MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN



tải về 2.4 Mb.
trang21/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   27

Tài liệu tham khảo
Aggelopoulos E., Georgopoulos A. and Siriopoulos C. (2010), “Comparative efficiency analysis of Greek bank branches in the light of the financial crisis”, European Economics and Finance Society (EEFS), 9th Annual Conference, June 3-6, Athens.

Carl-Johan, L., Tomás, J., Charles, E., Anne-Marie, G., Marc, Q., Leslie T. (1999), “Financial Sector Crisis and Restructuring. Lessons from Asia”, IMF occasional paper, No. 188

Charnes, A., W.W. Cooper, and E. Rhodes, (1978), “Measuring the efficiency of decision making units”, European Journal of Operational Research 2, 429-444.

Farrell, M.J., (1957), “The measurement of productive efficiency”, Journal of Royal Statistical Society A 120, 253-281.

Stefan, I., Steven, A. S., and Dong H. (2004), “Issues in the Establishment of Asset Management Companies”, IMF Policy Discussion Paper, Monetary and Financial Systems Department

Thomas M. (2008), Managing Turbulent Times, a Malaysian Experience”, Association of professional bankers, 20th Anniversary Convention – 2008

Yue P (1992). “Data Envelopment Analysis and Commercial Bank Performance: A Primer with Applications to Missouri Banks.” Federal Reserve Bank of St. Louis Economic Review 74(1): 31-45.

Trần Thọ Đạt và nhóm nghiên cứu (2014), Đề tài “Khuôn khổ pháp lý cho tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế”, Đại học KTQD.


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

(2012-2014) VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ

PGS.TS Ngô trí Long

Những năm qua hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt nam đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô tài sản, mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng. Bên cạnh những mặt đạt được thì hệ thống NHTM Việt nam cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Do đó, việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt nam hoạt động hiệu quả hơn là việc cần thiết phải làm trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khóa XI) khẳng định một trong ba trọng tâm tái cấu trúc kinh tế là cơ cấu lại hệ thống tài chính, trong đó trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Việt Nam.



I. TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG – KHÂU THEN CHỐT CỦA TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ

  1. Sự cần thiết tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam

NHTM là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay. NHTM là một loại hình doanh nghiệp cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính khác nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính xã hội. NHTM là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho các tổ chức kinh tế và dân cư. Thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố như: năng lực quản trị điều hành, nền tảng công nghệ, đội ngũ nhân sự, chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ cung cấp.

Trong những trường hợp nào của một quốc gia sẽ tiến hành tái cơ cấu hệ thống NHTM:

- Khi hệ thống NHTM phát sinh những vấn đề bất ổn và có nguy cơ đẩy hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng kéo dài, kéo theo nguy cơ khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng có nguy cơ lan rộng ra toàn hệ thống. Có những dấu hiệu cho thấy hệ thống NHTM bất ổn trầm trọng cần phải thực hiện tái cấu trúc. Khủng hoảng kinh tế kéo dài, môi trường kinh doanh của ngân hàng xấu đi nghiêm trọng dẫn đến các mặt hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ an toàn vốn giảm sút làm cho hệ thống ngân hàng có nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro vỡ nợ ngày càng lớn, hệ thống ngân hàng suy yếu đe dọa sự bất ổn của nền kinh tế của quốc gia. Khi khuôn khổ giám sát và quản lý yếu kém.

- Khi nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi hệ thống NHTM phải thay đổi để thích ứng, đảm bảo các hoạt động của nền kinh tế có hiệu quả. Mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm hồi sinh hệ thống NHTM yếu kém và duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả của hệ thống NHTM.



Những lý do để Việt nam cần phải tái cơ cấu đối với hệ thống NHTM:

Những năm qua hệ thống NHTM trong nước đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô tài sản, mạng lưới giao dịch, sản phẩm dịch vụ, cũng như hệ thống công nghệ ngân hàng. Hệ thống các NHTM Việt Nam được chia làm 2 nhóm dựa vào quan hệ sở hữu: một là, các NHTM do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn; hai là, nhóm các NHTM cổ phần. Hệ thống các NHTM Việt Nam phát triển nhanh về số lượng và nguồn vốn sở hữu sau khi đổi mới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính sự phát triển nhanh về mặt số lượng, cho đến nay hệ thống các NHTM đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt có NHTM đã xây dựng hệ thống các chi nhánh bao phủ đến tận huyện, thậm chí là tới các xã, liên xã; mạng lưới của hệ thống NHTM trải rộng khắp đến các vùng, miền của đất nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM phải đạt 3.000 tỷ VND. Đến nay, các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ khá cao như: VCB, BIDV, Viettinbank, Agribank, ACB..., các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng dần tăng quy mô vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động từ trên 15 triệu USD.

Dư nợ cho vay tăng nhanh trong những năm vừa qua. Trên thực tế, hệ thống NHTM Việt Nam đã và đang đóng vai trò chi phối thị phần tín dụng (86,47% toàn hệ thống), đây là nguồn vốn đáng kể góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội.

Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối đã được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, từ đó giúp NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trung ương hiện đại. Bên cạnh đó, NHNN đã xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với yêu cầu hội nhập quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại.

Hệ thống công nghệ ngành ngân hàng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Điều này được thể hiện rất rõ là nếu như trước đây, trong khâu thanh toán phải mất thời gian từ 1 ngày đến hàng tuần mới thực hiện hoàn chỉnh một giao dịch thanh toán, thì ngày nay nhờ có đổi mới công nghệ, thời gian thanh toán đã được rút ngắn chỉ được tính bằng phút, thậm chí bằng giây. Hơn thế nữa, nhờ có đổi mới công nghệ mà hệ thống ngân hàng thương mại đã đưa ra được rất nhiều các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, chẳng hạn như: dịch vụ như ATM, POS, EDC, internet banking, telephone banking, ngân hàng trực tuyến...từ đó đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

Bên cạnh những kết quả trên, tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam những năm qua cho thấy còn những tồn tại:

Tình hình huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định, có xu hướng giảm. Những năm đầu khủng hoảng tài chính toàn cầu tốc độ tăng trưởng huy động vốn duy trì trên 20%, nhưng những năm tiếp theo tỷ lệ tăng huy động chỉ đạt trên 12%. Một số điểm đáng chú ý trong hoạt động huy động vốn từ 2008 - 2012: lãi suất huy động vốn có diễn biến phức tạp; lãi suất thực tế vượt lãi suất quy định; dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM tăng lên khá mạnh. Trong giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ tăng dư nợ bình quân khá cao trên 21,2%. Hoạt động tín dụng của các NHTM những năm qua còn chứa ẩn rất nhiều hạn chế: tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động vượt xa mức cho phép của NHNN làm cho tính thanh khoản của hệ thống luôn căng thẳng; tín dụng tăng trưởng nóng dẫn đến chất lượng tín dụng giảm thấp; cơ cấu kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động không cân đối.

Hoạt động tín dụng của các NHTM phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng, nhưng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định, khiến chất lượng của các khoản tín dụng rất thấp, đây đã trở thành những khoản nợ xấu. Nợ xấu của hệ thống NHTM giai đoạn 2008 - 2012 có xu hướng gia tăng: năm 2008 là 2,17%; năm 2009 là 2,05%; năm 2010 là 2,165%; năm 2011 là 3,3% và năm 2012 tăng vọt lên 8,6%. Đây là con số NHNN công bố, nhưng theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings năm 2011 không thể thấp hơn hai con số vào khoảng 13%. Nợ xấu ngân hàng đứng ở mức cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Việc có quá nhiều ngân hàng không phải là điều xấu, vấn đề chính là các ngân hàng hoạt động không hiệu quả trong đó vấn đề nợ xấu trong các ngân hàng – những tài sản không sinh lời của các doanh nghiệp là thách thức lớn nhất đối với hệ thống các NHTM. Chính tình hình nợ xấu của các ngân hàng ngày càng trầm trọng khiến cho yêu cầu tái cấu trúc ngân hàng không thể chậm chễ hơn nữa. Mặc dầu chúng ta đã thành lập VAMC để xử lý nợ xấu, nhưng cho tới hiện nay hiện nay nợ xấu vẫn là 'ung nhọt' của các NHTM.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - “CAR”) có thể giảm sụt nếu các NHTM trích lập quĩ dự phòng đúng, đủ theo đúng quy định của NHNN. Thời gian qua, theo báo cáo của các NHTM đa số các NHTM đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu trên 8% theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel II. Tuy nhiên, tỷ lệ CAR còn có khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, trong khi các nguồn thu khác giảm xuống, điều tất nhiên tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như các NHTM tuân thủ đúng theo quy định của NHNN, hạch toán đúng, đủ dự phòng cho các khoản nợ.

Tình hình thanh khoản của các NHTM đôi lúc còn bấp bênh, năm 2011, tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng lên tới hơn 100%, dẫn đến thiếu thanh khoản; nay tình hình này đã được cải thiện, tỷ lệ sử dụng vốn dao động từ 93 - 96%, nhưng chưa chắc chắn. Tại các NHTM hàng đầu trên thế giới, tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 30 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ dùng để đầu tư vào công cụ có thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng Việt Nam hoàn toàn đầu tư vào tín dụng. Tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng tín dụng / tổng vốn huy động tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Vì vậy NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN, có hiệu lực vào tháng 10 năm 2010 quy định tỷ lệ này ở mức tối đa 80% cho các ngân hàng và 85% cho các tổ chức tín dụng khác nhưng cho đến nay tỷ lệ này vẫn chưa giảm và vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đồng thời, tỷ lệ tín dụng cho vay / vốn huy động lại có xu hướng tăng lên, trong khi tín dụng tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng vốn huy động. Đây là điều không tốt để tăng tính thanh khoản trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Những bất ổn về kinh tế vĩ mô ở trong nước, đặc biệt là lạm phát cao trong những năm trở lại đây và những chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát đã đặt hệ thống NHTM trước những rủi ro rất lớn về lãi suất. Bên cạnh đó, những biến động lớn và đột ngột về lãi suất, cùng với những biện pháp điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính đã khiến cho các NHTM thường xuyên trong trạng thái đối phó, khi thì chạy đua tăng lãi suất huy động, khi lại giữ lãi suất cho vay ở mức rất cao để phòng ngừa biến động lãi suất. Vì vậy, hiện tượng vượt trần lãi suất diễn ra tương đối phổ biến làm giảm hiệu lực của các chính sách tiền tệ, đồng thời làm suy giảm đạo đức kinh doanh của không ít cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trong hệ thống ngân hàng.

Năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng và mức độ rủi ro. Năng lực đánh giá, thẩm định, quản lý tín dụng và giám sát sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng và nhiều tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản, nên khi giá bất động sản giảm sâu kéo theo nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng nhanh.

Vi phạm quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng dẫn đến nợ xấu lớn ở nhiều tổ chức tín dụng. Qua công tác thanh tra, nhiều tổ chức tín dụng được phát hiện vi phạm nghiêm trọng các quy định an toàn hoạt động tín dụng như giới hạn cho vay một khách hàng và người có liên quan, đặc biệt là việc cấp các khoản vay có giá trị rất lớn đối với cổ đông lớn và người có liên quan. Khách hàng vay có tình hình tài chính kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ, giải thể, phá sản, sử dụng vốn vay sai mục đích và phương án đầu tư, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không trả được nợ vay ngân hàng. Hệ thống pháp luật còn bất cập, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, phá sản, giải thể doanh nghiệp, thi hành án dân sự, xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều vướng mắc, phức tạp, chậm được khắc phục, hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý nợ xấu.

Việc xử lý nợ xấu phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường, song thị trường bất động sản chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hoá chậm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn rất thấp, chậm được cải thiện. Sự trì trệ kéo dài của thị trường bất động sản, thị trường tài chính gây khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Vì vậy, việc huy động các nguồn vốn và tìm kiếm các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để tham gia xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng không thuận lợi.

Trong nền kinh tế chuyển đổi, đang phát triển như Việt Nam, tổ chức tín dụng vẫn là kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế, nên diễn biến chỉ số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và ngược lại. Xuất phát từ thực tiễn cuối năm 2011, tình trạng khu vực ngân hàng Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro hệ thống, có thể là nhân tố kích hoạt cho sự đổ vỡ kinh tế: lãi suất cho vay tăng cao lên đến trên 20% và kéo dài từ 2009 - 2011; thanh khoản của hệ thống NHTM gặp khó khăn, lãi suất cho vay liên ngân hàng lên tới 30% - 40%; nợ xấu tăng nhanh; hiệu quả và lợi nhuận giảm sút… đặt ra yêu cầu về tái cơ cấu hoạt động của hệ thống.

Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2011 - 2016 là thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được xem là khâu then chốt nằm trong chiến lược tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khóa XI) khẳng định một trong ba trọng tâm tái cấu trúc kinh tế là cơ cấu lại hệ thống tài chính, trong đó trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro.



2. Nội dung tái cơ cấu hệ thống NHTM

Nội dung tái cơ cấu hệ thống NHTM bao gồm: tái cơ cấu tài chính; tái cơ cấu hoạt động kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống quản trị; tái cơ cấu sở hữu.

Tái cơ cấu tài chính của NHTM là tăng quy mô, chất lượng vốn tự có của các NHTM và xử lý nợ xấu. Do đặc điểm của loại hình kinh doanh ngân hàng vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh, nhưng vốn tự có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM. Quy mô và chất lượng vốn tự có của NHTM tạo nền tảng cho hoạt động, đảm bảo sự an toàn, duy trì niềm tin và điều chỉnh hoạt động của NHTM. Trong quá trình tái cơ cấu tài chính NHTM, một nội dung hết sức quan trọng là phải biết chính xác số nợ xấu để có các bước xử lý có hiệu quả. Xử lý nợ xấu có thể cấu trúc lại nợ, xử ký tài sản đảm bảo, bán cho công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp,…

Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh NHTM là củng cố, chấn chỉnh lại hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM và đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm các nội dung: tái cơ cấu về dịch vụ; tái cơ cấu về nhân sự; tái cơ cấu về công nghệ; tái cơ cấu về mô hình tổ chức hoạt động.

Tái cơ cấu hệ thống quản trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với NHTM, bởi tính đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh tiền, nên có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn đối với hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tái cơ cấu hệ thống quản trị của NHTM cần tuân thủ 14 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2006. Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động khó lường, thỉ quản trị của NHTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tái cơ cấu sở hữu NHTM có ý nghĩa quyết định tới chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và việc tuân thủ quy định pháp luật của từng loại hình NHTM. Theo hình thức sở hữu có thể phân chia thành các loại hình NHTM: ngân hàng thuộc về sở hữu tư nhân; ngân hàng thuộc về sở hữu của các cổ đông (NHTM cổ phần); ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước; ngân hàng liên doanh. Theo xu hướng chung tại các nước, việc tái cơ cấu sở hữu là giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng dần tỷ lệ sở hữu trong lĩnh vực sở hữu cho các thành phần kinh tế khác. Hầu hết các quốc gia đều chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng.

NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thông NHTM và có vai trò rất lớn trong quá trình tái cơ cấu NHTM; Tổ chức quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM (rà soát đánh giá tình hình hoạt động của toàn hệ thống; lập phương án tái cơ cấu hệ thống NHTM trình Chính phủ phê duyệt); Điều phối, hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu (hỗ trợ giải quyết vấn đề thanh khoản, làm trung gian giữa các NHTM, thực hiện và làm đầu mối hoàn chỉnh các quy đinh pháp luật có liên quan đến hoạt động NHTM, kiểm soát môi trường vĩ mô, cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài ); Đánh giá về tái cơ cấu hệ thống NHTM.

II. KẾT QUẢ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (2012 - 2014)

Tháng 3/2012, tại Quyết định số 254/QĐ - TTg ngày 01/03/2012, Chính phủ thông qua Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Bắt đầu từ 2011- 2012, tập trung hỗ trợ thanh khoản; rà soát, phân loại TCTD và thực hiện mua bán sáp nhập ngân hàng yếu kém và đến năm 2014 hoàn thành căn bản tái cơ cấu tài chính và 2015 hoàn thành căn bản tái cơ cấu hoạt động và quản trị.

Sau một năm, ngày 11/3/2013 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 363/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.

Sau hơn 2 năm thực hiện triển khai đề án “Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, đánh giá về kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có nhiều ý kiến khác nhau về thành công cũng như hạn chế. Tuy nhiên, để đánh giá một cách có căn cứ cần dựa vào những mục tiêu và lộ trình của đề án; đồng thời dựa trên những tiêu chí đánh giá của nhiều quốc gia đã thực hiện. Để đánh giá hiệu quả của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các quốc gia, thường sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường so sánh việc thực hiện các mục tiêu trước và sau tái cấu trúc, như: khả năng thanh toán và khả năng sinh lời; sự cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính; khôi phục niềm tin của công chúng,….

Căn cứ vào mục tiêu, cũng như lộ trình của đề án, bước đầu có thể đánh giá kết quả về những thành công và hạn chế của quá trình tài cơ cấu hệ thống NHTM trong 2012 - 2014 như sau:

1. Những kết quả bước đầu

- Khuôn khổ pháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng từng bước được hoàn thiện.

Các Đề án và hành lang pháp lý, đặc biệt trong vấn đề xử lý nợ xấu đã được thiết lập tạo tiền đề đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Để hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng, tháng 5/2013, Chính phủ thông qua đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và đề án “Thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” (Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 31/5/2013). Để tạo sự đồng thuận, quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội đối với các đề án, NHNN đã ban hành kế hoạch hành động, thành lập ban chỉ đạo liên ngành triển khai các đề án, tập trung thanh tra toàn diện, giám sát tích cực, yêu cầu thực hiện kiểm toán độc lập đối với các tổ chức tín dụng để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng và xác định các tổ chức tín dụng yếu kém cần cơ cấu lại. NHNN đã chủ trì hoặc với các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành nhiều văn bản đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu như: Quyết định số 48/2013/TTg-QĐ ngày 01/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013; Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012; Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012; Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/1/2013; Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 17/9/2013,…

Trên cơ sở hành lang pháp lý được ban hành, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã và đang được triển khai và bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận giúp hoạt động ngân hàng từng bước được cơ cấu lại theo hướng lành mạnh. NHNN đã tiến hành thanh tra toàn diện pháp nhân 32 tổ chức tín dụng trong năm 2012 và 25 tổ chức tín dụng trong năm 2013 để phân loại, đánh giá đúng thực trạng tài chính, hoạt động, quản trị của tổ chức tín dụng. Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát, NHNN đã xác định được một số tổ chức tín dụng yếu kém hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn hoạt động cần được ưu tiên tập trung cơ cấu lại. Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và kiểm toán độc lập, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng xây dựng phương án cơ cấu lại nhằm khắc phục những yếu kém, vi phạm pháp luật và thực hiện các giải pháp cơ cấu lại phù hợp. Riêng đối với 9 ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại, NHNN đã thành lập tổ giám sát tại từng ngân hàng để giám sát chặt chẽ, toàn diện và bảo vệ tài sản tại các ngân hàng; chỉ đạo các NHTM nhà nước hỗ trợ thanh khoản và tham gia cơ cấu lại; thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu đối với từng ngân hàng với sự tham gia của một số bộ, ngành, địa phương. Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi cần thiết.

- Các ngân hàng được tái cơ cấu bước đầu đã có sự thay đổi năng lực tài chính, an toàn hệ thống đã dần được cải thiện.

Nhiệm vụ cơ cấu lại được thực hiện đồng bộ trên tất cả các mặt về cơ chế, chính sách, tài chính, quản trị, hoạt động đối với tất cả các nhóm tổ chức tín dụng cả trong nước và nước ngoài. Bước đi đầu tiên của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng có thể được đánh dấu bằng động thái khoanh vùng nhóm tổ chức tín dụng yếu kém của NHNN. Việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng đã và đang diễn ra, chủ yếu thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. 

Sau khi xác định chín ngân hàng yếu kém cần cơ cấu lại (bao gồm: SCB, Ðệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank), NHNN đã tiến hành các biện pháp kiểm soát tình hình hoạt động của các ngân hàng này. Ðồng thời, phối hợp các bộ, ngành, địa phương phê duyệt và chỉ đạo triển khai phương án cơ cấu lại đối với từng ngân hàng. Trong đó phải kể đến là sự hợp nhât 03 ngân hàng: NHTM cổ phần Sài gòn, ngân hàng Đệ nhất và ngân hàng Việt nam Tín nghĩa. Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng, nhưng sau khi sáp nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam và sự hỗ trợ của NHNN thông qua khoản vay tái cấp vốn. Sau khi sát nhập, NHTM cổ phần Sài gòn bảo đảm an toàn tài sản Nhà nước, đảm bảo các khoản chi trả các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN. Kết quả bước đầu của tái cơ cấu hệ thống NHTM có thể thấy rõ qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài, sáp nhập một số NHTM cổ phần với nhau.

Các NHTM yếu kém có nguy cơ đổ vỡ cũng đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý thông qua các giải pháp thích hợp nhờ đó mà thị trường tiền tệ bước đầu dần đi vào ổn định.



  • Từng bước lành mạnh hóa tài chính, trọng tâm là tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu; cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh; kiểm soát và tiết giảm chi phí hoạt động kể cả chi lương, thưởng và cổ tức để tăng khả năng trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực bán nợ xấu cho công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Nhờ đó, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã từng bước được xử lý, chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng từng bước được cải thiện dần.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước kết quả bước đầu, các ngân hàng vẫn còn một chặng đường dài đầy thách thức phía trước trong tiến trình tái cơ cấu để có thể đạt được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong toàn bộ hệ thống như mục tiêu đề án đã đưa ra. Bên cạnh những thành công, quá trình thực hiện cho thấy, vẫn còn quá nhiều hạn chế, khả năng khó hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ về đích đúng hạn của Đề án vào năm 2015.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương