MỤc lục kết quả nghiên cứU 22


ĐẶC ĐIỂM TĂNG GLUCOSE MÁU PHẢN ỨNG Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH NÃO CẤP CÓ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH



tải về 3.01 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.01 Mb.
#36652
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

ĐẶC ĐIỂM TĂNG GLUCOSE MÁU PHẢN ỨNG Ở BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH NÃO CẤP CÓ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

Nguyễn Thanh Phương 1,Trịnh Xuân Tráng2


1Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh; 2Trường đại học Y-Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: tìm hiểu thực trạng và mối liên quan tăng glucose máu phản ứng với phục hồi chức năng thần kinh, tử vong trong 30 ngày đầu ở BN TBMMN cấp có tăng huyết áp (THA) tại bệnh viện tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng 408 bệnh nhân được chẩn đoán TBMMN theo tiêu chuẩn WHO, các BN được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: không có tăng glucsoe máu phản ứng và không có ĐTĐ gồm 209 BN, chiếm tỷ lệ 51,2%. Nhóm 2: có tăng glucose máu phản ứng và không có ĐTĐ gồm 150 BN chiếm tỷ lệ 36,7%, Nhóm 3: chẩn đoán ĐTĐ mới phát hiện gồm 47 BN chiếm tỷ lệ 12,1%. Phương pháp nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015. Địa điểm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có theo dõi dọc. Xử lý số liệu: SPSS 16.0. Kết quả: nam giới chiếm 58,9%, tuổi trung bình trung là 69,5± 12,3 năm. tỷ lệ NMN chiếm 88,9%, YTNC hay gặp nhất gồm RLLP máu(24,5%) hút thuốc lá là (35,5%). Liệt ½ người chiếm 77,9%, tỷ lệ tăng glucose máu phản ứng là 36,7%, tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện là 12,1%. Tỷ lệ hồi phục chức năng thần kinh kém (mRS > 2 điểm) cao nhất ở nhóm ĐTĐ mới phát hiện (53,1%), sau đó là nhóm tăng glucose máu phản ứng (44,7%) Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đầu cao nhất ở nhóm tăng glucsoe máu phản ứng (6,7%). Kết luận: tăng glucsoe máu phản ứng liên quan đến hồi phục chức năng kém và tăng nguy cơ tử vong ở các BN TBMMN cấp trong 30 ngày đầu.

Từ khóa: Tai biến mạch máu não, tăng glucose máu phản ứng, tăng huyết áp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai biến mạch máu não (TBMMN) và THA hiện nay đang là vấn đề thời sự không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam do tỷ lệ mắc ngày càng tăng, tử vong cao, di chứng nặng nề, là gánh nặng cho cả bệnh nhân (BN), gia đình, xã hội. THA có mặt trong 30 – 50 % số BN bị TBMMN. Tăng glucose máu chiếm 20 – 60% TBMMN bất kể có hay không có đái tháo đường trước đó (ĐTĐ). Có nhiều yếu tố dự báo hồi phục kém sau đột quỵ, trong đó có tăng glucose máu phản ứng trong giai đoạn cấp. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: tìm hiểu thực trạng và mối liên quan tăng glucose máu phản ứng với phục hồi chức năng thần kinh, tử vong trong 30 ngày đầu ở BN TBMMN cấp tại Bắc Ninh

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

-Tiêu chuẩn chọn BN: tất cả BN được chẩn đoán TBMMN lần đầu có THA giai đoạn cấp dựa theo tiêu chuẩn của WHO và hình ảnh học (CT – Scan) hoặc MRI. Các BN được chia thành 3 nhóm:



- Nhóm 1 : không có tăng glucose máu phản ứng và không có ĐTĐ gồm 209 BN, chiếm tỷ lệ 51,2%.

- Nhóm 2: có tăng glucose máu phản ứng và không có ĐTĐ gồm 150 BN chiếm tỷ lệ 36,7%.

- Nhóm 3: chẩn đoán ĐTĐ mới phát hiện gồm 47 BN chiếm tỷ lệ 12,1%.

-Tiêu chuẩn loại trừ: BN đã có TBMMN trước đó, ĐTĐ, hôn mê sâu phải thở máy, mắc các bệnh nặng (suy thận nặng, thiếu máu nặng, bệnh ác tính…), dùng bất cứ thuốc nào liên quan đến tăng glucose máu.

- Phương pháp thu thập số liệu: mỗi BN có bệnh án nghiên cứu riêng, nghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điểm mRs (modified Ranskin Scale) lúc ra viện (hoặc trong 30 ngày đầu) .

2.2 Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015

2.4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc.

2.5. Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu toàn bộ.

2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu:

- Nhóm tuổi; < 50, 50 – 70, > 70 tuổi.

- Giới: nam và nữ

- Các YTNC: bệnh ĐMV, bệnh van tim, hẹp ĐM cảnh, rung nhĩ, hút thuốc lá, tăng acid uric máu, uống nhiều rượu….

- Glucose máu: khi đói và sau ăn 2 giờ, lặp lại sau 7 ngày nếu có bất thường.

- Tỷ lệ % HbA1c.

- Điểm Glassgow, dấu hiệu thần kinh khu trú

- Tổn thương trên phim chụp CT – Scan/MRI: xuất huyết hay nhồi máu não, dấu hiệu phù não, đè đẩy đường giữa.

- Điểm mRS và tử vong trong 30 ngày đầu: có hay không có tử vong, chia mức độ hồi phục chức năng thần kinh theo thang điểm mRs thành 2 mức. Nhóm ≤ 2 điểm là nhóm hồi phục tốt, nhóm > 2 điểm là hồi phục kém (bao gồm cả tử vong)

2.7. Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu: TBMMN (WHO 1997), chẩn đoán THA (WHO), phân độ THA (JNC7), ĐTĐ (ADA 2006), tăng glucose phản ứng khi nồng độ khi đói ≥ 7mmol/l và/hoặc sau ăn ≥ 11mmol/l nhưng không có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ, thang điểm đánh giá hồi phục sau TBMMN mRS

2.8 Xử lý số liệu: theo thuật toán thống kê y học, p< 0,05 thì có ý nghĩa thống kê.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Trong thời gian nghiên cứu, có 408 BN được chẩn đoán TBMMN cấp có THA, chúng tôi chia thành 3 nhóm



  • Nhóm 1 : không có tăng glucose máu phản ứng và không có ĐTĐ gồm 209 BN, chiếm tỷ lệ 51,2%.

  • Nhóm 2: có tăng glucose máu phản ứng và không có ĐTĐ gồm 150 BN chiếm tỷ lệ 36,7%.

  • Nhóm 3: chẩn đoán ĐTĐ mới phát hiện gồm 47 BN chiếm tỷ lệ 12,1%.

Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tăng glucose máu phản ứng khá cao và vẫn nằm trong khoảng 30- 60% trong các nghiên cứu khác. Nguyễn Hải Thủy nghiên cứu trên 35BN thì tỷ lệ tăng glucose máu phản ứng là 74,3%. Lê Tự Phương Thảo và cộng sự (2009) nghiên cứu trên 84 BN NMN thì tỷ lệ tăng glucsoe máu là 38,1%,.

Bảng 1: Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu




Nhóm

Đặc điểm

Nhóm 1

(209BN)

Nhóm 2

(150BN)

Nhóm 3

(49BN)

Tổng

(408BN)

Xuất huyết não

25 (12 %)

36(24%)

13(26,5%)

74(18,1%)

Nhồi máu não

184 (88%)

111(76%)

36 (73,5%)

334(88,9)

Nam

116 (55,5%)

97(64,7%)

27(55,1%)

240(58,8%)

Nữ

93 (44,5%)

53 (35,3%)

22 (44,9%

168(41,2%)

Tuổi TB (năm)

(69,5± 12,3)

68,8 ± 12,9

70,3±11,3

70,2±13,1

P> 0,05

Tuổi < 50

20 (9,6%)

7(4,7%)

4(8,2%)

P> 0,05


Tuổi 50 – 70

95 (45,4%)

66(44%)

20(42,8%)

Tuổi ≥ 70

94(45%)

77(51,3%)

25 (51%)

Nhận xét:

  • Tỷ lệ NMN chiếm đa số của cả 3 nhóm, tỷ lệ NMN chung chiếm 88,9%.

  • Tỷ lệ nam cao hơn nữ ở cả 3 nhóm, tỷ lệ nam/nữ là 1,43/1

  • Không có sự khác biệt về đột tuổi trung bình của cả 3 nhóm và phân bố BN ở các nhóm tuổi của cả 3 nhóm.

Tỷ lệ này của chúng tôi cũng như các tác giả khác cho thấy tỷ lệ nam có xu hướng mắc cao hơn nữ nhưNguyễn Văn Chương (2,3/1), Nguyễn Văn Thông (2,1/1).

Tuổi thấp nhất là 32 tuổi, cao nhất là 94 tuổi. , tuổi trung bình 69,5± 12,3 tuổi. Kết quả này cũng tương tư như các nghiên cứu khác cho thấy đổ tuổi hay gặp nhất 55-79 tuổi. Đây là độ tuổi có thể mắc nhiều bệnh khác nhau như THA, ĐTĐ, RLLP máu



Bảng 2: Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ (YTNC) thuộc về tiền sử bệnh




Nhóm

YTNC

Nhóm 1

(209BN)

Nhóm 2

(150BN)

Nhóm 3

(49BN)

Tổng

(409BN)

Bệnh ĐMV

3 (1,3%)

5 (3,3%)

1 (2,0%)

8(1,9%)

Bệnh van tim

17(8,1%)

11 (7,3%)

4(8,2%)

32(7,8%)

Rung nhĩ

13(6,2%)

10 (6,7%)

4 (8,2%)

27(6,6%)

RLLP máu

45(21,5%)

34 (22,7%)

21 (42,9%)

100(24,5%)

Hẹp ĐM cảnh

2(1,0%)

3 (2.0%)

1 (2%)

6(1,5%)

Tăng uric máu

21 (10%)

7 (4,7%)

10 (20,4%)

38(9,3%)

Hút thuốc lá

61(27,8%)

71 (47,3%)

13 (26,5%)

145(35,5%)

Uống nhiều rượu

11 (5,3%)

11 (7,3%)

0 (0%)

22(5,4%)

Nhận xét:

  • YTNC hay gặp nhất gồm RLLP máu là 24,5%, hút thuốc lá là 35,5%.

Kết quả của chúng tôi có các YTNC khác thấp hơn, có thể do đặc điểm mẫu, thời gian nghiên cứu. theo Nguyễn Văn Thông thì tỷ lệ RLLP máu trong TBMMN là 36%. Bùi Thị Lan Vi (2005) nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các YTNC hay gặp nhất là THA, ĐTĐ, RLLP máu, hút thuốc lá ở nam giới, uống rượu ở nam giới.

Bảng 3: Đặc điểm dấu hiệu và triệu chứng thần kinh trên lâm sàng




Nhóm

Đặc điểm tổn thương thần kinh trên lâm sàng

Nhóm 1

(209BN)

Nhóm 2

(150BN)

Nhóm 3

(49BN)

Tổng

(408BN)

Điểm Glassgow: 8 - 9 điểm

3 (1,3%)

0 (0%)

2 (4,1%)

5(1,2%)

Điểm Glassgow: 10 – 14 điểm

49 (23,4%)

51 (34%)

19(38,8%)

119(24,8%)

Điểm Glassgow: 15 điểm

157(75,1%)

99(66%)

29(59,2%)

285(69,9%)

Liệt ½ người

163 (80%)

115(76,7%)

40(81,6%)

318(77,9%)

Thất ngôn

90 (43,1%)

78(52%)

22(44,9%)

190(46,5%)

Rối loạn cơ tròn

55 (26,3%)

53(35,3%)

21 (42,9%)

129 (31,6%)

Liệt mặt trung ương

63 (30,1%)

42 (28%)

16(32,6%)

121(29,6%)

Các tổn thương khác

23 (11%)

18(12%)

5(10,2%)

46(11,3%)

Nhận xét: Tỷ lệ liệt 1/2 người chiếm đa số, chung của cả 3 nhóm lá 77,9%, trong đó cao nhất là nhóm 3 là 81,6%.

Bảng 4: Đặc điểm phù não trên phim chụp CT- Scan/MRI

Đặc điểm


Nhóm

Nhóm 1

(219BN)


Nhóm 2

(150BN)


Nhóm 3

(49BN)


Tổng

(408BN)


Không lệch đường giữa

25 (12%)

30 (20%)

10 20,4%)

65(15,9%)

Có lệch đường giữa

4 (1,9%)

3 (2%)

2 (4,1%)

9 (2,2%)

Bảng 5 : Đặc điểm hồi phục chức năng thần kinh theo thang điểm mRs trong thời gian theo dõi 30 ngày



Điểm mRS

Nhóm

Nhóm 1

(209BN)

Nhóm 2

(150BN)

Nhóm 3

(49BN)

P

≤2 điểm

151 (72,2%)

83 (55,3%)

23(46,9)

< 0,01

>2 điểm

58 (27,8%)%)

67(44,7%)

26(53,1)

Tổng

209

150

49



Bảng 6: Đặc điểm tử vong trong thời gian theo dõi 30 ngày đầu



Đặc điểm

Nhóm

Nhóm 1

(209BN)

Nhóm 2

(150BN)

Nhóm 3

(49BN)

P

Không tử vong

198 (94,7%)

140 (93,3%)

47(95,9%)

< 0,01

Tử vong

11(5,3%%)

10(6,7%)

2(4,1%)

Tổng

209

150

49

Có nhiều nghiên cứu cho thấy tăng gluose máu liên quan đến hồi phục chức năng thần kinh kém sau TBMMN. Cơ chế liên quan đến chuyển hóa yếm khí là toan máu và tế bào, gây độc tế bào thần kinh. Các vùng tranh tối tranh sáng cũng bị ảnh hưởng do tưới máu kém. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ hồi phục chức năng thần kinh kém cao nhất ở nhóm 3(53,1%), sau đó là nhóm 2 (44,7%). Như vậy nhóm có phục hồi kém nhất là nhóm ĐTĐ mới phát hiện. Đây là nhóm có tăng glucose máu mạn tính kéo dài ít nhất 3 tháng nhưng không được phát hiện và sàng lọc, do đó có thể lý giải khả năng hồi phục kém ở nhóm này. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đầu với p < 0,01. Tỷ lệ tử vong cao nhất gặp ở nhóm 2 (6,7%). Như vậy tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi cao nhất ở nhóm tăng đường huyết phản ứng. Kết quả của chúng tôi tương tự như các tác giả khác.



Bruno (1990) nghiên cứu trên giá trị tiên lượng của các yếu tố ở BN đột quỵ não cho thấy tăng glucose máu ở giai đoạn cấp là một yếu tố tiên lượng nặng. Capes (2001) nghiên cứu trên 37 BN NMN và 35BN XHN cho thấy tăng glucose máu đi kèm với tình trạng lâm sàng xấu, tăng kích thước ổ xuất huyết, kết cục của bn XHN cao hơn. Nghiên cứu của Lê Tự Phương Thảo và cộng sự (2009) cho thấy tăng glucose máu phản ứng là 1 yếu tố tiên lượng độc lập với với hậu quả hồi phục chức năng xấu (OR = 4,86, 95% CI = 1,36-17,4), tăng nguy cơ tử vong so với nhóm không tăng glucose máu gấp 9,7 lần.

KẾT LUẬN: qua nghiên cứu trên 408 BN, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

  • Tỷ lệ tăng glucose máu phản ứng (nhóm 2) là 36,7%, tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện là 12,1%. Tỷ lệ nhồi máu não chiếm đa số, nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới, nhóm tuổi chiếm đa số > 50 tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố các nhóm tuổi trong các nhóm. YTNC hay gặp nhất gồm RLLP máu là 24,5%, hút thuốc lá là 35,5%. Tỷ lệ liệt 1/2 người chung của cả 3 nhóm lá 77,9%, cao nhất ở nhóm đái tháo đường mới phát hiện 81,6%.

  • Tỷ lệ hồi phục kém sau 30 ngày cao nhất ở nhóm ĐTĐ mới phát hiện (53,1%), sau đó là nhóm tăng glucose máu phản ứng (nhóm 2: 44,7%). Tỷ lệ tử vong cao nhất trong 30 ngày đầu là nhóm có tăng glucose máu phản ứng (6,7%) với p < 0,01.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Ngọc Tâm, Văn Công Trọng, Nguyễn Hải Thủy (2000), "Tăng đường huyết ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp", Y học thực hành, 375(1), tr. 45-48.

  2. Nguyễn Văn Thông (1997),“Đại cương bệnh mạch máu não và những cơn đột quỵ”, Bệnh mạch máu não và các cơn đột quỵ, NXB Y học Hà Nội, tr.7 – 32

  3. Nguyễn Văn Chương (2004). Đại cương đột quỵ não. Thực hành lâm sàng thần kinh học. tập 3, NXB Y học.

  4. Bùi Thị Lan Vi, Vũ Anh Nhị (2005). Khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản số 1, trg 91-95.

  5. Lê Tự Phương Thảo và cộng sự (2009). Mối tương quan giữa tăng đường huyết với hồi phục chức năng và tiên lượng tử vong của bệnh nhân nhồi máu não tuần hoàn trước tại bệnh viện Nhân dân Gia Định từ 10/2007 đến 3/2008. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, phụ bản số 6, trg 64-70

  6. Standards of medical care in diabetes (2010), Diabetes Care, 33(1), S11- 61.

  7. Baird TA & Parsons MW et al. (2003), “Persistent poststroke hyperglycemia is independently associated with infarct expansion and worse clinical outcome”, Stroke, 34, pp. 2208 - 2214.

  8. Capes, S. E., Hunt, D., Malmberg, K., Pathak, P. & Gerstein, H.C. (2001), Stress hyperglycemia and prognosis of stroke in nondiabetic and diabetic patients: a systematic overview, Stroke, 32(10), pp. 2426-2432.

  9. Roger, V. L., Go, A. S., Lloyd-Jones, D. M., Adams, R. J., Berry, J. D., Brown, T. M., et al. (2011), Heart disease and stroke statistics - 2011 update: a report from the American Heart Association, Circulation, 123(4), p.18-209.

  10. Wang Yang & Heller RF et al. (2001), “Influence of Hyperglycemia on stroke Mortality”, Journal of Stroke and cerebrovascular Diseases, vol 10(1), pp. 11- 18.

  11. Weir CJ, Muray GD et al. (1997), “Is hyperglycemia an independent predictor of poor outcome after acute stroke? Result of a long term follow up study”, BMJ, 314, pp. 1303 - 1306.



CHARACTERISTICS OF STRESS HYPERGLYCEMIA IN PATIENTS WITH ACUTE STROKE WITH HYPERTENSION IN BAC NINH GENERAL HOSPITAL

Nguyen Thanh Phuong*, Trinh Xuan Trang**

*Bac Ninh General Hospital, **Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objectives: To study the reality and the relationship between stress hyperglycemia and neuro recovery in patients with acute stroke with hyperglycemia who died in first 30 days in Bac Ninh General Hospital. Subject: 408 patients had hypertension and were diagnosed with acute stroke according to WHO criteria, include 3 groups: 1st group: no hyperglycemia and no diabetes (209 patients, 51.2%), 2nd group: hyperglycemia and no diabetes (190 patients, 37.6%), 3rd group: new diabetes diagnosis (47 patients, 12.1%). Method: Period: from October 2014 to June 2015; Place: Bac Ninh General Hospital; A descriptive cross-sectional study; Data processing: SPSS 16.0. Results: Rate of male: 58.9%, mean age: 69.5± 12.3, cerebral infarction: 88.9%. Common risk factor: Dyslipidemia (24.5%), smoking (35.5%). Hemiplegia is 77.9%. Rate of stress hyperglycemia is 36.7%, new finding diabetes is 12.1%. In first 30-day follow-up, the rate of patients getting score of mRS > 2 points is the highest in new finding diabetes group, the rate of death is the highest in stress hyperglycemia group (6.7%). Conclusions: hyperglycemia has relationship relative neuro recovery and increase death rate in first 30 days.

Keywords: stroke, stress hyperglycemia, hypertension.



Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương