MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Bảng 1.2: Hệ số CAR bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất



tải về 2.4 Mb.
trang19/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27

Bảng 1.2: Hệ số CAR bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất

(theo tổng tài sản) giai đoạn 2009 - 2013

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

CAR

9.94%

9.91%

12.74%

11.29%

11.73%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Tiếp theo, về chất lượng tài sản được xác định bởi tỷ lệ nợ xấu, số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các NHTM cho thấy tỷ lệ nợ xấu giảm xuống trong giai đoạn 2008 – 2010 và tăng lên trong ba năm tiếp theo.



Bảng 1.3: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất (theo tổng tài sản) giai đoạn 2008 – 2013


Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tỷ lệ nợ xấu

2.54%

1.79%

1.71%

1.75%

2.05%

2.18%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Trong ba năm 2008 – 2010, ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ cùng sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Đây là giai đoạn các doanh nghiệp hoạt động tốt, khiến các khoản vay nhanh chóng được thu hồi và làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, nền kinh tế suy thoái đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp này không trả được nợ, tạo ra nhiều nợ xấu cho ngân hàng. Đồng thời, trong giai đoạn 2009, 2010, các ngân hàng giảm lãi suất tối đa, cho vay ồ ạt cũng là một lý do khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong những năm tiếp theo.

Thứ ba, về hiệu quả quản lý, tỷ lệ chi tiêu/thu nhập tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2012 và giảm nhẹ năm 2013. Như vậy, trong 5 năm liên tiếp, hiệu quả quản lý của 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất liên tục bị suy giảm, với chi phí tăng nhiều hơn so với thu nhập đạt được. Sang năm 2013, hiệu quả quản lý đã có dấu hiệu được cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ chi tiêu/thu nhập vẫn ở mức cao.

Bảng 1.4: Tỷ lệ chi tiêu/thu nhập bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất (theo tổng tài sản) giai đoạn 2008 – 2013


Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Chi tiêu/Thu nhập

0.400

0.417

0.413

0.414

0.459

0.454

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Thứ tư, về kết quả hoạt động, các chỉ số ROA và ROE của 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất giảm dần từ 2008 đến 2013, đặc biệt giảm mạnh trong 2012 và 2013. Đối với thu nhập thuần từ lãi vay, chỉ tiêu NIE tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2011 và giảm dần trong hai năm 2012, 2013. Các kết quả này phản ánh khá rõ những khó khăn chung của ngành ngân hàng và của nền kinh tế, khi trong 2012 và 2013, nền kinh tế suy thoái dẫn đến các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không trả được nợ cho ngân hàng khiến các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro và giảm đáng kể lợi nhuận.



Bảng 1.5: Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) bình quân, hệ số sinh lợi trên vốn CSH (ROE) bình quân và thu nhập thuần từ lãi vay (NIE) bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất (theo tổng tài sản) giai đoạn 2008 - 2013

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ROE

0.1842

0.1952

0.1897

0.1972

0.1307

0.1104

ROA

0.0131

0.0129

0.0121

0.0119

0.0094

0.0089

NIE (tỷ VNĐ)

4,839.63

5,209.57

7,431.73

11,387.73

11,208.27

10,704.11

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Cuối cùng, tính thanh khoản của các ngân hàng trong nhóm 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng TMCP cũng giảm dần theo thời gian. Cụ thể, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao/tổng tiền gửi từ 5% năm 2008 chỉ còn 2,1% năm 2013, có nghĩa là tỷ lệ này đã giảm hơn một nửa trong vòng 6 năm.



Bảng 1.6: Chỉ số thanh khoản bình quân của nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất (theo tổng tài sản) giai đoạn 2008 - 2013

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng tiền gửi

0.050

0.036

0.043

0.031

0.027

0.021

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Nhìn chung, xét theo các tiêu chí của CAMEL, 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam không nhận được những sự thay đổi khả quan từ quá trình tái cơ cấu. Trên các khía cạnh: chất lượng tài sản, hiệu quả quản lý, kết quả hoạt động và tính thanh khoản, 5 ngân hàng này đều có kết quả giảm sút so với giai đoạn trước tái cơ cấu (2008 – 2010). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do những khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng bắt đầu từ năm 2011 đã kéo theo những khó khăn cho các ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng TMCP này.



  • Nhóm các ngân hàng TMCP thực hiện mua bán, sáp nhập và tự tái cấu trúc giai đoạn 2011 – 2013

Trong giai đoạn 2011 – 2013, các ngân hàng thương mại yếu kém đã bị khoanh vùng và lần lượt được tiến hành các thương vụ mua bán, sáp nhập hoặc được NHNN phê duyệt cho tự tái cấu trúc. Trong phần này, nhóm nghiên cứu phân tích các chỉ số CAMEL của nhóm các ngân hàng được mua bán, sáp nhập hoặc tự tái cơ cấu sau: HDBank, LienVietpostbank, Navibank, PVcombank, SCB, SHB và Tienphongbank.

Đầu tiên, về độ an toàn vốn, hệ số CAR trung bình của bảy ngân hàng trong nhóm được tái cấu trúc tăng lên trong giai đoạn 2009 – 2012 và giảm mạnh năm 2013. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình sáp nhập của một số ngân hàng khỏe mạnh vào các ngân hàng yếu kém (ba ngân hàng yếu kém là ngân hàng TMCP SCB, ngân hàng TMCP Đệ Nhất và ngân hàng TMCP Tín Nghĩa sáp nhập với nhau thành SCB cuối năm 2011, Habubank sáp nhập vào SHB cuối năm 2012, DaiA Bank sáp nhập vào HDBank cuối năm 2013), khiến mức tăng của tài sản đã điều chỉnh rủi ro cao hơn so với mức tăng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2, từ đó dẫn đến giá trị hệ số CAR giảm sút dù vẫn ở mức bảo đảm.



Bảng 1.7: Hệ số CAR bình quân của của nhóm các ngân hàng TMCPđược tái cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

CAR

14.2%

12.7%

17.9%

19.5%

14.0%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Thứ hai, chất lượng tài sản được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu bình quân của bày ngân hàng được phân tích tăng lên vào năm 2012 và giảm xuống trong năm 2013. So với 2011, tỷ lệ nợ xấu của bảy ngân hàng trong nhóm được tái cơ cấu tăng lên gấp đối trong năm 2012. Trước khi tái cơ cấu, các ngân hàng được sáp nhập vào SHB và SCB đều là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức báo động. Do vậy sau khi diễn ra các thương vụ mua bán, sáp nhập vào cuối năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB và SCB tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sang năm 2013, các ngân hàng hậu sáp nhập đã cơ cấu lại tổ chức, xử lý nợ xấu thành công, khiến tỷ lệ nợ xấu trung bình của bảy ngân hàng này giảm xuống chỉ còn 3,48%, tức là giảm 1,19% so với năm 2012.



Bảng 1.8: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của nhóm các ngân hàng TMCP được tái cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tỷ lệ nợ xấu

1.63%

1.54%

3.04%

2.34%

4.67%

3.48%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Xét trên khía cạnh hiệu quả quản lý, tỷ lệ chi tiêu/thu nhập của 7 ngân hàng được tái cấu trúc tăng lên đột ngột trong 2 năm liên tiếp 2011 - 2012 và giảm mạnh vào năm 2013. Trên thực tế, cả chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động của bảy ngân hàng này giảm dần qua các năm. Tuy nhiên tốc độ giảm của thu nhập nhanh hơn tốc độ giảm của các khoản chi, từ đó dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ chi tiêu/thu nhập giai đoạn 2009 – 2012, đặc biệt là năm 2012 khi chi tiêu đã vượt quá thu nhập. Sang năm 2013, do những thành công bước đầu của quá trình tái cấu trúc ngân hàng, chi tiêu bình quân của bảy ngân hàng này đã giảm xuống đáng kể, khiến cho tốc độ giảm của chi tiêu lớn hơn tốc độ giảm của thu nhập.



Bảng 1.9: Tỷ lệ chi tiêu/thu nhập bình quân của nhóm các ngân hàng TMCP được tái cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Chi tiêu/Thu nhập

45.10%

37.61%

45.47%

76.29%

107.83%

69.23%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Thứ tư, về kết quả hoạt động, các chỉ số ROE và ROA đều đạt mức cao nhất năm 2009, sau đó giảm dần qua các năm 2010, 2011 và 2012. Đặc biệt, ROE và ROA bình quân của 7 ngân hàng năm 2012 chỉ lần lượt bằng 26% và 23% so với ROE và ROA của năm 2009. Đối với số liệu về thu nhập thuẩn từ lãi suất, mặc dù các con số liên tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại trong hai năm 2012 và 2013. Như vậy, các chỉ số trên đã phản ánh chính xác những tác động của suy thoái kinh tế cùng với quá trình mua bán, sáp nhập và tự tái cơ cấu năm 2011 và 2012 đến kết quả hoạt động của các ngân hàng. Sang đến năm 2013, hoạt động tái cấu trúc của các ngân hàng đã dần đi vào ổn định, khiến kết quả hoạt động của các ngân hàng này dần được hồi phục, ROE và ROA năm 2013 đều đạt gấp đôi số liệu năm 2012.



Bảng 1.10: Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) bình quân, hệ số sinh lợi trên vốn CSH (ROE) bình quân và thu nhập thuần từ lãi vay (NIE) bình quân của nhóm các ngân hàng TMCP được tái cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ROE

0.0740

0.1054

0.0935

0.0740

0.0277

0.0425

ROA

0.0168

0.0124

0.0092

0.0072

0.0029

0.0040

NIE (tỷ VNĐ)

379.90

412.97

610.21

990.14

1,155.51

1,310.03

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

Tiêu chí cuối cùng của CAMEL đánh giá tính thanh khoản của nhóm các ngân hàng tái cấu trúc được thể hiện qua bảng sau:



Bảng 1.11: Chỉ số thanh khoản bình quân của nhóm các ngân hàng TMCP được tái cấu trúc giai đoạn 2008 - 2013

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng tiền gửi

0.105

0.053

0.049

0.031

0.023

0.014

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính

So với những thay đổi tích cực các tiêu chí khác, tiêu chí tính thanh khoản chưa có sự cải thiện sau quá trình tái cấu trúc. Giá trị bình quân của tỷ lệ giữa tài sản có tính thanh khoản cao và tổng tiền gửi của bảy ngân hàng trong nhóm tái cấu trúc giảm dần qua các năm. Trong vòng 6 năm, tỷ lệ này đã giảm 7,5 lần (10,5% năm 2008 và 1,4% năm 2013).

Tóm lại, kể từ năm 2011 đến nay, hoạt động của các ngân hàng TMCP trong nhóm được tái cơ cấu đã có những biến chuyển tích cực như giảm tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả quản lý và kết quả hoạt động bước đầu đã được cải thiện. Trong khi đó, các ngân hàng này vẫn cần rất nhiều nỗ lực để duy trì tỷ lệ an toàn vốn và đưa tính thanh khoản lên mức cao hơn.

Từ hai nhóm ngân hàng được nghiên cứu: nhóm 5 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất và không trải qua mua bán, sáp nhập hay tự tái cơ cấu; và nhóm 7 ngân hàng bị mua bán, sáp nhập hoặc tự tái cấu trúc giai đoạn 2011 – 2013, các kết quả cho thấy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có tác động khác nhau đến những nhóm ngân hàng khác nhau. Cụ thể, quá trình tái cấu trúc không có ảnh hưởng rõ rệt đối với các ngân hàng có quy mô lớn, đang chiếm lĩnh thị trường và không bị tái cơ cấu, trong khi các ngân hàng vừa trải qua tái cơ cấu trực tiếp lại có được những kết quả tích cực trong năm 2013.



1.3. Phân tích định lượng kết quả tái cơ cấu

Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu phi tham số DEA để tính toán hiệu quả về lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của bảy ngân hàng trước khi tái cấu trúc hoặc tự tái cấu trúc (năm 2011) và sau khi thực hiện tái cấu trúc (năm 2013), từ đó rút ra nhận xét về kết quả bước đầu của quá trình tái cấu trúc tại những ngân hàng này. Bảy ngân hàng được phân tích gồm có: NHTMCP phát triển nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank), NHTMCP LienVietPostBank, NHTMCP Nam Việt (NaviBank), NHTMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcombank), NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB). NHTMCP Tiên Phong (TPBank), NHTMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Bảy ngân hàng này chính là bảy thực thể ra quyết định (DMUs) trong mô hình. Đối với hiệu quả về lợi nhuận, các chỉ tiêu đầu vào là chi phí từ lãi vay và chi phí hoạt động, các chỉ tiêu đầu ra lần lượt là thu nhập từ lãi vay và thu nhập hoạt động (số liệu chi tiết xem phần phụ lục). Đối với hiệu quả sản xuất, chỉ tiêu đầu vào là tiền thanh toán cho nhân viên và nhà cung cấp, các chỉ tiêu đầu ra được sử dụng để phân tích là tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng.

Sử dụng phần mềm MaxDEA 6.2 chạy mô hình phân tích bao dữ liệu phi tham số DEA, nhóm nghiên cứu thu được các kết quả đánh giá hiệu quả về lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của 7 ngân hàng như sau:


  1. Hiệu quả về lợi nhuận (profit efficiency)

Bảng 1.12: Kết quả mô hình DEA đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của ngân hàng trước và sau tái cấu trúc

STT

Ngân hàng

Hiệu quả về lợi nhuận 2011

Hiệu quả về lợi nhuận 2013

1

HDBank

1.00000

0.93978

2

Lienvietpostbank

1.00000

1.00000

3

Navibank

0.95397

0.81332

4

PVcombank

0.67122

n/a

5

SHB Bank

0.93006

0.95855

6

TPBank

0.63192

0.99266

7

Vietinbank

1.00000

1.00000

Như vậy, kết quả chạy mô hình DEA đã cho thấy sự thay đổi hiệu quả về lợi nhuận của các ngân hàng liên quan đến mua bán, sáp nhập và tự tái cấu trúc giai đoạn 2011 – 2013.

Đầu tiên, đối với ngân hàng HDBank, hiệu quả lợi nhuận sụt giảm sau khi tiến hành sáp nhập DaiABank. Sự thay đổi này có thể được giải thích như sau: Trước M&A, HDBank là ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh và không bị xét vào nhóm ngân hàng yếu kém. Ngược lại, DaiABank lại là ngân hàng có quy mô nhỏ và hoạt động mang tính chất địa phương với tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng. Do vậy, sau khi DaiABank sáp nhập, HDBank phải gánh tỷ lệ nợ xấu khá lớn (hơn 5%) của DaiABank, khiến cho mức độ hiệu quả lợi nhuận của HDB bị giảm từ 1 điểm năm 2011 xuống 0,93 điểm năm 2013.

Ngoài HDBank, ngân hàng thứ hai cũng bị suy giảm hiệu quả lợi nhuận sau tái cơ cấu là Navibank. Khác với HDBank, Navibank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tự tái cấu trúc. Tuy nhiên, kết quả mô hình DEA cho thấy quá trình tự tái cấu trúc của Navibank đã không tạo được chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, so với năm 2011, hiệu quả lợi nhuận của Navibank năm 2013 đã bị giảm tới 0,14 điểm. Kết quả này khá tương đồng với kết quả thu thập được từ báo cáo tài chính của Navibank, khi đến 31/12/2013 trong cơ cấu tài sản có của Navibank có tới hơn 3.100 tỷ đồng các khoản phải thu, các khoản lãi và phí phải thu, trong đó các khoản lãi và phí phải thu tăng mạnh từ 1.325 tỷ đồng đầu năm 2013 lên tới hơn 2.231 tỷ đồng cuối 2013.

Đối với ngân hàng LienVietPostBank và Vietinbank, cả trước và sau quá trình mua bán, sáp nhập, hai ngân hàng này đều đạt mức hiệu quả lợi nhuận bằng 1. Thực tế, LienVietPostBank được sáp nhập từ hai tổ chức tín dụng có tình hình tài chính lành mạnh. Tương tự, trước khi bán cổ phần cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, VietinBank cũng không nằm trong nhóm các ngân hàng bị khoanh vùng yếu kém. Chính vì vậy, cho dù có sự thay đổi về sở hữu, hai ngân hàng LienVietpostbank và Vietinbank đều không gặp khó khăn trong việc duy trì hiệu quả về lợi nhuận.



Cuối cùng, kết quả mô hình DEA cho thấy sự chuyển biến tích cực về hiệu quả lợi nhuận của PVcombank, SHB và TPBank sau tái cấu trúc. Sau khi hợp nhất PVFC và Westernbank, hiệu quả về lợi nhuận của PVcombank có sự thay đổi nhẹ, tăng 0,06 điểm. Đối với SHB, từ hiệu quả lợi nhuận đạt 0,93 điểm năm 2011, sang năm 2013, hiệu quả về lợi nhuận đã đạt 0,96 điểm. Điều này thể hiện rằng quá trình sáp nhập Habubank vào SHB bước đầu đã thành công tốt đẹp. Tương tự như SHB, TPBank từ mức hiệu quả lợi nhuận chỉ đạt 0,63 điểm năm 2011 đã tăng lên đến 0,99 điểm năm 2013. Kết quả này có được là do TPBank đã tự tái cấu trúc thành công với việc tận dụng thế mạnh của cổ đông chiến lược là Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI. Theo như số liệu từ các báo cáo tài chính, sau hai năm thực hiện tái cơ cấu, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 3000 tỷ đồng lên tới 5.500 tỷ đồng, vốn huy động dân cư tăng 2 lần, tăng trưởng tín dụng tăng gấp đôi, nợ xấu giảm 6,4% xuống còn 2,7%, số lượng khách hàng tăng 3 lần.

  1. Hiệu quả sản xuất (production efficiency)

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương