MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6


THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG KHÓ KHĂN CỦA TỈNH LẠNG SƠN



tải về 2.97 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.97 Mb.
#36613
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG KHÓ KHĂN CỦA TỈNH LẠNG SƠN

Đinh Thị Hoa*, Đàm Khải Hoàn**


*Sở Y tế Lạng Sơn, ** Trường đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở một số xã vùng khó khăn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2015; 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở một số xã vùng khó khăn tỉnh Lạng Sơn và đề xuất giải pháp. Phương pháp: Kết hợp định lượng và định tính: Định lượng mô tả bằng số liệu thứ cấp của chương trình ở 02 huyện Bình Gia và Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; Định tính: Thảo luận trọng tâm; Kết quả: 1) Kết quả phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi hai huyện Bình Gia, Đình Lập giai đoạn 2010-2015 như sau: Hoạt động truyền thông: hàng đầu là hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ, tiếp theo truyền thông theo nhóm, tư vấn, thăm hộ gia đình. 100% trẻ 2-5 tuổi SDD được theo dõi cân nặng hàng tháng; 92,0-95,0% phụ nữ tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai. 5,6% trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gam; Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân có xu hướng giảm dần từ 2010 – 2015, hiện ở Bình Gia là 15,13%, ở Đình Lập là 20,98%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại hai huyện Bình Gia, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn: Đó là nguồn lực thiếu và tổ chức hoạt động chưa tốt. Khuyến nghị: Tăng cường nguồn lực như bổ sung BS, tăng thêm trang thiết bị và kinh phí cho chương trình. Tiếp tục nâng cao kỹ năng truyền thông cho CBYT xã và NVYTTB cũng như tăng cường truyền thông cho các bà mẹ để có hành vi tốt nhất trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.

Từ khóa: Chương trình, SDD, Nguồn lực

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dưỡng đã và đang là vấn đề sức khoẻ cộng đồng đáng được quan tâm ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trên thế giới, năm 2013 có tới 165 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân, trong đó 10% bị SDD nặng, khoảng 195 triệu trẻ bị SDD thể thấp còi, gần 2,6 triệu trẻ sơ sinh và 8,1 triệu trẻ dưới 1 tuổi tử vong liên quan đến không được nuôi dưỡng đầy đủ. Có tới 80% số trẻ suy dinh dưỡng toàn cầu tập trung chủ yếu ở 24 nước đang phát triển trên thế giới [8]. Chính phủ Việt Nam đã sớm ban hành chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi nên tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm rõ rệt từ 31,9 % năm 2001 đến năm 2015 còn 14,1% [7].



Lạng Sơn công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm rõ rệt năm 2001: tỷ lệ này là từ 35,9 % vào 2001 đến năm 2015 chỉ còn 18,7%. Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, vùng cao của tỉnh tỷ lệ SDD trẻ em vẫn còn ở mức rất cao, hoạt động chương trình phòng chống suy dinh dưỡng chưa tốt, do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan.…[1]. Vậy thực trạng tổ chức thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở một số xã khó khăn, biên giới tại tỉnh Lạng Sơn hiện nay ra sao? Những yếu tố nào đang tác động đến kết quả thực hiện chương trình tại các địa phương này? Chính vì thế chúng tôi tiến hành đề tài “ Thực trạng chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em một số xã vùng khó khăn tỉnh Lạng Sơn”với mục tiêu như sau:

1. Đánh giá thực trạng chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở một số xã vùng khó khăn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2015

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở một số xã vùng khó khăn tỉnh Lạng Sơn và đề xuất giải pháp.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng Bao gồm: Ban Chỉ đạo CSSKBĐ xã; Cán bộ chuyên trách công tác phòng chống SDD trẻ em cấp huyện, xã; Số liệu thứ cấp từ các báo cáo về SDD trẻ em từ 2010-2015 lưu trữ tại TTYT huyện, TYT xã.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Tại xã Châu Sơn, Bắc Lãng huyện Đình Lập và xã Tân Văn, Thiện Thuật huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn

- Thời gian: Từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính.

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu:

Định lượng: Toàn bộ số liệu thực hiện chương trình của 02 huyện nghiên cứu.

Định tính: Mỗi xã tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm: 01 nhóm 10 người Ban CSSKBĐ và cán bộ chuyên trách xã, 01 nhóm gồm 10 cộng tác viên dinh dưỡng.

2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập số liệu thứ cấp của chương trình phòng chống SDD hàng năm (2010-2015) ở huyện Bình Gia và Đình Lập tỉnh Lạng Sơn..Và tiến hành thảo luận với các nhóm đối tượng liên quan

2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu

- Nhóm các chỉ số đánh giá thực hiện chương trình (Tỷ lệ SDD, kết quả hoạt động TT-GDSK, chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em...)



- Nhóm chỉ số những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình phòng chống SDD trẻ em như nguồn lực, cách thức tổ chức thực hiện chương trình.

2.3.5. Kỹ thuật xử lý số liệu: Thống kê y học trên phần mềm SPSS

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi hai huyện Bình Gia, Đình Lập giai đoạn 2010-2015.

Bảng 3.1. Kết quả các hoạt động truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em hai huyện Bình Gia, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn năm 2010- 2015

TT

Chỉ số

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Số buổi truyền thông nhóm

128

140

150

152

130

115

2

Số người dự truyền thông

2760

2520

2800

3101

2250

1700

3

Số buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ

146

151

134

130

0

0

4

Số người tham dự thực hành dinh dưỡng

3650

3800

3890

3532

0

0

5

Số bà mẹ có con dưới 5 tuổi được tư vấn về dinh dưỡng.

2500

2538

2390

2078

2228

2301

6

Số bà mẹ có thai được tư vấn về chăm sóc thai sản.

900

1150

1071

1160

1198

1326

7

Số lượt thăm hộ gia đình để truyền thông về dinh dưỡng

71

95

100

114

85

87

8

Số buổi truyền thông lồng ghép với các hoạt động khác.

116

104

92

90

60

48

9

Số lượt băng zôn.

52

52

52

52

52

52

Kết quả cho thấy hàng đầu là hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ nhưng có xu hướng giảm dần: Từ 130 – 151 buổi/năm cho 3.352 – 3.890 bà mẹ đến 0 tiến hành 02 năm gần đây. Tiếp theo là truyền thông theo nhóm dao động từ 115 – 152 buổi/năm cho 1.700 – 3.101 người; Tiếp theo là tư vấn dao động 2.078 – 2.538 bà mẹ/năm; Thăm hộ gia đình để truyền thông dinh dưỡng dao động 71 – 114 hộ/năm;

Bảng 3.2: Kết quả theo dõi tăng trưởng trẻ em ở các hai huyện nghiên cứu

TT

Chỉ số

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tỷ lệ trẻ em được theo dõi cân nặng ngay sau khi sinh.

87,86

94,59

97,39

96,86

92,17

97,56

2

Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi cân nặng hàng tháng

94,05

95,26

95,83

97,11

95,99

97,46

3

Tỷ lệ trẻ em 2-5 tuổi SDD theo dõi cân nặng hàng tháng

100

100

100

100

100

100

4

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo vào tháng 6 hàng năm.

99,85

99,86

99,96

99,79

0

99,96

Hàng năm 100% trẻ 2-5 tuổi SDD được theo dõi cân nặng hàng tháng. Còn các chỉ số theo dõi tăng trưởng trẻ em dao động từ 90 – 100%/năm ở hai huyện nghiên cứu.

Bảng 3.3: Kết quả quản lý thai sản và chăm sóc sơ sinh ở hai huyện nghiên cứu

TT

Chỉ số

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tỷ lệ phụ nữ được quản lý thai nghén (%)

83,51

92,12

93,15

93,57

93,79

91,77

2

Tỷ lệ phụ nữ được khám thai đủ, đúng lịch (%)

70,33

71.33

75,96

74,28

73,72

79,02

3

Tỷ lệ PN được bổ sung viên sắt trong thời kỳ mang thai (%)

71,5

73,57

76,6

77,12

77,65

78,6

4

Tỷ lệ phụ nữ được tiêm phòng uốn ván đủ mũi (%)

94,27

96,36

99,32

91,99

93,27

94,20

5

Tỷ lệ phụ nữ tăng cân hợp lý trong thời kỳ mang thai (%)

92,75

93,9

93,95

94,5

94,75

95

6

Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế.

86,29

90

90,50

91,25

87,97

88,87

7

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được thăm khám tuần đầu sau đẻ (%)

71,78

76,37

73,13

80,79

77,73

87,10

8

Tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân (%)

3,89

4,59

3,65

5.59

4,32

2,79

9

Tỷ lệ sơ sinh được bú ngay sau đẻ (%)

94,63

95,19

95,81

97,95

85,01

79,65

Kết quả cho thấy hoạt động chăm sóc trước, trong và sau khi sinh tại hai huyện Bình Gia và Đình Lập tỉnh Lạng Sơn được thực hiện khá tốt: Tốt nhất đó là tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván (94,0 – 99,0%) hàng năm; tiếp theo tỷ lệ phụ nữ tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai đều đạt tỷ lệ tương đối cao (92,0-95,0%). Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ được khám thai đầy đủ và đúng lịch còn thấp (70-79%).Tỷ lệ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gam thấp (< 5,59%)

Bảng 3.4: Tỷ lệ SDD nhẹ cân trẻ em dưới 5 tuổi huyện Đình Lập, Bình Gia

Số TT

Tên huyện

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Bình Gia

19,8

18,96

17,01

16,32

16,32

15,13

2

Đình Lập

23,44

23,92

22,65

21,74

21,40

20,98

Nhìn chung tỷ lệ SDD thể nhẹ cân có xu hướng giảm dần từ 2010 – 2015 ở 02 huyện nghiên cứu, song kết quả hiện nay vẫn ở mức cao ở huyện Đình Lập (20,98%).

Kết quả định tính: Chương trình được triển khai nghiêm túc ở các địa phương; Các hoạt động của chương trình đã tiến hành tích cực và thu được kết quả tốt như tỷ lệ SDD trẻ em giảm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ tốt hơn... Theo bà chuyên trách chương trình phòng chống SDD huyện Đình Lập: “... Đã xây dựng được đội ngũ cán bộ mạng lưới chương trình từ huyện đến tận thôn bản. Thu hút được sự quan tâm và thay đổi sự nhìn nhận của cộng đồng đối với công tác PCSDD trẻ em…”; Còn bà cán bộ phòng chống SDD huyện Bình Gia:...”.Ban chỉ đạo các cấp thực hiện chương trình được kiện toàn hàng năm. Tại thôn xóm, đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng chính là NVYTTB, điều này đảm bảo tính bền vững, ổn định cao và thuận lợi trong việc lồng ghép với các chương trình khác. Song hoạt động giám sát theo dõi chương trình còn chưa tốt, chưa sát sao nên hiệu quả một số địa phương không cao như các xã vùng sâu của huyện Đình Lập… Trưởng TYT xã Thiện Thuật huyện Bình Gia cho biết: “Chương trình được thực hiện thường xuyên tại các thôn, xóm. Phối hợp liên ngành chủ yếu trong hoạt động truyền thông (Loa địa phương, truyền thông lồng ghép,…) và khi tổ chức chiến dịch (cân, đo trẻ, bổ sung vitamin A. ..”



3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại hai huyện Bình Gia, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Nguồn lực thực hiện chương trình

Về số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ tuyến xã: Cán bộ trạm y tế chủ yếu trình độ Trung cấp (hơn 60%), chỉ có 22,1% là bác sỹ đa khoa. Đa số NVYTTB đã qua đào tạo, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là qua lớp đào tạo trên 6 tháng (58,4%), có 25,6% qua lớp đào tạo 3 tháng, vẫn còn 5,8% chưa qua bất kỳ một khóa đào tạo nào.

Về thời gian tham gia chương trình của cán bộ mạng lưới: 75,3% cán bộ tham gia mạng lưới chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em có thời gian từ 5 năm trở lên, chỉ có 3,5% mới tham gia dưới 1 năm. Thời gian được tham gia tập huấn gần nhất vè nội dung PCSDDTE với khoảng cách 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (44,35%), tập huấn gần nhất dưới 1 năm có 2%.Đặc biệt vẫn còn 6% chưa được tham gia tập huấn lần nào.

Về năng lực TT-GDSK của cán bộ chuyên trách dinh dưỡng xã: Đánh giá 04 CBYT xã thì chỉ có ¾ đạt Kỹ năng tư vấn, Kỹ năng truyền thông nhóm; Còn nhân viên y tế thôn bản: 97,5% có kỹ năng cân đo, 87,5% có kỹ năng chấm biểu đồ và 60% có kỹ năng tư vấn.

Về trang thiết bị phục vụ triển khai chương trình kết quả điều tra cho thấy: Trang thiết bị còn thiếu thốn: 25% có cân, 18,7% có thuốc, 6,9% có PTTT, 12% có số BMTE.

Về kinh phí phục vụ triển khai chương trình hai huyện nghèo giai đoạn 2010-2015: 100% kinh phí phục vụ triển khai chương trình là do trung ương cấp, không có kinh phí hỗ trợ của địa phương. Kinh phí quá thiếu không đáp ứng được nhu cầu của chương trình.

Kết quả định tính: Lý do kết quả thực hiện chương trình chưa tốt: Thiếu nnguồn lực là lý do hàng đầu; CB thực hiện chương trình trình độ thấp, ít được tập huấn, nhất là mấy năm gần đây. Trang thiết bị, phương tiện thực hiện chương trình như cân, tài liệu truyền thông, đều thiếu trầm trọng. Về kinh phí từ năm 2015 bị cắt đi do vậy rất nhiều hoạt động không có kinh phí. Tổ chức các hoạt động của chương trình ở các địa phương tuy đã cố gắng nhưng kết quả vẫn còn hạn chế do chưa biết cách huy động cộng đồng vào thực hiện hay hoạt động theo dõi, giám sát còn yếu nhất là từ huyện xuống xã và từ xã xuống thôn bản... Theo Cộng tác viên ở xã Châu Sơn huyện Đình Lập: “Thiếu cân, thước đo phục vụ theo dõi tăng trưởng cho trẻ. Không có phương tiện truyền thông. Thiếu kinh phí mua thực phẩm phục vụ hướng dẫn thực hành ăn bổ sung, phụ cấp NVYTTB quá thiếu”; Còn NVYTTB xã Bắc Lãng huyện Đình Lập: “Một số bà mẹ đi làm ăn xa hoặc đi làm cả ngày nên giao trẻ lại cho ông bà chăm sóc theo thói quen cũ, tập quán lạc hậu, khó thay đổi hành vi...”.



4. BÀN LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em một số xã vùng khó khăn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2015.

Các hoạt động truyền thông: Đây là hoạt động then chốt của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Hoạt động này được thực hiện bởi cán bộ y tế thôn bản; cán bộ trạm y tế xã và các ban ngành thành viên ban chỉ đạo. Nội dung truyền thông: Bao gồm các nội dung chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ có thai (Khám thai định kỳ, chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi, vệ sinh thai nghén, tiêm phòng uốn ván, bổ sung viên sắt,...); chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ (NCBSM, ăn bổ sung hợp lý, cách vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ, chăm sóc trẻ khi bị bệnh, bổ sung vi chất, theo dõi tăng trưởng,...). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng được triển khai khá tích cực ở hai huyện Bình Gia và Đình Lập. Được biết rằng, các hoạt động truyền thông trực tiếp như: Tư vấn, thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, hướng dẫn thực hành chế biến thức ăn bổ sung, truyền thông lồng ghép,... được thực hiện thường xuyên tại các thôn xóm. Đây là những hình thức truyền thông phù hợp với khu vực nông thôn miền núi và nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các bà mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy kênh truyền thông được ưa thích nhất của các bà mẹ là truyền thông trực tiếp. Một số hình thức truyền thông gián tiếp được thực hiện dựa trên điều kiện nguồn lực của từng địa phương, chủ yếu huy động vào hệ thống phương tiện sẵn có tại các cơ sở như: Phát thanh địa phương, băng zôn, tờ rơi, affic,...là các hình thức thường được thực hiện trong các đợt chiến dịch và vào những dịp theo dõi tăng trưởng cho trẻ hàng tháng. Từ năm 2014 đến nay, do điều kiện kinh phí hỗ trợ cho triển khai thực hiện chương trình bị cắt giảm đáng kể nên ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động truyền thông, đặc biệt là các hoạt động cần sự hỗ trợ trực tiếp từ kinh phí chương trình như hướng dẫn thực hành chế biến thức ăn bổ sung… như kết quả ở bảng 3.1; 3.2, 3.3. Nghiên cứu của Ngô Thị Phượng ở Hòa Bình, Trần Văn Tuyến ở Bắc Kạn….cũng thu được kết quả tương tự như chúng tôi [2], [6].



Theo dõi tăng trưởng trẻ em: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2) cho thấy các hoạt động theo dõi tăng trưởng cho trẻ em tại hai huyện nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2015 được thực hiện thường xuyên với kết quả khá cao. Tỷ lệ trẻ em được cân ngay sau khi sinh luôn đạt từ 88 - 98% qua các năm. Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi, trẻ 2-5 tuổi SDD được theo dõi tăng trưởng hàng tháng đạt tỷ lệ cao (trên 94%) thể hiện tính thường xuyên, liên tục trong hoạt động của mạng lưới tại các thôn xóm. Theo khuyến cáo thì trẻ em dưới 2 tuổi cần được theo dõi cân nặng ít nhất 3 tháng/ lần. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục của mạng lưới và cũng là để theo dõi tốt nhất cho trẻ nên chương trình phòng chống SDD trẻ em tại các huyện vẫn duy trì nề nếp theo dõi tăng trưởng cho trẻ dưới 2 tuổi hàng tháng thay vì ít nhất 3 tháng/ lần. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo vào tháng 6 hàng năm cũng rất cao (> 99%). Tỷ lệ này cũng vượt so với yêu cầu tối thiểu cân, đo được 90%. Đợt cân, đo thường được tổ chức kết hợp trong chiến dịch bổ sung vitaminA cho trẻ. Kết quả cân, đo này được sử dụng để xác định tỷ lệ SDD trẻ em của tuyến xã và tuyến huyện hàng năm. Hoạt động cân trẻ và theo dõi biểu độ tăng trưởng là một hoạt động quan trọng trong thực hiện chương trình phòng chống SDD. Hoạt động này được thực hiện khá tốt trong nghiên cứu của Trần Văn Tuyến ở Bạch Thông Bắc Kạn (Tỷ lệ trẻ <5 tuổi được cân và theo dõi biểu độ tăng trưởng là 95,7%) [6]. Như vậy kết quả thực hiện hoạt động này của chúng tôi còn cao hơn ( >99% so với 95,7%), có lẽ điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của hai huyện nghiên cứu chủ yếu là người Tày, Nùng tốt hơn huyện Bạch Thông – huyện vùng cao chủ yếu người Tày, Dao, Mông…

Về quản lý thai sản và chăm sóc sơ sinh: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.3) cho thấy trong giai đoạn 2010-2015, kết quả 84-94 % phụ nữ đẻ được QLTN, tuy thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc (2011: 96,2%; năm 2014: 96,4%), tương đương so với khu vực Trung du và miền núi phía bắc (2011: 95,4%; 2014: 93,3%). Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai đủ và đúng lịch luôn đạt trên 70% (2010: 70,3%; 2015: 79,2%), thấp hơn chút ít so với tỷ lệ chung toàn quốc (2011: 86,7%; 2014: 89,6%), nhưng cao hơn so với khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (2011: 75,4%; 2014: 77,8%). Tỷ lệ phụ nữ đẻ được bổ sung viên sắt đạt tỷ lệ rất cao (> 71%). Tỷ lệ phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván đủ mũi đạt tỷ lệ rất cao (> 91%), thấp hơn so với tỷ lệ chung toàn quốc (2011: 95,2%; 2015: 95,7%), cao hơn so với khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (2010: 89,5%; 2015: 89,2%) . Tỷ lệ % phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế luôn đạt trên 86%, thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc (2011: 97,2%; 2014: 97,5%) và tương đương với khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (2011: 89%; 2014: 91,1%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (dưới 2500gr) rất thấp (3 - 6%), tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung toàn quốc (năm 2009: 12,5%) [7].

Kết quả giảm tỷ lệ SDD trẻ em: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi tại hai huyện nghiên cứu của chúng tôi ở thời điểm năm 2010 là 20 - 23% thì đến cuối năm 2015, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 15,13% (Bình Gia), 20,98% (Đình Lập). So sánh với phân loại của WHO về mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi thì SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi tại thời điểm cuối năm 2010 còn ở mức “Trung bình” (từ 20-29%) nhưng đến cuối năm 2015 đã xuống ở mức “Thấp” (< 20%) ở Bình Gia, còn cao ở Đình Lập. Tuy nhiên, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi ở hai huyện nghiên cứu vẫn còn cao hơn tỷ lệ chung toàn quốc: Năm 2010 là 17,5% và năm 2014 là 14,5%, giảm 3%. Nhưng nếu so sánh với tỷ lệ này của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc thì tỷ lệ SDD trẻ em ở hai huyện nghiên cứu ở mức tương đương hoặc thấp hơn (Năm 2010 ở khu vực là 22,1% và năm 2014 là 19,8%, giảm 2,3%). Nếu nói về tốc độ giảm SDD thể nhẹ cân trong giai đoạn 2011-2014 thì tại hai huyện có tốc độ giảm SDD tốt hơn cả chung toàn quốc và khu vực Trung du và miền núi phía Bắc [7]. So sánh với một số kết quả nghiên cứu khác thấy rằng: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tại hai huyện nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các khu vực miền núi phía Bắc như: Ở trẻ em dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn năm 2012 (21,2%) [3], hay trẻ em dân tộc thiểu số tại Sơn Động - Bắc Giang năm 2009 là 34,4% [4].

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại hai huyện Bình Gia, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn

Thiếu nguồn lực thực hiện chương trình là lý do hàng đầu: Kết quả nghiên cứu cho thấy lý do đầu tiên là cán bộ y tế trình độ thấp: >60% cán bộ trạm y tế xã chủ yếu có trình độ trung cấp, chỉ có 22,1% là bác sỹ đa khoa. Đa số NVYTTB đã qua đào tạo, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là qua lớp đào tạo trên 6 tháng (58,4%), có 25,6% qua lớp đào tạo 3 tháng, vẫn còn 5,8% chưa qua bất kỳ một khóa đào tạo nào. CBYT chưa có kinh nghiệm thực hiện chương trình thể hiện 75,3% cán bộ tham gia mạng lưới chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em có thời gian từ 5 năm trở lên, chỉ có 3,5% mới tham gia dưới 1 năm. CBYT ít được tập huấn chương trình: 44,35% được tập huấn trong 3 năm gần đây.. Về năng lực TT-GDSK của cán bộ chuyên trách dinh dưỡng xã nhìn chung còn yếu: Đánh giá 04 CBYT xã thì chỉ có ¾ đạt Kỹ năng tư vấn, Kỹ năng truyền thông nhóm; Còn nhân viên y tế thôn bản: 97,5% có kỹ năng cân đo, 87,5% có kỹ năng chấm biểu đồ và 60% có kỹ năng tư vấn. Về trang thiết bị phục vụ triển khai chương trình kết quả điều tra cho thấy: Trang thiết bị còn thiếu thốn: 25% có cân, 18,7% có thuốc, 6,9% có PTTT, 12% có số BMTE. Thiếu kinh phí: 100% kinh phí phục vụ triển khai chương trình là do trung ương cấp, không có kinh phí hỗ trợ của địa phương. Kinh phí quá thiếu không đáp ứng được nhu cầu của chương trình, kinh phí từ năm 2015 bị cắt đi do vậy rất nhiều hoạt động không có kinh phí. Tổ chức các hoạt động của chương trình ở các địa phương tuy đã cố gắng nhưng kết quả vẫn còn hạn chế do chưa biết cách huy động cộng đồng vào thực hiện hay hoạt động theo dõi, giám sát còn yếu nhất là từ huyện xuống xã và từ xã xuống thôn bản... “Thiếu cân, thước đo phục vụ theo dõi tăng trưởng cho trẻ. Không có phương tiện truyền thông. Thiếu kinh phí mua thực phẩm phục vụ hướng dẫn thực hành ăn bổ sung, phụ cấp NVYTTB quá thiếu”. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình phòng chống SDD trong nghiên cứu của chúng tôi cơ bản phù hợp với một số nghiên cứu ở miền nuí vùng cao, vùng người DTTS ở miền núi phía Bắc [2], [3], [5],



5. KẾT LUẬN

1) Kết quả phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi hai huyện Bình Gia, Đình Lập giai đoạn 2010-2015 như sau:

Hoạt động truyền thông: hàng đầu là hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ nhưng có xu hướng giảm dần: Từ 130 – 151 buổi/năm đến 0 trong 02 năm gần đây, truyền thông theo nhóm từ 115 – 152 buổi/năm, tư vấn 2.078 – 2.538 bà mẹ/năm; Thăm hộ gia đình 71 – 114 hộ/năm;

100% trẻ 2-5 tuổi SDD được theo dõi cân nặng hàng tháng; Thực hiện chương trình làm mẹ an toàn: 90,0 – 99,0% phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván hàng năm, 92,0-95,0% phụ nữ tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai. Tuy nhiên mới có 70-79% phụ nữ được khám thai đầy đủ và đúng lịch. 5,6% trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gam.

Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân có xu hướng giảm dần từ 2010 – 2015 ở 02 huyện nghiên cứu, hiện ở Bình Gia là 15,13% song ở Đình Lập vẫn cao (20,98%). Tỷ lệ SDD thể thấp còi hiện nay vẫn ở mức cao ở cả hai huyện (20- 21%).

2) Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại hai huyện Bình Gia, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn:

Nguồn lực: >60% cán bộ trạm y tế xã có trình độ Trung cấp, chỉ có 22,1% là bác sỹ đa khoa. Đa số NVYTTB: 58,4% được đào tạo trên 6 tháng, 25,6% học 3 tháng; 75,3% cán bộ đã tham gia chương trình từ 5 năm trở lên; 44,35% cán bộ được tập huấn trong khoảng 3 năm gần đây; Đánh giá số CBYT xã thì chỉ có ¾ đạt kỹ năng tư vấn, truyền thông. Về năng lực của nhân viên y tế thôn bản: 97,5% có kỹ năng cân đo, 87,5% có kỹ năng chấm biểu đồ và 60% có kỹ năng tư vấn; Về tình hình trang thiết bị còn thiếu thốn: 25% có cân, 18,7% có thuốc, 6,9% có PTTT, 12% có số BMTE; 100% kinh phí phục vụ triển khai chương trình là do trung ương cấp, kinh phí quá thiếu không đáp ứng được nhu cầu của chương trình

Tổ chức chương trình, kết quả vẫn còn hạn chế do chưa biết cách huy động cộng đồng vào thực hiện hay hoạt động theo dõi, giám sát còn yếu nhất là từ huyện xuống xã và từ xã xuống thôn bản...



6. KHUYẾN NGHỊ

Tăng cường thêm nguồn lực cho chương trình phòng chống SDD ở tuyến huyện, xã như bổ sung BS, tăng thêm trang thiết bị và kinh phí cho chương trình. Tiếp tực nâng cao kỹ năng truyền thông cho CBYT xã và NVYTTB cũng như tăng cường truyền thông cho các bà mẹ để có hành vi tốt nhất trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo thực hiện CLQGDD tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Lạng Sơn, Lạng Sơn.

2. Ngô Thị Phượng (2015), Thực trạng chương trình phòng chống SDD trẻ em tại tỉnh Hòa Bình giai đọan 2011-2014”, Luận văn chuyên khoa II Y tế công cộng, Trường đại học Y - Dược Thái Nguyên.

3. Nguyễn Tiến Tôn (2012), Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em từ 25-60 tháng và kết quả giải pháp can thiệp truyền thông cải thiện hành vi chăm sóc trẻ tại thị xã Bắc Kạn, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y - Dược Thái Nguyên.

4. Vi Quý Trưng (2009), Thực trạng SDD trẻ em 2-5 tuổi tai các xã vùng cao huyện Sơn Động- Bắc Giang năm 2009, Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa I Y tế Công cộng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.

5. Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng Khải Lập, Lê Bảo Ngọc (2009), “Hiệu quả của giải pháp huy động cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại xã miền núi huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y Học Việt Nam, số 2,

6. Trần Văn Tuyến (2012), Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phòng chống SDD trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Bạch Thông, Bắc Kạn và đề xuất một số giải pháp, Luận văn chuyên khoa II - Y tế Công cộng. Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.

7. Viện Dinh dưỡng (2014), Báo cáo kết quả giai đoạn 2011-2015 và đề xuất kế hoạch năm 2016-2020, Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, Hà Nội.



8. Unicef (2011) Khủng hoảng suy dinh dưỡng. Online: http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/the-gioi/2011/10/khung-hoang-suy-dinh-duong.
THE REALITY OF MALNUTRITION PREVENTION PROGRAM IN SOME DISADVANTAGEOUS COMMUNES OF LANG SON PROVINCE



Dinh Thi Hoa, Dam Khai Hoan

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy


SUMMARY

Objectives: 1. To assess the situation of malnutrion prevention program in some remote communes in Lang Son province in the period of 2010-2015; 2. To identify some related factors and propose recommendations. Methods: Combining quantitative and qualitative research (Quantitative: Describe the secondary data of the program in 02 districts of Binh Gia and Dinh Lap; Qualitative: Focussed discussion). Results: 1) Communication activities: guiding mothers regarding healthy food is done most frequently, followed by; health education in groups and visiting households. 100% malnourished children from 2 to 5 years old are weighted monthly; 92% to 95.0% pregnant women gain weight properly during pregnancy. 5.6% of infants weighing less than 2500 grams; the rate of underweight malnutrition decreased gradually from 2010 - 2015, currently in Binh Gia is 15.13%, 20.98% in Dinh Lap. Several factors affect the results of the programs such as shortage of resources and ineffective management. Conclusions: It is recommended that strengthening resources, including recruiting more doctors, improving equiptment and supplying more fund for that programs. It is necessary to improve communication skills for health workers and village health workers as well as strengthening the mothers’ behaviours in terms of nutritional care for children

Keywords: Programs, malnutrition, resources


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương