MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6


- Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu, các thành viên nhóm nghiên cứu được tập huấn kĩ thuật trước nghiên cứu nhằm tránh sai số nghiên cứu



tải về 2.97 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.97 Mb.
#36613
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

- Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu, các thành viên nhóm nghiên cứu được tập huấn kĩ thuật trước nghiên cứu nhằm tránh sai số nghiên cứu.


- Tra cứu các hồ sơ bệnh án lưu trữ tại phòng hồ sơ lưu trữ bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên, lấy thông tin điền vào bệnh án nghiên cứu.

- Tham gia vào thăm khám, chẩn đoán, phẫu thuật, điều trị trực tiếp cho bệnh nhân.

- Mời bệnh nhân đến khám kiểm tra định kì sau phẫu thuật: phỏng vấn, khám đối tượng nghiên cứu.

- Tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá kết quả.


* Nội dung nghiên cứu: theo bệnh án nghiên cứu.

2.3. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu chúng tôi dựa theo các tiêu chí đánh giá về tình trạng phục hồi chức năng sau mổ của Nguyễn Trung Sinh [4], kết hợp với kết quả liền xương trên lâm sàng và X-Quang để xây dựng một bảng tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị bao gồm 4 mức: rất tốt, tốt, trung bình, kém.

* Rất tốt: Sẹo mổ liền đẹp, mềm mại, không viêm rò.

- X-quang: Ổ gãy liền xương vững, thẳng trục, góc cổ thân từ 125º-130º

- Chức năng:

+ Đi lại bình thường, không đau tại ổ gãy

+ Vận động khớp háng bình thường hoặc gần bình thường gấp háng >900

+ Ngắn chi từ 1cm - 2cm

+ Không có bất cứ biến chứng gì

+ Không ngắn chi hoặc ngắn chi < 1cm

+ Không có bất cứ biến chứng gì

* Tốt: Sẹo mổ liền đẹp, mềm mại, không viêm rò.

- X-quang: Ổ gãy liền xương vững, thẳng trục, góc cổ thân từ 120º-<125º

- Chức năng:

+ Đi lại tập tễnh nhưng không phải dùng nạng, có thể ngồi xổm hoặc ngồi khoanh chân được, còn đau rừng đợt khi gắng sức, tự giải quyết được công việc hàng ngày không cần trợ giúp

+ Vận động khớp háng Hạn chế gấp còn 750 - 900

* Trung bình:

- Sẹo mổ xấu, dính xương.



- X-quang: Ổ gãy liền xương nhưng còn di lệch, góc cổ thân từ 1100-<1200

- Chức năng:

+ Đau thường xuyên, đi lại khó khăn phải dùng nạng hỗ trợ hoặc có sự giúp đỡ của người khác.

+ Vận động khớp háng Hạn chế gấp còn 350 - <750

+ Ngắn chi từ trên 2cm - 3cm

* Kém:

- Sẹo mổ xấu răn rúm, dính xương, viêm rò vết mổ



- X-quang: góc cổ thân dưới 1100, ổ gãy không liền xương, tuột nẹp -vít hoặc các biến chứng khác tại ổ gãy như khớp giả, hoại tử chỏm.

- Chức năng: đau thường xuyên đi lại khó khăn khi có nạng hỗ trợ hoặc không đi lại được. - Ngắn chi > 3 cm hoặc có nhiễm trùng sâu, viêm rò kéo dài.



2.4. Phương pháp xử lý số liệu. Theo phương pháp thống kê y học sử dụng phần mềm Epi Data3.1, SPSS 16.0.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

* Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới (n = 99). Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có độ tuổi ≥ 60 tuổi có 51 BN chiếm tỷ lệ 51,5% và tỉ lệ gặp giữa nam và nữ là như nhau. Còn ở độ tuổi dưới 60 tuổi có 48 BN (49.5%) trong đó gặp ở nam nhiều hơn nữ chủ yếu ở nhóm tuổi 18 - 45 chiếm 36.4%. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 55.4 (± 24.7).

* Nguyên nhân gãy xương

Trong nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân gãy VMCXĐ gặp nhiều là do TNSH có 55 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 55.6%. Nguyên nhân do TNGT cũng gặp tương đối cao có 41 ca chiếm tỷ lệ 41.4%. còn lại 3 trường hợp do tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 3.0%.

* Mối liên quan giữa tuổi, giới, nguyên nhân tai nạn. Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy mối liên quan giữa tuổi, giới và nguyên nhân là khá rõ ràng, tổn thương gãy vùng mấu chyển xương đùi có thể gặp ở tất cả các nhóm đối tượng. Ở nhóm trên 60 tuổi gặp 51/99 BN trong đó nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt là chủ yếu chiếm tỷ lệ 43.4% gặp ở nữ nhiều hơn nam. Ở nhóm dưới 60 tuổi gặp 48/99 BN nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 34,3% trong đó gặp nhiều ở đối tượng nam trong độ tuổi từ 18 - 45. Qua đó cho chúng ta thấy ở người cao tuổi khi tham gia giao thông ít thì nguyên nhân gây tổn thương gãy VMCXĐ chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt. Còn nguyên nhân do tai nạn lao động trong nghiên cứu chúng tôi chỉ gặp 3 trường hợp chiếm tỷ lệ 3%. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với P < 0.05.

Bảng 3.1: Các chấn thương kèm theo


Phân loại theo AO

n

Tỷ lệ %

A1

A1.1

7

7.1

A1.2

10

10.1

A1.3

7

7.1

A2

A2.1

12

12.1

A2.2

14

14.1

A2.3

12

12.1

A3

A3.1

18

18.2

A3.2

13

13.1

A3.3

6

6.1

Tổng

99

100
Nhận xét: Qua bảng 3.1 các chấn thương phối hợp bao gồm: chấn thương sọ não có 7 BN (7.1%), chấn thương ngực có 2 BN (2.0%), chấn thương cột sống có 1BN, gãy các xương khác có 17BN (17.2%).

Bảng 3.2. Phân loại gãy xương VMCXĐ theo AO-ASIF

Chấn thương kèm theo

n

Tỷ lệ %

Chấn thương sọ não

7

7.1

Chấn thương ngực

2

2.0

Chấn thương bụng

0

0

Chấn thương cột sống

1

1.0

Gãy xương khác

17

17.2

Không

72

72.7

Tổng

99

100
Nhận xét: Qua bảng 3.2 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi gãy VMCXĐ gặp nhiều ở nhóm A2 và A3 chiếm tỷ lệ 75,7%.

Bảng 3.3. Phương pháp kết xương

Loại gãy

PTKX

A1

A2

A3

Tổng

N

%

N

%

n

%

n

%

Đinh Gamma

0

0.0

10

10.1

12

12.1

22

22.2

Vít xương xốp

2

2.0

1

1.0

0

0.0

3

3.0

Nẹp khoá

3

3.0

8

8.1

17

17.2

28

28.3

Nẹp DHS

2

2.0

1

1.0

4

4.0

7

7.1

TKH bán phần

17

17.2

18

18.2

4

4.0

39

39.4

Tổng

24

24.2

38

38.4

37

37.4

99

100

Nhận xét: Trong nghiên cứu loại phương tiện được sử dụng nhiều là khớp háng bán phần có 39 BN (39.4%) chủ yếu ở nhóm A1 và A2, Nẹp vít khoá 28 BN (28.3%), đinh Gamma có 22 BN (22.2%) được chỉ định nhiều trong gãy phức tạp A3. Còn lại nẹp DHS và vít xương xốp chỉ có 10 trường hợp.

* Biến chứng sau mổ: Có 4BN gặp biến chứng sau mổ chiếm tỷ lệ (4%) trong đó 1 BN biến chứng chảy máu, 1BN viêm phổi, 1BN nhiễm trùng vết mổ, 1BN loét do tỳ đè

* Tình trạng sẹo mổ: Sẹo mổ liền đẹp có 97 BN, có 2 BN sẹo mổ liền xấu răn rúm không có biến chứng dính xương, viêm rò.

Bảng 3.4. Kết quả gần kết xương chỉnh trục sau mổ

Kết quả chỉnh trục xương

N

Tỷ lệ %

Chỉnh trục góc cổ

thân xương



1250 - 1300

48

80,0

1200 - dưới 1250

12

20,0

1100 - Dưới 1200

0

0,0

Dưới 1100

0

0,0

Tổng

60

100

Vị trí đinh, vít cổ chỏm

Đúng vị trí

49

81,7

Lệch ít

11

18,3

Lệch nhiều

0

0,0

Tổng

60

100

Vị trí cổ chỏm khớp nhân tạo

Đúng vị trí

39

100

Không

0

0,0

Tổng

39

100

Nhận xét: Kết quả chỉnh trục góc cổ thân xương 1250 - 1300 có 48/60 BN (80,0%), 1200 - <1250 có 12 BN (20,0%), Đinh, vít cổ chỏm đúng vị trí 49/60 BN (81,7%), Vị trí đinh, vít cổ chỏm lệch ít có 11 BN (18,3%), Có 39/39 ca thay khớp háng bán phần chuôi, chỏm đúng vị trí.

* Kết quả xa theo dõi được 68 BN

Bảng 3.5. Kết quả phục hồi biên độ vận động của khớp háng


Phân loại KQ

Biên độ vận động khớp háng

n

Tỷ lệ %

Rất tốt

Bình thường gấp >900

58

85,3

Tốt

Hạn chế gấp 750- 900

8

11,8

Trung bình

Hạn chế còn 350- <750

2

2,9

Kém

Hạn chế còn <350

0

0,0

Tổng

68

100
Nhận xét: Biên độ vận động khớp háng trở về bình thường 58/68 BN (85,3%) hạn chế gấp 750- 900 có 8/99 BN (11,8%), hạn chế gấp 350- <750 có 2 BN

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra mức độ ngắn chi


Phân loại KQ

Mức độ ngắn chi

n

Tỷ lệ %

Rất tốt

Không ngắn hoặc ngắn < 1 cm

55

80,9

Tốt

Ngắn từ 1cm – 2cm

10

14,7

Trung bình

Ngắn 3cm – 4cm

3

4,4

Kém

Ngắn > 4cm

0

0,0

Tổng

68

100
Nhận xét: Có 55/68 BN (80,9%) không ngắn chi hoặc ngắn < 1 cm đạt kết quả rất tốt, có 10/68 BN ngắn chi từ 1 - 2 cm kết quả tốt, kết quả trung bình có 3/68 BN ngắn chi từ 3 - 4cm

* Phân loại kết quả chung

Kết quả theo phân loại chung đạt rất tốt có 53/68 BN (77,9%), tốt 13/68 BN (19,1%), trung bình 2/68 BN (2,9%) không có bệnh nhân kết quả kém, không có các biến chứng khớp giả, viêm xương, cong đinh, gãy nẹp, tuột vít, lỏng chuôi chỏm khớp háng bán phần.

4. BÀN LUẬN

* Lứa tuổi.

Tuổi thấp nhất là 18, cao nhất là 97, trung bình là 55,5 ± 24,7. Gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi ≥ 60 là 51/99 BN, chiếm 51,5%. và tỉ lệ gặp giữa nam và nữ là như nhau. Còn ở độ tuổi dưới 60 tuổi có 48 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 49,5% trong đó gặp ở nam nhiều hơn nữ chủ yếu ở nhóm tuổi 18 - 45 chiếm 36,4%.



* Nguyên nhân và cơ chế chấn thương.

Trong nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân gãy VMCXĐ gặp nhiều là do TNSH có 55 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 55,6%. Nguyên nhân do TNGT cũng gặp tương đối cao có 41 ca chiếm tỷ lệ 41,4%. còn lại 3 trường hợp do tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 3,0%.

Cơ chế gẫy xương do ngã ngồi đập mông xuống nền nhà, đây chỉ là một chấn thương nhẹ (năng lượng thấp) nhưng ở người cao tuổi cũng đủ để gây gẫy xương do chất lượng xương giảm sút.

* Về mối liên quan giữa tuổi, giới và nguên nhân tai nạn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi mối liên quan giữa tuổi, giới và nguyên nhân là khá rõ ràng, tổn thương gãy vùng mấu chyển xương đùi có thể gặp ở tất cả các nhóm đối tượng. Ở nhóm trên 60 tuổi gặp 51/99 BN trong đó nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt là chủ yếu chiếm tỷ lệ 43,4% gặp ở nữ nhiều hơn nam. Ở nhóm dưới 60 tuổi gặp 48/99 BN nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 34,3% trong đó gặp nhiều ở đối tượng nam trong độ tuổi từ 18 - 45. Qua đó cho chúng ta thấy ở người cao tuổi khi tham gia giao thông ít thì nguyên nhân gây tổn thương gãy VMCXĐ chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt. Còn nguyên nhân do tai nạn lao động trong nghiên cứu chúng tôi chỉ gặp 3 trường hợp chiếm tỷ lệ 3%. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

* Về phân loại gẫy xương vùng mấu chuyển xương đùi.

Do sự đa dạng của đường gẫy mà vùng này, có thể nói, tồn tại nhiều cách phân loại nhất trong chấn thương. Và với nhiều cách phân loại đã cho thấy sự khó khăn của các nhà lâm sàng khi áp dụng thực tế. Khi tham khảo các công trình của các tác giả, chúng tôi nhận thấy nhiều cách phân loại được áp dụng, thậm chí có một số tác giả như Adams.C, Kemf.I sử dụng hai cách phân loại. Các tác giả khối Pháp ngữ hay sử dụng phân loại của Ender, Evans. Các tác giả khác, bao gồm cả các tác giả trong nước, hay sử dụng phân loại của AO. Điều đó cho thấy mỗi tác giả tìm thấy sự phù hợp riêng của mỗi phân loại trong nghiên cứu của họ. Cách phân loại của AO, được ưa dùng trên thế giới cũng như trong nước, được cho là khá đơn giản nên dễ áp dụng. Chúng tôi thống nhất quan điểm này và chọn phân loại AO cũng thuận lợi để so sánh với các nghiên cứu khác.

Theo nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Hữu Nam cho thấy loại gãy A1 có 28/143BN (19,6%) A2 có 84/143 BN (57,7%) A3 có 31/143 BN (21,7%), Nguyễn Việt Nam loại gãy A2 có 28/47 BN (59,57%), Nguyễn Văn Dinh A2 có 47/59BN (79,6%) còn ở nghiên cứu của Lenich A loại gãy A2 có 257/375 BN (68,53%) gãy A3 có 88/375 BN (23,47%)[52], Boajan A loại gãy A2 có 1080/2416 BN (44,7%)[37]. Trong nghiên cứu của chúng tôi loại gãy A2 có 38/99 BN (38,3%), loại gãy A3 có 37/99 BN (37,4%). Tỷ lệ gẫy xương không vững (A2 và A3) ở các báo cáo đều chiếm phần lớn mẫu nghiên cứu và phù hợp với kết quả của chúng tôi.

* Về các chấn thương kèm theo.

Các chấn thương phối hợp bao gồm: chấn thương sọ não (7 BN) chiếm 7,1%, chấn thương ngực (2 BN) chiếm 2,0%, chấn thương cột sống (1 BN), gãy các xương khác kèm theo có (17 BN) chiếm 17,2% trong đó chủ yếu là gãy hai xương cẳng chân, xương chậu và hai xương cẳng tay, Nguyên nhân chủ yếu do TNGT.

Với các chấn thương khác kèm theo tuỳ thuộc chuyên khoa và mức độ tổn thương đều được chúng tôi điều trị ổn định trước khi phẫu thuật kết hợp xương các BN có tổn thương gãy xương khác kèm theo sẽ được phẫu thuật can thiệp cùng kíp mổ.



* Về kết xương hay thay khớp trong gẫy VMCXĐ.

Gẫy VMCXĐ chỉ định mổ không còn phải bàn cãi. Vấn đề đặt ra là phẫu thuật như thế nào để phù hợp với thể trạng chung, loại gẫy, tình trạng loãng xương hay điều kiện kinh tế của BN. Nếu như thay khớp háng điều trị gẫy cổ xương đùi đã phát triển từ rất lâu thì phương pháp này áp dụng cho gẫy VMCXĐ chưa lâu. Năm 1989, Haentjens.P đã so sánh kết quả thay khớp háng bán phần ở 37 BN gãy VMCXĐ không vững với 42 BN được kết hợp xương nẹp góc, kết quả cho thấy 75% ở nhóm được thay khớp có kết quả tốt và rất tốt, trong khi tỷ lệ này ở nhóm kết hợp xương chỉ là 60%. Tỷ lệ sai khớp sau mổ, nhóm thay khớp bán phần Bipolar là 3,3% thấp hơn nhóm thay khớp toàn phần lên đến 44,5%. Năm 2011, Bonnevialle.P và CS đã báo cáo điều trị gẫy VMCXĐ không vững cho BN trên 75 tuổi so sánh giữa hai phương pháp: kết xương đinh nội tủy (n=113) và thay khớp (n=134). Hai nhóm không khác biệt về tuổi, số lượng các loại gẫy và chỉ số Parker trước mổ. Đánh giá sau mổ, nhóm thay khớp có thời gian tỳ nén sớm hơn (11,1 so với 13,8 ngày) và thời gian phục hồi đi bộ sớm hơn (21 so với 28,6 ngày). Tuy nhiên, tỷ lệ chết sau mổ 6 tháng, các biến chứng và kết quả phục hồi chức năng sau mổ không có sự khác biệt.

Trong nước, những báo cáo về phương pháp này cho thấy có hiệu quả tốt. Trần Mạnh Hùng (2014) báo cáo kết quảthay khớp bán phần Bipolar cho 50 BN, 94% rất tốt và tốt, 6% trung bình và kém. 2 BN bị trật khớp sau mổ, đây là 2 BN gẫy loại A2.2 và A3.3.Tác giả cho rằng các BN gẫy không vững, đường gẫy chạy dài xuống vùng DMC làm mất các mốc giải phẫu nên dễ đặt sai hướng chỏm, do đó cần thận trọng khi ra chỉ định thay khớp. Các tác giả đều cho rằng thay khớp háng là một phương pháp có hiệu quả cao cho các gẫy VMCXĐ ở người trên 70 tuổi.

Như vậy, những năm gần đây, do sự phát triển của ngành Gây mê Hồi sức, các phương tiện, dụng cụ phẫu thuật nên TKHBP trong điều trị gẫy VMCXĐ, cho BN trên 70 tuổi đang dần tăng lên. Tuy nhiên, với can thiệp mở, mất máu nhiều, thời gian mổ kéo dài, kết quả ở nhóm BN gẫy không vững còn hạn chế, chi phí vượt trội, đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm và cơ sở y tế đủ điều kiện là những rào cản khó vượt qua đối với tình hình trong nước hiện nay.

* Về lựa chọn phương tiện kết hợp xương trong gẫy VMCXĐ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có sử dụng 5 loại phương tiện kết hợp xương bao gồm vít xốp tối thiểu, đinh Gamma, nẹp vít khoá, nẹp DHS, Thay khớp háng bán phần Bipolar. Để lựa chọn phương tiện kết xương cho phù hợp chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí như: phân loại ổ gãy theo AO, lứa tuổi bệnh nhân, thể trạng bệnh nhân, các bệnh nội khoa mạn tính phối hợp và khả năng kinh tế thuận lợi để chọn phương pháp cũng như phương tiện kết hợp xương phù hợp. Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng vít xương xốp tối thiểu trên 3 bệnh nhân có phân loại gãy A1 và A2 tuổi cao, có thể trạng yếu. Đinh Gamma được sử dụng cho 22/99 BN (22,2%), nẹp vít khoá được sử dụng cho 28/99 BN (28,3%), thay khớp háng bán phần Bipolar cho 39/99 BN ở chủ yếu 2 hình thái gãy A1 A2 đối tượng BN là người cao tuổi với phân loại gãy A3 các mốc giải phẫu thay đổi nhiều và mất vững chúng tôi lựa chọn phương tiện kết xương khác.



* Về kết quả điều trị.

- Kết quả gần

Trong nghiên cứu của chúng tôi Có 4BN gặp biến chứng sau mổ chiếm tỷ lệ (4%) trong đó 1 BN biến chứng chảy máu, 1BN viêm phổi, 1 BN nhiễm trùng vết mổ, 1BN loét do tỳ đè vùng cùng cụt do nằm lâu, tuổi cao. Các bệnh nhân có biến chứng đều được điều trị ổn định trước khi ra viện. Sẹo mổ liền đẹp liền da kỳ đầu có 97 BN (98%), có 2 BN sẹo mổ liền xấu răn rúm không có biến chứng dính xương, viêm rò. Điều đó cho thấy ưu việt của kết xương sớm bằng các phương pháp tối ưu, bên cạnh thực hiện tốt công tác vô khuẩn trong và sau mổ chăm sóc hậu phẫu tốt là hết sức quan trọng nhất là với những bệnh nhân người cao tuổi.

Kết quả kết xương với 80 % BN góc cổ thân phục hồi trên 1250 đã cho thấy sự hiệu quả sau nắn chỉnh của các phương tiện kết hợp xương cố định rất tốt

Với tác dụng cố định vững, can thiệp mức tối thiểu tránh mất máu và sang chấn phần mềm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác săn sóc và tập vận động sớm sau mổ nên chỉ có 1 BN bội nhiễm đường hô hấp. Đây là BN đã có bệnh lý hô hấp mạn tính nên sau một chấn thương nặng, chỉ vài ngày nằm bất động đã có biến chứng. BN đã được điều trị hết sốt, hết ho, hết ứ đọng dịch đường thở trước khi ra viện.


  • Kết quả xa theo dỗi được 68/99 BN

38/68 BN liền xương với góc cổ thân 1250 - 1300 (80,9%), 9/68 BN liền xương góc cổ thân 1200 - <1250 (19,1%).

Về chức năng khớp với 58/68 BN (85,3%) xếp loại rất tốt, xếp loại tốt có 8/68 BN (11,8%) chỉ có 2 BN (2,9%) xếp loại trung bình và không có bệnh nhân nào hạn chế biên độ vận động gấp khớp háng <350.

Về kết quả chung trong nghiên cứu của chúng tôi đạt rất tốt có 53/68 BN (77,9%), tốt có 13/68 BN (19,1%) ở mức trung bình chỉ có 2 BN (2,9%). Qua đó cho thấy hiệu quả cao của các phương pháp kết hợp xương được lựa chọn và mục đích chính là để bệnh nhân ngồi dậy sớm tập vận động sớm nhằm tránh được các biến chứng do nằm lâu nhất là với những BN cao tuổi. Các BN kết quả tốt đều hài lòng với quá trình điều trị cho dù còn hiện tượng đi lại tập tễnh hay đôi lúc đau tại vùng mổ và dọc thân xương đùi.

5. KẾT LUẬN

Kết quả gần: Có 97 BN liền sẹo đẹp, có 2 BN sẹo mổ liền xấu răn rúm không có biến chứng dính xương, viêm rò

Kết quả chỉnh trục góc cổ thân xương

1250 - 1300 có 48 BN (80%), 1200 - <1250 có 12 BN (20%). Đinh, vít cổ chỏm đúng vị trí 49/60 BN (81,7%), Vị trí đinh, vít cổ chỏm lệch ít có 11 BN (13,8%), Có 39/39 ca thay khớp háng bán phần chuôi, chỏm đúng vị trí (100%).

Kết quả xa: Có 38/68 BN liền xương với góc cổ thân 1250 - 1300 (80,9%), 9/68 BN liền xương góc cổ thân 1200 - <1250 (19,1%).

Về chức năng khớp với 58/68 BN (85,3%) xếp loại rất tốt, xếp loại tốt có 8/68 BN (11,8%) chỉ có 2 BN (2,9%) xếp loại trung bình và không có bệnh nhân nào hạn chế biên độ vận động gấp khớp háng <350.

Về kết quả chung trong nghiên cứu của chúng tôi đạt rất tốt có 53/68 BN (77,9%), tốt có 13/68 BN (19,1%) ở mức trung bình chỉ có 2 BN (2,9%).



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nhâm Sỹ Đức, (2007)" Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar". Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà nội,

  2. Nguyễn Văn Dinh (2013), Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần trong chỉ định điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người già, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

  3. Võ Thành Phụng (2004) "Tổng trạng người trên 65 tuổi và phẫu thuật chấn thương chỉnh hình". Tạp chí thời sự Y Dược học, Hội Y Dược học Thành phố Hồ Chí Minh, Số 2, Tập 9, trang 81 - 83.

  4. Nguyễn Trung Sinh (1983), "Kết quả điều trị phục hồi chức năng sau gãy cổ xương đùi ở người già". Tập san ngoại khoa, Tháng 4 - 1983, Tập 10, trang 118 - 121.

  5. Hà Phan Thắng (2014)"Đánh giá kết quả điều trị gãy kín vùng mấu chuyển xương đùi bằng đinh Gamma tại Bệnh viện Quân Y 354". Luận văn chuyên khoa cấp II, Học Viện Quân Y

  6. Lorich D.G., Geller D.S., Nielson J.H (2004) "Osteoporotic petrochanteric hip fractures. Management and curent controversies", J.Bone Joint Surg Am., pp. 398-410.

  7. Griffiths R.et al (2012), “Management of Proximal Femoral Fractures 2011”, Published by The Association of Anaesthetists of Great Britain and Ireland, 33p.

ASSESSMENT RESULTS OF SURGICAL TREATMENT OF INTERTROCHANTERIC FRACTURES AT THAI NGUYEN NATIONAL GENERAL HOSPITAL

Mai Duc Dung*, Nguyen Van Suu, Nguyen Vu Hoang

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

From January 2013 to June 2016, at Thai Nguyen National General Hospital, means of bone combination used in surgical treatment for intertrochanteric hip fractures are Dynamic Hip Screw (DHS), the locked screws, cancellous screws, the gamma nail and the partial hip replacement for 99 patients including 70 male patients, 29 female patients and their average age of 55,4 ± 24,7 (18-97). Traffic accidents, domestic accidents and labor accidents are reasons for these accident and account for 41,45% (41/99 patients), 55,5% (55/99 patients) and 3,0% (3/99 patients), respectively. There were 27 patients with lesions combined with head injury, chest trauma, spinal cord injuries and other fractures. According to fracture classification, A1 AO, A2 and A3 are 24/99 patients (24,2%), 38/99 patients (38,4%) and 37/99 patients (37,4%), respectively.

Results: there were 97 patients with well-healed scar of which 2 patients with badly healed scar. Postoperative complications were found in 4 patients, accounting for 4%. One patient had bleeding complication, one patient with pneumonia, one patient with wound infection and one patient with ulcer caused by pressure. 48/60 patients (80%) had result of axial adjustment of the angle between femur neck and shaft of 1250 - 1300 while there were 12/60 patients (20%) with that of 1200 - <1250. 49/60 patients (81,7%) had nails and screws of femur neck and head in proper place. There were 11 patients (13,8%)with small deviation of nails and screws of femur neck and head. 39/39 patients were replaced shank and head partial hip in right position.

Overall results: The treatment results were categorized into different level, including very good (53/68 patients: 77,9%), good (13/68 patients: 19,1%) and medium (2/68 patients: 2,9%). There were no patients with complications on prosthetic joints, osteoarthritis, curved nails, broken splints, slide screw and loose of shank and head of partial hip joint.

Key words: intertrochanteric hip, the Gamma nail, the locked screws, Bipola

THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC TẠI TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ LẠNG SƠN, NĂM 2015.

Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Khải Lập

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Đánh giá trạng nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự tại trung tâm KDYT Quốc tế Lạng Sơn là một việc làm vô cùng quan trọng trong lập kế hoạch nâng cao năng lực toàn diện. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang mô tả để thu thập thông tin thông qua bộ câu hỏi. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 - 6 năm 2015. Kết quả cho thấy hiện tại Trung tâm có 46 cán bộ trong đó cán bộ là người dân tộc Tày và Nùng chiếm 67,4%; 76,1% cán bộ là nam giới; số cán bộ trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao 78,2%; cán bộ chuyên ngành Y, Dược chiếm 73,9%; cán bộ có kinh nghiệm làm chuyên môn từ 5 năm trở lên chiếm 56,5%; cán bộ có trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 50%. Trung tâm hoạt động tại 10 cửa khẩu bao gồm 9 đường bộ và 1 đường sắt, tất cả các cửa khẩu đều có trụ sở làm việc, trong đó mới chỉ có 2 cửa khẩu là có phòng cách ly, không có cửa khẩu nào có khu xử lý y tế. Trang thiết bị chuyên môn được trang bị đầy đủ về danh mục nhưng còn thiếu nhiều về số lượng theo quy định.

Từ khóa: Kiểm dịch viên y tế, kiểm dịch y tế, nguồn lực

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lạng Sơn là một tỉnh núi biên giới phía bắc có 253 km đường biên giới với 02 cửa khẩu Quốc tế cùng 08 cửa khẩu chính và phụ, các cặp chợ, lối mở thông thương với nước bạn Trung Quốc, bên cạnh đó hiện nay Trung Quốc còn lưu hành một số dịch bệnh nguy hiểm như Dịch hạch, H7N9,... [1], [2] vì vậy nguy cơ làm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Trung tâm KDYT Quốc tế Lạng Sơn thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn nhằm bảo đảm an ninh y tế khu vực đường biên giới tỉnh, phòng tránh bệnh truyền nhiễm xâm nhập qua đường biên giới vào nội địa lãnh thổ Việt Nam [3]. Xác định thực trạng nguồn lực tại Trung tâm KDYT Quốc tế Lạng Sơn là vô cùng quan trọng, qua đó giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo xây dựng chiến kế hoạch hỗ trợ sự phát triển nâng cao năng lực cho hệ thống ngày càng tốt và hiệu quả. Nghiên cứu nhằm vào hai mục tiêu:

- Mô tả thực trạng nguồn lực, tổ chức hoạt động tại Trung tâm kiểm dịch y tế Quốc tế Lạng Sơn, năm 2015.

- Phân tích một số yếu tố liên quan đến nguồn lực, tổ chức hoạt động tại Trung tâm kiểm dịch y tế Quốc tế Lạng Sơn, năm 2015.



2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu

Toàn bộ nhân lực, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất tại trung tâm và các cửa khẩu.



Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương