MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN



tải về 2.4 Mb.
trang25/27
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.4 Mb.
#15399
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA CÁC DNNN THUỘC BỘ XÂY DỰNG TRƯỚC NĂM 2011 - MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM


Ngay từ năm 1997, Bộ Xây dựng đã quan tâm đến công tác sắp xếp, đổi mới DNNN với việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa theo Quyết định số 202/CT ngày 08/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại một số đơn vị. Mặc dù vậy, trong suốt 03 năm từ 1997 đến hết năm 2000, Bộ Xây dựng cũng chỉ cổ phần hóa được 19 doanh nghiệp và bộ phận DNNN có quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng.

Sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 - Khóa IX của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết trên (Quyết định số 183/2001/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 và Quyết định số 51/2004/QĐ-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ), công tác sắp xếp, đổi mới DNNN của Bộ Xây dựng có nhiều chuyển biến và rõ nét nhất vào những năm 2003 - 2006. Được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các Tổng công ty, Công ty trực thuộc căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu sắp xếp, đổi mới DNNN ở từng thời kỳ, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị để tiến hành rà soát, lập phương án sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc phạm vi quản lý của mình, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện qua nhiều giai đoạn. Có thể đánh giá khái quát kết quả cổ phần hóa các DNNN thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 1997- 2010 như sau :



1. Kết quả cổ phần hóa

Tính đến hết năm 2010, Bộ Xây dựng đã hoàn thành cổ phần hóa 339 đơn vị gồm 219 DN và 120 bộ phận doanh nghiệp, trong đó có 05 Tổng công ty và 11 Công ty độc lập trực thuộc Bộ. Với kết quả này, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ đã tích cực được sắp xếp, chuyển đổi sở hữu theo hướng cổ phần hóa. Đến cuối năm 2010, những DNNN trực thuộc Bộ Xây dựng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động trong những lĩnh vực then chốt để tham gia điều tiết nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội của Đảng, của Nhà nước như: tổng thầu EPC, cơ khí xây dựng, đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp năng lượng (thủy điện, nhiệt điện v.v…); nguyên liệu cơ bản (xi măng, vật liệu xây dựng v.v…); cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp (đường xá, cấp thoát nước, khu công nghiệp v.v…); phát triển khu đô thị (nhà ở, khu dân cư v.v…) và tư vấn xây dựng.

Thông qua cổ phần hóa DNNN đã đa dạng hóa sở hữu vốn nhà nước, xác định được rõ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và vốn của các nhà đầu tư khác, từ đó gắn được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Đồng thời vốn, tài sản nhà nước trong các DN cổ phần hóa đã được đánh giá lại theo quy định, làm minh bạch được tài chính DN, làm rõ được công nợ, xử lý được nhiều tồn đọng về vốn, tài sản, đất đai để từ đó có phương án sử dụng hợp lý hơn. Theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tại 339 đơn vị cho thấy, phần vốn nhà nước được xác định lại tăng lên so với sổ sách là 5.576,756 tỷ đồng, nâng tổng số vốn nhà nước tại các DN này từ 4.785,498 tỷ đồng lên 10.485,307 tỷ đồng, bằng 2,19 lần so với giá trị vốn nhà nước theo sổ sách.

Lao động tại các DN cổ phần hóa cũng được sắp xếp lại để thích ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Qua cổ phần hóa đã có 188.790 lao động được sắp xếp lại, trong đó có 30.968 lao động không có nhu cầu sử dụng được hỗ trợ kinh phí với tổng số tiền là 818,656 tỷ đồng, trong đó kinh phí đề nghị Nhà nước cấp là 758,819 tỷ đồng và khả năng thanh toán từ Quỹ mất việc làm của doanh nghiệp là 59,836 tỷ đồng.

Các công ty cổ phần hóa đã chủ động huy động được nhiều vốn ngoài xã hội để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao trình độ cho người lao động. Theo báo cáo của Công ty cổ phần đến năm 2010 cho thấy, vốn ngoài xã hội (trừ phần vốn nhà nước) được huy động vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là 10.298,47 tỷ đồng (chưa tính đến phần thặng dư vốn khi phát hành thêm cổ phiếu và bán bớt phần vốn nhà nước). Việc huy động vốn của các Công ty cổ phần thông qua tăng vốn điều lệ phát hành thêm cổ phiếu và thông qua việc bán bớt phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã dẫn đến thay đổi cơ cấu vốn đầu tư của các Tổng công ty. Theo báo cáo của các Công ty cổ phần cho thấy tại thời điểm phê duyệt phương án cổ phần hóa : Tỷ lệ DN Nhà nước giữ chi phối là 71,62%, không chi phối là 27,36% và không nắm giữ 1%. Đến năm 2010, tỷ lệ DN Nhà nước giữ chi phối giảm xuống còn 51,03%, tỷ lệ DN Nhà nước không chi phối tăng lên và là 38,27% và tỷ lệ DN Nhà nước không nắm giữ tăng lên chiếm 10,68%.

Trên cơ sở xác định rõ chủ sở hữu, công tác quản trị doanh nghiệp đã được đổi mới để đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp theo mô hình mới, nhất là đối với các Công ty cổ phần đã niêm yết, công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải được đổi mới để đáp ứng nhu cầu về tính minh bạch của tình hình tài chính doanh nghiệp đối với các cổ đông và các cơ quan quản lý nhà nước.

Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có chuyển biến tích cực so với trước khi cổ phần hóa. Kết quả kinh doanh năm 2010 so với năm trước khi cổ phần hóa của các Công ty cổ phần đạt được như doanh thu tăng 2,10 lần, nộp ngân sách tăng 3,87 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 5,87 lần, thu nhập bình quân tăng 2,17 lần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 27,54%, cổ tức bình quân 12,29%. Do hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nhiều DN đã tạo được uy tín cho các nhà đầu tư ngoài xã hội nên huy động được nhiều vốn ngoài xã hội để phục vụ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị và quản lý thông qua phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ hoặc bán bớt phần vốn nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều Công ty cổ phần hoạt động đạt hiệu quả cao cũng còn không ít doanh nghiệp hoạt động còn khó khăn do còn phải gánh những khoản lỗ từ DNNN chuyển sang, năng lực cạnh tranh thấp, thiếu vốn sản xuất, trình độ quản trị doanh nghiệp còn yếu, từ đó dẫn đến kinh doanh khó khăn, mất cân đối tài chính, làm ăn hiệu quả thấp hoặc bị thua lỗ, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động, thiệt hại cho các nhà đầu tư.



2. Một số bài học kinh nghiệm

Về công tác chỉ đạo, điều hành: Ngay sau khi có các Nghị quyết của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, Ban Cán sự Đảng Bộ Xây dựng đã có Chỉ thị gửi đến Thủ trưởng, cấp ủy Đảng các đơn vị trực thuộc để quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn về định hướng sắp xếp, phát triển DNNN đến toàn thể Đảng viên, CBCNV các đơn vị trực thuộc; đồng thời Bộ cũng kiện toàn ngay Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp do 01 Đồng chí Thứ trưởng làm trưởng ban để chỉ đạo công tác này để hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá tình hình quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết. Theo đó, nhiều công việc được thực hiện như Bộ đã tổ chức xây dựng chương trình hành động, trong đó nêu nội dung công việc cụ thể, chi tiết về tiến độ và phân công trách nhiệm cho từng đơn vị thực hiện; tổ chức xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp DNNN của Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qua nhiều giai đoạn; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức các Chỉ thị, Quyết định, Công văn hướng dẫn; tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Bộ với Lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp dưới hình thức các cuộc họp chuyên đề để nhằm cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, phát hiện và tìm giải pháp xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến để các đơn vị cùng học tập.

Tại các Tổng công ty và Công ty trực thuộc Bộ, việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ cũng được thực hiện nghiêm túc với nhiều hình thức linh hoạt như ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động của Tổng công ty; tổ chức các buổi tập huấn cho Đảng viên, CBCNV trong các đơn vị thành viên nghiên cứu, quán triệt, học tập; đồng thời phân công Đảng ủy theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các đơn vị cấp dưới.

Với việc tổ chức thực hiện như trên, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của Lãnh đạo, CBCNV trong các doanh nghiệp và vì vậy, Nghị quyết của Đảng về sắp xếp, đổi mới DNNN đã dần đi vào cuộc sống và thực sự là chủ trương đúng đắn, đem lại hiệu quả thiết thực không chỉ cho doanh nghiệp mà còn góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới nền kinh tế theo đúng mục tiêu đề ra. Do đó, Bộ Xây dựng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo các Quyết định ở từng thời kỳ.

Về triển khai cổ phần hóa: Việc tổ chức thực hiện cổ phần hóa DNNN luôn bám sát các Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính; xây dựng kế hoạch cổ phần hóa hàng năm, quy định và hướng dẫn quy trình cụ thể để các đơn vị căn cứ tổ chức thực hiện. Kết quả là hầu hết các DN thực hiện đảm bảo tiến độ được phê duyệt. Tính đến hết năm 2010, Bộ Xây dựng đã hoàn thành cổ phần hóa 339 DN.

Việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần đã xác định được cơ cấu sở hữu vốn tại DN (Nhà nước, người lao động trong DN, cổ đông chiến lược và cổ đông khác), đã xác định được rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các cán bộ quản lý, điều hành chủ chốt của DN. Đồng thời, thông qua cổ phần hóa, vốn nhà nước được xác định lại phù hợp với giá thị trường, từ đó nâng được giá trị phần vốn nhà nước so với sổ sách. Thông qua đấu giá bán cổ phần nhiều lần trên thị trường, đã huy động được nhanh, nhiều vốn ngoài xã hội để tái đầu tư mở rộng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, đòi hỏi DN phải nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, nhất là đối với các Công ty cổ phần đã niêm yết vì nhu cầu DN phải minh bạch về tài chính, hoạt động có hiệu quả.

Sau cổ phần hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự phát triển, đạt hiệu quả cao, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động trong xã hội. Qua đó, giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước tập trung hơn vào chức năng quản lý nhà nước, dần tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu vốn nhà nước của Bộ.

Về phương thức cổ phần hóa: Qua nhiều năm cổ phần hóa DNNN của Bộ Xây dựng cho thấy, cổ phần hóa chủ yếu thực hiện theo các phương thức: cổ phần hóa bộ phận DN, cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên và cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty. Việc cổ phần hóa theo các phương thức như trên đã tạo sự bất cập trong quản lý, điều hành của Công ty mẹ - Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên khi triển khai các dự án quy mô lớn; đồng thời hạn chế việc thu hút cổ đông chiến lược tham gia, nhất là cổ đông chiến lược nước ngoài; đặc biệt, đối với các DNNN quy mô nhỏ, nhiều đơn vị không có cổ đông chiến lược, do đó không khai thác huy động được thế mạnh của cổ đông chiến lược vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế hiệu quả kinh doanh.

Các cổ đông thiểu số trong Công ty cổ phần chưa thực sự phát huy vai trò làm chủ của mình. Cổ đông thiểu số như người lao động còn có tư tưởng “làm công, ăn lương” là chính; còn cổ đông thiểu số bên ngoài chỉ quan tâm đến cổ tức và giá cả cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, chưa phát huy được tác động tích cực của những nhân tố mới đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Nhà nước mặc dù có chính sách bán cổ phần ưu đãi cho Công đoàn trong DN cổ phần hóa, nhưng do Công đoàn doanh nghiệp không có Quỹ hợp pháp nên chính sách này hầu hết không thực hiện được đối với các DNNN của Bộ Xây dựng khi cổ phần hóa, vì vậy vai trò của Công đoàn tham gia quản lý doanh nghiệp rất hạn chế.


Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 2.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương