MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


II. KẾT QUẢ CỔ PHẦN HÓA, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 9/2014



tải về 2.4 Mb.
trang26/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

II. KẾT QUẢ CỔ PHẦN HÓA, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 9/2014


1. Bối cảnh

Giai đoạn 2011-2014 là giai đoạn thực sự khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xây dựng do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước. Đầu tư công cắt giảm, thị trường xây dựng bị thu hẹp, nhiều công trình, dự án phải giãn tiến độ hoặc đình hoãn; thị trường bất động sản đóng băng và phục hồi chậm, tồn kho bất động sản lớn, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn và kéo dài v.v… đã làm suy giảm đà tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Cùng với việc giải quyết các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Bộ Xây dựng xác định tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó thực hiện cổ phần hóa theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị: số 1568/CT-TTg ngày 19/8/2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, số 03/2012/CT-TTg ngày 17/01/2012 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các Quyết định phê duyệt Phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Xây dựng. Ngay từ năm 2011, Bộ Xây dựng đã ban hành các chỉ thị, văn bản gửi các Tổng công ty chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng và triển khai kế hoạch cổ phần hóa, đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015. Tính đến tháng 9/2014, Bộ Xây dựng đã hoàn thành những công việc chủ yếu như sau :

2. Kết quả cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN


2.1. Kết quả cổ phần hóa

Tháng 10/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1428/QĐ-TTg về việc kết thúc thí điểm Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, theo đó đã chuyển 07 Tổng công ty là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 02 Tổng công ty cổ phần về trực thuộc Bộ Xây dựng. Do việc ổn định lại công tác tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty nên tiến độ cổ phần hóa còn chậm so với kế hoạch cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tính đến hết năm 2012, Bộ Xây dựng chỉ hoàn thành cổ phần hóa 01 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.

Tính đến đầu năm 2013, Bộ Xây dựng còn 14 Công ty mẹ - Tổng công ty và 17 công ty con trực thuộc các Tổng công ty phải cổ phần hóa. Trong năm 2013, Bộ Xây dựng đã thực hiện cổ phần hóa được 12 DN gồm: 05 Công ty mẹ Tổng công ty (Viglacera, Viwaseen, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng và LICOGI) và 07 Công ty con (03 DN thuộc LICOGI, 02 DN thuộc HUD và 02 DN thuộc VNCC).

Trong 09 tháng đầu năm 2014, Bộ Xây dựng đã rà soát, đẩy mạnh công tác cổ phần, đồng loạt triển khai tại 19 DN gồm 09 Công ty mẹ - Tổng công ty và 10 công ty con cổ phần hóa cùng Công ty mẹ. Đến nay, Bộ Xây dựng đã thành lập Ban chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa của 09/09 Tổng công ty; hoàn thành phê duyệt giá trị doanh nghiệp và đang thẩm định phương án cổ phần hóa của 01 Tổng công ty và 02 công ty con. Đang xác định giá trị doanh nghiệp tại 05 Tổng công ty (gồm: FiCO, CC1, COMA, SÔNG ĐÀ, LILAMA) và tiến hành xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp tại 04 Tổng công ty (gồm: VICEM, IDICO, HUD, VNCC).

Nhìn chung giai đoạn 2011-2015, số lượng doanh nghiệp của Bộ Xây dựng phải thực hiện cổ phần hóa không nhiều nhưng đều có qui mô lớn với giá trị doanh nghiệp từ 1.000 tỷ đồng đến gần 20.000 tỷ đồng, trong đó có 14 Công ty mẹ - Tổng công ty. Dự kiến đến cuối năm 2015, về cơ bản Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa và không còn DNNN.

2.2. Kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 03/2012/CT-TTg ngày 17/01/2012 về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 về việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Bộ Xây dựng đã tích cực triển khai và chỉ đạo các Tổng công ty xây dựng, trình Bộ phê duyệt các đề án tái cơ cấu Tổng công ty. Đến nay, Bộ đã hoàn thành thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và phê duyệt 13/13 đề án tái cơ cấu của các Tổng công ty trực thuộc Bộ.

Việc tái cơ cấu các Tổng công ty thuộc Bộ tập trung vào 4 nội dung chính gồm: tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh, tái cơ cấu tổ chức, tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp, trong đó tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh tập trung vào các ngành chính như: xây lắp, tổng thầu EPC, đầu tư bất động sản, vật liệu xây dựng, đầu tư và kinh doanh thủy điện, cơ khí xây dựng v.v... Kiên quyết thoái vốn tại các ngành không thuộc ngành nghề kinh doanh chính như khách sạn, du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán v.v... trước năm 2015. Đến hết năm 2015, 14 Tổng công ty sẽ tập trung thoái toàn bộ vốn góp tại 158 doanh nghiệp với tổng giá trị 5.052,78 tỷ đồng (bằng 18% tổng số tiền đầu tư vào các doanh nghiệp khác); thực hiện phá sản 01 doanh nghiệp, giải thể 01 doanh nghiệp, chuyển giao 01 doanh nghiệp và sáp nhập 13 doanh nghiệp.

Hiện nay, các Tổng công ty đang tích cực thực hiện theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt, trong đó trọng tâm là công tác cổ phần hóa và thoái vốn. Đến quý II/2014, các Tổng công ty đã và đang thực hiện thoái vốn tại 42 danh mục với giá trị 2.172,11 tỷ đồng, chiếm 43,22% kế hoạch thoái vốn, trong đó đã thoái vốn thành công tại 19 danh mục (tăng 03 danh mục so với năm 2013) với tổng giá trị là 497,16 tỷ đồng, đạt 9,89% kế hoạch thoái vốn và đang thực hiện thoái vốn tại 23 danh mục (tăng 5 DN so với năm 2013) với tổng giá trị 1.674,95 tỷ đồng, chiếm 33,33% kế hoạch thoái vốn.

Cùng với công tác thoái vốn, Bộ Xây dựng cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu một số doanh nghiệp xi măng đang gặp khó khăn. Cùng với đó, các Tổng công ty thuộc Bộ đã chủ động thực hiện sáp nhập một số công ty con, công ty liên kết; sáp nhập, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện nhằm làm tinh gọn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; sáp nhập các công ty cấp II vào công ty cấp I, thực hiện giảm dần giá trị vốn góp của nhà nước tại các công ty cổ phần mà nhà nước không cần thiết nắm giữ cổ phần chi phối theo nội dung đề án tái cơ cấu được phê duyệt.

Đồng thời, các Tổng công ty cũng xây dựng các kế hoạch tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động, hệ thống nội quy, quy chế, quy định quản lý nội bộ, hoàn thiện Chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020. Sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa. Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ; Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn, kiểm tra và giám sát của Công ty mẹ đối với người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác.

Quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, các Kết luận, văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đã thường xuyên chỉ đạo, yêu cầu các Tổng công ty rà soát, xây dựng tiến độ kế hoạch tái cơ cấu, đặc biệt là công tác cổ phần hóa, thoái vốn; Tiếp tục rà soát, bổ sung những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ để xây dựng lộ trình thoái vốn; đồng thời Bộ Xây dựng đã tăng cường theo dõi, kiểm tra, và đôn đốc việc thực hiện này. Đối chiếu với nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch chung giai đoạn 2011-2015.

Bên cạnh những mặt đã đạt được như trên, trong thực hiện cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn vừa qua vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như:



Trong công tác cổ phần hóa: (i) Trong việc xác định giá trị doanh nghiệp còn có một số bất cập như khi xử lý tài chính phải hoàn nhập lại dự phòng các khoản phải thu khó đòi không đủ điều kiện để loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp, dẫn tới sau khi cổ phần hóa công ty cổ phần không có nguồn quỹ để bù đắp cho những tổn thất xảy ra đối với các khoản nợ phải thu khó đòi tồn tại từ giai đoạn là doanh nghiệp nhà nước; phương pháp định giá các khoản đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp chưa niêm yết theo phương pháp vốn chủ sở hữu chưa phản ánh được tính thị trường của các khoản đầu tư; khoản góp vốn bằng ngoại tệ được định giá lại theo tỷ giá hiện thời, trong khi doanh nghiệp nhận góp vốn đã vốn hóa khoản góp vốn này theo tỷ giá tại thời điểm nhận vốn góp dẫn tới khoản chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị ngoại tệ không được đơn vị nhận góp vốn thừa nhận, tạo nguồn vốn ảo cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa; việc tính lợi thế kinh doanh căn cứ vào lợi nhuận bình quân 3 năm gần nhất là chưa phản ánh đúng lợi thế kinh doanh do khoảng thời gian quá ngắn, không phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có tính chất chu kỳ; tại thời điểm bàn giao doanh nghiệp, trong khi các tài sản khác không định giá lại thì việc phải định giá lại các khoản đầu tư tài chính là không phù hợp về tính chất tài chính, việc này có thể dẫn tới việc điều chỉnh lại quy mô vốn điều lệ của công ty cổ phần và xử lý rất phức tạp; (ii) Sự khó khăn chung của nền kinh tế, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự suy giảm của thị trường chứng khoán tác động lớn đến việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài khi thực hiện cổ phần hóa, đặc biệt là việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược rất khó khăn.

Trong công tác thoái vốn: (i) Tiến độ thực hiện thoái vốn còn chậm do những vướng mắc như tình hình thị trường chứng khoán khó khăn nên ít nhà đầu tư quan tâm mua cổ phần; (ii) chưa có đầy đủ văn bản hướng dẫn Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nên việc triển khai còn lúng túng, rụt rè; (iii) Chưa có văn bản hướng dẫn việc chuyển giao vốn, chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp.

3. Kế hoạch cổ phần hóa và tái cơ cấu DNNN đến hết năm 2015 và một số giải pháp thực hiện

Định hướng của Bộ Xây dựng đến năm 2015 là quyết tâm thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp trực thuộc. Chỉ đạo quyết liệt việc kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. Đồng thời Bộ Xây dựng kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt nhằm đạt được các mục tiêu đề ra như: Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trực thuộc; Tạo điều kiện để doanh nghiệp giải phóng sức sản xuất, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Xây dựng, phát triển các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng trở thành những đơn vị kinh tế vững mạnh trong ngành xây dựng, có cơ cấu hợp lý, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính, phát huy tốt các nguồn lực và đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của các đơn vị sau cổ phần hóa.

Theo kế hoạch, đến hết năm 2015 Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa toàn bộ các DNNN trực thuộc. Đồng thời Bộ tiếp tục thực hiện các nội dung của đề án tái cơ cấu DNNN, xây dựng lộ trình, giải pháp thực hiện cụ thể hoàn thành việc sắp xếp lại mô hình tổ chức các công ty mẹ, 100% kế hoạch thoái vốn và các mục tiêu sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp khác đã đề ra.

Để thực hiện được kế hoạch trên, Bộ Xây dựng đã đề rà một số giải pháp như: (i) Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức của cán bộ lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua các hình thức chỉ đạo bằng văn bản, tổ chức hội thảo, cuộc họp phổ biến v.v…; quy định việc thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, tái cơ cấu là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) Thực hiện cổ phần hóa các công ty con đồng thời với Công ty mẹ để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí và lựa chọn được phương án cổ phần hóa phù hợp hơn; (iii) Phê duyệt kế hoạch, tiến độ cổ phần hóa cụ thể, bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc; Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, đánh giá mức độ hoàn thành tiến độ cổ phần hóa theo kế hoạch đề ra; (iv) Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý để cổ phần hóa; áp dụng các biện pháp xử lý linh hoạt, hữu hiệu, dứt điểm đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn về tài chính, lao động; (v) Thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với doanh nghiệp cổ phần hóa giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình cổ phần hóa, nhất là đối với các doanh nghiệp có nhiều tài sản là đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị v.v… khi xác định giá trị doanh nghiệp; (vi) Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh v.v… để giải quyết các vấn đề vướng mắc khi cổ phần hóa như việc xác định giá trị doanh nghiệp, phương án sử dụng đất, phương án cổ phần hóa; (vii) Tăng cường quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sau cổ phần hoá; (viii) Chỉ đạo các đơn vị chủ động rà soát và lập kế hoạch, lộ trình bán tiếp phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần xét thấy không cần thiết nắm giữ; (ix) Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu của các DNNN theo từng quý; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc và phối hợp giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình tái cơ cấu, nhất là trong việc thoái vốn tại các khoản đầu tư kém hiệu quả, ngoài ngành nghề kinh doanh chính.



4. Kiến nghị

Để đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn, giải quyết những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, Bộ Xây dựng kiến nghị:

(i) Đối với công tác cổ phần hóa: sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo hướng DN cổ phần hóa được giữ lại Quỹ dự phòng giảm giá các khoản nợ phải thu khi xác định giá trị doanh nghiệp, có phương pháp định giá đối với các khoản đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết, doanh nghiệp bị sàn giao dịch hủy niêm yết phù hợp với thị trường; Sử dụng lợi nhuận bình quân của 10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp; không định giá lại các khoản đầu tư tài chính khi thực hiện bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần.

(ii) Đối với công tác thoái vốn: sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp./.






1 Vietnam CCI (Vietnam Consumer Confidence Index): Đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam - do Ngân hàng ANZ kết hợp cùng Roy Morgan Research thực hiện.

2 http://thoibaonganhang.vn/index.php/tin-tuc/1-chi-so-niem-tin-nguoi-tieu-dung-anz-roy-morgan-dat-135-5-diem-24468.html.

3http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=403&idmid=2&ItemID=15127

4Chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình 12 tháng 2013 tăng bình quân so với cùng kỳ 2012 là 7,3%.

5http://www.baomoi.com/Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-Phan-dau-dat-muc-tang-truong-58/122/14688241.epi

6http://youstock.vn/neu-khong-ho-tro-tong-cau-tang-truong-nam-2014-chi-5-6--5-7--396.html

7http://www.tapchitaichinh.vn/Uploaded/tranhuyentrang/2014_08_04/bccp2014_07.pdf

8 Chi tiết xem bài: Hà Quỳnh Hoa (2014),Dự báo tăng trưởng và lạm phát năm 2014 – 2015, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8 (568), tháng 4/2014, trang 15-18.

9 Tỷ lệ lạm phát của các năm 2004 đến năm 2013, theo Tổng cục Thống kê lần lượt là: 9,5%; 8,4%; 6,6%; 12,5%; 22,97%; 6,88%; 11,75%; 18,13%; 6,81%; 6,04%;

10 Trong các mô hình cân bằng tổng thể và Hệ thống các tài khoản Quốc gia (System of National Accounts) tổng cầu được hiểu bao gồm cầu cho sản xuất (intermediate demand) và cầu cuối cùng (final demand). Cầu cuối cùng ở đây bao gồm chi tiêu dùng của hộ gia đinh, chi thường xuyên của Chính phủ, tích lũy gộp tài sản/đầu tư (gross capital formation) và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; tổng cầu cuối cùng chính là tổng sản phẩm trong nước (GDP). Ý niệm này tương đồng với ý niệm tổng cầu của Keynes, ông này cho rằng khi tác động vào các nhân tố của cầu sẽ kích thích phía cung tăng trưởng và Leontief đã lượng hóa mối quan hệ này.

11 Theo Nguyễn Thắng, “Ràng buộc, dư địa và hiệu lực của các chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”.

12 Theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu cho thấy cần kích cầu cho nhóm sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm của công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.

13 Theo giải thích trong niên giám Thống kê 2 chỉ tiêu này không có sự khác biệt.

14 Tính chung cả nền kinh tế cứ có 1 đồng vốn chủ sở hữu phải vay 2,2 đồng; đối với khu vực Nhà nước tỷ lệ này là 3,3 – Theo Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011- TCTK.

15 Số liệu tính toán từ bảng I/O của Việt Nam.

16 Số liệu tính toán từ bảng I/O của Việt Nam.

17 Theo Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh.

18 Hiện nay TCTK điều chỉnh GDP từ năm 2010 tăng lên một khoản rất lớn nhưng lại không điều chỉnh về cho những năm trước đó, trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu từ năm 2000 do đó chúng tôi trừ khoản đã điều chỉnh cho tương thích với các năm trước đó.

19 Lý thuyết về trọng cung do Friedrich Hayek và Milton Friedman. Đây là những nhà kinh tế tin vào tính hiệu quả của thị trường tự do và gần như không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, Thực thi tư tưởng này là cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người vừa qua đời gần đây, cùng với Ronald Reagan được cho là 2 lãnh tụ thiên hữu đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế và xã hội phương Tây (chính xác hơn là khối Anglo Saxon) trong thập kỷ 1980.

20 Cục quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KHĐT

21 ADB, Supply and Use tables for selected Economies in Asia and the Pacific, December, 2012.


22 Bui Trinh, New Economic Structure for Vietnam Toward Sustainable Economic Growth in 2020, Global Journal of Human Social Science Sociology Economics & Political Science Volume 12 Issue 10 Version 1.0, 2012.

23 IMF. 2014. World Economic Outlook Update. July, 2014. International Monetary Fund: Washington DC. Table 1, Tr.2

24 IMF. 2014. Đã dẫn.

25 PricewaterhouseCoopers (PwC) nhận định rằng từ vị trí thứ 10 trong năm 2013, Ấn Độ có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2030.

26 WB. 2014. East Asia and Pacific Economic Update. The World Bank: Washington DC. Bảng 1, Tr.24

27 WB, Global Economic Prospects, June 2014

28 IMF. 2014. Đã dẫn. Trang 2.

29 Thậm chí, vào đầu năm 2014, IMF còn cảnh báo các nền kinh tế PT có thể phải đối mặt với nguy cơ giảm phát

30 http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_244629/lang--en/index.htm

31 Heidelberg Institute of International Conflict Research. 2013. Conflict Barometer 2012. University of Heidelberg: Germany. Tr.2

32 Trong giai đoạn 2008-2013, trong số 158 quốc gia được báo cáo này khảo sát thì chỉ có môi trường hòa bình của 48 quốc gia được cải thiện còn môi trường hòa bình ở 110 quốc gia đã sa sút.

Institute for Economics and Peace. 2013. Global Peace Index. New York. Tr.33



33 uk.reuters.com/.../uk-scotland-independence-idUKKBN0

34 IMF. 2014. Đã dẫn

35 Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 2014. Báo cáo kinh tế thế giới và Việt Nam tháng 9/2014. Hà Nội

36 Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 2014. Báo cáo kinh tế thế giới và Việt Nam tháng 8/2014. Hà Nội

37http://www.imf.org/external/np/pp/eng/2014/062514.pdf

38Điều này có thể liên quan đến những cú sốc đến các khoản vay ngắn hạn, sự thay đổi trong tính ưu tiên của danh mục đầu tư theo hướng nhu cầu ngày càng cao cho dòng tiền đi từ trái phiếu và cổ phiếu, và khả năng lạm phát tăng bất ngờ không liên quan đến nhu cầu cải thiện đã được cải thiện.

39Kịch bản giả định tăng trưởng mạnh hơn gây nên sự thắt chặt tiền tệ nội sinh là 100 điểm cơ bản trong tỷ lệ chính sách.

40Kịch bản giả định sự liên lạc giữa các ngân hàng trung ương là tốt ở các nền kinh tế tiên tiến. Nếu thị trường hiểu sai ý định của chính sách ngân hàng trung ương, tác động lan tỏa từviệc thoát khỏi UMP có thể được khuếch đại. Báo cáo lan tỏa năm 2014 cũng nghiên cứu sự tương tác của việc bình ổn tiền tệ không đồng đều với sự suy thoái tự trị ở nền kinh tế mới nổi.

41 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nôi, 2011.

42http://vneconomy.bat-dong-san/21-ty-usd-quy-mo-thi-truong-bat-dong-san-viet-20140814045019563.htm

43 http://vov.vn/kinh-te/dia-oc/6-nghich-ly-cua-thi-truong-bat-dong-san-viet-nam-288554.vov

44 Bài viết tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu về “Đánh giá tái cơ cấu DNNN: Các điểm nghẽn và giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu” trong khuôn khổ Dự án Chính sách Kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế do UNDP tài trợ.

45 Nhóm tác giả gồm PGS.TS Trần Đình Thiên, Th.S Đinh Tuấn Minh, Th.S Nguyễn Trí Dũng và PGS.TS Tô Trung Thành.

46 PGS TS, Hiệu Trưởng Đại học Kinh Tế Luật, ĐHQG, TP.HCM

47 Đai học Kinh tế Luật, ĐHQG, TP HCM

48 Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tháng 3/ 2012. Đề án: Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020.

49 Vietnam Development Report 2012, WB

50 Báo Tuổi Trẻ, 05 / 10 / 2008

51 Vietnam Development Report 2012, WB.

52 Thorton Matheson 18/4/2013: Reform of State Owned Enterprises

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương