MỤc lục kết quả nghiên cứU 22


BS. Ngọc Thanh Dũng*, PGS.TS. Đàm Khải Hoàn**, PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng***



tải về 3.01 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích3.01 Mb.
#36652
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

BS. Ngọc Thanh Dũng*, PGS.TS. Đàm Khải Hoàn**, PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng***


* Sở Y tế Hà Giang, ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, *** Bộ Y tế

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng cán bộ y tế có trình độ cao ở tỉnh Hà Giang trong năm 2014. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Bác sĩ: 43.2% ở độ tuổi 40-49, nam chiếm 64.5%, 58,7% dân tộc thiểu số, 29,3% công tác ở bệnh viện huyện, 15,7% công tác ở bệnh viện tỉnh. Tỷ lệ cán bộ làm việc ở tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh và tuyến xã lần lượt là 15,3% và 9,4%; tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp sau 5-10 năm và dưới 5 năm lần lượt là 35,9% và 32,4%; trong những người tốt nghiệp dưới 5 năm có 57,1% có trình độ sau đại học; 20,2% bác sĩ giữ chức vụ trưởng khoa, 8,7% giữ chức vụ giám đốc. Tỷ lệ cán bộ có trình độ tốt về chuyên môn, tin học và ngoại ngữ lần lượt là 82,9%, 72,1%, 70,4%; 43,2% và 41,8% lực lượng cán bộ có trình độ tốt về lý luận chính trị, 66,9% bác sĩ đạt chuẩn. Dược sĩ đại học: 38,7% dưới 30 tuổi, 22,6% tuổi từ 30-39; 51,6% là dân tộc thiểu số. Tỷ lệ dược sĩ làm việc ở bệnh viện huyện và tỉnh lần lượt là 29,1% và 16,1%. Có 64,5% dược sĩ tốt nghiệp dưới 5 năm và 51,6% được đào tạo chính quy. Trong số dược sỹ tốt nghiệp dưới 5 năm có 77,4% đạt trình độ sau đại học, 19,4% giữ chức trưởng khoa và 3,2% giữ chức giám đốc. Tỷ lệ dược sỹ có trình độ chuyên khoa I và II lần lượt là 6,5% và 3,2%. Tỷ lệ cán bộ có trình độ tốt về chuyên môn là 80,6% và về tin học và ngoại ngữ là 64,5%. Tỷ lệ dược sĩ có trình độ quản lý tốt là 35,5% và 54,8% đạt chuẩn. Cử nhân điều dưỡng: tuổi từ 30-39, 62,5% là nữ, 57,1% là dân tộc kinh, 37,5% làm việc ở tuyến huyện, 7,5% tốt nghiệp dưới 5 năm, 19,6% làm tổ trưởng, 71,4% đạt chuẩn về chuyên môn, 58,9% đạt trình độ vi tính và 55,4% đạt trình độ ngoại ngữ, 53,6% đạt chuẩn quy định. Khuyến nghị: Tăng cường đào tạo các bác sĩ cho các trạm y tế, bổ sung bác sĩ và cử nhân điều dưỡng cho các bệnh viện, tăng cường dược sĩ đại học và cử nhân điều dưỡng cho các sở y tế.

Từ khóa: Bác sĩ, Dược sĩ Đại học, Cử nhân điều dưỡng

1. Đặt vấn đề

Hà Giang là tỉnh miền núi, kinh tế văn hóa xã hội còn kém phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, đầu tư hàng năm cho công tác y tế còn thấp, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao từ đại học trở lên còn thiếu rất nhiều, đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng các dịch vụ y tế còn chưa tốt trong những năm qua. Hiện nay nguồn nhân lực trình độ cao nhất là bác sĩ của Hà Giang đang còn rất thiếu do nhiều năm qua ngành y tế không tuyển đủ chỉ tiêu bác sĩ, trong khi đó một số đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác về các thành phố lớn, số còn lại vẫn chưa yên tâm công tác. Hiện tại số lượng bác sĩ về công tác tại các tuyến cơ sở còn rất ít hoặc không có. Đây là một khó khăn mà tỉnh đang phải đối mặt, các nhà quản lý ngành Y tế chưa có được giải pháp thỏa đáng [1], [3], [4]. Vì vậy việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Hà Giang sẽ là cơ sở khoa học để tham mưu cho các cấp lãnh đạo tỉnh ban hành các chính sách, giải pháp trước mắt và lâu dài về công tác cán bộ. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu Đánh giá thực trạng nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Hà Giang năm 2014.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.  Đối tượng: Bác sĩ , Dược sỹ, Cử nhân y tế khác đang công tác tại ngành y tế Hà Giang.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 

2.2.1. Địa điểm: Sở Y tế tỉnh Hà Giang.

2.2.2. Thời gian: Từ tháng 01 – 12 /2015

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu

2.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu định lượng : Điều tra toàn bộ số cán bộ y tế trình độ đại học trở lên (khoảng 500 người), thực tế điều tra được 810 người.

2.3.3. Chỉ  số nghiên cứu

- Tỷ lệ BS, DS, CNĐD làm việc tại tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã



- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ BS, DS, CNĐD làm việc tại tuyến tỉnh, huyện và xã

2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin: Điều tra phỏng vấn đối tượng qua thư;

2.3.5. Xử  lý số liệu: Nhập liệu và phân tích phần mềm EPIINFO 6.04

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ trình độ cao ở tỉnh Hà Giang năm 2015

Bảng 3.1. Phân bố BS theo tuổi, giới, dân tộc

Chỉ số

SL

%

Số BS tuổi < 30

90

16,3

Số BS tuổi 30 - 39

162

29,25

Số BS tuổi 40 - 49

237

42,85

Số BS tuổi 50 - 59

64

11,6

Số BS nam

358

64,7

Số BS nữ

195

35,3

Số BS là người Kinh

240

43,4

Số BS là người DTTS

313

56,6

Tỉ lệ bác sĩ có độ tuổi từ 40-49 cao nhất (42.8%), tiếp theo là lứa tuổi 30-39 (29.2%); lứa tuổi 50-59 là 11.6%. Tỉ lệ bác sĩ là nam giới khá cao (64.7%), đa số bác sỹ là người dân tộc thiểu số (56.6%). Điều này hoàn toàn phù hợp với Hà Giang, 01 tỉnh chủ yếu là người DTTS.

Về phân bố bác sỹ theo các tuyến: Tỉ lệ BS công tác tại các BV tuyến huyện chiếm cao nhất (34%), tiếp theo là tại các bệnh viện tỉnh và khu vực (23.5%), tại các trung tâm y tế huyện, TP (14.5%), trung tâm y tế tuyến tỉnh (11 %). Tỉ lệ BS công tác tại các trạm y tế xã phường còn thấp (8.7%). Đây là khó khăn lớn cho Hà Giang, thiếu BS nói chung nhất là tuyến xã, nơi rất cần BS. Tỷ lệ này rất thấp so với các nơi, so với mục tiêu của ngành y tế đề ra [6]. Điều này làm cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về chiến lược phát triển nguồn nhân lực BS ở khu vực này.
Bảng 3.2. Phân bố bác sĩ theo năm tốt nghiệp, loại hình đạo tạo

Chỉ số

SL

%

Số BS tốt nghiệp < 5 năm

200

36,3

5-10 năm

168

30,3

11 – 20 năm

140

25,3

21- 30 năm

40

7,2

> 30 năm

5

0,9

Số BS chính qui

178

32,2

Số BS chuyên tu

375

67,8

Nhận xét:

Tỉ lệ BS tốt nghiệp dưới 5 năm cao nhất (36.3%), tốt nghiệp từ 5-10 năm (30.3%), tiếp theo là số, tốt nghiệp từ 11-20 năm (25.3%). Tuy nhiên đa số BS ở Hà Giang là BS chuyên tu (67.8%). Tỷ lệ BS chuyên tu cao, sẽ là khó khăn cho việc đào tạo các chuyên gia các chuyên ngành, khó khăn trong việc tiếp cần với các kỹ thuật mới, kỹ thuật y tế hiện đại [2].

Về phân bố bác sĩ theo vị trí quản lý : Tỉ lệ BS được học sau đại học khá cao, cao nhất là số BS ra trường dưới 5 năm (27.7%), tuy nhiên số BS tốt nghiệp từ 20 năm trở lên hầu như chưa đi học sau đại học. Tỉ lệ bác sĩ làm trưởng khoa/phòng cao nhất (24.1%), tiếp theo là tỉ lệ phó trưởng khoa/phòng (13.6%), bác sĩ làm phó giám đốc (11.9%), có 7.2% bác sĩ làm giám đốc, 6.3% bác sĩ làm trưởng trạm y tế xã. Kết quả này cho thấy một bất cập là tỷ lệ BS về xã đã thấp (9,4%), nhưng tỷ lệ làm trạm trưởng lại còn thấp hơn. Điều này gợi ý cho chúng ta chiến lược sử dụng BS ở xã như thế nào cho tốt.

Về phân bố bác sĩ theo bằng cấp: Tỷ lệ BS là chuyên viên và tương đương chiếm cao nhất (69.3%), có 29.3% BS là chuyên viên chính và tương đương, tỉ lệ BS có bằng CK2 là 4.7%, có 0.2% là tiến sĩ. Đa số BS có bằng CK1(34.4%). Đa số BS có ngoại ngữ trình độ B (66.5%), số có ngoại ngữ trình độ C thấp (6.9%). Đa số BS có tin học trình độ B (73.4%). Về trình độ quản lý nhà nước : Có 51.9% bác sĩ chưa được học về quản lý nhà nước, còn lại 26.0% đã được học trình độ chuyên viên hoăc tương đương và 11.9% bác sĩ được đào tạo trình độ chuyên viên chính hoặc tương đương. Về trình độ chính trị: Tỉ lệ bác sĩ chưa được đào tạo chính trị khá cao (49.7%), số bác sĩ được đào tạo chính trị cao nhất là trình độ sơ cấp (23.5%), tiếp theo là trung cấp và cao cấp lần lượt là 14.5% và 12.3%, chỉ có 1% bác sĩ được đào tạo trình độ chính trị trên cao cấp. Hầu hết các bác sĩ được bổ nhiệm dưới 5 năm (65.6%)



Bảng 3.3: Đánh giá chung về đội ngũ bác sĩ

Đánh giá

SL

%

Số BS được đánh giá

553

100

Số BS đạt tiêu chuẩn về chuyên môn

551

99,6

Số BS đạt tiêu chuẩn về TĐ QL  nhà nước

228

41,2

Số BS đạt tiêu chuẩn về trình độ chính trị

253

45,8

Số BS đạt tiêu chuẩn về Ngoại ngữ

479

86,6

Số BS đạt tiêu chuẩn về Tin học

496

89,7

Số BS đạt tiêu chuẩn chung

467

84,4

Về đánh giá: Số BS được đánh giá tốt nhất là trình độ chuyên môn (99.6%), tiếp theo là trình độ tin học và ngoại ngữ lần lượt là 89.7% và 86.6%. Tuy nhiên số bác sĩ đạt tiêu chuẩn về quản lý nhà nước và lý luận chính trị chỉ đạt 41.2% và 45.8%. Đánh giá chung thì đội ngũ bác sĩ mới đạt mức độ khá (84.4%). Kết quả này giúp chúng ta có kế hoạch đào tạo thêm cho các BS để họ nhanh chóng có đủ các chứng chỉ theo yêu cầu vị trí công việc.

Bảng 3.4. Phân bố DS theo tuổi, giới, dân tộc

Chỉ số

SL

%

Số DS tuổi < 30

23

37,1

Số DS tuổi 30 - 39

12

19,35

Số DS tuổi 40 - 49

14

22,55

Số DS tuổi 50 - 59

13

21,0

Số DS nam

27

43,5

Số DS nữ

35

56,5

Số DS là người Kinh

32

51,6

Số DS là người DTTS

30

48,4

Đa số DS ở độ tuổi dưới 30 (37.1%), tiếp theo là tuổi 40-49 (22.5%), số dược sĩ ở độ tuổi 50-59 (21.0%) và tuổi 30-39 (19.3%); 64,5% dược sĩ là nữ (56.5%); 48.4% số dược sĩ là người dân tộc thiểu số.

Về phân bố dược sỹ theo các tuyến : Tỉ lệ dược sĩ công tác tại bệnh viện tuyến huyện chiếm nhiều nhất (30.6%); Số dược sĩ công tác tại các bệnh viện tỉnh và khu vực (25.8%) ; công tác tại trung tâm tuyến tỉnh (22.6%); Tỉ lệ thấp nhất công tác tại trung tâm y tế huyện (6.5%), điều này ảnh hưởng không nhr đến công tác quản lý dược tuyến xã

Bảng 3.5. Phân bố dược sĩ theo năm tốt nghiệp, loại hình đạo tạo

Chỉ số

SL

%

Số DS tốt nghiệp < 5 năm

31

50

5-10 năm

8

12,9

11 – 20 năm

10

16,1

21- 30 năm

6

9,7

> 30 năm

7

11,3

Số DS chính qui

38

61,3

Số DS chuyên tu

24

38,7

Đa số các dược sĩ đều tốt nghiệp dưới 5 năm (50%), tiếp theo là tốt nghiệp từ 11-20 năm (16.1%); Có 61.3 % dược sĩ là được đào tạo chính quy.

Về phân bố dược sĩ theo thời gian học sau đại học và vị trí quản lý : Tỉ lệ DS được học sau đại học cao nhất là số ra trường dưới 5 năm (8.1%), số DS tốt nghiệp từ 10 năm trở lên hầu như chưa đi học sau đại học. Tỉ lệ dược sĩ làm trưởng khoa/phòng cao nhất (21.0%), tiếp theo là làm phó giám đốc (17.7%), Phó trưởng khoa/phòng là (16.1%), có (1.6%) dược sĩ làm giám đốc.



Phân bố dược sĩ theo chứng chỉ: Tỷ lệ Ds là chuyên viên và tương đương chiếm cao nhất (79.0%), có 19.4% Ds là chuyên viên chính và tương đương; Tỉ lệ DS có bằng sau đại học còn rất thấp, trong đó DS có bằng CK1 là 14.5% và thạc sĩ là 3.2%, chưa có DS nào có bằng Tiến sĩ hoặc CK2. Đa số Ds có ngoại ngữ trình độ B (53.2%), số có ngoại ngữ trình độ C thấp (9.7%). Đa số Ds có tin học trình độ B (72.6%). Có 45.2% dược sĩ chưa được học về quản lý nhà nước, còn lại 27.4% đã được học trình độ chuyên viên hoăc tương đương và 12.9% Ds được đào tạo trình độ chuyên viên chính hoặc tương đương. Tỉ lệ dược sĩ chưa được đào tạo chính trị khá cao (48.4%), số dược sĩ được đào tạo chính trị trình độ trung cấp (22.6%) và cao cấp (11.3%), Tỉ lệ dược sĩ được đào tạo trình độ chính trị trên cao cấp rất thấp (1.6%). Hầu hết các dược sĩ được bổ nhiệm dưới 5 năm (60%).

Bảng 3.6: Đánh giá chung về đội ngũ dược sĩ

(Căn cứ tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước và Bộ Y tế để đánh giá).

Chỉ số

SL

%

Số DS đạt tiêu chuẩn về chuyên môn

62

100

Số DS đạt tiêu chuẩn về trình độ Quản lý  nhà nước

31

50,0

Số DS đạt tiêu chuẩn về trình độ chính trị

27

43,5

Số DS đạt tiêu chuẩn về Ngoại ngữ

51

82,3

Số DS đạt tiêu chuẩn về Tin học

51

82,3

Số DS đạt tiêu chuẩn chung

49

79,0

Đánh giá chung về đội ngũ dược sĩ : Đánh giá tốt nhất là về trình độ chuyên môn (100%), tiếp theo là trình độ tin học và ngoại ngữ cao như nhau (82.3%). Tuy nhiên số dược sĩ đạt tiêu chuẩn về quản lý nhà nước và lý luận chính trị chỉ đạt 50.0% và 43.5%. Đánh giá chung thì đội ngũ dược sĩ dạt tiêu chuẩn chung (79.0%).

Bảng 3.7. Phân bố cử nhân theo tuổi, giới, dân tộc

Chỉ số

SL

%

Số cử nhân tuổi < 30

24

13,1

Số cử nhân tuổi 30 – 39

114

62,3

Số cử nhân tuổi 40 – 49

39

21,3

Số cử nhân tuổi 50 – 59

6

3,3

Số cử nhân nam

59

32,2

Số cử nhân nữ

124

67,8

Số cử nhân là người Kinh

119

65,0

Số cử nhân là người DTTS

64

35,0

Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất của Cử nhân điều dưỡng là 30-39 (62.3%), thấp nhất là độ tuổi 50-59 (3.3%); Đa số cử nhân là nữ (67.8%); Có 65.0% số cử nhân là người kinh.

Phân bố cử nhân theo các tuyến : Tỉ lệ cử nhân công tác tại bệnh viện và trung tâm tuyến tỉnh/khu vực chiếm nhiều nhất (41.0%); tiếp theo bệnh viện tuyến huyện chiếm (31.1%), tại các trung tâm y tế huyện (8.2%). Số cử nhân công tác tại các trạm y tế xã phường chiếm 10.4%.



Bảng 3.8. Phân bố cử nhân theo năm tốt nghiệp, loại hình đạo tạo

Chỉ số

SL

%

Số cử nhân tốt nghiệp < 5 năm

151

82,5

5-10 năm

29

15,8

11 – 20 năm

2

1,1

21- 30 năm

1

0,5

> 30 năm

0

0

Số cử nhân chính qui

12

6,6

Số cử nhân chuyên tu

171

93,4

Cao nhất là cử nhân tốt nghiệp dưới 5 năm (82.5%), tiếp theo là cử nhân tốt nghiệp 5-10 năm. Hầu hết số cử nhân đều được đào tạo chuyên tu (93.4%). Đây cũng là khó khăn cho y tế Hà Giang trong việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc hiện đại tại các cơ sở y tế với đội ngũ Cử nhân điều dưỡng chủ yếu là chuyên tu này.

Phân bố cử nhân theo vị trí quản lý : 3.2% số cử nhân sau khi tốt nghiệp thì được đi học sau đại học, còn lại chưa được đi học. Số cử nhân là trưởng các khoa/phòng chiếm cao nhất là 29.0%. tiếp theo là phó trưởng các khoa phòng chiếm 11.5%.

Phân bố cử nhân theo bằng cấp : Có 96.7% cử nhân có bằng chuyên viên và tương đương. Tỉ lệ cử nhân học sau đại học còn thấp, trong đó thạc sĩ là 1.6% và chuyên khoa 1 là 2.7%. Còn lại là chưa đi học sau đại học. Số cử nhân có ngoại ngữ trình độ B chiếm cao nhất (68.3%), tiếp theo là trình độ A (22.4%). Hầu hết cử nhân có trình độ tin học loại B (71.6%). Có 18.0% cử nhân có trình đô chuyên viên hoặc tương đương, cán sự chiếm 13.7% và chỉ có 1.1% cử nhân có trình độ chuyên viên chính hoặc tương đương, còn lại là chưa được đi học. Về trình độ chính trị: cao nhất là cử nhân có trình độ chính trị sơ cấp (23.0%), tiếp theo là trung cấp (8.7%), và cao cấp chiếm tỉ lệ rất thấp (1.1%). Có 65.0% cử nhân mới được bổ nhiệm trong vòng 5 năm trở lại đây.

Bảng 3.9: Đánh giá chung về đội ngũ cử nhân

(Căn cứ tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước và Bộ Y tế để đánh giá).


Đánh giá

SL

%

Số cử nhân được đánh giá

183

100

Số cử nhân đạt tiêu chuẩn về chuyên môn

183

100

Số cử nhân đạt tiêu chuẩn về trình độ Quản lý  nhà nước

38

20,8

Số cử nhân đạt tiêu chuẩn về trình độ chính trị

48

26,2

Số cử nhân đạt tiêu chuẩn về Ngoại ngữ

159

86,9

Số cử nhân đạt tiêu chuẩn về Tin học

162

88,5

Số cử nhân đạt tiêu chuẩn chung

142

77,6

Số cử nhân được đánh giá đạt tiêu chuẩn trình độ chuyên môn (100%); Tiếp theo là đạt điêu chuẩn về trình độ tin học và ngoại ngữ chiếm 88.5% và 86.9%. Về trình độ chính trị và quản lý nhà nước số cử nhân đạt thấp (lần lượt là 26.2% và 20.8%). Nhìn chung số cử nhân được đánh giá đạt các tiêu chuẩn chung đạt (77.6%).

KẾT LUẬN

Thực trạng nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở tỉnh Hà Giang năm 2014:

1) Bác sỹ: 42,8% số bác sĩ có độ tuổi từ 40-49, 29,2% ở tuổi 30-39; 64,7% số bác sĩ là nam giới, đa số là người dân tộc thiểu số (56,6%); 29,3% BS công tác tại các BV huyện, 15,7% BS công tác tại các bệnh viện tỉnh và khu vực; 15,3% BS công tác tại các trung tâm y tế huyện và làm tại trung tâm tuyến tỉnh. 9,4% BS công tác tại các trạm y tế xã; 67,8% BS ở Hà Giang là chuyên tu; 100% BS được đánh giá tốt về trình độ chuyên môn, 89,7% trình độ tin học và 86,6% ngoại ngữ; 41,2% về quản lý nhà nước và 45,8% về lý luận chính trị và có 84,4% BS đạt các tiêu chuẩn chung.

2) Dược sỹ đại học: 37,1% ở độ tuổi dưới 30, 48,4% là người dân tộc thiểu số; 38,7% công tác tại tuyến tỉnh, 29,1% tại bệnh viện huyện, 16,1% tại các bệnh viện tỉnh, 61,3 % được đào tạo chính quy; 100% được đánh giá tốt trình độ chuyên môn, 82,3% đánh giá cao về trình độ tin học và ngoại ngữ cao; 31% đạt tiêu chuẩn về quản lý nhà nước và 27% đạt chuẩn về lý luận chính trị. Có 79% DS đạt tất cả các tiêu chuẩn chung.

3) Cử nhân điều dưỡng: 62,3% ở độ tuổi dưới 30-39; 67,8% là nữ; 65% là người kinh; 37,5% công tác tại bệnh viện tuyến huyện, 82,5% tốt nghiệp dưới 5 năm; 93% được đào tạo chuyên tu. 100% được đánh giá đạt tiêu chuẩn trình độ chuyên môn khá, 88,5% đạt về trình độ tin học và 86,9% về ngoại ngữ; 77,6% đạt các tiêu chuẩn chung.

KHUYẾN NGHỊ


  1. Tỉnh cần tăng cường đào tạo BS cho y tế tuyến xã

  2. Cần tăng cường bổ sung BS, Cử nhân chính qui cho các bệnh viện

  3. Cần bổ sung Cử nhân điều dưỡng cho Sở y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Hùng (2009), Chất lượng cán bộ quản lý của ngành y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trương Văn Kính (2008), Thực trạng và những giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nhân lực ngành y tế đến năm 2015, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh.

3. Nguyễn Đại Phong (2012), Thực trạng nguồn nhân lực Bác Sĩ ngành y tế tỉnh Đắk Lắk và một số giải pháp đến năm 2020, Luận án chuyên khoa 2 Y tế công cộng, Trường đại học y dược Thái Nguyên.



4. Đào Duy Quyết (2012), Nghiên cứu thực trạng đội ngũ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang và giải pháp nguồn nhân lực Bác sỹ đến năm 2015”, Luận án chuyên khoa 2 Y tế công cộng, Trường đại học y dược Thái Nguyên.

5. Cái Phúc Thắng (2006), Tình hình đội ngũ cán bộ y dược tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quy hoạch tống thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020, quyết định 153/2006/QĐ-TTg, Hà Nội.

THE REALITY OF HIGH-QUALITY HEALTH WORKFORCE IN HA GIANG PROVINCE

Dr Ngoc Thanh Dung*, Assoc. Prof Dam Khai Hoan**, Assoc. Prof Nguyen Tuan Hung***

*Ha Giang Provincial Department of Health, **Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy, ***Ministry of Health
TÓM TẮT

SUMMARY

Objective: To assess the state of high-quality health workforces in Ha Giang province in 2014. Method: A Cross-sectional study. Results: The physicians: 43.2% of physicians are from 40 to 49 years old, 64.5% are male, 58.7% are ethnic minorities; 29.3% work in District hospitals, 15.7% work in Provincial hospitals; 15.3% work at District health centers or Provincial health centers, 9.4% work at Commune health stations; 35.9% attended grade 5-10, 32.4% attended less than grade 5; 57.1% of physicians’ postgraduate education are less than 5 years; 20.2% of doctors are in charge of deans; 8.7% of physicians work as directors; They are rated as good in professional qualifications (82.9%), in informatics (72.1%), 70.4% in foreign languages; 43.2% in management and 41.8% in political theory. There are only 66.9% physicians reaching common standards. About Pharmacists university: 38.7% are under the age of 30; 22.6% are from 30 to 39 years old; 51.6% are ethnic minorities; 29.1% are at District hospitals; 16.1% are in Provincial hospitals. 64.5% attended less than grade 5, 51.6% are formal training; 77.4% of pharmacists’ postgraduate educationare less than 5 years, 19.4% work as deans and 3.2% work as director; 6.5% and 3.2% pharmacists holds a degree of Specialist I; They are rated as good in professional qualifications (80.6%), in informatics and foreign languages (64.5%), 35.5% in management. 54.8% reach all common standards. Bachelor of Nursing: 62.5% are under the age of 30-39; 62.5% are female; 57.1% are Kinh group; 37.5% work in District hospitals, 75% attended grade 5; 19.6% are heads of sections. 71.4% have enough qualification standards, 58.9% achieved in the level of computerization and 55.4% in foreign languages; 53.6% reach the common standards. Recommendation: Increase training doctors for Commune health station; Adding more physicians, bachelor of nursing for hospitals; Adding more pharmacists and bachelor of nursing for Health Department.

Keywords: Doctors, Pharmacists University, Bachelor of Nursing.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁ THAI TỪ 13 ĐẾN 22 TUẦN BẰNG MISOPROSTOL NGẬM BÊN MÁ TẠI THÁI NGUYÊN

Đào Ngọc Tuấn

Bệnh viện C Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phá thai từ 13 đến 22 tuần bằng Misoprostol ngậm bên má tại Bệnh viện C Thái Nguyên. Phương pháp: Báo cáo 52 ca phụ nữ mang thai đủ tiêu chuẩn lựa chon của nghiên cứu. Mỗi phụ nữ được ngậm bên má 1 viên misoprostol 200mcg cách 6 giờ không quá 5 lần, kết quả thành công khi thai sẩy tự nhiên mà không có can thiệp ngoại khoa. Kết quả: Tỉ lệ thành công của nghiên cứu là 90/4%. Thời gian ra thai trung bình 13± 4,3 giờ. Tác dụng phụ thoáng qua, 78,8% phụ nữ rất hài lòng với phương pháp, thời gian nằm viện dễ chấp nhận. Kết luận: Sử dụng phác đồ 200mcg Misoprostol ngậm bên má 6h/lần có hiệu quả và an toàn. Bệnh nhân rất hài lòng, thời gian nằm viện dễ chấp nhận

Từ khóa: phá thai, misoprostol ngậm bên má.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trước đây phá thai từ 13 đến 22 tuần thường phải xử dụng các kỹ thuật ngoại khoa, đòi hỏi cơ sở phải có đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ chuyên nghiệp và chỉ được thực hiện ở các bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Phá thai ngoại khoa ở tuổi thai 13-22 tuần thường dùng kỹ thuật nạo gắp thai, có thể gây biến chứng cho bệnh nhân như thủng tử cung, rách cổ tử cung, chảy máu, choáng, nhiễm trùng. Hơn nữa sẽ khiến người làm kỹ thuật bị áp lực và mặc cảm. Với thai 13- 22 tuần, phương pháp hay dùng và an toàn hơn là đặt túi nước gây chuyển dạ, gây cho bệnh nhân một tâm trạng lo âu, căng thẳng. Với phác đồ áp dụng phá thai bằng misoprostol đơn thuần cho tuổi thai 13 đến 22 tuần sử dụng liều 200mcg đặt âm đạo 6 giờ không quá 5 lần/ngày theo hướng dẫn chuẩn quốc gia [3] Trong quá trinh áp dụng thấy thời gian khởi phát cơn co tử cung lâu, bệnh nhân phải nằm chờ đợi, phải thắm khám nhiều lần để đặt thuốc phần nào gây lãng phí , đặc biệt gây ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần người bệnh. Hiện nay có rất nhiều phác đồ được áp dụng. Bằng sử dụng misoprostol đơn thuần liều 200mcg đường ngậm bên má 6h/lần không quá 5 lần/ngày phần nào cải thiện những nhược điểm. Do vậy để dánh giá hiệu quả phá thai và cải thiện những nhược điểm trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả phá thai 13 đến 22 tuần bằng misoprostol ngậm bên má tại Bệnh viện C Thái nguyên”



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu Các thai phụ có thai từ 13 đến 22 tuần, có chỉ định ngừng thai nghén vì lý do y tế hoặc xã hội, tại Khoa sản Bệnh viện C Thái Nguyên, sẽ được mời lựa chọn tham gia vào nghiên cứu.

1.1. Tiêu chun la chn

Tuổi thai từ 13 đến 22 tuần tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối cùng đối với các trường hợp kinh nguyệt đều, có chu kỳ 28 ± 2 ngày hoặc bằng siêu âm.

- Thai phụ ≥ 18 tuổi.

- Tự nguyện xin phá thai, đồng ý ký giấy cam kết.

- Thực hiện đầy đủ các qui định về phá thai to của pháp luật và của Bệnh viện.

- Sẵn sàng tình nguyện tham gia nghiên cứu và thực hiện theo phác đồ.



1.2. Tiêu chun loi tr

- Sẹo mổ cũ ở TC: mổ lấy thai, mổ bóc nhân xơ TC, mổ thủng TC…

- Tiền sử phẫu thuật các khối u đường sinh dục dưới và cổ TC.

- Dị ứng với MSP, hay những chống chỉ định khác đối với MSP.

- Mắc một số bệnh lý mạn tính, cấp tính hoặc ác tính: bệnh tâm thần, bệnh tim mạch, bệnh gan thận, bệnh phổi, rối loạn đông máu, khối u ác tính…

- Đã có dấu hiệu dọa sẩy thai hoặc đang sẩy thai.

- Đã sử dụng bất kỳ một phương pháp phá thai nào trước đó.

- Đang trong quá trình nghiên cứu mà xin hoãn vì một lý do nào đó.



2. Địa đim và thi gian nghiên cu

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Khoa sản Bệnh viện C Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: từ 9/2014 đến 10/2015.

3. Phương pháp nghiên cu

Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang.



Cmu nghiên cu

Mẫu nghiên cứu thuận tiện không xác xuất.

4. Trang thiết bị dụng cụ

- Bộ nạo gắp thai to: pince sát trùng, pince cặp cổ TC, thước đo buồng TC, nong cổ TC, pince gắp, thìa nạo...

- Bơm hút chân không 2 van.

- Thuốc hồi sức, giảm đau, an thần...

- Mẫu phiếu nghiên cứu ghi lại các thông tin nghiên cứu.

- Thước lượng giá cảm giác đau theo VAS:.



5. Cách thức thu nhập mẫu nghiên cứu

Các bước thu thập mẫu nghiên cứu:

- Tiếp nhận ĐTNC tại phòng khám sản phụ khoa, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn đặt ra.

- Cung cấp thông tin về phương pháp phá thai bằng MSP. Toàn bộ ĐTNC được nhập viện được chăm sóc từ khi vào đến khi ra viện.

- Thực hiện theo phác đồ nghiên cứu gây sẩy thai bằng MSP sau khi thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu và đã ký vào bản cam kết. Xếp ĐTNC vào các phác đồ dùng thuốc một cách ngẫu nhiên như nêu trên.

- Ghi lại diễn biến và các tác dụng không mong muốn của thuốc.

- Ghi lại thời gian từ khi dùng thuốc cho đến khi sẩy thai hoặc phải thực hiện các can thiệp khác.

- Sau khi thai đã sẩy ra ngoài, nghiên cứu viên đỡ rau và kiểm soát tử cung bằng tay hoặc bằng dụng cụ.

- Ghi nhận các biến chứng hay các thủ thuật phải can thiệp.

- Hẹn tái khám sau 2 tuần.



6. Phác đồ gây sẩy thai

- Hướng dẫn và kiểm tra ĐTNC ngậm thuốc giữa mặt trong má và mặt ngoài cung răng, mỗi lần 2 viên MSP tương đương 200mcg, nhắc lại 6 giờ một lần không quá 5 lần / 24 giờ.

- Năm thời điểm ngậm thuốc là 11h, 17h, 23h và 5h. Hôm sau

- Trước khi ngậm liều sau, nhân viên y tế đánh giá tiến triển của quá trình sẩy thai.

- Nếu 48h chưa sẩy thai được tính là thất bại. Bác sĩ khám lại và quyết định cách giải quyết tiếp theo.

* Giám sát ĐTNC dùng thuốc

- Thuốc, liều dùng và giờ phát thuốc được bác sĩ chỉ định rõ trong bệnh án.

- Nhân viên y tế phát thuốc trực tiếp cho ĐTNC theo y lệnh.

- Khám đánh giá và ghi đầy đủ vào hồ sơ cũng như phiếu theo dõi.

7. Phân tích và xlý sliu

- Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.



III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi



Nhóm

Nhóm tuổi



Nhóm nc

n

%

< 20

2

3,8

20 - 24

12

23,1

25 - 29

14

26,9

30 - 34

14

26,9

≥ 35

10

19,2

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân nhóm tuổi từ 25 – 29 chiếm cao nhất (26,9% theo thứ tự). Tiếp theo là tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm tuổi từ 30 – 34 (26,9%). Tỉ lệ bệnh nhân dưới 20 tuổi chiếm thấp.

Bảng 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp



Nhóm

Nghề nghiệp

Nhóm can thiệp

n

%

Học sinh

1

1,9

Sinh viên

3

5,8

Cán bộ

12

23,1

Làm ruộng

25

48,1

Nghề tự do

11

21,2

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng (48,1% ). Tỉ lệ đối tượng có nghề tự do là 21,2%. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là học sinh, sinh viên chiếm thấp.

Bảng 3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số con sống



Nhóm

Số con sống

Nhóm can thiệp

n

%

Chưa có con

11

21,2

1 con

8

15,4

2 con

28

53,8

≥ 3 con

5

9,6

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Hơn một nửa đối tượng nghiên cứu đã có 2 con (53,8%). Tỉ lệ đối tượng chưa có con là 21,2% ; tỷ lệ có từ 3 con trở lên là 9,6%.

Bảng 4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần có thai



Nhóm

Số lần có thai

Nhóm can thiệp

n

%

1 lần

14

26,9

2 lần

18

34,6

≥ 3 lần

20

38,5

Tổng

52

100,0

Nhận xét: T lệ đối tượng nghiên cứu đã có thai ≥ 3 lần chiếm cao nhất (38,5%). Tỉ lệ đối tượng đã có 1 lần mang thai là 26,9%.

Bảng 5: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lý do phá thai



Nhóm

Lý do phá thai

Nhóm can thiệp

n

%

Chưa chồng

10

19,2

Đủ 2 con

24

46,2

Thai bất thường

4

7,7

Khác

14

26,9

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Tỷ lệ lý do phá thai chủ yếu do đã đủ 2 con chiếm 46,2%. Lý do thai bất thường ít nhất 7,7%.

Bảng 6: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền sử phá thai



Nhóm

Tiền sử phá thai

Nhóm can thiệp

n

%

Không phá thai

38

73,0

Một lần

12

23,0

≥ 2 lần

2

4,0

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có tiền sử chưa phá thai lần nào chiếm cao nhất 73% và phá thai trên 2 lần ít nhất 4%.

Bảng 3.7. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi thai



Nhóm

Tuổi thai(tuần)

Nhóm can thiệp

n

%

13

18

34,6

14

12

23,1

15

3

5,8

16

3

5,8

17

5

9,6

18

3

5,8

19

0

0

20

2

3,8

21

2

3,8

22

4

7,7

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Tỷ lệ tuổi thai phá nhiều nhất là 13 tuần có 18 trường hợp chiếm 34,6% và tuổi thai 21 và 22 tuần gặp ít nhất 3,8%.

Bảng 8: Kết quả ra thai của misoprostol ngậm bên má



­­­­Phương thức ra thai

n

%

Sẩy cả bọc

47

90,4

Sẩy thai không hoàn toàn

5

9,6

Phải gắp thai

0

0

Không sảy thai

0

0

Tổng

52

100,0

Nhận xét:Sau khi sử dụng misoprostol ngậm bên má thì hầu hết (90,4%) bệnh nhân sảy thai cả bọc, tỉ lệ sẩy thai không hoàn toàn chiếm 9,6%. Không có trường hợp nào phải gắp thai hoặc không sẩy thai.

Bảng 9: Hiệu quả đáp ứng của thuốc misoprostol ngậm bên má



Chỉ số

n

%

Thời gian xuất hiện cơn co sau khi đặt thuốc

< 2 giờ

1

1,9

2 – < 4 giờ

16

30,8

4 – < 6 giờ

24

46,2

6 - < 8 giờ

4

7,7

≥ 8 giờ

7

13,5

Trung bình ± độ lệch chuẩn

4,7 ± 2,0




Đau bụng do cơn co tử cung







Không

1

1,9

Có

51

98,1

Mức độ đau bụng (n = 51)







VAS 0

1

2,0

VAS 1 – 3

49

96,1

VAS 4 - 6

1

2,0

Thời gian ra thai sau đặt thuốc







<12 giờ

20

38,5

12 – <24 giờ

30

57,7

≥ 24 giờ

2

3,8

Trung bình ± độ lệch chuẩn

13,0 ± 4,3




Nhận xét: Thời gian xuất hiện cơn co tử cung sau khi dùng liều thuốc đầu tiên từ 6 đến 8 giờ là nhiều nhất chiếm 46,2%. Dưới 2 giờ ít gặp chiếm 1,9%. Đa số các trường hợp có đau bụng, không gây khó chịu chiếm 96,1%. Khoảng thời gian ra thai sau ngậm thuốc đầu tiên là 12 đến 24 giờ chiếm 57,7%, trên 24 giờ có 2 trường hợp chiếm 3,8%.

Bảng 10: Sử dụng thuốc phối hợp và tình trạng cổ tử cung khi sẩy thai sau dùng misoprostol ngậm bên má



Chỉ số

n

%

Thuốc sử dụng phối hợp tăng CCTC







Có

4

7,7

Không

48

92,3

Thuốc sử dụng phối hợp giảm CCTC







Có

0

0

Không

52

100,0

Tình trạng CTC khi sảy thai







Mềm, thuận lợi

49

94,2

Không mềm, phải nong CTC

3

5,8

Nhận xét: Tỷ lê không sử dụng thuốc phối hợp tăng CCTC cao chiếm 92,3% và không có trường hợp nào sử dụng phối hợp giảm CCTC. Tình trạng CTC khi sảy thai là mềm và thuận lợi chiếm 94,2%.

Bảng 3.11. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc misoprostol ngậm bên má



Chỉ số

n

%

Buồn nôn

24

46,2

Mạch nhanh > 90 nhịp/phút

2

3,8

Sốt > 37,5oC

1

1,9

Rét run

0

0

Nôn

5

9,6

Hoa mắt – chóng mặt

7

13,5

Tiêu chảy

0

0

Huyết áp ≥ 140/90

1

1,9

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Tỷ lệ trường hợp buồn nôn sau khi dùng thuốc mức độ nhẹ không phải can thiệp gì chiếm 46,2%, hoa mắt chóng mặt nhe chiếm 13,5% và không gặp trường hợp nào rét run và tiêu chảy.

Bảng 3.12. Tai biến khi dùng misoprostol ngậm bên má



Chỉ số

n

%

Chảy máu







Không

44

84,6

Có chảy máu

8

15,4

Nặng (n = 8)

0

0

Trung bình

1

12,5

Nhẹ

7

87,5

Phải can thiệp

0

0

Vỡ tử cung

0

0

Rách CTC, âm đạo, tầng sinh môn

0

0

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Tỷ lệ tai biến hay gặp chảy máu chiếm 15,4% trong đó gặp chảy máu mức độ nhẹ. Không có trường hợp nào vỡ tử cung, rách CTC, âm đạo, tầng sinh môn.

Bảng 3.13. Đánh giá kết quả điều trị bằng misoprostol ngậm bên má



Chỉ số

n

%

Mức độ hài lòng về điều trị







Rất hài lòng

41

78,8

Hài lòng

11

21,2

Trung bình

0

0

Không hài lòng

0

0

Thời gian nằm điều trị sau sảy thai







Dễ chấp nhận

44

84,6

Chấp nhận được

8

15,4

Không chấp nhận được

0

0

Tổng

52

100,0

Nhận xét: Sau sẩy thai, phần lớn 78,8% bệnh nhân rất hài lòng về thuốc, tỉ lệ hài lòng là 21,2% và không có bệnh nhân không hài lòng về phương pháp này. Tỉ lệ bệnh nhân cho rằng thời gian nằm điều trị là dễ chấp nhận chiếm 84,6%, chấp nhận được chiếm 15,4% và không có bệnh nhân nào cho rằng thời gian nằm viện của phương pháp này không chấp nhận được.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương