MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6



tải về 2.97 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.97 Mb.
#36613
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Sản phụ có tuổi thai trên 41 tuần (trên 287 ngày, tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng) đến đẻ tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang trong năm 2015.


2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu: Tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ 1/1/2015 -31/12/2015

2.3. Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

* Cỡ mẫu: Áp dụng công thức:

Với p: Tỉ lệ thai quá ngày sinh (Nghiên cứu của Nguyễn Văn Kiên Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương) tỉ lệ thai quá ngày sinh là 3,05%), chọn α =0,05, d = 0,02 → n = 276. Thực tế trong thời gian nghiên cứu đã thu được 280 bệnh nhân.


Chọn mẫu: chọn chủ đích tất cả các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn nghiên cứu


* Các chỉ số nghiên cứu

Chỉ số về đặc điểm TQNS: tuổi thai, giới tính, cân nặng. (2) Chỉ số về đặc điểm mẹ: tuổi mẹ, số lần đẻ, sử dụng thuốc nội tiết trong quá trình mang thai. (3) Chỉ số về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khác: chỉ số nước ối (CSNO), hội chứng clifford, màu sắc nước ối. (4) Chỉ số về xử trí TQNS: Mổ chủ động, gây chuyển dạ đẻ, theo dõi chuyển dạ đẻ, tiếp tục theo dõi tại viện.



* Xử lý số liệu: Số liệu được mã hóa, thu thập và xử lý theo thuật toán thống kê mô tả với tần suất và tỉ lệ %.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Bảng 1. Đặc điểm trẻ ở thai quá ngày sinh

Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Tuổi thai (tuần)







42

229

81,8

43

48

17,1

44

3

1,1

Giới của trẻ







Trai

146

52,1

Gái

134

47,9

Cân nặng sau đẻ (gam)







< 2500

3

1,1

2500 – 3000

82

29,3

3100 – 3500

126

45,0

≥3600

69

24,6

Tổng

280

100,0

Tỉ lệ TQNS ở tuần thứ 42 là 81,8%; tuần thứ 43 là 17,1% và tuần thứ 44 là 1,1%. Tỉ lệ TQNS là nam chiếm 52,1%; nữ 47,9%. Cân nặng của TQNS ≤ 2500g chiếm 1,1%; ≥3600 chiếm 24,6%.

Bảng 2. Phân bố thai quá ngày sinh theo các đặc điểm của của mẹ

Chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhóm tuổi







≤ 24

95

33,9

25 – 29

98

35,0

30 – 34

58

20,7

≥ 35

29

10,4

Số lần đẻ







Lần 1

142

50,7

Lần 2

98

35,0

≥ 3 lần

40

14,3

Thuốc nội tiết









21

7,5

Không

259

92,5

Tổng

280

100,0

Tỉ lệ TQNS ở mẹ thuộc nhóm tuổi từ 25 - 29 chiếm 35,0%, ở nhóm tuổi ≤ 24 chiếm 33,9%; và ở nhóm tuổi ≥ 35 chiếm 10,4%. Tỉ lệ TQNS ở bà mẹ đẻ lần 1 là 50,7%; ở bà mẹ đẻ lần 2 là 35,0%. Tỉ lệ TQNS ở bà mẹ có dùng thuốc nội tiết kèm theo chiếm 7,5%.



Bảng 3. Phân bố giữa chỉ số nước ối và tuổi thai quá ngày sinh

CSNO (mm)

Tuổi thai

28

29 - 40

41 - 60

> 60

Tổng số

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

42 tuần

4

1,7

7

3,1

51

22,3

167

72,9

229

100,0

43 tuần

3

6,2

3

6,2

20

41,7

22

45,8

48

100,0

44 tuần

1

33,3

1

33,3

1

33,3

0

0

3

100,0

Tổng số

8

2,9

11

3,9

72

25,7

189

67,5

280

100,0

CSNO ≤ 28mm và CSNO từ 29 - 40mm đều chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi thai 44 tuần (33,3%); CSNO từ 41 - 60mm chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi thai 43 tuần (41,7%) và CSNO > 60mm chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi thai 42 tuần (72,9%).



Bảng 4. Phân bố giữa hội chứng Clifford với tuổi thai quá ngày sinh

HC Clifford

Tuổi thai

BT

Độ 1

Độ 2

Độ 3

Tổng số

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

42 tuần

154

67,2

61

26,6

12

5,2

2

0,9

229

100,0

43 tuần

10

20,8

22

45,8

16

33,3

0

0

48

100,0

44 tuần

0

0

1

33,3

1

33,3

1

33,3

3

100,0

Tổng số

164

58,6

84

30,0

29

10,4

3

1,1

280

100,0

Thai 42 tuần có hội chứng Clifford mức độ bình thường chiếm cao nhất (67,2%); thai 43 tuần có hội chứng Clifford mức độ 1 chiếm cao nhất với tỉ lệ 45,8% và thai 44 tuần có hội chứng Clifford mức độ 1, 2, 3 đều chiếm 33,3%.

Bảng 5. Phân bố giữa màu sắc nước ối và tuổi thai quá ngày sinh

Nước ối

Tuổi thai

Trong

Xanh

Bẩn phân xu

Tổng số

n

%

n

%

n

%

n

%

42 tuần

121

52,8

94

41,0

14

6,1

229

100,0

43 tuần

9

18,8

28

58,3

11

22,9

48

100,0

44 tuần

0

0

2

66,7

1

33,3

3

100,0

Tổng số

130

46,4

124

44,3

26

9,3

280

100,0

Tỉ lệ TQNS 42 tuần có nước ối trong là 52,8%, xanh là 41,0% và nước ối bẩn phân xu là 6,1%. Tỉ lệ TQNS 43 tuần có nước ối màu xanh là 58,3% và nước ối bẩn phân xu là 22,9%. Tỉ lệ TQNS 44 tuần có nước ối màu xanh là 66,7% và nước ối bẩn phân xu là 33,3%.

Bảng 6. Phân tích cách xử trí thai quá ngày sinh lúc vào viện

Cánh xử trí

Số lượng

Tỷ lệ %

Mổ chủ động

67

23,9

Gây chuyển dạ đẻ

84

30,0

Theo dõi chuyển dạ đẻ

122

43,6

Tiếp tục theo dõi tại bệnh viện

7

2,5

Tổng số

280

100,0

Tỉ lệ TQNS được theo dõi chuyển dạ đẻ chiếm 43,6%; TQNS được gây chuyển dạ đẻ chiếm 30,0% và mổ chủ động là 23,9%. Tỉ lệ TQNS được tiếp tục theo dõi tại viện là 2,5%.

4. BÀN LUẬN

Bảng 1 cho kết quả tỉ lệ TQNS ở tuần thứ 42 là 81,8%; tuần thứ 43 là 17,1% và tuần thứ 44 là 1,1%. Mặc dù có nhiều lý do ảnh hưởng đến việc bà mẹ chọn Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang làm nơi quản lý thai nghén nhưng kết quả này là tín hiệu cho thấy sự quan tâm của các bà mẹ khi thai bị quá ngày sinh, cụ thể là nếu TQNS bà mẹ sẽ đến khám, điều trị tại bệnh viện với tỉ lệ TQNS ở tuần thứ 42 chiếm cao nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy: tỉ lệ TQNS là nam giới và nữ giới chiếm tương đương nhau. Mặc dù đây chỉ là đặc điểm của mẫu nghiên cứu nhưng cũng gợi ý cho thấy không có sự liên quan giữa giới tính với TQNS. Do đó, trong quá trình tư vấn cho bệnh nhân, cán bộ y tế có thể xác định với các bà mẹ về vấn đề này. Giả thuyết đặt ra là: thai càng nằm lâu trong bụng mẹ thì có khả năng sẽ có cân nặng cao hơn do được nuôi dưỡng lâu hơn. Nhưng thực tế kết quả nghiên cứu không chứng minh như vậy: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Cân nặng của TQNS dưới 2500g chiếmtỷ lrrj rất ít là 1,1%; thai to ≥3600g chiếm 24,6% tỷ lệ này cho thấy thai quá ngày sinh có tỷ lệ thai to cao. Đây là điều cần lưu tâm ở bà mẹ để đảm bảo việc đi khám sớm khi thai bị quá ngày sinh.

Tỉ lệ TQNS ở mẹ thuộc nhóm tuổi từ 25 - 29 chiếm cao nhất, sau đó là tỉ lệ TQNS ở mẹ thuộc nhóm tuổi ≤ 24 và thấp nhất ở mẹ thuộc nhóm tuổi ≥ 35. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi tỉ lệ đẻ ở nhóm tuổi 25 - 29 thường chiếm cao nhất. Đây chính là đặc điểm của mẫu về TQNS chứ không phân tích tỉ lệ TQNS theo nhóm tuổi. Kết quả nghiên cứu bảng 2 cũng cho thấy: tỉ lệ TQNS ở bà mẹ đẻ lần 1 là 50,7%. Kết quả này thấp hơn đôi chút so với kết quả của Hồ Thị Thanh Tâm (2002) với tỉ lệ TQNS ở con so là 54,62% . Lý giải sự khác biệt này theo chúng tôi là do sự khác biệt về đặc điểm mẫu nghiên cứu. Một trong những yếu tố có thể liên quan đến TQNS là việc sử dụng thuốc nội tiết của bà mẹ trong quá trình mang thai. Vì lý do nào đó, bà mẹ được bác sỹ chỉ định sử dụng thuốc nội tiết, chính hoạt động này ít nhiều ảnh hưởng tới cơ thể người phụ nữ, qua đó có thể gây ra TQNS. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả: tỉ lệ TQNS ở bà mẹ có dùng thuốc nội tiết kèm theo chiếm 7,5%. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu vào mối liên quan giữa TQNS với việc dùng thuốc nội tiết tố ở bà mẹ.

Trong TQNS lưu lượng máu đến thận thai nhi giảm, làm thận thai giảm bài tiết nước tiểu, dẫn đến lượng nước ối giảm dần và cuống rốn do vậy dễ bị chèn ép gây ra suy thai, ngạt sơ sinh. Nghiên cứu này đã minh chứng tương đối rõ việc giảm CSNO ở TQNS với lượng nước ối giảm cao nhất ở tuổi thai 44 tuần (33,3%); CSNO > 60mm chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi thai 42 tuần (72,9%). CSNO là tiêu chuẩn quan trọng và cần thiết tiến hành đo đối với TQNS bởi chỉ số này liên quan đến việc tiên lượng và ra quyết định xử trí trong các trường hợp TQNS.

Một điều hoàn toàn phù hợp với thực tế lâm sàng đó là thai càng nhiều tuổi thì các chỉ số liên quan như hội chứng Clifford hay màu sắc nước ối càng có xu hướng biểu hiện biến chứng rõ rệt. Thai 42 tuần có hội chứng Clifford mức độ bình thường chiếm cao nhất (67,2%) trong khi đó thai 44 tuần có hội chứng Clifford mức độ 3 chiếm cao nhất 33,3%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu trước của Hồ Thị Thanh Tâm (2002) . Nước ối bẩn phân xu là tiên lượng không tốt cho quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Tỉ lệ TQNS 42 tuần có nước ối trong là 52,8%, xanh là 41,0% và nước ối bẩn phân xu là 6,1%. Tỉ lệ TQNS 44 tuần có nước ối màu xanh là 66,7% và nước ối bẩn phân xu là 33,3%. Như vậy, đối với tuổi thai càng cao thì bác sỹ càng cần có sự lưu ý đối với các đặc điểm về Clifford và màu sắc nước ối, qua đó sẽ giúp cho quá trình tiên lượng và ra chỉ định cho TQNS. Trong suy thai, oxy được dồn cho các cơ quan quan trọng như não, gan, giảm oxy đến ruột làm ruột tăng nhu động, kết quả là tống phân su vào buồng ối làm nước ối nhuộm xanh phân su trong trường hợp suy thai nhẹ hoặc ối bẩn sánh phân su trong trường hợp suy thai nặng. Thai càng để lâu, nguy cơ suy thai càng cao.

Tỉ lệ TQNS được theo dõi chuyển dạ đẻ chiếm 43,6%; TQNS được gây chuyển dạ đẻ chiếm 30,0% và mổ chủ động là 23,9%. Tỉ lệ TQNS được tiếp tục theo dõi tại viện là 2,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt đối chút so với nghiên cứu trước với 86,7% theo dõi chuyển dạ đẻ tự nhiên; 5,0% được gây chuyển dạ đẻ và 8,3% mổ lấy thai chủ động . Việc quyết định xử trí TQNS không chỉ phụ thuộc vào tuổi thai, mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của bác sỹ, điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện... đó là lý do mà kết quả của chúng tôi có đôi chút sự khác biệt so với nghiên cứu trước.



5. KẾT LUẬN

Tỉ lệ TQNS ở tuần thứ 42 là 81,8%; tuần thứ 43 là 17,1% và tuần thứ 44 là 1,1%. Cân nặng của TQNS từ 3600 g trởleen là 24,60%. Tỉ lệ TQNS ở mẹ thuộc nhóm tuổi từ 25 - 29 chiếm 35,0%, ở nhóm tuổi ≤ 24 chiếm 33,9%. Tỉ lệ TQNS ở bà mẹ đẻ lần 1 là 50,7%; ở bà mẹ đẻ lần 2 là 35,0%. CSNO ≤ 28mm và CSNO từ 29 - 40mm đều chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi thai 44 tuần (33,3%); CSNO > 60mm chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi thai 42 tuần (72,9%). Thai 42 tuần có hội chứng Clifford mức độ bình thường chiếm cao nhất (67,2%); thai 44 tuần có hội chứng Clifford mức độ 1, 2, 3 đều chiếm 33,3%. Tỉ lệ TQNS 42 tuần có nước ối trong là 52,8%, xanh là 41,0% và nước ối bẩn phân xu là 6,1%. Tỉ lệ TQNS 44 tuần có nước ối màu xanh là 66,7% và nước ối bẩn phân xu là 33,3%. Tỉ lệ TQNS được theo dõi chuyển dạ đẻ chiếm 43,6%; TQNS được gây chuyển dạ đẻ chiếm 30,0% và mổ chủ động là 23,9%.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế.

2. Bộ Y tế (2015), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015)", Bộ Y tế, Hà Nội, tr. 154-156.

3. Hồ Thị Thanh Tâm (2002), Nghiên cứu tình hình thai quá ngày sinh dự đoán tại khoa phụ sản bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.

4. Clifford Stewart H. (1954), "Postmaturity—With placental dysfunction", The Journal of Pediatrics, 44 (1), pp. 1-13.

5. Marroun Hanan El, Mijke Zeegers, Eric AP Steegers, et al. (2012), "Post-term birth and the risk of behavioural and emotional problems in early childhood", International Journal of Epidemiology, pp. 1-9.

6. Vandana Nimbargi et al (2015), "Maternal-fetal outcomes in prolonged pregnancy", Indian Journal of Applied Research, 5 (4), pp. 592-593.

7. Vayssiere C., Haumonte J. B., Chantry A. et al. (2013), "Prolonged and post-term pregnancies: guidelines for clinical practice from the French College of Gynecologists and Obstetricians (CNGOF)", Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 169 (1), pp. 10-16.



CLINICAL AND LABORATORY CHARACTERISTICS AND TREATMENT OF POST-TERM PREGNANCY AT BAC GIANG OBSTETRICS AND PEDIATRICS HOSPITAL

Than Thị Hoan*, Pham My Hoai**

*Bac Giang Obstetrics and Pediatrics Hospital,

**Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Background: Postterm pregnancy is common problems in obstetrics. This disease affects the later children development and increase the risk of death. The aim of study is to describe the clinical characteristics, laboratory characteristics and treatment of postterm pregnancy in Bac Giang Obstetrics and Pediatrics Hospital in 2015. Methods: A cross-sectional study was conducted on 280 postterm pregnancy patients at Bac Giang Obstetrics and Pediatrics Hospital during the preriod 01/2015 - 12/2015. Results: The rate of postterm pregnancy at week 42 was 81.8%; at week 43 was 17.1% and at week 44 was 1.1%. The weight of postterm pregnancy children from 3600g was 24,6 %. The rate of postterm pregnancy maternal from 25-29 accounted for 35.0%, in the age group under accounted for 33.9%. The rate of first-time delivery among postterm pregnancy was 50.7%; second-time delivery 35.0%. Amniotic fluid index (AFI) ≤ 28mm and from 29 - 40mm were highest proportion at week 44 (33.3%); AFI > 60mm was highest proportion at week 42 (72.9%). Postterm pregnancy at 42 week had highest proportion for normal Clifford syndrome (67.2%); and Clifford syndrome level 3 was 33.3% for postterm pregnancy at week 44. The rate of amniotic fluid blue among postterm pregnancy at 44 weeks was 66.7% and dirty feces was 33.3%. The rate of postterm pregnancy normal labour was 43.6%; induce labour was 30.0% and the operating labour was 23.9%. Conclusions: Postterm pregnancy is common at week 42 with maternal aged 25 - 29. The changes in Clifford syndrome level, amniotic fluid index and amniotic fluid color will be varied with gestational age.

Key words: Postterm pregnancy, Clifford, amniotic fluid index, amniotic fluid color.

THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI Ở SẢN PHỤ CON SO TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG NĂM 2016

Thân Thị Thắng *, Phạm Mỹ Hoài **



* Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang;

** Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ một số chỉ định MLT ở sản phụ con so tại Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Giang; Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 370 sản phụ con so. Tìm hiểu các chỉ định MLT do các nhóm nguyên nhân: bệnh lý mẹ, do đường sinh dục, do thai,, do phần phụ của thai, do bất thường trong chuyển dạ; Kết quả: Tỷ lệ MLT ở sản phụ con so do sản giật, tiền sản giật 3,2%, do bất tương xứng thai nhi và khung chậu: 5,1%, do thai to toàn bộ( 28,1%), do phần phụ của thai là do ối vỡ non, ối vỡ sớm (46,5%), do cổ tử cung không tiến triển (15,4%), đầu không lọt (10,8%), thai suy (18,6%), do con so lớn tuổi + yếu tố khác (3,5%), do bệnh nhân hiếm muộn điều trị vô sinh 4,4%. Tỷ lệ xin mổ (0,8%); Kết luận:. Tỷ lệ MLT ở sản phụ con so do sản giật, tiền sản giật 3,2%, do bất tương xứng thai nhi và khung chậu: 5,1%, do thai to toàn bộ (28,1%), do phần phụ của thai là do ối vỡ non, ối vỡ sớm (46,5%), do cổ tử cung không tiến triển (15,4%), đầu không lọt (10,8%), thai suy (18,6%), do con so lớn tuổi + yếu tố khác (3,5%), do bệnh nhân hiếm muộn điều trị vô sinh 4,4%. Tỷ lệ xin mổ (0,8%).

Từ khóa: con so, mổ lấy thai, chỉ định mổ lấy thai
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cuộc thai nghén bình thường khi đủ tháng được kết thúc bằng cuộc sinh theo đường âm đạo. Nhưng trong trường hợp người sản phụ không thể sinh theo đường âm đạo được hoặc nếu sinh theo đường âm đạo sẽ đe dọa đến tính mạng của mẹ và trẻ sơ sinh nên người thày thuốc phải can thiệp bằng mổ lấy thai (MLT). Khi chuyển dạ ở những sàn phụ con so đường sinh dục chưa được thử thách cho nên vấn đề tiên lượng để đường dưới hay không là rất khó cho nên việc chỉ định MLT thường có tỷ lệ cao hơn người con dạ. Nguyễn Thị Huệ năm 2014 tỷ lệ MLT con so là 49,9%, con rạ là 44,7% [7]. Đặc biệt trong các nghiên cứu của Trần Thanh Hương năm 2011 tỷ lệ MLT con so là 75%, con rạ là 25% [9]. Trần Thế Quang tỷ lệ MLT con so chiếm 83,47% còn con rạ chỉ có 16,53% [10].

Tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tỷ lệ MLT cũng có thay đổi năm năm 2014 tỷ lệ MLT chung là 27% trong đó MLT con so chiếm 44,2%. Để đánh giá thực trạng chỉ định MLT ở người sản phụ con so tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang hiên nay như thế nào? Chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Thực trạng chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ con so tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2016” với mục tiêu: Xác định tỷ lệ một số chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ con so tại Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Giang.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Tất cả sản phụ con so tuổi thai ≥ 22 tuần và hồ sơ bệnh án có chỉ định MLT đến đẻ tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ ngày 01/1/2016 đến 30/6/2016 có đủ tiêu chuẩn sau. Loại các sản phụ MLT con so từ nơi khác chuyển đến, hồ sơ bệnh án không đủ thông tin phục vụ cho nghiên cứu.



Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang



Cỡ mẫu: Đây là phương pháp nghiên cứu mô tả cỡ mẫu được tính theo công thức:

n = Z2(1 - α/2)

x

p x q

d2

Trong đó:

n: số sản phụ con so MLT cần cho nghiên cứu; Z(1 – α/2) = 1,96 với α = 0,05

p = 0,40 (Theo nghiên cứu của Bùi Quang Trung (2009) tại BVPN TW tỷ lệ MLT ở sản phụ con so là 40%). q = 1- p = 0,60; d: sai số mong muốn, chọn d = 0,05.

Áp dụng công thức trên ta tính ra n = 368 làm tròn số là 370. Vậy cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là 370.

* Các chỉ định mổ lấy thai

- Do đường sinh dục: TC có sẹo mổ cũ; CTC không tiến triển; Khung chậu hẹp; Khung chậu giới hạn; Khung chậu méo; Khung chậu hình phễu;

- Do thai: Thai suy; Thai to; Ngôi thai bất thường; Ngôi không lọt; Thai quá ngày sinh; Song thai.

- Do phần phụ của thai: Thiểu ối; ối vỡ non; ối vỡ sớm có can thiệp không kết quả; Sa dây rau; Rau bong non; Rau tiền đạo.

- Do bệnh lý của người mẹ: Bệnh Basedow; Bệnh tim; Tiền sản giật, sản giật; Bệnh khác

- MLT do các nguyên nhân khác: Vô sinh; Con so lớn tuổi; Tiền sử sản khoa nặng nề; Xin mổ



Phân tích số liệu: bằng mềm thống kê SPSS 16.0

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Nguyên nhân mổ lấy thai ở sản phụ con so.

Nhóm chỉ định

n

%

Do bệnh lý của mẹ

20

5,4

Do đường sinh dục

28

7,6

Do thai

122

33,0

Do phần phụ của thai

188

50,8

Bất thường khi chuyển dạ

174

47,0

Nguyên nhân khác

32

8,6

Tỷ lệ mổ lấy thai do phần phụ của thai là 50,8%, do thai là 33,0%, do bất thường khi chuyển dạ là 47,0%.

Bảng 2. Chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý của mẹ

Do bệnh lý của mẹ

n

%

Bệnh tim

1

0,3

Basedow

2

0,5

Sản giật, tiền sản giật

12

3,2

Bệnh khác

5

1,4

Chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ con so do sản giật, tiền sản giật là 3,2%.

Bảng 3. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục

Do đường sinh dục

n

%

Tử cung dị dạng

3

0,8

Tử cung có sẹo mổ cũ

2

0,5

Bất tương xứng thai nhi và khung chậu

19

5,1

Vách ngăn âm đạo

2

0,5

Khối u tiền đạo

2

0,5

MLT ở sản phụ con so do bất tương xứng thai nhi và khung chậu là 5,1%.

Bảng 4. Chỉ định mổ lấy thai do thai

Do thai

n

%

Thai to toàn bộ

104

28,1

Đa thai

5

1,4

Thai quá ngày sinh

13

3,5

MLT do thai to toàn bộ là 28,1%.

Bảng 5. Chỉ định MLT do phần phụ của thai

Do phần phụ thai

n

%

Rau tiền đạo

1

0,3

Rau bong non

3

0,8

Dây rau quấn cổ

5

1,4

Thiểu ối nặng

7

1,9

OVN, OVS

172

46,5

Đa phần MLT do phần phụ của thai là do ối vỡ non, ối vỡ sớm (46,5%).

Bảng 6. Chỉ định MLT do bất thường khi chuyển dạ

Do bất thường khi chuyển dạ

n

%

Sa dây rau

2

0,5

CTC không tiến triển

57

15,4

Đầu không lọt

40

10,8

Dọa vỡ tử cung

2

0,5

RL cơn co TC

9

2,4

Thai suy

69

18,6

MLT do CTC không tiến triển: 15,4%, đầu không lọt: 10,8%, thai suy : 18,6%

Bảng 7. Chỉ định MLT do nguyên nhân khác

Do nguyên nhân khác

n

%

Con so lớn tuổi + yếu tố khác

13

3,5

BN hiếm muộn điều trị vô sinh

16

4,4

TSSKNN

3

0,8

BN xin mổ

3

0,8

MLT do con so lớn tuổi + yếu tố khác: 3,5%, do bệnh nhân hiếm muộn điều trị vô sinh 4,4%, xin mổ: (0,8%)

4. BÀN LUẬN

* Chỉ định MLT do bệnh lý của mẹ

Tỷ lệ chỉ định MLT ở sản phụ con so do sản giật, tiền sản giật là 3,2%. Theo quan điểm chung thì chỉ định này phù hợp bởi cuộc chuyển dạ của những sản phụ tiền sản giật này chứa nhiều biến cố khó lường mặc dù được theo dõi chặt chẽ. Theo Nguyễn Đức Thuấn, tỷ lệ MLT ở những sản phụ bị tiền sản giật trong năm 2006 là 76,90% [12] và theo Ngô Văn Tài thời điểm MLT tốt nhất cho những sản phụ bị tiền sản giật nặng hoặc sản giật được điều trị ổn định sau 24 giờ [11]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn vì các tác giả trên tính tỷ lệ trong nhóm bệnh lý mẹ còn của chúng tôi tính trên tổng số mổ con so



Chỉ định MLT trong các bệnh tim là một chỉ định phù hợp vì mục đích nhằm tránh các tai biến cho mẹ. Theo Nguyễn Thị Hương (2006) xử trí đối với thai phụ có thai đủ tháng bị bệnh tim là MLT 100% [8], và biến chứng hay gặp nhất là suy tim (83,33%). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ MLT do mẹ bị bệnh tim có 1 trương hợp chiếm 0,3%. Theo Nguyễn Thị Thu Hằng số sản phụ bị mắc bệnh tim là là 5 trường hợp chiếm 5,6% [5].

Trong nghiên cứu này chỉ định MLT do mẹ bị Basedow là 2 trường hợp chiếm 0,5%, thấp hơn nhiều so với Nguyễn Thị Thu Hằng có 24 trường hợp, có lẽ sự khác biệt này là do Nguyễn Thị Thu Hằng nghiên cứu trên quần thể MLT chung. Nói chung MLT do Basedow hay các bệnh khác đều nhằm mục đích làm giảm tai biến. biến chứng cho mẹ [5].

* Chỉ định MLT do đường sinh dục

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chỉ định MLT ở sản phụ con so do bất tương xứng thai nhi và khung chậu là 5,1%. Theo Bùi Quang Trung tỷ MLT do khung chậu hẹp là 15,4% trong nhóm nguyên nhân do mẹ [13].



Chỉ có 2 chỉ định do tử cung có sẹo mổ cũ thấp hơn rất nhiều nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng là 71,7% và tỷ lệ MLT lại ở các trường hợp có sẹo mổ cũ là 98,2% [5]. Nguyễn Hải Chiến (2008) tai Bệnh Viện Phụ Sản Thanh Hóa 93,3% [3]. Bởi lẽ các tác giả này nghiên cứu cả nhóm MLT lần 2, còn của chúng tôi chỉ nghiên cứu trên sản phụ con so. Thời gian theo dõi những sản phụ này là yếu tố quan trọng trước khi quyết định MLT. Theo chúng tôi tỷ lệ MLT tăng dần một phần là do sự đóng góp của sản phụ có vết mổ đẻ cũ, chính vì vậy đứng trước một chỉ định mổ đẻ ở con so cần phải hết sức cân nhắc.

* Chỉ định MLT ở sản phụ con so do thai

Những năm gần đây, xu hướng MLT do thai ngày càng tăng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ chỉ định MLT ở sản phụ con so do thai to toàn bộ là 28,1%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng các chỉ định mổ do thai thì chỉ định do thai to toàn bộ chiếm tỷ lệ 25,4% [5], tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Thi Dung (2014) là 42,6% . Ở Việt Nam thai to được quy định có trọng lượng >3500gr [4]. Trước đây có nhiều cách ước lượng trọng lượng thai nhi, hay sử dụng nhất là dựa vào đo chiều cao tử cung - vòng bụng, với cách tính này sai số có thể rất lớn do phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ dày thành bụng, lượng nước ối, ối còn hay vỡ…Hiện nay nhờ có kỹ thuật siêu âm mà việc ước tính trọng lượng thai nhi chính xác hơn, kết hợp siêu âm với đo cao tử cung - vòng bụng có thể xác định được trọng lượng thai nhi với độ sai số lệch của phương pháp này là ± 200 gram. Điều này cho thấy tỷ lệ thai to ngày càng tăng cao. Tuy vậy trong nghiên cứu của chúng tôi có 104 trường hợp chỉ định mổ vì thai to nhưng khi tỷ lệ thai to thực sự trong nghiên cứu là 370 trường hợp tức là có hơn 200 trường hợp không được chẩn đoán thai to.Vì vậy cần tăng cường công tác thăm khám trước khi chỉ định MLT và kết hợp khám lâm sàng với siêu âm để chẩn đoán trọng lượng thai chính xác hơn, qua đó chỉ định MLT ngày càng chính xác hơn. Tỷ lệ MLT do thai quá ngày sinh là 13 trường hợp chiếm tỷ lệ thấp 3,5% cao hơn của Nguyễn Thị Thu Hằng chỉ có 6 trường hợp chỉ định do thai [5].

* Chỉ định MLT do phần phụ của thai

Đa phần chỉ định MLT ở sản phụ con so do phần phụ của thai là do ối vỡ non, ối vỡ sớm (46,5%). Kết quả này thấp hơn của Nguyễn Thị Thu Hằng cho thấy trong nhóm chỉ định MLT do phần phụ của thai thì chỉ định do ối vỡ non, ối vỡ sớm chiếm tỷ lệ cao nhất 87,9% [5]. Theo các tác giả khác thì đây cũng là chỉ định MLT cao nhất do phần phụ. Theo Bulong T chiếm tỷ lệ rất cao 70,27% [2]. Ối vỡ non, ối vỡ sớm là nguyên nhân gián tiếp gây ra đẻ khó bởi nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, suy thai, tăng nguy cơ chuyển dạ kéo dài và gây ra rối loạn cơn co tử cung.

Chỉ định MLT do thiểu ối gồm 7 trường hợp chiếm 1,9% trong tổng số MLT do phần phụ của thai, tỷ lệ này của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình năm 2012 là 23,3% [1].

* Chỉ định MLT do bất thường khi chuyển dạ

Trong nghiên cứu này tỷ lệ MLT do cổ tử cung không tiến triển là 15,4%. Theo Nguyễn Thị Thu Hằng cổ tử cung không tiến triển chiếm 23,4% [5], theo chúng tôi đây là một chỉ định mang tính chất tương đối, đặc biệt phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người thầy thuốc, theo dõi bệnh nhân cũng như liên quan tới các điều chỉnh cần thiết về cơn co tử cung trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra còn có thể gặp cổ tử cung không tiến triển do một bệnh lý của cổ tử cung như ung thư cổ tử cung, trường hợp này cổ tử cung thường cứng, dễ chảy máu, nếu để đẻ đường dưới thì cổ tử cung sẽ khó mở hoặc nếu mở và đẻ được thì lại gây rách hoặc chảy máu ở cổ tử cung. Ngoài ra trường hợp sẹo cũ tại cổ tử cung như: khoét chóp hoặc cắt cụt cô tử cung cũng không cho phép đẻ đường dưới được.



Chỉ định MLT vì đầu không lọt là 10,8%, tương đương nghiên cứu của Vương Tiến Hòa là 18,02% [6], Bùi Quang Trung (2009) là 10,9% [13]. Chẩn đoán đầu không lọt có nghĩa là các yếu tố: tim thai, trọng lượng thai, nước ối, khung chậu bình thường theo dõi nếu cổ tử cung mở hết >1 giờ mà đầu không lọt. Hoặc làm nghiệm pháp lọt thất bại khi cổ tử cung mở ≥ 4 cm bấm ối theo dõi sau vài giờ mà cổ tử cung mở hết đầu không lọt mới có chỉ định mổ. Hoặc trong quá trình theo dõi xuất hiện yếu tố bất lợi cho mẹ và thai thì phải chỉ định MLT ngay. Đây là một chỉ định MLT tuyệt đối, tuy nhiên chỉ định này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của các thầy thuốc lâm sàng để đưa ra chỉ định MLT kịp thời. Vì nếu chỉ định sau khi cổ tử cung đã mở hết quá lâu, thời gian ối vỡ cũng đã lâu, kết hợp với việc thăm khám nhiều gây bướu huyết thanh to và dài. Kết quả khi MLT sẽ khó khăn cho việc lấy đầu, dễ gây tổn thương thêm cơ tử cung, tổn thương bàng quang, gây rách phức tạp thậm chí kéo xuống âm đạo khó khăn cho việc phục hồi.

Tỷ lệ MLT vì thai suy là 18,6%. Kết quả này tương đương với của Nguyễn Thị Thu Hằng với 18,4% [5] trong các chỉ định MLT do thai. Việc ứng dụng monitoring trong sản khoa vào theo dõi tim thai và cơn co tử cung trong chuyển dạ đẻ tại viện đã giúp cho việc chẩn đoán suy thai sớm và chính xác.



5. KẾT LUẬN

Tỷ lệ chỉ định MLT ở sản phụ con so do sản giật, tiền sản giật: 3,2%, do bất tương xứng thai nhi và khung chậu : 5,1%, do thai to toàn bộ : 28,1%, do phần phụ của thai do ối vỡ non, ối vỡ sớm (46,5%), do cổ tử cung không tiến triển : 15,4%, đầu không lọt : 10,8%, thai suy là 18,6%, do con so lớn tuổi + yếu tố khác là 3,5%, do bệnh nhân hiếm muộn điều trị vô sinh là 4,4%. Tỷ lệ xin mổ (0,8%).



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Đức Hinh, Nguyễn Việt Hùng (2013) "Nhận xét tình hình mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2012". Y học thực hành, số 11/2013 (893), 144-146.

2. Bulong T (2001) Nhận xét về các chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ con so tại Viện BVBMTSS trong 2 năm 1999 - 2000, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội,

3. Nguyễn Hải Chiến (2008) So sánh xử trí sản phụ có sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa trong 2 năm 1997 và 2007, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Thái Bình,

4. Hoàng Thị Dung (2014) Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai tại Bệnh viện đa khoa Huyện Hà Trung Tỉnh Thanh Hóa trong năm 2013-2014, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội,

5. Nguyễn Thị Thu Hằng (2015) Thực trạng và kết quả mổ lấy thai tại bệnh viện sản nhi Bắc Giang Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học y dược Thái Nguyên,

6. Vương Tiến Hòa (2004) "Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2002". Tạp chí nghiên cứu Y học, 21 (5), Tr. 79 - 84.

7. Nguyễn Thị Huệ, Phạm Phước Vinh, Trương Thanh Thanh (2014) "Khảo sát tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện Nhật Tân năm 2013". Kỉ yếu hội nghị khoa học bệnh viện An Giang tháng 10 năm 2014, 22-29.

8. Nguyễn Thị Hương (2006) Nhận xét tình hình tim sản trên thai phụ có tuổi thai từ 32 tuần trở lên tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2003 đến 12/2005, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội,

9. Trần Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Yên, Nguyễn Thanh Tú (2011) "Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng bằng Bupivacain kết hợp Fentanyl lên sản phụ chuyển dạ đẻ". Y học thực hành, số 5/2011 (765), 56-58.

10. Trần Thế Quang (2015) Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng Bupivacain 0,5% tỷ trọng cao phối hợp với Fentanyl trong mổ lấy thai Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108,

11. Ngô Văn Tài (2006) Tiền sản giật, sản giật, NXB Y học,

12. Nguyễn Đức Thuấn (2006) Mối liên quan giữa tăng Acid Uric huyết thanh với tình hình xử trí tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 7/2004 - 7/2006, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường ĐH Y Hà Nội,

13. Bùi Quang Trung (2010) Nghiên cứu mổ lấy thai con so tại bệnh viện phụ sản trung ương trong sáu tháng cuối năm 2004 - 2009, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội,

14. Rosenthal, S. Paterson-Brown (1998) "Is there an incremental rise in the risk of obstetric intervention with increasing maternal age?". Br J Obstet Gynaecol, 105 (10), 1064-9.





THE STATUS OF SOME CESAREAN SECTION INDICATIONS AMONG WOMEN OF FIRST DELIVERY AT BAC GIANG OBSTETRICS AND PEDIATRICS HOSPITAL IN 2016

Than Thị Thang*, Pham My Hoai**

*Bac Giang Obstetrics and Pediatrics Hospital,

** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objective: To determine the ratio of a specified number of cesarean section in women at Bac Giang obstetrics and pediatrics hospital; Research methods: cross-sectional descriptive study on 370 nulliparous women. Study the cesarean appointed by group of causes: maternal morbidity reproductive tract, pregnancy, subsections of pregnancy, during labor due to abnormal tongue; Results:. The rate of cesarean delivery due to eclampsia, pre-eclampsia was 3.2%, due to disproportionate fetal and pelvis was 5.1%, due to the entire pregnancy was 28.1% , by subsections of pregnancy, caused by premature rupture of membranes, premature rupture of membranes was 46.5%, due to cervical progression was15.4%, because of the head was 10.8%, due to fetal distress was 18.6 %, due to older child and other factors was 3.5%, due to infertility treatment was 4.4%. The percentage of patients asking for operation takes up very little percent (0.8%); Conclusion: The rate of cesarean delivery due to eclampsia, pre-eclampsia was 3.2%, due to disproportionate fetal and pelvis was 5.1%, due to the entire pregnancy was 28.1% , by subsections of pregnancy, caused by premature rupture of membranes, premature rupture of membranes was 46.5%, due to cervical progression was15.4%, because of the head was 10.8%, due to fetal distress was 18.6 %, due to older child and other factors was 3.5%, due to infertility treatment was 4.4%. The percentage of patients asking for operation takes up very little percent (0.8%)

Key words: nulliparous, cesarean delivery, cesarean indication



Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương