường bị xói mòn rửa trôi nên hàm lượng cấp hạt sét tầng mặt ít hơn các tầng sâu và hình thành tầng Feralit là đặc trưng cho cả nhóm.

+ Độ no bazơ thường nhỏ hơn 50 %.

+ DTHT bé hơn 24 me/100g sét.

+ Đất hình thành trên đá mẹ thô thì có TPCG nhẹ và nghèo chất dinh dưỡng. Đất phát triển trên đá mẹ biến chất phong hoá sâu hơn. Phần lớn ở địa hình dốc từ 8 - 150.

Đất xám feralit thoái hóa có tính chất vật lý nước và hóa học kém hơn.

Đây là loại đất tốt ở trung du miền núi với đặc điểm phát sinh và sử dụng khác nhau, thích hợp cho việc sử dụng đa dạng vào mục đích nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái. Phần lớn đất Feralit đã được khai thác trồng hoa màu, lương thực nên hầu như không còn rừng, thực vật chỉ là cây lùm bụi, hoặc gỗ rải rác. Hầu hết đất trồng chè và các cây lâu năm khác đều thuộc diện Feralit. Nếu đưa tiến bộ KHKT vào đúng mức và tăng cường các biện pháp liên hoan thì nhóm đất có diện tích rộng lớn này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước.



  • Đất xám mùn trên núi (Xh) - Humic Acrisols (ACU)

Diện tích: 3. 139.285 ha. Phân bố lớp trung ở độ cao 700 - 1800 m so với mặt biển ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tầng đất thường không dày. Loại đất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm vùng núi trung bình với nền nhiệt độ thấp và độ ẩm cao hơn so với vùng đồi, núi thấp hơn 700 m.

Đặc điểm cơ bản của đất xám mùn trên núi là có hàm lượng chất hữu cơ cao, quá trình feralit yếu hẳn hiếm thấy hiện tượng kết von, đá ong.

Đất xám mùn trên núi có thể chia ra 3 đơn vị đất phụ:

- Đất xám mùn trên núi trên đá sét và biến chất.

- Đất xám mùn trên núi trên đá macma axit và đá cát.

- Đất xám mùn trên núi trên đá macma bazơ và trung tính.

Trong 3 đơn vị đất phụ trên đây, đất xám mùn trên núi trên sản phẩm phong hóa của đá macma bazơ và trung tính, đá sét và biến chất có độ phì và khả năng sản xuất cao hơn cả.

Hiện nay đã có nhiều mô hình sử dụng đất bền vững theo ­phương thức nông lâm hoặc lâm nông kết hợp trên đất xám mùn trên núi. Ngoài việc phát triển cây rừng với nhiều loại đặc sản nh­ư pơmu, quế... còn làm tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp các loại.



5.4.2.2. Đất đỏ - Ferralsols (F)

Diện tích: 3.071.594 ha.

Nhóm đất đỏ chiếm gần 10 % diện tích tự nhiên cả nước, tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, ở độ cao 50 đến 900 - 1000 m. Đất chủ yếu phát triển trên đá macma bazơ, trung tính và đá vôi.

Theo khái niệm của FAO-UNESCO đất Ferralsols là đất có tầng B feralit với các đặc trưng sau:

- Có thành phần cơ giới là thịt pha cát hay mịn hơn.

- Tầng trên dày ít nhất 30 cm.

- Có dung tích hấp thu (TCEC) bằng hoặc nhỏ hơn 1 6me/ 100g sét.

- Có dưới 10 % khoáng có thể phong hóa trong cấp hạt 50 - 200 m

- Có dưới 10 % sét phân tán trong nước.

- Có tỷ lệ limon/sét bằng hoặc nhỏ hơn 0.2

- Không có đặc tính tro núi lửa

- Có dưới 5 % đá ch­ưa phong hóa.

Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 nhóm đất này chia ra các đơn vị:


  • Đất nâu đỏ (Fd) - Rhodic Ferralsols (FRR)

Diện tích 2.425.288 ha. Phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La...

Loại đất này có tầng phong hóa dày, mẫu đỏ thẫm, cấu trúc tốt độ xốp cao, dung trọng thấp. Tỷ lệ khoáng đang phong hóa và ch­ưa phong hóa thấp. Đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng sét cao. Độ ẩm cây héo khá cao (27 - 30 %); sức chứa ẩm đồng ruộng cao (50 - 60 %); nước hữu hiệu cao (28 - 32 %); phản ứng của đất chua; độ no bazơ thấp, dung tích hấp thu thấp ( 16me/100g sét).

Đất nâu đỏ là loại đất quý ở Việt Nam, thích hợp để phát triển nhiều cây lâu năm có giá trị nh­ cà phê, cao su, ca cao, chè, hồ tiêu, cây ăn quả... Cần bảo vệ các đặc điểm tốt của đất như­ tầng dầy, tơi xốp, giàu mùn... Khắc phục một số hạn chế nh­ chua, nghèo lân và ka li dễ tiêu, khô tầng mặt. Chú ý giữ ẩm cho đất và chống xói mòn.


  • Đất nâu vàng (Fx) - Xanthic Ferralsols (FRX)

Diện tích: 42 1.059 ha. Phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc, Khu Bốn cũ. Đất chủ yếu phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá macma bazơ và trung tính, đá vôi.

Loại đất này có màu phổ biến là nâu vàng, thành phần cơ giới nặng, tầng đất trung bình và dày, thoát nước tốt, hình thái phẫu diện t­ương đối đồng nhất, cấu trúc khá tốt và bền. Tuy nhiên một số nơi đất đã bị rửa trôi xói mòn, thoái hoá do không được sử dụng hợp lý, trong phẫu diện đất xuất hiện lớp đá ong hoặc loang lổ đỏ vàng, đất trở nên khô, rắn, nghèo dinh dưỡng. Nhìn chung loại đất này có phản ứng chua, độ no bazơ và dung tích hấp thu thấp. Đặc tr­ng tầng tích tụ đáp ứng yêu cầu của tầng B feralit.

Đất nâu vàng thích hợp với nhiều cây trồng cạn, cây ăn quả và cây công nghiệp. Tuy nhiên cần quan tâm chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ ẩm, giữ màu, bón cân đối các loại phân khoáng kết hợp với phân hữu cơ phù hợp với môi trường sinh thái và yêu cầu của cây.


  • Đất mùn vàng đỏ trên núi (Fh) - Humic Ferralsols (FRU)

Loại đất này nằm ở vùng núi trung bình từ độ cao 700 - 900 m đến 2000 m so với mặt biển. Khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp, nhiệt độ bình quân năm vào khoảng 15 - 20oC. Thảm thực vật nhìn chung còn tốt hơn vùng đồi. Do ở địa hình cao, dốc, hiểm trở nên đất thường bị xói mòn mạnh, mặt khác do quá trình phong hóa yếu nên đa số đất có phẫu diện không dày.

Đây là loại đất feralit phát triển trên đá macma bazơ, trung tính và đá vôi có tầng A xám đen tơi xốp, giàu mùn (>5 %) không có kết von, đá ong.

Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua; hàm lượng mùn cao; lân tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Kali tổng số từ nghèo đến trung bình, dung tích hấp thu thấp (<16 me/100g sét); nghèo các cation kiềm và độ no bazơ thấp.

Đất mùn vàng đỏ trên núi thích hợp cho việc sử dụng theo ph­phương thức lâm nông kết hợp. Để sử dụng có hiệu quả và bền vững loại đất này cần đặc biệt quan tâm bảo vệ đất chống xói mòn.



5.4.2.3. Đất mùn alit núi cao - Ký hiệu là Alisols (Al)

Diện tích 280.714 ha.

Đất mùn alít trên núi cao thường nằm trên các đỉnh núi cao như­ Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Ngọc Áng, Chư­ Bang Sin với độ cao tuyệt đối trên 2000m. Nhiệt độ bình quân năm dưới 150C, một số ngọn núi phía Bắc mùa đông nước bị đóng băng. Thực vật thường là đỗ quyên, trúc, một số cây lá kim ôn đới. Đá phong hóa yếu tầng đất mỏng lẫn nhiều mảnh đá vụn nguyên sinh. Trên cùng là tầng thảm mục hoặc lớp mùn thô than bùn trên núi. ở đây quá thành hình thành mùn là quá trình chủ đạo trên loại đất này.

Đất mùn alít núi có tầng đất mỏng; phản ứng chua (pHKCl = 3,9 - 4,l). Độ no bazơ thấp (28 - 43 %); giàu mùn và đạm tổng số (tương ứng 4,8 - 15,5 % và 0,16 - 0,32 %). Thành phần chất hữu cơ của đất phần lớn là axit fulvic và hàm lượng tương đối của axit này càng xuống sâu càng tăng.

Đất mùn alít trên núi cao chủ yếu khoanh vùng để bảo vệ



tải về 5.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương