MỤc lục kết quả nghiên cứU 22



tải về 3.01 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.01 Mb.
#36652
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

3. Kết quả và bàn luận


Bảng 1. Một số đặc điểm của học sinh

Đặc điểm

Số lượng (n=480)

Tỷ lệ %

Độ tuổi

6 tuổi

76

15,8

7 tuổi

106

22,1

8 tuổi

79

16,5

9 tuổi

82

17,1

10 tuổi

75

15,6

11 tuổi

62

12,9

Tuổi TB

8,33

Giới tính

Nam

244

50,8

Nữ

236

49,2

Dân tộc

Kinh

60

12,5

Mường

420

87,5

Tổng số có 480 em học sinh trong độ tuổi từ 6-11 tuổi tại 6 trường tiểu học trên địa bàn huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình đã được đưa vào nghiên cứu. Trong số những học sinh này, 50,8% (n=244) là nữ và 49,2% (n=236) là nam giới, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Đa số (87,5%) học sinh là người Mường so với 12,5% là người Kinh. Độ tuổi trung bình của học sinh tham gia nghiên cứu là 8,33 tuổi trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 7 tuổi và thấp nhất là 11 tuổi (22,1% và 12,9%).



Biểu đồ 1. Tỷ lệ nhiễm giun chung (n=480)

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh 6-11 tuổi tại 6 xã huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình năm 2015 là 9,6%. Tỷ lệ nhiễm này thấp hơn nhiều so với một số nghiên cứu khác cũng ở nhóm học sinh tiểu học như tại Lâm Đồng (27,2%) [4], Hà Nam (26,9%) [6]. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức cao so với nghiên cứu tại xã Tân Thủy, Ba Tri, tỉnh Bến Tre (7,8%) [1]. So sánh với nghiên cứu của Định Thị Tuyết tại huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình năm 2006 với đối tượng là học sinh lớp 4 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung trong nghiên cứu này thấp hơn khá nhiều (9,6% so với 55,0%) [5]. Điều này có thể là do trong thời gian gần đây điều kiện kinh tế người dân khá hơn, tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường được cải thiện. Cộng với đó là nhận thức cũng như hành vi của cộng đồng nói chung và học sinh nói riêng được cải thiện do khả năng tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng được nâng cao. Cũng có thể là do sau thời điểm năm 2006, việc điều trị định kỳ hàng năm cho các học sinh tiểu học được tiến hành rộng rãi nên đã góp phần hạ tỷ lệ nhiễm giun ở các đối tượng này.



Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm giun theo tuổi

Tuổi

Số mẫu XN

Số nhiễm giun

SL

%

6 tuổi

76

8

10,5

7 tuổi

106

3

2,8

8 tuổi

79

7

8,9

9 tuổi

82

12

14,6

10 tuổi

75

7

9,3

11 tuổi

62

9

14,5

Tổng

480

46

9,6

Nhận xét: Kết quả xét nghiệm phân cho thấy nhóm học sinh 9 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất (14,6%), tiếp đến là nhóm 11 tuổi (14,5%), 6 tuổi (10,5%), 10 tuổi (9,3%), 8 tuổi (8,9%) và thấp nhất là nhóm 7 tuổi (2,8%).

Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm giun theo giới tính, dân tộc

Đặc điểm

Số mẫu XN

Số nhiễm giun

SL

%

Giới tính










Nữ

236

23

9,7

Nam

244

23

9,4

Dân tộc










Mường

420

45

10,7

Kinh

60

1

1,7

Tổng

480

46

9,6

Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm giun giữa học sinh nam và học sinh nữ (9,4% và 9,7%). Tuy nhiên, xét về đặc điểm dân tộc lại cho thấy nhóm học sinh dân tộc Mường có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm học sinh dân tộc Kinh (10,7% và 1,7%, p<0,05). Một nghiên cứu tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng cũng cho thấy yếu tố dân tộc có liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun [4]. Nguyên nhân của sự chênh lệch này một phần có thể là do điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội, trình độ dân trí, thói quen sinh hoạt, ý thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi của nhóm học sinh người dân tộc hạn chế hơn so với nhóm học sinh Kinh.

Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun

Loại giun

Số mẫu XN

Số nhiễm giun

SL

%

Giun đũa

480

3

0,6

Giun tóc

480

39

8,1

Giun móc/mỏ

480

4

0,8

Khác

480

3

0,6

Xét về tỷ lệ nhiễm từng loại giun, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun tóc chiếm cao nhất (8,1%), rất ít học sinh nhiễm giun móc/mỏ (0,6%) cũng như giun đũa (0,6%) và giun kim (0,2%). Cơ cấu nhiễm các loại giun này phù hợp với điều tra tại Thái Bình với tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun đũa và giun móc lần lượt là (7,8%, 5,1% và 0%) [2], cũng như nghiên cứu tại Hà Nam (24,6%, 12,6% và 0% theo thứ tự) [6]. Tuy nhiên cơ cấu các loại giun này lại khác biệt so với nghiên cứu tại Bến Tre với giun móc chiếm đa số (77,8%), tiếp đến là giun đũa (14,8%), giun tóc 7,4% [1]. Sự chênh lệch về tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cũng như cơ cấu của từng loại giun giữa các nghiên cứu có thể là do sự khác biệt về các yếu tố vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, chất lượng nước, tình trạng kinh tế xã hội, thời gian và mùa tiến hành khảo sát cũng như các yếu tố khí hậu và địa lý.



Biểu đồ 2. Tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm (n=46)

Trong số các học sinh nhiễm giun, đa số (93,5%) là đơn nhiễm, tức là chỉ nhiễm một loại giun duy nhất. Kết quả nghiên cứu tại Bến Tre cũng cho thấy trong 55 trường hợp xét nghiệm thấy trứng giun trong phân đều là đơn nhiễm [1]. Tuy nhiên, kết quả này của chúng tôi có khác biệt so với kết quả nghiên cứu tại học sinh lớp 4 thuộc thị trấn Lương Sơn tỉnh Hoà Bình với tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 loại giun là 34,7% và nhiễm 3 loại giun chiếm 2,5% [5]. Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu tại huyện Lương Sơn được triển khai trong thời gian trước đây nhiều năm (từ 2006). Tại thời đó, điều kiện kinh tế xã hội cũng như vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của người dân ở mức thấp hơn so với thời gian gần đây. Bên cạnh đó, các hoạt động tẩy giun trong thời gian gần đây cũng được triển khai đồng bộ hơn. Các kết quả này có thể đã làm giảm tỷ lệ đa nhiễm ở học sinh tiểu học trong nghiên cứu của chúng tôi.



Bảng 5. Số trứng trung bình/gram phân

Loại giun

Số trứng TB/gram phân

SD

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Giun đũa

3680,0

3218,4

888

7200

Giun móc/mỏ

156,0

130,7

48

336

Giun tóc

258,5

357,5

24

2280

Bảng 6. Phân loại cường độ nhiễm giun

Loại giun

Số

mẫu (+)


Nhẹ

Trung bình

Nặng

SL

%

SL

%

SL

%

Giun đũa

3

2

66,7

1

33,3

0

0,0

Giun móc/mỏ

4

4

100,0

0

0,0

0

0,0

Giun tóc

39

38

97,4

1

2,6

0

0,0

Cường độ nhiễm giun được đánh giá qua số trứng giun/gram phân. Chỉ số này cho phép ước lượng số giun bị nhiễm trên một đối tượng, tính được những cá thể chịu đựng các hậu quả của bệnh. Mục tiêu hàng đầu của chương trình phòng chống giun là cần giảm tỷ lệ người nhiễm nặng, vì vậy chỉ số này cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn các biện pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp [8]. Kết quả điều tra cho thấy trung bình trong một gram phân có 3680 trứng giun đũa, 156 trứng giun móc/mỏ và 258,5 trứng giun tóc. Ca nhiễm giun đũa nặng nhất là 7200 trứng/gram phân, giun móc/mỏ là 336 trứng/gram phân và giun tóc là 2280 trứng/gram phân. Theo tiêu chuẩn phân loại mức độ nhiễm giun của WHO, kết quả của chúng tôi cho thấy toàn bộ các học sinh bị nhiễm giun đều ở mức độ nhẹ và trung bình. Tỷ lệ nhiễm giun đũa với cường độ nhẹ là 66,7% và trung bình là 33,3%. Tỷ lệ tương ứng đối với giun tóc là 97,4% và 2,6%. Còn nhiễm giun móc đều với cường độ nhẹ (100,0%). Kết quả này là phù hợp với dữ liệu từ các nghiên cứu gần đây đã quan sát thấy hầu hết các trường hợp nhiễm giun truyền qua đất có số lượng trứng giun ở mức thấp [1], [2], [4], [5]. Tuy nhiên không phải thấy cường độ nhiễm giun ở mức độ nhẹ/trung bình mà coi nhẹ tình hình nhiễm. Tác động nặng nhẹ của bệnh giun tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên WHO đã cảnh báo rằng ngay cả mức độ nhiễm giun thấp cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, giảm sự ngon miệng, nặng lực, thể chất và trí tuệ, chính vì vậy sẽ làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, số lượng trứng giun/gram phân không phản ảnh trung thực mức độ nhiễm do chỉ có giun cái mới đẻ trứng và đẻ không đều, những con giun đực có mặt và không phát hiện được cũng gây tác hại không kém.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương