MỤc lục kết quả nghiên cứU 22



tải về 3.01 Mb.
trang14/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.01 Mb.
#36652
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

4. Bàn luận


Kết quả nghiên cứu cho thấy số các trường hợp TNGT có xu hướng giảm dần theo năm. Số vụ TNGT năm 2010 là 130; năm 2011 là 102; năm 2014 còn 51 vụ. Kết quả TNGT giảm dần có thể là do công tác kiểm soát giao thông ngày càng chặt chẽ, tích cực hơn và ý thức người tham gia giao thông càng ngày càng tốt hơn. Tỉ lệ TNGT giảm cũng góp phần đáp ứng mục tiêu quốc gia về giảm thiểu TNGT [5].

TNGT tại đường cao tốc tỷ lệ nam/nữ 4,52 (330 nam/73 nữ), tỉ lệ nam bị TNGT năm 2010 là 80,8% cao hơn nữ (19,2%), tỉ lệ này năm 2011 là 82,4% ở nam giới và 17,6% ở nữ giới; tỉ lệ chung cho 5 năm là 81,9% ở nam giới và 18,1% ở nữ giới. Điều này phù hợp vì nam tham gia giao thông trên đường cao tốc nhiều hơn, nam giới thường đi nhanh, ẩu hơn và tất nhiên tai nạn nhiều hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự như Norman LG năm 2012 [6] cũng cho thấy nam giới ở các nước đang phát triển mắc TNGT cao hơn. Bên cạnh đó là việc nam giới sử dụng rượu bia nhiều hơn nữ giới và thường điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia (Bảng 4). Đó cũng chính là lý do làm cho tỉ lệ TNGT ở nam giới cao hơn nữ giới.

TNGT ở lứa tuổi 18–59 chiếm 83,87%, ở lứa tuổi <17 chiếm 10,17%, ở lứa tuổi ≥ 60 chiếm 5,96%. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi lẽ, khi tham gia giao thông thì chủ yếu là những người có độ tuổi 18 – 59 điều khiển phương tiện giao thông, độ tuổi ≤ 17 chưa có giấy phép lái xe và độ tuổi ≥ 60 thường có sức khỏe giảm sút nên ít điều khiển phương tiện. Do đó những đối tượng này thường ít tham gia giao thông trên đường cao tốc, hoặc nếu có thường là người đi cùng, nên tỉ lệ TNGT ở đối tượng này có lẽ sẽ thấp hơn.

Bảng 4 cho thấy hình thái tổn thương do TNGT: bị đa chấn thương chiếm 12,15%, chấn thương sọ não là 12,41%; gẫy xương (10,42%); chấn thương khác (65,02%). Đây là một kết quả thuận lợi cho công tác cấp cứu, điều trị TNGT bởi lẽ tỉ lệ chấn thương nặng, đa chấn thương, chấn thương sọ não, gẫy xương chiếm không cao. Tuy nhiên, điểm cần lưu ý đối với kết quả này là TNGT trên đường cao tốc thường là tai nạn thảm khốc, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là tử vong tại chỗ (Bảng 7, 8, 9). Vì vậy, kết quả này có thể là con số thấp xong không thể đánh giá được hết tác hại của TNGT gây ra.

Một trong những hoạt động giúp giảm thiểu rất lớn tác hại của TNGT là hoạt động sơ cấp cứu tại chỗ và hoạt động sơ cấp cứu ban đầu. Vấn đề sơ cấp cứu tại chỗ luôn được các cấp chính quyền và ngành y tế quan tâm [3] và sơ cấp cứu ban đầu luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong ngăn ngừa tác hại do TNGT đã được nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo [7]. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ đối tượng bị TNGT được sơ cấp cứu tại chỗ năm 2010 là 16,2%; năm 2011 là 18,6%; năm 2013 là 12,5% và năm 2012 là 5,9%. Tỉ lệ được sơ cấp cứu tại chỗ chung là 14,14% (Bảng 5). Tỉ lệ đối tượng bị TNGT được sơ cấp cứu ban đầu năm 2010 là 67,7%; năm 2011 là 68,6%; năm 2013 là 69,6% và năm 2012 là 80,4%. Tỉ lệ được sơ cấp cứu ban đầu chung trong 5 năm là 70,72% (Bảng 6). Đây là những bằng chứng rõ ràng cho việc cần có những hoạt động, những chính sách, những can thiệp, những dự án nhằm nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động sơ cấp cứu tại chỗ và sơ cấp cứu ban đầu đối với TNGT nói chung và TNGT trên đường cao tốc nói riêng.

Thực tế đặt ra là TNGT trên đường cao tốc thường để lại hậu quả thảm khốc, tỉ lệ chấn thương có thể không cao nhưng tỉ lệ tử vong thường cao hơn so với các TNGT đường bộ khác. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Số trường hợp tử vong do TNGT cao nhất là các năm 2011 và 2014: 11 và 12 trường hợp, chiếm tỉ lệ lần lượt là 10,8% và 23,5%. Số trường hợp tử vong thấp nhất là năm 2010 với tỉ lệ 3,8%. Số trường hợp tử vong trong 5 năm là 37 với tỉ lệ 9,18% (Bảng 7). Bên cạnh đó là tỉ lệ tử vong ở nam giới và ở độ tuổi 18 – 59 chiếm chủ yếu (Bảng 8, Bảng 9). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả về tỉ lệ TNGT với lý do tương tự ở phần TNGT.


5. Kết luận

Trong 5 năm có 403 vụ TNGT, phần lớn là nam giới (81,9%); và ở lứa tuổi lao động (18-60 tuổi) chiếm tỷ lệ 83,87%. Tỉ lệ đa chấn thương 12,15%, chấn thương sọ não 12,41%, gãy xương 10,42%, chấn thương khác 65,02%, TNGT có sử dụng rượu bia 26,55%. Tỉ lệ được sơ cấp cứu tại chỗ 14,14%, tỉ lệ được sơ cấp cứu ban đầu 70,72% và tỉ lệ tử vong là 9,18%.

6. Khuyến nghị

Cần tăng cường giáo dục an toàn giao thông, kết hợp với tổ chức các hoạt động cấp cứu trên đường cao tốc để giảm thiểu tử vong, tàn tật và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Bộ Y tế (2003), Chính sách Quốc gia phòng chống tai nạn thương tích. Ban Chỉ đạo QG PC TNTT. NXB LĐ- XH. Hà Nội.

  2. Bộ Y tế (2009), Báo cáo đánh giá thực hiện quyết định 170/QĐ - BYT về xây dựng cộng đồng an toàn PCTNTT, Hà Nội.

  3. Bộ Y tế (2010), Báo cáo kết quả hoạt động phòng chống TNTT ngành Y tế năm 2010. Hà Nội.

  4. Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng PCTNTT (2008), Báo cáo đánh giá cuối kỳ của Dự án " Nâng cao năng lực điều phối thông tin cho cộng đồng về vận chuyển cấp cứu và chăm sóc chấn thương". Hà Nội.

  5. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (2015), Báo cáo tình hình tai nạn giao thông toàn quốc năm 2014, Hà Nội.

  6. Norman L.G. (2012), Road traffic accidents: epidemiology, control, and prevention, World Health Organization, Geneva, pp. 237 - 241.

  7. Paulozzi L. et al (2014), Global status report on road safety 2013”, WHO Library Cataloguing-in-Publication Data, Geneva, pp. 30-45.


THE REALITY OF OF ROAD TRAFFIC ACCIDENTS AND FIRST AID ON HO CHI MINH – TRUNG LUONG HIGHWAY

Pham Thanh Lam*, Tran Duc Quy**

*Ministry of Transportation, **Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To describe the reality of road traffic accidents and emergency aid of on Ho Chi Minh - Trung Luong highway from 2010 to 2014. Methods: A cross-sectional study was conducted. Results: There were 403 cases of road traffic accident in 5 years. Male to female ratio was 4.52 (330 males/73 females); working age (18 - 60 years old) was 83.37% (338/403 patients). The rate of multi-injury was 12.15% (48/403 patients), head injury was 12.41% (50/403 patients), broken bone was 10.42% (42/403 patients) and other injuries were 65.02% (262/403 patients), road traffic accidents involving wine and beer was 26.55% (107/403 patients). The rate of first aid on the spot was 70.72% (285/403 patients), the rate of death related to traffic accidents was 9.18% (37/403 patients). Conclusions: Road traffic accidents on Ho Chi Minh - Trung Luong highway from 2010 to 2014: the number of patient who got injury caused by road traffic accident is decreasing, but number of death is increasing. The rate of patients who got first aid on the spot was low.

Key words: traffic accident, highway, first aid

Tác giả liên hệ:

Tác giả 1: Phạm Thành Lâm

Địa chỉ: Cục giao thông vận tải

Email: bslhscc@gmail.com

SĐT: 0904237479

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC TIỂU HỌC, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HOÀ BÌNH NĂM 2015

Trần Thị Ái Hương*, Hạc Văn Vinh**


* Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình

** Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT


Một nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi, Hòa Bình đã được tiến hành thông qua xét nghiệm mẫu phân ở 480 học sinh tiểu học tại 6 xã Bình Sơn, Nam Thượng, Sơn Thuỷ, Sào Báy, Thượng Bì và Vĩnh Tiến tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 9,6% trong đó tỷ lệ nhiễm giun tóc cao nhất (8,1%), rất ít học sinh nhiễm giun móc/mỏ (0,6%) và giun đũa (0,6%); Đa số học sinh nhiễm một loại giun (93,5%), chỉ có 6,5% học sinh còn lại nhiễm từ hai loại trở lên; Tính trung bình trên 1 gram phân có 3.680 trứng giun đũa (888-7200 trứng/gram), 156 trứng giun móc/mỏ (48-336 trứng/gram) và 258,5 trứng giun tóc (24-2280 trứng/gram); 100% các trường hợp nhiễm giun móc/mỏ với cường độ nhẹ. 97,4% nhiễm giun tóc với cường độ nhẹ và 2,6% nhiễm với cường độ trung bình. Tỷ lệ tương ứng với giun đũa là 66,7%. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chính quyền và y tế địa phương, trường tiểu học cần triển khai đồng bộ các giải pháp can thiệp bao gồm hoạt động tẩy giun, cải thiện vệ sinh môi trường và giáo dục vệ sinh, bao gồm (1) Duy trì hoạt động tẩy giun hàng loạt cho nhóm học sinh tại các trường tiểu học như hiện nay; (2) Truyền thông, tư vấn cho người dân trong cộng đồng cũng như nhóm học sinh tiểu học về sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; thực hiện hành vi vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, không để móng tay bẩn, đi chân đất, ăn rau sống, uống nước lã.

Từ khóa: giun đường ruột, học sinh tiểu học

1. Đặt vấn đề


Nhiễm giun đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc/mỏ còn khá phổ biến ở khắp thế giới và được xem như vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, đặc biệt ở các nước nghèo, đang phát triển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [3], [8]. Trẻ em ở lứa tuổi trước tuổi đi học và trong độ tuổi đi học tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội thấp là nhóm dễ bị nhiễm giun nhất [8], [9]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng trước khi thực hiện bất kỳ chương trình can thiệp phòng chống giun sán nào, mức độ nhiễm (tỷ lệ và cường độ) cần phải được xác định để thông báo cho người quản lý chương trình nhằm đề xuất các chiến lược can thiệp tốt nhất [8], []. WHO cũng tuyên bố rằng, đối với bất kỳ cuộc điều tra cơ bản hoặc chẩn đoán cộng đồng, lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là từ 8-10 tuổi có thể đại diện cho cộng đồng, cũng như trong việc theo dõi định kỳ và đánh giá các chiến lược can thiệp vì tầm quan trọng của vấn đề dịch tễ học ở nhóm tuổi này đối việc nhiễm giun truyền qua đất []. Theo WHO, tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm học sinh gián tiếp phản ánh tình trạng nhiễm giun trong cộng đồng.

Huyện Kim Bôi là một huyện có dân tộc chính là người Mường (chiếm đa số trong tỉnh Hòa Bình). Do điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên vấn đề vệ sinh môi trường cũng như các hành vi vệ sinh cá nhân còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, tập quán sử dụng phân người chưa ủ đúng cách để bón ruộng vẫn tồn tại ở nhiều xã, do vậy tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người đang diễn ra là một trong những điều kiện để phát triển trứng giun. Bên cạnh đó, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2015” với mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại 6 xã huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2015.


2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đối tượng: là học sinh tiểu học từ 6-11 tuổi, với các điều kiện (i) gia đình hiện đang sống tại địa bàn nghiên cứu; (ii) chưa sử dụng thuốc tẩy giun trong vòng 3 tháng tính từ thời điểm nghiên cứu; và (iii) được cha mẹ/người giám hộ và bản thân học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu.

Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 6 xã thuộc huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình.

Thời gian: từ 9/2014 đến 8/2015

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc xét nghiệm mẫu phân ở học sinh tiểu học.

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính

n=

Z2(1-/2) x

p.(1- p)

d2

Trong đó, Z(1- α/2)=1,96, p=11,5% (hay p=0,115) là tỷ lệ học sinh tiểu học bị nhiễm giun đường ruột theo điều tra của Cục Quản lý môi trường y tế năm 2014 [2], d=0,03 là sai số mong muốn. Từ đó, tính được n=435 học sinh, để loại trừ các trường hợp bỏ cuộc, lấy tăng 15% cỡ mẫu và làm tròn lên 504 học sinh để chia đều cho 6 xã được chọn, tương ứng với mỗi xã có 84 học sinh. Trên thực tế, chúng tôi đã thu được mỗi xã 80 mẫu phân và cỡ mẫu phân tích trong nghiên cứu là 480.

Chọn mẫu

Chọn huyện: Chọn chủ định huyện Kim Bôi, với đặc điểm là đa số dân tộc Mường, đại diện cho số đông dân tộc thiểu số của tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, vấn đề VSMT và hành vi cá nhân của người dân trong phòng chống nhiễm giun đường ruột còn hạn chế.

Chọn xã: Chọn ngẫu nhiên đơn 6 xã từ danh sách 28 xã/thị trấn trên địa bàn huyện. Kết quả 6 xã được chọn bao gồm Bình Sơn, Nam Thượng, Sơn Thuỷ, Sào Báy, Thượng Bì và Vĩnh Tiến.

Chọn học sinh để xét nghiệm mẫu phân: Chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Bước 1: Tại mỗi xã, lập danh sách toàn bộ học sinh đang học tại trường tiểu học theo thứ tự A,B,C của họ tên. Loại trừ khỏi danh sách các học sinh không đáp ứng đúng các tiêu chí nghiên cứu. Như vậy, có 6 danh sách học sinh tiểu học cho 6 xã được chọn.

Bước 2: Tại mỗi danh sách, tính khoảng cách mẫu k=tổng số học sinh trong danh sách chia cho 84 (cỡ mẫu cho xã). Nếu k lẻ thì lấy làm tròn lên (ví dụ k=4,6 sẽ được làm tròn lên thành 5).

Bước 3: Xác định học sinh đầu tiên trong danh sách. Để xác định học sinh thứ nhất từ mỗi danh sách, trước tiên ta chọn một số ngẫu nhiên có giá trị nằm trong khoảng từ 1 đến k. Số này chính là số thứ tự của học sinh trong danh sách.

Bước 4: Xác định các học sinh tiếp theo. Học sinh thứ hai được chọn bằng cách, lấy số thứ tự của học sinh thứ nhất đã được chọn ngẫu nhiên cộng với khoảng cách mẫu k ta được một số mới chính là số thứ tự của học sinh thứ hai. Tiếp tục làm như vậy để chọn tiếp các học sinh khác (số ngẫu nhiên cộng 2k, số ngẫu nhiên cộng 3k,...) cho đến khi chọn đủ 84 học sinh.



Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

- Sử dụng kỹ thuật Kato-Katz để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa, tóc, móc của học sinh tiểu học.



- Đánh giá cường độ nhiễm giun của giun đũa, tóc, móc theo số lượng giun ký sinh và số trứng đếm được trên 1 gram phân theo quy ước của Tổ chức Y tế thế giới (Kato-Katz) [7].

Đạo đức nghiên cứu: Tất cả các HGĐ có trẻ trong danh sách xét nghiệm giun đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu trước khi lấy mẫu phân xét nghiệm. Tất cả những học sinh tham gia nghiên cứu bị nhiễm giun được nhóm nghiên cứu gửi kết quả về gia đình đồng thời tư vấn cho phụ huynh về các biện pháp phòng chống nhiễm giun.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương