MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN


Cần minh bạch thông tin của các tổ chức tín dụng



tải về 2.4 Mb.
trang23/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

Cần minh bạch thông tin của các tổ chức tín dụng

Phải rà soát lại và chấn chỉnh công tác thống kê, xử lý dữ liệu, chất lượng số liệu tài chính còn thấp nên mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa đáng tin cậy. Chất lượng số liệu tài chính thấp đã ảnh hưởng đến việc đo lường một cách chính xác hầu hết các chỉ số hiệu quả hoạt động như ROA, tỷ lệ nợ xấu, và các hệ số vốn.

Phải nhất quán trong việc công bố các thông tin, số liệu trong hoạt động ngân hàng nói riêng và tất cả các hoạt động kinh tế khác nói chung. Với tư cách là cơ quan đứng đầu và giám sát tất cả các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN cần thể hiện sự nhất quán và sự thuyết phục trong thông tin về số liệu, đặc biệt là nợ xấu, tránh tạo tâm lý hoang mang và nghi ngờ trong dư luận, gây mất niềm tin của dư luận đối với hệ thống ngân hàng và tạo nên tâm lý chưa thực sự tin tưởng vào các số liệu của Ngân hàng.

NHNN cần hướng các NHTM chủ động công bố và minh bạch thông tin trong quản trị rủi ro. Sớm xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện quản trị rủi ro toàn diện theo Basel I, Basel II và Basel III để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.


  1. Tiếp tục sáp nhập, cho phá sản các ngân hàng yếu kém

Luật Phá sản được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014 đã có điểm mới, chính thức luật hóa các quy định về phá sản tổ chức tín dụng. Quan điểm nếu cần thiết sẽ cho phá sản ngân hàng yếu kém cũng đã được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh trong phiên họp chính phủ vừa qua.

Đối với các NHTM có tình hình nợ xấu cao, thanh khoản yếu kém và tình hình tài chính yếu thì NHNN nên tiếp tục chỉ đạo cho sáp nhập và mạnh dạn cho phá sản những ngân ưu tiên chi trả đầu tiên. Nếu việc sáp nhập, phá sản được thực hiện một cách bài bản thì sẽ giúp các NHTM hoạt động được tốt hơn, đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh. Trước khi sáp nhập hoặc phá sản, nhà nước cần thận trọng để xử lý các khoản phải thu và phải trả cho khách hàng, như thuê một công ty kiểm toán độc lập để định giá đưa vào vốn góp (đối với ngân hàng sáp nhập), hoặc thanh lý tài sản của NHTM để có cơ sở để giải quyết những khoản nợ mà NHTM huy động và vay của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, đi cùng là sự trả giá và phải trả giá, thay vì chỉ với giải pháp ghép vào một thực thể khác bằng sáp nhập, hợp nhất để xử lý.



  1. Tăng cường năng lực tài chính của các NHTM

NHTM cần chủ động nâng cao năng lực tài chính của mình trên một số phương diện chính như: vốn tự có, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời. Để thực hiện được điều đó, các NHTM cần phải từng bước tăng vốn điều lệ, xây dựng lộ trình tăng vốn điều lệ cho phù hợp với điều hiện hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam, cũng như đảm bảo cho các NHTM nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập trong khu vực và thế giới; trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính và tài sản có rủi ro; khi cho vay hoặc đầu tư mới phải thực hiện đúng quy trình cho vay và đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc cho vay và đầu tư vào những doanh nghiệp sân sau của ngân hàng.

  1. Đổi mới và kiện toàn công tác nhân sự

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống các ngân hàng. Một đội ngũ cán bộ không có hoặc hạn chế về trình độ, yếu kém về đạo đức thì sẽ khó lòng đưa NHTM phát triển theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra, thậm chí sẽ đẩy ngân hàng xuống vực sâu của khủng hoảng. Do đó, NHNN và các NHTM cần đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, điều đó cần được thực hiện từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến khâu bổ nhiệm cán bộ, làm sao để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ, có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp.

KẾT LUẬN

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phải làm cho thị trường tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, giảm dần các biện pháp hành chính của Nhà nước. Đã đến lúc cần phải từ bỏ việc sử dụng các biện pháp hành chính và khuôn mẫu hoạch định chính sách dựa trên các biện pháp hành chính.

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đưa các NHTM hoạt động lành mạnh, hiệu quả hơn, góp phần đưa hệ thống tài chính của nước ta phát triển ổn định. Đây là một công việc phức tạp đòi hỏi cần được sự đồng thuận, quan tâm ủng hộ và giám sát của cả hệ thống chính trị. Trong khuôn khổ của một bài viết, chỉ đánh giá một số khía cạnh về kết quả, hạn chế và những khó khăn đang đặt ra đối với hệ thống NHTM, qua đó đưa ra một số khuyến nghị cơ bản gợi ý nhằm tái cơ cấu lại hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh, an toàn và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Hy vọng rằng những khuyến nghị trên đây sẽ góp phần nhỏ vào việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay./.




ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Th.S. Đinh Tuấn Minh

1. Dẫn nhập

Vấn đề tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế Việt Nam được đặt ra từ cuối 2011 khi nền kinh tế rơi trở lại vào bất ổn vĩ mô. Thực ra, vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế đã được đặt ra từ năm 2008 khi lạm phát tăng vọt và tăng trưởng kinh tế giảm sút đột ngột so với năm 2007. Tuy nhiên, trong năm 2009 và 2010, ý tưởng này đã không được đem ra bàn thảo chi tiết. Thay vào đó là chương trình kích cầu nền kinh tế thông qua gói hỗ trợ lãi suất 4%. Hệ quả là, tuy nền kinh tế đã chặn được đà giảm sút tăng trưởng kinh tế vào cuối năm 2009 và có mức tăng trường năm 2010 cao hơn năm 2008 nhưng kèm theo đó là lạm phát vượt hai con số. Ngân hàng nhà nước (NHNN) liên tục phải phá giá tiền đồng, đẩy các mức lãi suất chính sách và lãi suất huy động tăng mạnh lên tới 14%, khiến lãi vay tăng cao. Hoạt động kinh doanh của các khu vực kinh tế bắt đầu rơi vào trì trệ trở lại. Không những thế nền kinh tế còn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt kép. Thâm hụt ngân sách ở mức trên 5% GDP trong nhiều năm khiến cho nợ công của nền kinh tế ngày càng tăng cao, còn thâm hụt cán cân thương mại ở mức 10-15% GDP trong các năm 2007-2010 đã khiến cho dự trữ ngoại hối quốc gia bị sụt giảm mạnh (xem Hình 1).



Hình 1: Tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (2002-2010)



Nguồn: GSO

Từ đầu năm 2011, Chính phủ đã bắt đầu chuyển hướng điều hành nền kinh tế theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô. Nghị quyết số 11 của Chính phủ ban hành vào tháng 2.2011 phản ánh nội dung này. Kết quả là lạm phát đã được ghìm cương, bắt đầu xu hướng giảm từ tháng 8.2011, và đến cuối năm 2011 tỷ giá bắt đầu ổn định hơn. Nhưng cái giá phải trả của chương trình ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ theo đuổi là tăng trưởng kinh tế năm 2011 giảm xuống còn 5,89%.

Đó là thời điểm mà yêu cầu tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế được đặt ra. Bởi nếu không tái cơ cấu lại nền kinh tế để tìm động lực tăng trưởng mới thì nền kinh tế sẽ khó có thể tìm lại được giai đoạn đạt tốc độ tăng trưởng cao và lạm phát vừa phải như những năm 2002-2007. Yêu cầu này đã được Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI diễn ra vào tháng 10.2011 nhìn nhận. Nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được ban hành. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế cần tập trung thực hiện tái cơ cấu ba lĩnh vực: tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Đầu năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2013-2020”. Ngoài ba nội dung tái cơ cấu được đưa ra trong Hội nghị lần thứ 3, bản Đề án mới này thêm hai trọng tâm tái cơ cấu nữa là tái cơ cấu ngành kinh tế kỹ thuật và dịch vụ, và tái cơ cấu kinh tế vùng.

Bản báo cáo này sẽ đánh giá lại việc triển khai chương trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong ba năm 2011-2013 theo ba nội dung trọng tâm trên. Công việc đánh giá này sẽ bao gồm các nội dung: điểm lại những công việc mà Chính phủ đã làm được, tìm hiểu những nút thắt cần tháo gỡ, và đưa ra những khuyến nghị thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Cấu trúc của bài nghiên cứu như sau. Phần tiếp theo của báo cáo sẽ đánh giá chương trình tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Phần 3 đánh giá chương trình tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ, trọng tâm là các ngân hàng và định chế tài chính. Phần 4 đánh giá chương trình tái cơ cấu khu vực DNNN, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Phần 5 là phần đánh giá tổng hợp và đề xuất các khuyến nghị chính sách để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng chất lượng hơn.

2. Đánh giá chương trình tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công

2.1. Thực trạng đầu tư tại Việt Nam trước 2011

2.1.1. Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư

Từ năm 2000, Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, theo đó tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Qua các năm, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của các khu vực đều thường cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng GDP (xem Hình 2). Trong 10 năm, vốn của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 5,1 lần, tiếp nối là khu vực kinh tế tư nhân (3,5 lần) và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước (tăng 2,5 lần). Hệ quả là tỷ lệ vốn/GDP đã tăng từ 35,4% năm 2001 lên 41,9% năm 2010, bình quân cho cả giai đoạn 2001-2010 là xấp xỉ 41%, so với 30,7% trong giai đoạn 1991-2000, thuộc loại cao nhất khu vực Đông Á và Đông Nam Á77 và cao hơn nhiều so với các nước công nghiệp mới trong khoảng thời gian 1960-1980.



Hình 2: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, 2001-2010



Nguồn: GSO

2.1.2. Chất lượng tăng trưởng thấp

Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này có chất lượng tăng trưởng tương đối thấp. Trong giai đoạn 1961-1980, đầu tư/GDP trung bình của Hàn Quốc là 23,3%, Đài Loan 26,2%, trong khi tốc độ tăng sản lượng lần lượt là 7,9% và 9,7%. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong giai đoạn 2001-2006, tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 37,2%, gần bằng Trung Quốc (38,8%), nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ là 7,6% so với 9,7% của Trung Quốc (Tô Trung Thành, 2013).

Hiệu quả tăng trưởng cũng có thể được xem xét thông qua thước đo hiệu quả vốn đầu tư: hệ số suất đầu tư (Incremental Capital Output Ratio – ICOR). Có khá nhiều các con số ước tính hệ số ICOR, và đều cho thấy ICOR của Việt Nam là tương đối cao, hay nói cách khác, hiệu quả đầu tư của Việt Nam là tương đối thấp78. Theo tính toán của Viện kinh tế quản lý trung ương, ICOR của Việt Nam trung bình khoảng 4,8 trong giai đoạn 2000-2008 và 5,4 trong giai đoạn 2006-2008; cao hơn nhiều các nước công nghiệp mới trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế (1961-1980) như Đài Loan (2,7), Hàn Quốc (3,0), và một số nước trong khu vực như Thái Lan (4,1 trong giai đoạn 1981-1995) và Trung Quốc (4,0 trong giai đoạn 2001-2006) (xem Hình 3).

Hình 3: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác



Nguồn: Tô Trung Thành và Nguyễn Trí Dũng (2013)

2.1.3. Đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước lớn nhưng kém hiệu quả

Xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội, mặc dù tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 59,8% năm 2001 xuống còn 38,1% năm 2010. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc giảm sút này không phải do nhà nước hạn chế bớt đầu tư công, mà do các khu vực kinh tế khác có tốc độ tăng cao hơn đã như phản ánh trong Hình 1.

Mặc dù đầu tư công trong thập niên qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song đánh giá hiệu quả của đầu tư công cần xem xét mối tương quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được (hệ số ICOR). Hệ số ICOR trong thời kỳ 2000-2007 cho khu vực kinh tế nhà nước là 7,8 cao hơn mức trung bình chung của nền kinh tế là 5,2, và cao hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 3,2 (Bùi Trinh, 2009).

2.1.3. Nguyên nhân đầu tư kém hiệu quả

Hiệu quả đầu tư thấp của nền kinh tế Việt Nam là có thể qui về các nguyên nhân sau :



- Đầu tư công thiếu quy hoạch, dàn trải và phân tán: Đầu tư công chủ yếu được thực hiện theo Luật ngân sách năm 2004 và Quyết định 210/2006/QĐ-TTg về phân bổ ngân sách đầu tư phát triển. Theo các văn bản này thì các địa phương được quyền chủ động thẩm định và quyết định đầu tư cho các nhóm dự án A, B, và C. Việc phân bổ vốn đầu tư công cho các địa phương được tiến hành dựa theo các tiêu chí về dân số, trình độ phát triển, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính. Những qui định này dẫn đến đầu tư công tại các địa phương có tính phong trào, phá vỡ các qui hoạch tổng thể.

- Phân cấp quyết định đầu tư công chưa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư: Các qui định hiện nay cho phép các địa phương quyết định về việc xây dựng dự án nhưng nguồn vốn thì lại được bố trí từ trung ương. Một nguyên nhân khác dẫn đến những bất cập trong phân cấp đầu tư là hệ thống ngân sách lồng ghép của Việt Nam. Hiện tại, đa phần các nguồn thu từ địa phương đều được nộp lên trung ương, rồi sau đó trung ương lại phân bổ lại ngân sách cho địa phương.

- Đầu tư công chưa thể hiện vai trò là “bà đỡ” cho nền kinh tế: Trong những năm vừa qua, đầu tư nhà nước của Việt Nam chủ yếu hướng vào phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 40%-45% tổng số vốn đầu tư nhà nước trong giai đoạn 2005-2010 được dùng để phát triển kết cấu hạ tầng như điện, nước, vận tải và thông tin. Trong khi đó đầu tư vào lĩnh vực khoa học, giáo dục, và đào tạo cũng như lĩnh vực ý tế và trợ giúp xã hội giảm tương ứng từ 6,75% và 3,37% năm 2005 xuống còn 5,55% và 2,7% năm 2010. Điều này cho thấy đầu tư nhà nước vẫn chưa thực sự chú trọng thời phát triển nguồn vốn nhân lực trong giai đoạn trước đây.

- Chưa huy động được nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong những năm trước đây, Chính phủ đã khuyến khích tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo các hình thức BOT và BT. Tuy nhiên, hầu hết các dự án xây dựng theo hình thức này đều dựa trên nguồn vốn vay được chính phủ bảo lãnh. Điều này khiến cho lượng vốn thu hút từ đầu tư tư nhân thực chất không nhiều. Ngoài ra, tư nhân có thể lạm dụng bảo lãnh của chính phủ để hưởng lợi, trong khi gánh nặng rủi ro lại đặt lên vai nhà nước (Nguyễn Xuân Thành, 2013).

- Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ gắn với đầu tư nước ngoài để tăng độ lan tỏa: Đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, FDI vào Việt Nam nhiều đa phần là do các ưu đãi về thuế, đất đai, và chi phí năng lượng rẻ. Việt Nam chưa hình thành được ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút hoặc giữ chân được các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao. Điều này khiến cho độ lan tỏa của FDI đối với đầu tư trong nước thấp.

2.2 Các kết quả đạt được của chương trình tái cơ cấu đầu tư

2.2.1. Nội dung cơ bản của chương trình tái cơ cấu đầu tư

Khác với hai nội dung tái cơ cấu hệ thống tín dụng-ngân hàng và tái cơ cấu khu vực DNNN vốn có đề án tái cấu trúc riêng, nội dung cơ bản của chương trình tái cơ cấu đầu tư chỉ được đề cập trong Quyết định 339/QĐ-Ttg ban hành vào tháng 2.2013 về tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế. Tư tưởng chủ đạo của chương trình tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, là giảm đầu tư nhà nước, tăng đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung và đầu tư nhà nước nói riêng, và đặt đầu tư xã hội trong mối quan hệ cân đối với các biến số cơ bản khác của nền kinh tế. Các nội dung cụ thể của chương trình tái cấu trúc đầu tư trong giai đoạn 2013-2020 theo đề án này là:

- Huy động khoảng 30% - 35% GDP cho đầu tư phát triển, duy trì ở mức hợp lý các cân đối lớn của nền kinh tế;

- Đầu tư nhà nước chiểm khoảng 35% - 40% tổng đầu tư xã hội;

- Tăng dần tiết kiệm từ ngân sách nhà nước, dành khoảng 20% - 25% tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển;

- Đổi mới cơ bản cơ chế phân bố và quản lý sử dụng vốn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước;

- Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước.

2.2.2. Kết quả đạt được và chưa đạt được trong giai đoạn 2011-2013

Mặc dù tới tận tháng 2.2013 nội dung tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, mới được Thủ tướng chính phủ thông qua nhưng tinh thần này đã được thực hiện ngay từ năm 2011 trong nội dung ổn định kinh tế vĩ mô về cắt giảm đầu tư công. Đây có lẽ là nội dung thành công nhất của chương trình tái cơ cấu đầu tư trong những năm vừa qua.

Trong hai năm 2011-2012, Chính phủ đã chủ động đình hoãn, cắt giảm số lượng lớn các dự án đầu tư, tập trung vốn vào các dự án trọng điểm, và tăng cường giám sát chất lượng đầu tư công. Kết quả là đầu tư công đã giảm từ mức 17,2% GDP giai đoạn 2005-2010 xuống còn 13,5% GDP năm 2011 và 12,7% GDP năm 2012. Cắt giảm đầu tư công đã kéo theo sự sụt giảm đầu tư từ khu vực FDI và khu vực tư nhân, cụ thể lần lượt từ 10,8% và 15,1% năm 2010 xuống còn 8,9% và 14% năm 2011, và 7,8% và 13% năm 2012.

Sự sụt giảm vốn đầu tư trên cả ba khu vực khiến tỷ trọng đầu tư/GDP đã giảm đáng kể, từ mức bình quân 39% trong giai đoạn 2006-2010 xuống còn hơn 36,4% năm 2011 và 33,5% năm 2012, và ước đạt 30,4% năm 2013, nằm trong vùng mục tiêu mà Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế đặt ra. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng trong tổng đầu tư xã hội, đầu tư từ khu vực nhà nước, sau khi đã giảm từ mức 39% thời kỳ 2006-2010, xuống còn 37,4% trong 2 năm 2011-2012, thì đã tăng trở lại lên mức 40,4% trong năm 2013, vượt ra ngoài vùng mục tiêu của Đề án. Ngoài ra, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi cân đối ngân sách nhà nước tiếp tục sụt giảm, xuống mức 19,9% năm 2013, thấp hơn mức sàn giới hạn mà Đề án đề ra.

Hai nội dung thay đổi cơ chế phân bổ và sử dụng vốn đầu tư công và mở rộng cơ hội cho đầu tư tư nhân thì hầu như chưa đạt được những kết quả đáng kể. Thành tựu đáng ghi nhận nhất có lẽ là chủ trương cân đối vốn đầu tư từ các nguồn vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ cho các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện theo kế hoạch trung hạn. Việc phân bổ và giao vốn trái phiếu Chính phủ trung hạn giai đoạn 2012 - 2015 đã tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc sắp xếp, bố trí nguồn lực theo thứ tự ưu tiên, theo đó tập trung bố trí vốn cho các dự án có khả năng hoàn thành trong các năm 2012 - 2013, giảm dần tỷ lệ nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên, với việc Luật đầu tư công vừa mới được thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2015, còn Luật qui hoạch và vẫn chưa được hoàn thiện và thông qua khiến cho việc cắt giảm đầu tư công và tránh đầu tư dàn trải trong ba năm 2011-2013 vẫn chỉ mang tính tình huống. Sức ép nới lỏng đầu tư công trong năm 2013 từ phía các địa phương ngày một lớn có thể khiến cho Chính phủ phải tiếp tục nới lỏng đầu tư công trong các năm tiếp theo (Nguyễn Đình Cung, 2013). Về khuyến khích đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài nội dung cho phép tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA, Chính phủ vẫn chưa xây dựng được khuôn khổ pháp lý để thực hiện cơ chế hợp tác nhà nước và tư nhân đầu tư (PPP). Chính vì thế, tỷ trọng đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng như điện và khí đốt, cấp nước và xử lý nước thải, giao thông vận tải và kho bãi, và truyền thông vẫn chưa được cải thiện (Nguyễn Xuân Thành, 2013).



Bảng 1: Tổng kết kết quả đầu tư công giai đoạn 2011-2013

Nội dung

Mục tiêu

Kết quả

Đánh giá

Tỷ trọng đầu phát triển trên GDP

30-35%

2011: 36,4%

2012: 33,5%

2013: 30,4%


Đạt

Cơ cấu đầu tư nhà nước trên tổng đầu tư xã hội

35-40%

2011: 37,1%

2012: 37,9%

2013: 40,4%


Chưa đạt

Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách

20-25%

2011: 29,5%

2012: 22,9%

2013: 19,9%


Chưa đạt

Cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn đầu tư công

Khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán, nâng cao hiệu quả đầu tư

- Xây dựng xong Luật đầu tư công

- Chưa xây dựng xong được Luật qui hoạch và Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước



Chưa đạt

Mở rộng cơ hội cho tư nhân đầu tư

Xây dựng các cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

- Xây dựng xong Luật đầu tư công


Chưa Đạt (Luật Đầu tư công chưa có hiệu lực ở thời điểm đánh giá)

Nguồn: tổng hợp bởi tác giả

2.3 Các nút thắt cản trở chương trình tái cơ cấu đầu tư

Kết quả của chương trình tái cơ cấu đầu tư đạt được khá khiêm tốn trước hết là do việc triển khai xây dựng đề án tổng thể của chương trình này diễn ra chậm chạp. Mặc dù chủ trương đã được thông qua từ tháng 10.2011 nhưng mãi đến tháng 2.2013 thì những nội dung chính của chương trình mới được đưa ra trong Đề án tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế.

Cản trở thứ hai là tư tưởng ỷ lại của các chính quyền địa phương vào vốn đầu tư từ ngân sách trung ương. Trước thực trạng tổng cầu tiếp tục suy yếu, nhiều ý kiến yêu cầu mở rộng đầu tư nhà nước đã được đưa ra. Theo Nguyễn Đình Cung (2013), thì “Thực tế điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ cỏ vẻ như đang có phần thiên về ý kiến loại này”. Các đòi hỏi ra tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước để hoàn thành các dự án dở dang, bị cắt giảm ngân sách đầu tư trong hai năm 2011-2012, được đưa ra ngày một nhiều. Hệ quả là Chính phủ phải đề xuất tăng bội chi ngân sách cho năm 2014 lên 5,3%. Trên thực tế, phân bố vốn đầu tư từ ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ theo khung khổ kế hoạch đầu tư trung hạn về cơ bản đã bị thay đổi để thực hiện các dự án dở dang loại này.

Cản trở thứ ba là cơ chế đầu tư phân tán theo địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố vẫn chưa được giải quyết. Thiếu vắng Luật qui hoạch và Luật đầu tư công là một lỗ hổng lớn về mặt thể chế để các địa phương tiếp tục đầu tư theo phong trào. Đầu tư công sẽ tiếp tục bị phân bổ bình quân, dàn đều cho các tỉnh thay vì theo chất lượng dự án.

Cuối cùng, tính công khai và trách nhiệm giải trình cho việc sử dụng các nguồn lực công vẫn chưa được chú trọng. Vai trò giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn mờ nhạt. Chưa có những qui định về minh bạch thông tin dự án để khuyến khích sự tham gia giám sát của các tổ chức dân sự cũng như truyền thông đối với các dự án đầu tư công.

3. Đánh giá chương trình tái cơ cấu hệ thống tín dụng-ngân hàng

3.1 Thực trạng hệ thống tín dụng-ngân hàng Việt Nam trước 2011

Trong những năm 1990, hệ thống tín dụng-ngân hàng của Việt Nam bị chi phối bởi khu vực nhà nước với 80% tổng tài sản thuộc về bốn ngân hàng quốc doanh lớn (năm 1998). Bước sang thập niên 2000, thị trường tài chính tiền tệ đã có bước tăng trưởng nhanh chóng cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán và hàng loạt các NHTMCP được thành lập. Mặc dù tăng nhanh về số lượng và tổng tài sản, hệ thống ngân hàng vẫn chưa thực sự phát triển, một bộ phận NHTM cổ phần là những ngân hàng quy mô nhỏ, quản trị rủi ro kém và rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính vẫn lấy NHTM làm trung tâm, theo đó, tín dụng ngân hàng đóng vai trò chủ chốt cung cấp vốn cho sự vận hành của nền kinh tế. Đến cuối 2010, qui mô của thị trường tín dụng lên tới 125% GDP, lớn gấp 4 lần giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu và khoảng 10 lần giá trị của thị trường trái phiếu (Đinh Tuấn Minh, 2013).

Những đặc điểm trên khiến hệ thống tín dụng - ngân hàng đối diện với nhiều rủi ro lớn, trong đó phải kể đến là rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu, và nguy cơ khủng hoảng hệ thống. Đa phần những rủi ro này đã được bộc lộ trong các năm 2010-2011 khi những bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao và đồng nội tệ mất giá xảy ra.

3.1.1. Thanh khoản căng thẳng

Hệ thống ngân hàng đã xảy ra tình trạng thanh khoản căng thẳng trong một thời gian dài từ cuối 2010 đến hết 2011, một số ngân hàng nhỏ đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Khi NHNN điều chỉnh tăng các mức lãi suất chính sách để chống chọi lại với lạm phát và ổn định tỷ giá, một cuộc đua lãi suất huy động đã diễn ra. Từ đầu năm 2011 có thời điểm lãi suất huy động liên tục vượt mức trần 14%, lên đến 17-18%. Lãi suất liên ngân hàng hẫu như đã duy trì ở mức trên 20% trong suốt nửa đầu của năm 2011 (xem Hình 4). Không những thế, từ tháng 9 đến cuối 2011, thanh khoản của thị trường liên ngân hàng gần như bị ngưng trệ. Các giao dịch trên thị trường phát sinh chủ yếu giữa các ngân hàng có thanh khoản đảm bảo. Để vay được tiền trên thị trường liên ngân hàng, các TCTD buộc phải có tài sản thế chấp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống tín dụng Việt Nam xảy ra hiện tượng này. (Xem thêm Đinh Tuấn Minh, 2012).



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương