MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6



tải về 2.97 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.97 Mb.
#36613
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

(1) Chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc. (2) Chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng của bệnh: đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn, nôn máu, rối loạn đại tiện, mất ngủ, đau đầu, đầy bụng khó tiêu, ăn kém, sốt. (3) Chỉ tiêu về đặc điểm hình ảnh nội soi: hình thái loét, số lượng ổ loét và vị trí ổ loét.



2.5. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu

Bệnh nhân được khai thác thăm khám lâm sàng có các triệu chứng nghĩ đến bệnh lý DDTT sẽ được chỉ định làm nội soi DDTT. Bệnh nhân nhịn ăn trước đó 6 giờ để làm nội soi tại phòng soi, kỹ thuật này được thực thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa Nội.



2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu nghiên cứu được mã hóa, nhập liệu bằng máy vi tính. Số liệu được xử lý theo các thuật toán thống kê y tế: mô tả tần số và tỉ lệ % với biến định tính.



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Chỉ số

n

%

Tuổi







≤ 39 tuổi

15

21,4

40 - 49 tuổi

15

21,4

50 - 59 tuổi

22

31,4

≥ 60 tuổi

18

25,8

Giới tính







Nam

38

54,3

Nữ

32

45,7

Nghề nghiệp







Nông dân

43

61,4

Công nhân

6

8,6

Khác

21

30,0

Dân tộc







Kinh

55

78,6

Thiểu số

15

21,4

Tổng

70

100,0

Tỉ lệ bệnh nhân từ 50 - 59 tuổi chiếm 31,4%; ≥ 60 tuổi chiếm 25,7% và ≤ 39 tuổi chiếm 5,7%. Tỉ lệ nam giới là 54,3% và nữ giới là 45,7%. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm 61,4%; công nhân là 8,6%. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 78,6%, là người dân tộc thiểu số chiếm 21,4%.



Bảng 2. Đặc điểm triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân loét DDTT

Triệu chứng

n

%

Đau thượng vị

69

98,6

Ợ chua

47

67,1

Ợ hơi

68

97,1

Buồn nôn, nôn

54

77,1

Nôn máu

1

1,4

Rối loạn đại tiện

5

7,1

Đi ngoài phân đen

4

5,7

Mất ngủ

3

4,3

Đau đầu

0

0

Đầy bụng khó tiêu

56

80,0

Ăn kém

30

42,9

Sốt

0

0

Tổng

70

100,0

Tỉ lệ bệnh nhân đau thượng vị là 98,6%; tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng ợ hơi chiếm 97,1% và có triệu chứng đầy bụng khó tiêu chiếm 80,0%. Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng rối loạn đại tiện là 7,1%; đi ngoài phân đen là 5,7%; mất ngủ là 4,3% và nôn máu là 1,4%.



Bảng 3. Đặc điểm kết quả nội soi ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Chỉ số

n

%

Hình thái loét dạ dày tá tràng







Loét dạ dày đơn thuần

43

61,4

Loét tá tràng đơn thuần

25

35,7

Loét hỗn hợp

2

2,9

Số lượng ổ loét







Loét đơn ổ

58

82,9

Loét đa ổ

12

17,1

Tổng

70

100,0

Tỉ lệ bệnh nhân loét dạ dày đơn thuần là 61,4%, tỉ lệ loét tá tràng là 35,7% và tỉ lệ bệnh nhân loét DDTT hỗn hợp là 2,9%. Tỉ lệ bệnh nhân loét đơn ổ là 82,9%, tỉ lệ loét đa ổ là 17,1%.



Bảng 4. Đặc điểm vị trí ổ loét ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng

n

%

Loét thân vị

4

5,7

Loét hang vị

33

47,1

Loét tiền môn vị

7

10,0

Loét môn vị

1

1,4

Loét hành tá tràng

26

37,1

Loét tá tràng

1

1,4

Tổng

70

100,0

Tỉ lệ bệnh nhân loét hang vị chiếm 47,1%; tỉ lệ loét hành tá tràng chiếm 37,1%. Tỉ lệ loét tiền môn vị chiếm 10,0%; loét thân vị chiếm 5,7%; tỉ lệ loét môn vị và tá tràng đều chiếm 1,4%.

Bảng 5. Kích thước ổ loét bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Kích thước ổ loét (mm)

n

%

< 5 mm

33

47,1

5 - 19 mm

37

52,9

≥ 20 mm

0

0

Trung bình ± độ lệch chuẩn

6,7 ± 3,3

Tổng

70

70 (100,0)

Tỉ lệ ổ loét có kích thước ≤ 5 mm là 47,1% và có kích thước từ 5 - 19 mm là 52,9%. Kích thước ổ loét trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 6,7 ± 3,3.



Bảng 6. Phân bố hình thái loét dạ dày tá tràng theo số lượng ổ loét

Ổ loét

Hình thái loét

Đơn ổ

Đa ổ

Tổng

n

%

n

%

n (%)

Loét dạ dày đơn thuần

37

86,0

6

14,0

43 (100,0)

Loét tá tràng đơn thuần

21

84,0

4

16,0

25 (100,0)

Loét hỗn hợp

0

0

2

100,0

2 (100,0)

Tổng

58

82,9

12

17,1

70 (100,0)

Tỉ lệ loét dạ dày có tổn thương ổ loét đơn ổ là 86,0% và có tổn thương ổ loét đa ổ là 14,0%. Tỉ lệ loét tá tràng tổn thương ổ loét đơn ổ là 84,0% và tổn thương ổ loét đa ổ là 16,0%.

4. BÀN LUẬN

Thực tế cho thấy loét DDTT có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam hơn so với nữ và hay gặp ở người cao tuổi hơn. Nghiên cứu của Phạm Thị Hạnh và cs () cho tỉ lệ bệnh nhân ≥ 46 tuổi chiếm 51,9% và tỉ lệ bệnh nhân nam (56,0%) chiếm cao hơn nữ (44,0%) [2]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu trên khi cho tỉ lệ bệnh nhân ≥ 50 tuổi là 57,1%. Tỉ lệ bệnh nhân là nam giới (54,3%) cao hơn nữ giới (45,7%). Điều này phù hợp với cơ chế bệnh sinh của viêm loét DDTT.Một điểm phù hợp với địa điểm nghiên cứu của chúng tôi: Bệnh viện A Thái Nguyên - nơi chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người dân trung du miền núi Thái Nguyên đó là: tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm 61,4%; công nhân là 8,6%. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 78,6%, là người dân tộc thiểu số chiếm 21,4%. Tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm cao chứng tỏ đòi hỏi phải có những tư vấn, những truyền thông phòng chống bệnh này cho phù hợp với đặc điểm đối tượng bị bệnh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: triệu chứng chính vẫn là đau bụng vùng thượng vị - là triệu chứng kinh điển ở người bị loét DDTT. Ngoài ra bệnh nhân loét DDTT trong nghiên cứu của chúng tôi còn có một số triệu chứng khác hay gặp như: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mệt mỏi và hoa mắt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Phạm Thị Hạnh và cs với biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau thượng vị và đầy bụng. Đau nhiều ở nhóm tuổi 16-45 tuổi (76%). Triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện nổi bật là đầy bụng (44,4-72%) [2]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dương Hồng Thái và cs (2011) với triệu chứng đau thượng vị chiếm cao nhất, sau đó là tỉ lệ các triệu chứng khác kèm theo [3].

Nghiên cứu của Dương Hồng Thái và cs (2011) cho thấy: tỉ lệ tổn thương trên 2 ổ loét chiếm 57,1% ở nhóm loét dạ dày đơn thuần, vị trí ổ loét gặp chủ yếu ở hang vị (74,1%). Đối vơi loét tá tràng thì tỉ lệ 1 ổ loét gặp 54,5% và vị trí ổ loét gặp nhiều nhất ở mặt trước hành tá tràng [3]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không tương đương với kết quả nghiên cứu trên: tỉ lệ bệnh nhân loét dạ dày đơn thuần là 61,4%, tỉ lệ loét tá tràng là 35,7%. Tỉ lệ bệnh nhân loét đơn ổ là 82,9%, tỉ lệ loét đa ổ là 17,1%. Lý giải điều này theo chúng tôi là do sự khác biệt về đặc điểm mẫu nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của Dương Hồng Thái và cs [3].

Kết quả nghiên cứu cho thấy: kích thước ổ loét trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 6,7 ± 3,3.Tỉ lệ ổ loét có kích thước ≤ 5 mm là 47,1% và có kích thước từ 5 - 19 mm là 52,9% và đặc biệt là không có bệnh nhân nào có kích thước ổ loét ≥ 20 mm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu trước [3] khi cho kết quả không có bệnh nhân loét DDTT đơn thuần nào có kích thước ổ loét ≥ 20 mm. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân có kích thước ổ loét ≤ 5 mm ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu trước (85,7%) và tỉ lệ ổ loét từ 6 - 19 mm ở nghiên cứu trước là 14,3%. Điều này chứng tỏ tổn thương ổ loét trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối nặng hơn so với nghiên cứu trước. Có sự khác biệt này là do đặc điểm mẫu nghiên cứu và sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân sau này.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân loét hang vị và loét hành tá tràng chiếm tương đối cao. Tỉ lệ loét dạ dày có tổn thương ổ loét đơn ổ là 86,0% và có tổn thương ổ loét đa ổ là 14,0%. Tỉ lệ loét tá tràng tổn thương ổ loét đơn ổ là 84,0% và tổn thương ổ loét đa ổ là 16,0%. Đây là điểm thuận lợi trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bởi tỉ lệ loét đơn ổ chiếm cao, do đó bệnh nhân dễ điều trị hơn và ít các biến chứng do bệnh loét DDTT gây ra hơn.



5. KẾT LUẬN

Tỉ lệ bệnh nhân đau thượng vị 98,6%; ợ hơi 97,1% và đầy bụng khó tiêu 80,0%. Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng rối loạn đại tiện 7,1%; đi ngoài phân đen 5,7%; mất ngủ 4,3% và nôn máu 1,4%. Tỉ lệ bệnh nhân loét dạ dày đơn thuần 61,4%, tỉ lệ loét tá tràng 35,7% và tỉ lệ bệnh nhân loét DDTT hỗn hợp 2,9%. Tỉ lệ bệnh nhân loét đơn ổ 82,9%, tỉ lệ loét đa ổ 17,1%. Tỉ lệ bệnh nhân loét hang vị 47,1%; loét hành tá tràng 37,1%; loét tiền môn vị 10,0%; loét thân vị 5,7%; loét môn vị và tá tràng đều chiếm 1,4%.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Minh An và cs (2008), Điều trị học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Phạm Thị Hạnh, Võ Thị Trần Bửu Hạnh, Nguyễn Tuấn Khiêm và cs (), "Khảo sát dịch tễ học, lâm sàng, tỉ lệ nhiễm Helicobacter Pylori và hình ảnh nội soi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa Hòa Thành, Tây Ninh 2011", Tạp chí Y học thực hành, 841 (9), tr. 56-58.

3. Dương Hồng Thái, Đồng Đức Hoàng, and Đặng Trần Dũng (2011), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng chảy máu ổ loét điều trị tại bệnh viện 19-8, Bộ Công an", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 89 (1), tr. 27-27.

4. Nguyễn Khánh Trạch và cs (2007), Điều trị học Nội khoa, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Goh Khean-Lee et al. (2011), "Epidemiology of Helicobacter pylori Infection and Public Health Implications", Helicobacter, 16 (1), pp. 1-9.

6. Malaty H. M. (2007), "Epidemiology of Helicobacter pylori infection", Best Pract Res Clin Gastroenterol, 21 (2), pp. 205-214.



CLINICAL FEATURES AND AND ENDOSCOPIC OF GASTRODUODENAL ULCER AT THAI NGUYEN A HOSPITAL

Nguyen Thi Quyet* Duong Hong Thai**

*Thai Nguyen A Hospital, ** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Nguyen Thi Quyet1, Duong Hong Thai2

1Thai Nguyen A Hospital, 2 Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

Background: Gastroduodenal ulcer is a common diseases. This disease has many serious complications and affects the patients’ quality of life, which requires suitable care in the diagnosis and treatment. The aim of this study was to describe the clinical features and endoscopic images of patients with gastroduodenal ulcer in Thai Nguyen A hospital. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 70 patients with gastroduodenal ulcer in Thai Nguyen A hospital during the period from 07/2015 - 07/2016. Results: The proportion of patients with epigastric pain 98.6%; belching 97.1% and bloating, indigestion 80.0%. The proportion of patients with bowel disorders 7.1%; melena 5.7%; insomnia 4.3% and hematemesis 1.4% b. The rate of pure gastric ulcer patients 61.4%, the rate of duodenal ulcer patients 35.7% and gastric and duodenal ulcer mixture 2.9%. The rate of single ulcer patients 82.9%, the rate of multifocal ulcers 17.1%. The proportion of patients antral ulcer 47.1%; duodenal ulcer 37.1%; pyloric ulcer 10.0% cash; main stomach ulcers 5.7%; pyloric and duodenal ulcer were both 1.4%. The mean of ulcer size was 6.7 ± 3.3 mm. Conclusions: The common clinical symptoms are epigastric pain, belching and bloating indigestion. Most of gastroduodenal ulcer patients have single ulcer.

Keywords: endoscopic images, Gastroduodenal ulcer
Nguyễn Thị Quyết

Bệnh viện A Thái Nguyên

ĐT: 01632875566

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG THAI CHẾT LƯU TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG

Nguyễn Thị Xuân Thu *, Phạm Thị Quỳnh Hoa**, Đỗ Minh Thịnh***

*Trung tâm Dân số-KHHGĐ Lục Ngạn,

** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, ***Bệnh viện A Thái Nguyên



TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thai chết lưu (TCL) có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ, thậm chí là tử vong. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các trường hợp TCL là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng chẩn đoán và xử trí TCL. Mục tiêu nghiên cứu này là Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai chết lưu tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang năm 2014- 2015”. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 369 thai phụ TCL vào điều trị tại bệnh viện sản nhi Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2015. Kết quả: Tuổi TCL dưới 12 tuần chiếm tỉ lệ 42,5%, 23 - 28 tuần 16,5% và ≥ 37 tuần 7,6%. Triệu chứng bụng bé 3,5%, vú tiết sữa non 18,7%, mất cử động của thai 31,4%, khám thai định kỳ 36,0%. Dấu hiệu trên siêu âm không thấy hoạt động của tim thai là 100%, chồng khớp sọ 49,6 %, thiểu ối 2,2%, hình ảnh thai bất thường chiếm 1,1%. Tỉ lệ sinh sợi huyết < 2g/L 17,1%, Prothrombin < 70% chiếm 2,4%, tỉ lệ thai phụ thiếu máu mức độ trung bình chiếm 12,7%. Tỉ lệ thai phụ có men gan tăng 3,8%, creatinin máu tăng 4,3%. Kết luận: Ra máu âm đạo, mất cử động và khám thai định kỳ là những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng phổ biến. Không thấy dấu hiệu hoạt động tim thai và chồng khớp sọ là hình ảnh hay gặp trên siêu âm.

Từ khóa: Thai chết lưu, ra máu âm đạo, mất cử động, tim thai, bệnh viện sản nhi
1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Thai chết lưu (TCL) là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Thai chết lưu gây tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm của người mẹ, ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc gia đình, đặc biệt trong những trường hợp hiếm con. Nghiên cứu của Phan Xuân Khôi (2002) cho tỉ lệ TCL là 7.11% so với tổng số phụ nữ đẻ [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân (2003) cho tỉ lệ TCL là 8,24% [5]. Điều đáng lưu ý là TCL không chỉ ảnh hưởng đến con, mà còn gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ như: chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng và gây khó khăn cho lần mang thai sau.

Cùng với việc phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, việc chẩn đoán và xử trí TCL đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp do phát hiện muộn, xử trí TCL chưa thật tốt nên có thể có các biến chứng như rối loạn đông máu..., mà nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đế tử vong. Do đó, việc hệ thống hóa các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các trường hợp TCL là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động xử trí các trường hợp TCL. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai chết lưu tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang năm 2014- 2015”.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán thai chết lưu điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ 01/01/2014 - 31/12/2015.

*Tiêu chuẩn lựa chọn: tất cả trường hợp chẩn đoán thai chết lưu khi siêu âm không có hoạt động tim thai đối với thai ≥ 8 tuần trở lên

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ tháng 05/2015 - 05/2016

2.3. Phương pháp nghiên cứu.



* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu

* Cỡ mẫu: Cỡ mẫu toàn bộ

* Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện: chọn chủ đích tất cả các trường hợp TCL điều trị tại Bệnh viên sản nhi Bắc Giang trong thời gian từ 01/01/2014 - 31/12/2015. Thực tế có 369 trường hợp TCL thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu.

2.4. Chỉ số nghiên cứu

(1) Đặc điểm mẹ: tuổi, nghề nghiệp, số lần đẻ, số lần sảy/nạo hút thai, số lần TCL, số lần mổ lấy thai. (2) Đặc điểm thai: tuổi thai, bệnh lý thai, bệnh lý phần phụ. (3) Triệu chứng lâm sàng TCL: ra máu âm đạo, vú tiết sữa non, mất cử động của thai, bụng bé đi, khám thai định kỳ. (4). Hình ảnh siêu âm: không có hoạt động của tim thai, chồng khớp sọ, cột sống gấp khúc, thiểu ối, hình ảnh thai bất thường. (5) Xét nghiệm huyết học: sinh sợi huyết, Prothrombin, nồng độ Hb. (6) Xét nghiệm sinh hóa máu: SGOT, SGPT, Creatinin.



2.5. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

- Sinh sợi huyết: Sinh sợi bình thường: ≥ 2g/ L và giảm khi sinh sợi huyết < 2 g/L.

- Prothrombin: Bình thường: 70-140% và Prothrombin giảm khi < 70%

- Tỷ lệ huyết sắc tố (Hb): Giảm khi 90-<110g/l; bình thường: ≥110g/l.

2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu: Số liệu thu thập hồi cứu từ hồ sơ bệnh án tại phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vào bệnh án nghiên cứu đã được thiết kế.

2.7. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập liệu và xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm tuổi, nghề và tiền sử sản khoa của thai phụ có thai chết lưu

Chỉ số

n

%

Tuổi thai phụ

≤ 24

99

26,8

25 - 34

220

59,6

≥ 35

50

13,6

Nghề nghiệp thai phụ

Công nhân

106

28,7

Làm ruộng

169

45,8

Khác

94

25,5

Số lần đẻ của thai phụ

0

55

14,9

1 - 2

302

81,8

≥ 3

12

3,3

Số lần sẩy, nạo hút thai

0

283

79,1

1-2

73

19,8

≥ 3

13

3,5

Số lần TCL

0

329

89,2

1

35

9,5

≥ 2

5

1,4

Số lần mổ lấy thai

0

319

87,3

1

47

12,7

≥ 2

3

8,1

Tổng

369

100

Đa số các thai phụ có TCL ở độ tuổi từ 25 - 34 tuổi chiếm 59,6%, tỉ lệ thai phụ ≥ 35 là 13,6%. Tỉ lệ thai phụ có TCL làm ruộng chiếm 45,8%, công nhân là 28,7%. Tỉ lệ thai phụ chưa đẻ lần nào có TCL chiếm 14,9%; đẻ 1-2 lần chiếm 81,8%. Tỉ lệ thai phụ không có tiền sử nạo, sảy hút có TCL là 79,1%. Tỉ lệ thai phụ có tiền sử TCL 1 lần là 9,5% và tiền sử TCL ≥ 2. Tỉ lệ thai phụ TCL có tiền sử mổ lấy thai 1 lần là 12,8% và tiền sử mổ ấy thai ≥ 2 lần 8,1%.

Bảng 2. Đặc điểm thai, phần phụ của thai chết lưu

Chỉ số

N (n=369)

%

Tuổi thai

≤ 12

157

42,5

13 - 17

46

12,4

18 - 22

41

11,1

23 - 28

61

16,5

29 - 36

36

9,7

≥ 37

28

7,6

Bệnh lý của thai

Thai bị dị dạng

6

1,6

Thai bị nhiễm khuẩn

1

0,3

Không có bệnh lý

362

98,1

Bệnh lý phần phụ

Phù rau thai

11

3,0

RTĐ

5

1,1

Đa ối

3

0,8

Thiểu ối

8

2,2

Dây rau thắt nút, xoắn

9

2,4

Dây rau quấn cổ, quấn thân

3

0,8

Dây rau bất thường

11

3,0

Không có bệnh lý

319

86,5

Tuổi TCL dưới 12 tuần chiếm tỉ lệ 42,5%, tiếp theo là 23 - 28 tuần 16,5%, nhóm tuổi thai ≥ 37 tuần 7,6%. Tỉ lệ TCL bị dị dạng 1,6% và bị nhiễm khuẩn 0,3% thai chết lưu bị bệnh, trong đó nguyên nhân do thai dị dạng chiếm 1,6%. Tỉ lệ TCL có bệnh lý phù rau thai 3,0%, dây rau bất thường 3,0%; dây rau thắt nút, xoắn 2,4% và thiểu ối là 2,2%.

Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng phát hiện thai chết lưu

Tuổi thai
Triệu chứng

Thai < 20 tuần(n=244)

Thai > 20tuần(n=125)

Tổng

n

%

n

%

N

%

Ra máu âm đạo

60

24,6

4

3,2

64

17,3

Vú tiết sữa non

7

2,9

62

49,6

69

18,7

Mất cử động của thai

13

5,3

103

82,4

116

31,4

Bụng bé đi

8

3,3

5

1,6

13

3,5

Khám thai định kỳ

92

37,7

39

31,2

133

36,0

Triệu chứng bụng bé đi gặp 13 trường hợp chiếm 3,5%. Triệu chứng vú tiết sữa non là 69 trường hợp chiếm 18,7%. Triệu chứng mất cử động của thai chiếm tỉ lệ 31,4% và khám thai định kỳ chiếm 36,0%.
Bảng 4. Dấu hiệu trên siêu âm của thai chết lưu

Dấu hiệu trên siêu âm



Không

Tổng

n

%

n

%

N

%

Tim thai không hoạt động

369

100,0

0

0

369

100,0

Chồng khớp sọ

183

49,6

186

50,4

369

100,0

Cột sống gấp khúc

34

9,4

335

90,6

369

100,0

Thiểu ối

6

2,2

361

97,8

369

100,0

Hình ảnh thai bất thường

4

1,1

365

98,9

369

100,0

Dấu hiệu tim thai không hoạt động là 100%, chồng khớp sọ 49,6 %, cột sống gấp khúc 9,4%. Thiểu ối 2,2% và thai bất thường chiếm1,1%.

Bảng 5. Kết quả xét nghiệm đông máu và nồng độ Hemoglobin của thai phụ có TCL

Xét nghiệm đông máu

20tuần

> 20 tuần

Tổng

n

%

n

%

N

%

Sinh sợi huyết

≥ 2 g/L

196

80,3

110

88,0

306

82,9

< 2 g/L

48

19,7

15

12,0

63

17,1

Prothrombin

70 - 140%

237

97,1

123

98,4

360

97,6

< 70 %

7

2,9

2

1,6

9

2,4

Nồng độ Hb (g/l)

90 - < 110

35

14,3

12

9,6

47

12,7

≥ 110

209

85,7

113

90,4

322

87,3

Tỉ lệ sinh sợi huyết bình thường chiếm 82,9%, sinh sợi huyết < 2g/L chiếm 17,1%. Prothrombin bình thường chiếm tỉ lệ 97,6%, bất thường chiếm tỉ lệ 2,4%. Tỉ lệ thai phụ thiếu máu mức độ trung bình chiếm 12,7% và không thiếu máu chiếm 87,3%.

Bảng 6. Sinh hóa máu đánh giá chức năng gan thận của thai phụ có thai chết lưu

Tuổi thai

XN sinh hóa máu

< 20 tuần

> 20tuần

Tổng

n

%

n

%

N

%

SGOT

≤ 37 U/l

235

96,3

120

96,0

355

96,2

> 37 U/l

9

3,7

5

4,0

14

3,8

SGPT

≤ 41 U/l

234

95,9

121

96,8

355

96,2

> 41 U/l

10

4,1

4

3,2

14

3,8

Creatinin

≤ 115 umol/l

235

96,3

118

94,4

353

95,7

> 115 umol/l

9

3,7

7

5,6

16

4,3

Tỉ lệ thai phụ có men gan tăng 3,8%, creatinin máu tăng 4,3%

4. BÀN LUẬN

Sự phát triển của bào thai liên quan đến nhiều yếu tố từ cơ sở vật chất di truyền, noãn, tinh trùng, sự thụ tinh, làm tổ trong buồng tử cung đến sức khoẻ người mẹ. Nếu có bất cứ sự bất thường nào đều có thể dẫn đến TCL. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ TCL biến đổi theo nhóm tuổi của người mẹ. Nghiên cứu của Phan Xuân Khôi (2002) cho thấy trong các trường hợp TCL, tỉ lệ thai phụ tuổi trên 35 tuổi 26,9% [4]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân (2003) cho tỉ lệ thai phụ có TCL ở nhóm tuổi từ 21 - 35 chiếm 77,74% [5]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả đa số các thai phụ có TCL ở độ tuổi từ 25 - 34 tuổi (59,6%), tỉ lệ thai phụ ≥ 35 là 13,6%. Thực tế cho thấy rằng nếu mang thai quá sớm hoặc quá muộn thì tỉ lệ TCL đều cao. Nghề nghiệp cũng là yếu tố có liên quan đến tỉ lệ TCL. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2013) cho tỉ lệ phụ nữ có TCL làm ruộng là 35,6%, là cán bộ chiếm 21,0% [1]. So sánh với nghiên cứu này cho kết quả: tỉ lệ thai phụ có TCL làm ruộng chiếm 45,8%, công nhân là 28,7%. Lý giải điều này theo chúng tôi là những thai phụ làm ruộng hay công nhân có tỉ lệ TCL cao do điều kiện kinh tế còn khó khăn, điều kiện sống thấp, hiểu biết của nhân dân về sức khoẻ và y tế còn hạn chế.

Kết quả bảng 1 cũng cho thấy: tỉ lệ thai phụ chưa đẻ lần nào có TCL chiếm 14,9%; đẻ 1-2 lần chiếm 81,8%. Tỉ lệ thai phụ không có tiền sử nạo, sảy hút có TCL là 79,1%. Tỉ lệ thai phụ có tiền sử TCL 1 lần là 9,5% và tiền sử TCL ≥ 2. Tỉ lệ thai phụ TCL có tiền sử mổ lấy thai 1 lần là 12,8% và tiền sử mổ ấy thai ≥ 2 lần 8,1%. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2013) với tỉ lệ TCL ở người con rạ 82,9% [1]. Nghiên cứu của Phùng Quang Hùng (2006) cho nguy cơ TCL ở những phụ nữ có tiền sử sẩy ≥ 3 lần tăng so với những thai phụ có tiền sử sảy 1 lần (tỷ suất chênh OR = 2,64) [3]. Nếu người phụ nữ đã từng chửa đẻ, có tiền sử sảy, nạo hút thai hay mổ lấy thai là đã có những tác động vào tử cung, nếu các tác động này tạo ra những bất thường thì sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển của thai, qua đó liên quan đến tình trạng TCL.

Kết quả bảng 2 cho thấy phần lớn tuổi TCL dưới 12 tuần, tiếp theo là 23 - 28 tuần. Tỉ lệ TCL bị dị dạng 1,6% và bị nhiễm khuẩn 0,3% thai chết lưu bị bệnh, trong đó nguyên nhân do thai dị dạng chiếm 1,6%. Tỉ lệ TCL có bệnh lý phù rau thai 3,0%, dây rau bất thường 3,0%; dây rau thắt nút, xoắn 2,4% và thiểu ối là 2,2%. Nghiên cứu của Phạm Xuân Khôi (2002) cho tỉ lệ thai dị dạng chết lưu chiếm 2,3% TCL [4]. Nghiên cứu của Phùng Quang Hùng (2006) cho tỉ lệ TCL dị dạng chiếm 4,1% [3]. Ngoài ra, các bất thường về dây rau như dây rau thắt nút, dây rau ngắn, dây rau quấn cổ... hay bất thường về bánh rau và nước ối đều là nguyên nhân gây ra TCL.

Kết quả nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của TCL trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân (2003) cho thấy lý do khiến thai phụ có TCL vào viện chủ yếu ở nhóm tuổi thai ≤ 12 tuần là triệu chứng ra máu âm đạo (83.7%), ở nhóm tuổi TCL 13-24 tuần là mất cử động thai (54.29%); TCL ≥ 25 tuần thì mất cử động thai chiếm 71.19% [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2013) cho kết quả triệu chứng lâm sàng phổ biến ở nhóm tuổi thai 13 - 22 tuần chết lưu là dấu hiệu ra máu âm đạo (45.5%); nhóm tuổi thai ≥ 23 tuần chết lưu là dấu hiệu không thấy cử động của thai (77.7%) [1]. So sánh với 2 nghiên cứu trên thì kết quả của chúng tôi có sự tương đồng với tỉ lệ ra máu âm đạo là triệu chứng phổ biến ở thai ≤ 20 tuần (24,6%) và mất cử động của thai là triệu chứng hay gặp nhất ở thai > 20 tuần tuổi (82,4%). Một trong những điều cần lưu ý là việc không khám thai định kỳ gặp tới 36,0% thai phụ có TCL. Đây là điều cần lưu tâm đối với công tác tuyên truyền nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp thai chết âm thầm, không có triệu chứng, làm cho chẩn đoán khó khăn. Do đó việc áp dụng siêu âm thai sẽ có giá trị quan trọng trong chẩn đoán sớm và chính xác TCL. Nghiên cứu về hình ảnh siêu âm cho thấy 100% TCL không có dấu hiệu tim thai, hình ảnh chồng khớp sọ 49,6 %, cột sống gấp khúc 9,4%. Thiểu ối 2,2% và thai bất thường chiếm1,1%.

Rối loạn đông máu là một biến chứng nặng của TCL. Cơ chế là do Thromboplastin có trong nước ối, có trong tổ chức thai chết đi vào tuần hoàn người mẹ, đặc biệt là khi tử cung có cơn co hay can thiệp vào buồng tử cung làm hoạt hoá quá trình đông máu, gây ra đông máu rải rác trong lòng mạch. Quá trình đông máu rải rác trong lòng mạch có thể diễn ra từ từ, có thể cấp tính (khi các chất gây rối loạn đông máu có điều kiện ồ ạt tràn vào tuần hoàn người mẹ). Biểu hiện lâm sàng là chảy máu từ tử cung, máu không đông, chảy máu xuất hiện vài giờ sau khi can thiệp xử trí TCL. Xét nghiệm đông máu và nồng độ Hb trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả: tỉ lệ sinh sợi huyết bình thường chiếm 82,9%, sinh sợi huyết < 2g/L chiếm 17,1%. Prothrombin bình thường chiếm tỉ lệ 97,6%, bất thường chiếm tỉ lệ 2,4%. Tỉ lệ thai phụ thiếu máu trung bình chiếm 12,7% còn không thiếu máu chiếm 87,3%. Theo Đỗ Thị Huệ (2008) thì những thai phụ có sinh sợi huyết ≤ 2g/l có nguy cơ chảy máu gấp cao hơn nhiều lần so với những thai phụ có sinh sợi huyết > 2g/l [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân (2003) thì tỉ lệ sinh sợi huyết < 2g/l chiếm 1.57% [5]. Bên cạnh đó, kết quả bảng 6 của chúng tôi cho thấy tỉ lệ thai phụ có men gan tăng 3,8%, creatinin máu tăng 4,3%. Thực tế lâm sàng đặt ra là ở những thai phụ có biến đổi men gan, thận hay hoặc xét nghiệm sinh sợi huyết thấp... thì cần hết sức chú ý để đề phòng các biến chứng như rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn... có thể xảy ra.

5. KẾT LUẬN

Tuổi TCL dưới 12 tuần chiếm tỉ lệ 42,5%, 23 - 28 tuần 16,5% và ≥ 37 tuần 7,6%. Triệu chứng bụng bé 3,5%, vú tiết sữa non 18,7%, mất cử động của thai 31,4% khám thai định kỳ 36,0%. Dấu hiệu không thấy hoạt động của tim thai trên siêu âm là 100%, chồng khớp sọ 49,6 %, cột sống gấp khúc 9,4%, thiểu ối 2,2% và thai bất thường đều chiếm1,1%. Tỉ lệ sinh sợi huyết < 2g/L 17,1%, Prothrombin < 70% chiếm 2,4%, tỉ lệ thai phụ thiếu máu mức độ trung bình chiếm 12,7%. Tỉ lệ thai phụ có men gan tăng 3,8%, creatinin máu tăng 4,3%.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thị Dung (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí thai trên lưu trên 12 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa”, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.

  2. Đỗ Thị Huệ (2008), “Nghiên cứu tỷ lệ, cách xử trí và biến chứng thai lưu trong tử cung từ tuổi thai tuần thứ 22 đến chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong Giai đoạn 2006- 2007”, Luận Văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

  3. Phùng Quang Hùng (2006), “Tình hình thai chết lưu vào điều trị tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương từ 6/2005- 5/2006”, Luận Văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

  4. Phan xuân Khôi (2002), “Nghiên cứu tình hình thai chết lưu trong tử cung tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong 2 năm 1999- 2000”, Luận Văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

  5. Nguyễn Thanh Xuân (2003)”Nghiên cứu tình hình thai chết lưu trong tử cung tại viện Bảo vệ Bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 2 năm 2001-2002”, Luận văn Bác sĩ Y khoa, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

CLINICAL AND SUBCLICINAL OF INTRAUTERINE FETAL DEATH IN BAC GIANG OBSTETRICS AND PEDIATRICS HOSPITAL

Nguyen Thi Xuan Thu *, Pham Thi Quynh Hoa**, Do Minh Thịnh***



*Lục Ngạn Center of Population and Family Planning ,**Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy, ***Thai Nguyen A Hospital.

SUMMARY

Background: Intrauterine fetal death (IFD) can cause many complications to the mother's health, even death. The investigation of IFD clinical and laboratory characteristics is needed to improve the quality of IFD diagnosis and treatment. This study aims to describe the clinical and laboratory characteristics of IFD in Bac Giang obstetrics and pediatrics hospital from 2014-2015.

Methods: A retropective cross - sectional study was conducted on 369 IFD pregnant women which were treated in Bac Giang obstetrics and pediatrics hospital during period 2014-2015.

Results: The proportion of IFD age under 12 weeks was 42.5%, 23-28 weeks was 16.5% and ≥ 37 weeks was 7.6%. 3.5% had lesser abdomen symptom, 18.7% had premature breast milk secretion, 31.4% had negative fetal movements and 36.0% did not get routine prenatal care. 100% had negative fetal heart rate on ultrasound; 49.6% had abnormal skull joints, 2.2% had oligohydramnios and 1.1% had fetal abnormalities imagines. The proportion of patients with thrombolysis <2g/L, with prothrombin <70% was 17.1%, and 2.4%. Moderate anemia in pregnant women was 12.7%. The proportion of liver increased enzymes in pregnant women was 3.8%, and increased blood creatinine was 4.3%.

Conclusion: Vaginal bleeding, negative fetal movement and no routine prenatal care are the common clinical symptoms. Negative fetal heart rate and abnormal skull joints are common images on the ultrasound.

Key words: Intrauterine fetal death, vaginal bleeding, negative fetal movement, fetal heart, obstetrics and pediatrics hospital


NGHIÊN CỨU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ X QUANG CỦA GÃY XƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Nguyễn Trí Khang*, Trần Chiến**



*Khoa răng Hàm mặt -BVTW Thái Nguyên,

**Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

TÓM TẮT



Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Xquang ở bệnh nhân xương tầng giữa mặt có kết hợp chấn thương sọ não. Đối tượng và phương pháp: 53 bệnh nhân chấn thương hàm mặt và sọ não khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ năm 2014 đến 2016. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Nhóm tuổi có tỉ lệ chấn thương cao nhất là 21 - 40 chiếm 64,1%. Nam bị chấn thương tỉ lệ là 84,9%. Nữ:15,1%. Tỷ lệ nam/nữ: 5,6/1. Nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu là tai nạn giao thông 94,3%. Các hình thái chấn thương sọ não: chấn động não 64,2%, máu tụ nội sọ 7,5%, xuất huyết dưới nhện 9,4%, dập não 3,8 % và tổn thương phối hợp 15,1%. Tri giác bệnh nhân: Glasgow 13-1: 58,5%, Glasgow 3 – 8: 13,2% , Glassgow 9-12 điểm: 28,3%. Các dấu hiệu lâm sàng chính của gẫy tầng giữa mặt: Sưng nề, biến dạng mặt 96,2%, phẳng bẹt gò má 18,9%, bầm tím quanh ổ mắt 79,2%, song thị 3,8%, chảy máu mũi 34%, há miệng hạn chế 83%, khớp cắn sai 47,2%, mất liên tục xương 94,3%, đau chói khi ấn điểm gãy 90,6%, di động bất thường xương hàm trên 28,3%, tê bì vùng chi phối của thần kinh dưới ổ mắt 3,8%. Xquang: Phim cắt lớp vi tính phát hiện được chiếm 96,9% tổn thương, phim thường quy phát hiện được 73,3% tổn thương.

Từ khóa: vỡ xương tầng giữa mặt, chấn thương sọ não

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấn thương hàm mặt nói chung, gãy xương tầng giữa mặt nói riêng là một tai nạn thường gặp trên thế giới và ở Việt nam. Do cấu trúc phức tạp khối xương tầng giữa mặt liên quan nhiều đến chức năng hệ thống nhai, liên quan đến các xoang, các hốc tự nhiên của vùng mặt. Vì vậy, hậu quả của gãy xương tầng giữa mặt là tổn thương hay gặp không những để lại những di chứng về: giải phẫu, chức năng ăn nhai, nói, nuốt, thở và thẩm mỹ mà còn tác động xấu tới tâm lý, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cộng đồng của mỗi bệnh nhân.



Do đặc điểm của khối xương tầng giữa mặt gắn liền với nền sọ nên chấn thương sọ não rất hay gặp trong gãy xương tầng giữa mặt. Với tính chất ngày càng nặng nề của chấn thương thì bệnh nhân không chỉ bị một chấn thương đơn thuần mà có thể bị nhiều loại chấn thương phối hợp.

Tuy nhiên các nghiên cứu ít đề cập đến vấn đề gãy xương tầng giữa mặt có kết hợp với chấn thương sọ não, gãy xương tầng giữa mặt kết hợp chấn thương sọ não có nhiều mức độ khác nhau và có thể việc đánh giá còn gặp khó khăn.



Để góp phần nghiên cứu điều trị bệnh nhân gãy xương tầng giữa mặt có kết hợp chấn thương sọ não chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm mục tiêu:

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Xquang ở bệnh nhân xương tầng giữa mặt có kết hợp chấn thương sọ não tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 53 những bệnh nhân gãy xương tầng giữa mặt có chấn thương sọ não không mổ được điều trị phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít.



Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

Tất cả bệnh nhân đều được chẩn đoán là có CTSN các hình thái nhưng không có chỉ định phẫu thuật về sọ não: dựa vào khám lâm sàng và chụp CLVT.

Các bệnh nhân chấn thương sọ não có kèm theo có gãy xương tầng giữa mặt với chẩn đoán dựa vào lâm sàng và chụp XQ thường quy hoặc CLVT có dựng hình 3D.

Tiêu chuẩn loại trừ



  • BN đã được can thiệp phẫu thuật ở cơ sở y tế khác.

  • Bệnh nhân cũ không điều trị để lại di chứng.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.

Nghiên cứu thực hiện tại Khoa RHM và khoa Ngoại Thần kinh BVTW Thái Nguyên, từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2016



2.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4. Xử lý số liệu

Xử lý theo chương trình SPSS.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 53 bệnh nhân bị gãy tầng giữa mặt ở nhóm bệnh nhân chấn thương sọ não chúng tôi thu được một số kết quả sau:



Bảng 1. Phân bố theo tuổi và giới

Lứa tuổi

Nam

Nữ

Tổng

n

%

n

%

n

%

< 21

9

20.0

2

25.0

11

20.8

21-30

20

44.4

2

25.0

22

41.5

31-40

10

22.2

2

25.0

12

22.6

41-50

3

6.7

1

12.5

4

7.5

51-60

3

6.7

1

12.5

4

7.5

Tổng

45

100

8

100

53

100


Nhận xét: Tỷ lệ nam/nữ: 5,6/1. Tuổi gặp nhiều nhất: 21-40 chiếm 64,1%.

Bảng 2. Nguyên nhân chấn thương

Nguyên nhân

n

%

Tai nạn giao thông

Xe máy – xe máy

33

62.3

Xe máy tự ngã

14

26.4

Xe máy – xe đạp

2

3.8

Xe đạp tự ngã

1

1.9

Tai nạn sinh hoạt

3

5,7

Cộng

53

100


Nhận xét: Nguyên nhân do tai nạn xe máy chiếm tỷ lệ 92,4%, tai nạn sinh hoạt 5,7%.

Bảng 3. Các hình thái chấn thương sọ não của gãy xương tầng giữa mặt


Các hình thái của chấn thương sọ não

n

%

Chấn động não


34

64.2

Máu tụ nội sọ

4

7,5

Xuất huyết dưới màng nhện

5

9,4

Dập não

2

3,8

Tổn thương phối hợp

8

15,1

Cộng

53

100


Nhận xét: Chấn động não chiếm 64,2%, máu tụ nội sọ 7,5%, xuất huyết dưới nhện 9,4%, dập não 3,8 %, tổn thương phối hợp 15,1%.

Bảng 4. Điểm Glasgow của GXTGM CTSN

Các hình thái chấn thương sọ não

Điểm Glasgow

Tổng

3 – 8

9 - 12

13 – 15

n

%

n

%

n

%

n

%

Chấn động não

0

0

4

7,5

30

56,6

34

64.2

Máu tụ nội sọ

1

1,9

2

3,8

1

1,9

4

7.5

Xuất huyết dưới màng nhện

2

3,8

3

5,7

0

0

5

9.4

Dập não

2

3,8

0

0

0

0

2

3.8

Tổn thương phối hợp

2

3,8

6

11,3

0

0

8

15.1

Tổng số

7

13,2

15

28,3

31

58,5

53

100

Nhận xét: Glasgow 3 - 8 điểm: 13,2%, Glasgow 9 – 12: 28,3%, Glasgow 13-15: 58,5%.

Bảng 5. Triệu chứng lâm sàng của gãy xương tầng giữa mặtCTSN

STT

Biểu hiện lâm sang


n

%

1

Mặt sưng nề, biến dạng

51

96.2

2

Phẳng bẹt gò má

10

18.9

3

Bầm tím quanh hố mắt

42

79.2

4

Chảy máu mũi, tai

18

33,9

5

Há miệng hạn chế

44

83

6

Khớp cắn sai

25

47,2

7

Đau chói khi ấn điểm gãy

48

90,6

8

Mất liên tục xương

50

94.3

9

Dấu hiệu di động bất thường của XHT

15

28,3

10

Song thị

2

3,8

11

Tê bì vùng chi phối TK dưới ổ mắt

2

3,8

Nhận xét: Mặt sưng nề, biến dạng 96,2%, bầm tím quanh hố mắt 79,2%, mất liên tục xương 94,3%, há miệng hạn chế 83%, đau chói khi ấn điểm gãy 90,6%, khớp cắn 47,2%.
Bảng 6. So sánh đường gãy trên Xquang, cắt lớp vi tính và chẩn đoán cuối cùng

So sánh đường gãy trên Xquang, CLVT và chẩn đoán

Phim X.Quang

Phim CLVT

Chẩn đoán

n

%

n

%

n

%

Cung tiếp

45

97,8

46

100

46

100

Bờ ngoài ổ mắt

28

90,3

31

54.7

31

100

Bờ dưới ổ mắt

31

88,6

35

100

35

100

Sàn ổ mắt

2

22,2

9

100

9

100

Khớp gò má XHT

27

77,1

32

91,4

35

100

Thân xương gò má

14

73,7

19

100

19

100

Thành xoang hàm

5

11,9

42

100

42

100

Xương mũi

3

42,9

7

100

7

100

Mờ xoang hàm

38

94,7

37

94,9

39

100

Cộng

193




255




263




Nhận xét: Chẩn đoán cuối cùng có 263 đường gãy thì trên phim cắt lớp vi tính phát hiện được 255/263 chiếm tỷ lệ 96,9% ; phim thường quy phát hiện được 193/263 chiếm tỷ lệ 73,3%.

4. BÀN LUẬN

4.1. Độ tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi có tỉ lệ chấn thương cao nhất là 21 - 40 chiếm 64,1%. Đây là lứa tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội, lao động sản xuất và hoạt động giao thông tích cực nhất trong cộng đồng dân cư. Đại đa số là các đối tượng thuộc thành phần hoạt động tích cực nhất của xã hội, nên cần một phương pháp điều trị tốt, không chỉ đơn thuần là đạt được các mục tiêu về giải phẫu, thẩm mỹ và chức năng mà còn phải rút ngắn được thời gian điều trị.

4.2. Giới tính

Nam bị chấn thương chiếm tỉ lệ 84,9%. Nữ:15,1%. Tỷ lệ nam/nữ: 5,6/1. Nhiều nghiên cứu trong y văn thế giới từ trước đến nay cũng đều cho thấy tỷ lệ nạn nhân là nam giới luôn cao hơn rất nhiều so với nữ giới[4]. Theo chúng tôi, có sự chênh lệch này là do nam điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nhiều hơn, đặc biệt là xe máy với tốc độ cao, họ thường đi xe sau khi sử dụng rượu, bia, nhất là nhóm tuổi 21-40, nhóm tuổi đại diện cho tầng lớp thanh niên.



4.3. Nguyên nhân chấn thương

Nguyên nhân gây chấn thương là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 94,3%.Tỉ lệ này phù hợp với tình trạng thực tế ở Việt Nam khi số lượng xe máy ngày một tăng, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, nâng cấp và làm mới hệ thống giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận thấy rằng đó chưa phải là nguyên nhân đầy đủ khi biết rằng ở nước ta có một số vùng đường càng tốt tai nạn giao thông càng cao. Vì thế qua phân tích, chúng tôi cho rằng nguyên nhân gây tai nạn ở nước ta do tình trạng say rượu khi lái xe và ý thức của người tham gia giao thông chưa cao còn khá phổ biến. Gãy xương tầng giữa mặt có kết hợp chấn thương sọ não là loại chấn thương rất nặng liên quan đến mạng sống của bệnh nhân và để lại các di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, nếu không được điều trị đúng đắn kịp thời phối hợp của chuyên khoa Phẫu thuật hàm mặt và Phẫu thuật thần kinh.

4.4.Triệu chứng lâm sàng chính trước mổ

Trong thăm khám các bệnh nhân gãy xương tầng giữa mặt có kết hợp chấn thương sọ não, chúng tôi thấy đánh giá các rối loạn tri giác sau chấn thương của bệnh nhân rất quan trọng. Song theo dõi sự biến đổi tri giác sau chấn thương để chẩn đoán máu tụ trong sọ là vô cùng cần thiết[1], [2].

Các hình thái chấn thương sọ não thường gặp là: chấn động não chiếm tỷ lệ 64,2%, máu tụ nội sọ 7,5%, xuất huyết dưới nhện 9,4%, dập não 3,8 %, tổn thương phối hợp 15,1%.

Bệnh nhân có điểm Glasgow 13-15: 58,5%. Tỷ lệ này tương đối hợp lý vì ở đây lực chấn thương thường tác động vào sọ não thông qua tầng giữa mặt nên giảm đi, nên mức độ chấn thương sọ não ở mức độ chấn đọng não là chủ yếu. Điểm Glasgow 3-8 chiếm 13,2%, tỷ lệ này gặp ở các bệnh nhân có tổn thương phối hợp, bệnh nhân có điểm Glassgow 9-12 là 28,3%, tỷ lệ này phần lớn là các bệnh nhân bị dập não, xuất huyết dưới màng nhện và máu tụ nội sọ.

4.5. Lâm sàng của gẫy xương tầng giữa mặt



Sưng nề, biến dạng mặt 96,2%, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, khi dấu hiệu này còn tồn tại nó dễ làm lu mờ các dấu hiệu khác. Phẳng bẹt gò má 18,9% đa số bệnh nhân đến sớm trong những ngày đầu, dấu hiệu sưng nề đang hiện hữu và làm che lấp dấu hiệu phẳng bẹt gò má. Bầm tím quanh ổ mắt 79,2%, thường tự khỏi và kèm theo có tụ máu kết mạc. Song thị 3,8%.Chảy máu mũi 34%

Há miệng hạn chế chiếm 83%, là do cơ thái dương bị kẹt vào xương gò má cung tiếp gãy hoặc khối xương gò má cung tiếp gãy sập xuống làm kẹt mỏm vẹt xương hàm dưới.

Khớp cắn sai 47,2%, có ý nghĩa là triệu chứng, là định hướng cho việc nắn chỉnh, cố định xương hàm và là chỉ tiêu trong kết quả điều trị[3],[5]. Mất liên tục xương 94,3%. Đau chói khi ấn điểm gãy cũng đáng tin cậy và xuất hiện với tần suất khá cao 90,6%. Di động bất thường xương hàm trên 28,3%. Đây là dấu hiệu rất quan trọng vì có sự xuất hiện của dấu hiệu này chứng tỏ có gãy xương hàm trên.

4.6.Hình ảnh Xquang: Chẩn đoán cuối cùng ở 53 bệnh nhân gãy xương tầng giữa mặt có kết hợp chấn thương sọ não trong nhóm nghiên cứu có 263 đường gãy, phim cắt lớp vi tính phát hiện 255/263 đường gãy, chiếm tỉ lệ 96,9%, trên phim thường quy chúng tôi phát hiện được 193/263 đường gãy đạt tỉ lệ 73,3%, sự khác biệt có ý nghĩa(p < 0,05).



Phim thường quy vẫn có giá trị trong chẩn đoán gãy xương tầng giữa mặt, phát hiện tương đối rõ các vị trí gãy trên bề mặt như cung tiếp, bờ ngoài ổ mắt, bờ dưới ổ mắt. Tuy nhiên, khó phát hiện được các đường gãy ở sâu trong khối xương tầng giữa mặt là nhược điểm lớn nhất của phim thường quy[6]. Trong khi đó phim cắt lớp vi tính mô tả được hầu hết các tổn thương, cho hình ảnh rõ nét, rất có giá trị trong chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị chi tiết. Vì thế theo chúng tôi nên dựa vào lâm sàng, phim X quang quy ước để đánh giá sơ bộ, sau đó chụp cắt lớp vi tính tại những vị trí tổn thương quan tâm để đánh giá chính xác hơn[7].

5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu lâm sàng và Xquang ở 53 bệnh nhân gãy xương tầng giữa mặt có kết hợp chấn thương sọ não tại BVTW Thái Nguyên chúng tôi rút ra kết luận:

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nhóm tuổi có tỉ lệ chấn thương cao nhất là 21 - 40 chiếm 64,1%. Nam bị chấn thương 84,9%, nữ 15,1%. Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông 94,3%. Các hình thái chấn thương sọ não: chấn động não 64,2%; máu tụ nội sọ 7,5%; xuất huyết dưới nhện 9,4%; dập não 3,8 % và tổn thương phối hợp 15,1%. Glasgow 13-15 điểm: 58,5%; Glasgow điểm 3 – 8: 13,2% ; Glassgow 9-12 điểm: 28,3%.Biểu hiệu lâm sàng và Xquang của gẫy tầng giữa mặt: Sưng nề, biến dạng mặt 96,2%, phẳng bẹt gò má 18,9%, bầm tím quanh ổ mắt 79,2%, song thị 3,8%, chảy máu mũi 34%, há miệng hạn chế 83%, khớp cắn sai 47,2%, mất liên tục xương 94,3%, đau chói khi ấn điểm gãy 90,6%, di động bất thường xương hàm trên 28,3%. Xquang: Phim cắt lớp vi tính phát hiện được chiếm 96,9% tổn thương, phim thường quy phát hiện được 73,3% tổn thương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Thái Khắc Châu (2000), Một số khái niệm về chụp cắt lớp vi tính. Kỷ yếu công trình khoa học. Học viện Quân Y.

  2. Lê Nam Hồng, Đỗ Tất Cường (2002)Theo dõi và điều trị các bệnh nhân chấn thương sọ não. Bài giảng hồi sức cấp cứu. HVQY, tr 233- 249

  3. Hoàng Ngọc Lan (2015), Nghiên cứu chức năng nhai trên bệnh nhân sau điều trị phẫu thuật gãy xương hàm trên Le Fort I, Le Fort II và gò má cung tiếp. Luận án tiến sĩ y học, chuyên ngành răng hàm mặt, Trường Đại học Y Hà Nội.

  4. Anne Margareth Batista, Leandro Silva Marques, Aline Elizabeth Batista, Saulo Gabriel Moreira Falci, Maria Letícia Ramos-Jorge (2012), Urban-rural differences in oral and maxillofacial trauma. Braz Oral Res: 26(2):132 - 138.

  5. Ali F, Gwanmesia I, Simmons J (2012), Maxillofacial trauma. In: Hettiaratchy S, editor. Plastic surgery. London: Springer - Verlag; 2012. p. 93 - 102.

  6. Ashwini Naveen Shankar, Vemanna Naveen Shankar, Nidarsh Hegde, Sharma, Rajendra Prasad (2012), The pattern of the maxillofacial fractures - A multicentre retrospective study. Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery: 40(8): 675 - 679.

  7. Athanassios Kyrgidis, Georgios Koloutsos, Argyro Kommata, Nikolaos Lazarides, Konstantinos Antoniades (2013), Incidence, aetiology, treatment outcome and complications of maxillofacial fractures. A retrospective study from Northern Greece. Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery;41: 637 – 643.




CLINICAL SYMPTOMS AND RADIOGRAPHIC FETURES OF THE CENTRAL MAXILLOFACIAL FRACTURES WITH HEAD INJURY

Nguyen Tri Khang*, Tran Chien**



*Department of Dentistry- Thai Nguyen National Hospital,

** Surgery Department, Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To study clinical symptoms and radiographic features of the central maxillofacial fractures with head injury

Patients and method: 53 patients had central maxillofacial fractures, all had received treatment by surgery. Cross-sectional descriptive study.

Result: Clinical features: common age group is between 21 and 40, accounted for 64.1%, in which male patients accounted for 84.9% and females was 15,1%. The proportion of male / female: 5.6/1. Causes of common injuries were traffic accidents (94.3%). The morphological brain injuries were concussion (64.2%), intracranial hematoma (7.5%), subarachnoid hemorrhage (9.4%), stamp brain (3.8%), damage coordination (15.1%). Glasgow point: Glasgow 13-1: (58.5%), Glasgow 3-8 (13.2%), Glasgow 9-12 points (28.3%).

The major clinical signs of between floor level surfaces fractures including, swelling, surface deformation (96.2%), flat cheeks (18.9%), periorbital bruising (79.2%), diplopia (3.8%), flowing by of blood nose (34%), limited open mouth (83%), incorrect bite (47.2%), continuous bone loss (94.3%), pressing pain points glare fracture (90.6%), mobile abnormal maxillary (28.3 %), numbness of the nerves that govern areas under the orbit (3.8%). X-ray: Detection through Movies computerized tomography detected accounted for 96.9% hurt, and through routine films was 73.3%.



Key word: between floor level maxillofacial fractures, head injury.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT SỬ DỤNG THUỐC TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2015

                                                                        Phạm Thị Thông*, Trần Văn Tuấn**

*BVĐKTT tỉnh Lạng Sơn, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT

Mục tiêu: khảo sát thực trạng hoạt động giám sát việc sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn năm 2015. Đối tượng: 405 bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú từ tháng 1/7/2015 đến hết tháng 31/12/ 2015 của BVĐKTT Lạng Sơn. Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Trên 90% bệnh án đã ghi chép đầy đủ thông tin, 34,6% chỉ định khoảng cách sử dụng thuốc chưa phù hợp, 24,6% chưa ghi rõ lý do khi thêm thuốc. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao (76,3%), Tỷ lệ xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh rất thấp (5,9%); Tỷ lệ sử dụng vitamin và dung dịch tiêm truyền tương đối cao (40,7% và 41,7%), tỷ lệ bệnh án sử dụng kháng sinh là 76,3%. Số thuốc trung bình trên một bệnh án là 6,75; 19,3% có tương tác thuốc – thuốc. Kết luận: Việc sử dụng kháng sinh, vitamin, dung dịch tiêm truyền tương đối cao, xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh chưa nhiều. Khoảng cách đưa thuốc vào cơ thể người bệnh chưa hợp lý còn lớn. Khi thăm khám bệnh nhân thêm thuốc chưa ghi rõ lý do còn phổ biến. Để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn mang lại hiệu quả cao cho người bệnh, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động giám sát dược lâm sàng.

Từ khóa: giám sát sử dụng thuốc, chỉ định và kết quả

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc an toàn - hợp lý. Việc sử dụng thuốc chưa hợp lý mang lại nhiều nguy cơ cho người bệnh như: không khỏi bệnh, các phản ứng có hại hoặc xảy ra hiện tượng kháng thuốc...

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn hàng năm sử dụng một số lượng lớn thuốc để phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Do đó sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả là vấn đề rất cấp thiết.

Tuy nhiên cho đến nay, tại Bệnh viện chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại Bệnh viện, chưa đánh giá được thực trạng kê đơn điều trị cho bệnh nhân đang ở mức độ nào….. Với mong muốn góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh và đề xuất các giải pháp can thiệp, chúng tôi thực hiện đề tài với mục tiêu : Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát việc sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn năm 2015.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

      - Đối tượng: lựa chọn bệnh án theo các khoa có số lẻ trong danh sách các khoa lâm sàng gồm các khoa sau: Chấn thương bỏng; Hồi sức cấp cứu; Mắt; Nhi; Nội 2; Răng Hàm Mặt; Tai -Mũi -Họng; Truyền nhiễm và Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng.

     - Thời gian: từ 01/7/2015 đến 31/12/2015

     - Tiêu chuẩn chọn mẫu bệnh án điều trị tại các khoa đã được lựa chọn, có số ngày điều trị từ 5 ngày trở lên và hồ sơ bệnh án đã hoàn chỉnh, nộp tại Phòng Kế hoạch tổng hợp- Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn.

     - Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân xin ra viện, tử vong, bệnh án có số ngày điều trị dưới 5 ngày.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang



- Cỡ mẫu nghiên cứu 

+ Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n = Z2( 1- α/2 )

- Các bước tiến hành: hồi cứu lại các hồ sơ bệnh án bằng cách lập danh sách các khoa lâm sàng trong bệnh viện, sau đó chọn ngẫu nhiên các khoa có số lẻ, lấy 405 hồ sơ bệnh án từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2015. Thu thập số liệu theo các biểu mẫu thống nhất, sau đó được đánh giá sai sót so với thông tư 23/2011/TT-BYT của Bộ Y tế.



2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu trong giám sát sử dụng thuốc được thực hiện dựa theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT " Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh" của Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2011.



2.4. Xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê y học

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Các thông tin được ghi trong bệnh án

STT

Nội dung

BA ghi đầy đủ

BA không ghi đầy đủ

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Họ tên Bệnh nhân

405

100

0

0

2

Tuổi

405

100

0

0

3

Giới tính

405

100

0

0

4

Địa chỉ

405

100

0

0

5

Lý do nhập viện

405

100

0

0

6

Chẩn đoán

405

100

0

0

7

Các chỉ số: Mạch, T0, HA....

371

91,6

34

8,4

8

Khai thác tiền sử bệnh

386

95,3

19

4,7

9

Khai thác tiền sử dị ứng

395

97,5

10

2,5

10

Tóm tắt diễn biến lâm sàng

405

100

0

0




Tổng số bệnh án

405

Nhận xét: Trong bệnh án 100% được ghi đầy đủ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, lý do nhập viện, chẩn đoán bệnh và tóm tắt diễn biến lâm sàng. 91,6% ghi các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp và cân nặng; 95,3% bệnh nhân khi thăm khám bệnh được thầy thuốc khai thác tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng thuốc và 97,5% được khai thác tiền sử dị ứng.

Bảng 3.2. Kết quả thực hiện Quy chế hướng dẫn sử dụng thuốc

                      Nội dung

BA ghi đầy đủ

BA không ghi đầy đủ

Số lượng

%

Số lượng

%

Tên thuốc được ghi đầy đủ,rõ ràng không viết tắt, viết ngoáy, không ghi ký hiệu.

405

100

0

0

Nồng độ (hàm lượng).

405

100

0

0

Liều dùng 1 lần

405

100

0

0

Số lần dùng thuốc trong 24h

393

97,0

12

3

Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc

269

66,4

136

33,6

Thời điểm dùng thuôc

333

82,2

72

17,8

 Đường dùng

405

100

0

0

Đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số thuốc cần thận trọng khi sử dụng.

393

97,0

12

3,0

Ghi chỉ định  thuốc theo trình tự

389

96,0

16

4,0

Thời gian chỉ định thuốc đúng

396

97,8

9

2,2

Tổng số Bệnh án khảo sát

                                405

Chỉ định dùng thuốc được ghi đầy đủ, rõ ràng vào bệnh án không viết tắt, dễ đọc và liều dùng 1 lần đúng quy định. 96% Ghi chỉ định  thuốc đúng theo trình tự, 97% ghi rõ số lần dùng trong 24 giờ, 66,4% ghi rõ khoảng cách giữa các lần dùng thuốc hợp lý, 82,2% được ghi thời điểm dùng thuốc.

Bảng 3.3. Kết quả phân tích sử dụng thuốc trong hồ sơ bệnh án

Nội dung

BA ghi đầy đủ

BA không ghi đủ

Số lượng

%

Số lượng

%

Thuốc sử dụng phù hợp với tình trạng và cơ  địa người bệnh

393

97,0

12

3,0

Thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh

393

97,0

12

3,0

Thuốc sử dụng phù hợp với cân nặng và tuổi

398

98,3

7

1,7

Chỉ định thêm thuốc ghi các diễn biến của bệnh vào HSBA.

305

75,3

100

24,7

Thuốc sử dụng theo đúng phác đồ điều trị

405

100

0

0

Thuốc nằm trong DM thuốc sử dụng của Bệnh viện

405

100

0

0

Thuốc nằm trong DM thuốc thuốc của BYT (Thông tư 40).

405

100

0

0

Tổng số Bệnh án khảo sát

                        405

97% thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán, tình trạng và cơ địa người bệnh; 98,3% thuốc sử dụng phù hợp với cân nặng, tuổi; 75,3% Khi thăm khám Bs chỉ định thêm thuốc ghi các diễn biến của bệnh vào HSBA; 100% Thuốc sử dụng theo đúng phác đồ và y lệnh.

Bảng 3.4. Số lượng kháng sinh được chỉ định sử dụng trong bệnh án

STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh

309

76,3

2

Bệnh án có 1 loại kháng sinh

144

35,5

3

Bệnh án có 2 loại kháng sinh

115

28,4

4

Bệnh án có 3 loại kháng sinh

40

9,9

5

Bệnh án có 4 loại kháng sinh

10

2,5

6

Số Bệnh án có phiếu xét nghiệm Vi sinh tìm  vi khuẩn

24

5,9




Tổng số Bệnh án khảo sát

405

Có 76,3% số bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh. Trong đó sử dụng 1 kháng sinh là 35,5 %; 2 loại kháng sinh 28,4%; 9,9% số bệnh án có sử dụng 3 loại kháng sinh và 2,5% là số bệnh án có sử dụng 4 loại kháng sinh. Có 5,9% bệnh án có xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn gây bệnh.

Bảng 3.5. Đường dùng kháng sinh

STT

Đường dùng kháng sinh

Số lượng

Tỷ lệ( %)

1

Tiêm

229

56,5

2

Uống

65

16,0

3

Tiêm + Uống

15

3,7

4

Dùng ngoài

0

0




Tổng số Bệnh án khảo sát

405

Đường dùng kháng sinh chủ yếu đường tiêm chiếm 56,5%; 16% đùng đường uống và 3,7% là số bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh cả tiêm và  uống.

Bảng 3.6. Thời gian dùng kháng sinh

STT

Thời gian

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Dưới 5 ngày

48

11,9

2

Từ 5 đến dưới 7 ngày

115

28,4

3

Trên 7 ngày

146

36,0

Tổng số Bệnh án khảo sát

405

Trong tổng số 405 bệnh án được khảo sát, có 309 bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh, trong đó số bệnh án sử dụng kháng sinh dưới 5 ngày chiếm 11,9%, 28,4% là số bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh từ 5-7 ngày và 36% được chỉ định trên 7 ngày. 

Bảng 3.7. Số loại thuốc sử dụng/hồ sơ bệnh án

STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Bệnh án có chỉ định  dưới  5 loại thuốc

131

32,3

2

Bệnh án có chỉ định dưới  10 thuốc

217

53,6

3

Bệnh án có chỉ định dưới 15 thuốc

41

10,1

4

Bệnh án có chỉ định từ 15 thuốc trở lên

16

4,0




Tổng số Bệnh án khảo sát

405

Số bệnh án được chỉ định sử dụng dưới 5 loại thuốc chiếm 32,3%, dưới 10 loại thuốc chiếm 53,6%; dưới 15 loại chiếm 10,1% và từ 15 loại trở lên chiếm 4,0% .                                                  

Bảng 3.8. Số loại thuốc sử dụng/ hồ sơ bệnh án

STT

Nội dung

Giá trị

1

Trung bình số loại thuốc trên một bệnh án.

6,57

2

Số thuốc được kê nhiều nhất trong một bệnh án

19

3

Số thuốc được kê ít nhất trong một bệnh án

1

4

Tổng số loại thuốc được kê

2.659

Bình quân 6,75 thuốc trên một bệnh án sử dụng cho người bệnh. Số thuốc nhiều nhất là 19 ( 02BA) và ít nhất là 1 thuốc (1BA).

Bảng 3.9. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng thuốc nội trú

TT

Chỉ tiêu

N (405)

Tỷ lệ (%)

1

Bệnh nhân sử dụng dung dịch tiêm truyền

169

41,7

2

Có phiếu theo dõi truyền dich

169

41,7

3

Bệnh nhân sử dụng kháng sinh tiêm

244

60,24

4

Bệnh nhân sử dụng Vitamin

165

40,7




Tổng số Bệnh án khảo sát

405

Trong tổng số 405 bệnh án được khảo sát có 41,7% Bệnh nhân được sử dụng dung dịch tiêm truyền, 60,24% bệnh nhân sử dụng kháng sinh tiêm và 40,7% bệnh nhân được sử dụng Vitamin.

Bảng 3.10. Tỷ lệ đơn thuốc trong bệnh án có tương tác thuốc - thuốc

STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Số bệnh án có tương tác thuốc

78

19,25

2

Trong đó : - Số bệnh án có tương tác thuốc độ 1

77

19,01

3

-Số Bệnh án có tương tác thuốc độ 2

1

0,24

Tổng số bệnh án khảo sát

               405             

Trong số 405 bệnh án khảo sát có 19,3% số cặp sử dụng thuốc có tương tác thuốc-thuốc trong đó ở mức cần theo dõi là 19,25%.

4. BÀN LUẬN

      Qua giám sát sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm (BVĐKTT) tỉnh Lạng Sơn năm 2015, kết quả phân tích đơn thuốc nội trú cho thấy:

      Việc thực hiện ghi chép bệnh án tại BVĐKTT tỉnh Lạng Sơn kết quả là: 8,4 % thiếu một trong các chỉ số như mạch, nhiệt độ hoặc huyết áp. 4,7%  hồ sơ bệnh án khảo sát chưa khai thác tiền sử bệnh và 2,5% chưa khai thác tiền sử dị ứng. 3% chưa ghi rõ số lần dùng thuốc trong 24 giờ, 33,6 % là khoảng cách giữa các lần dùng thuốc chưa hợp lý; 17,8% chưa ghi thời điểm dùng thuốc. 3% chưa đánh số ngày dùng thuốc theo quy định, 4% chưa ghi đúng trình tự dùng thuốc. Điều này cho thấy tại BVĐKTT việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc theo Thông tư 23/2011 [1] còn một số hạn chế.

      Tên thuốc, nồng độ hàm lương, liều dùng 1 lần và 24 giờ đã tuân thủ theo quy định [1]. Tuy nhiên việc chỉ định khoảng cách giữa các lần sử dụng thuốc chưa hợp lý còn rất cao; 35,5% số bệnh án được khảo sát được chỉ định nhóm kháng sinh cephalosponrin kết hợp với nhóm Aminoglycozit tiêm TM cùng thời điểm. Vẫn còn 17,8% chưa ghi thời điểm dùng thuốc điều này gây khó khăn cho điều dưỡng khi thực hiện y lệnh và có thể làm giảm tác dụng của thuốc, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị.

     Tại bảng 3.3 cho thấy trên 97% khi chỉ định thuốc sử dụng cho bệnh nhân đã phù hợp với tình trạng, cơ địa và chẩn đoán bệnh tuy nhiên vẫn còn 24,7% khi thăm khám được bổ sung thêm thuốc nhưng chưa ghi rõ lý do. 100% thuốc kê cho bệnh nhân sử dụng nằm trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế quy định và được xây dựng trong danh mục thuốc bệnh viện.

    Số người bệnh nội trú được chỉ định sử dụng kháng sinh chiếm 76,3% (bảng 3.4). Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên của của Bùi Thị Cẩm Nhung có tỷ lệ sử dụng kháng sinh là 88,5% [4], tương đương với Nguyễn Văn Thuận nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 50 Tỷ lệ sử dụng kháng sinh chiếm 77,6% [7],   nhưng lại cao hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Hà Bệnh viện Đa khoa Tiền Hải Thái Bình Sử dụng kháng sinh là 66,89% [2]. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại BVĐKTT tỉnh Lạng Sơn là tương đối cao.

     Bệnh án sử dụng 1 kháng sinh là 35%, 2 loại kháng sinh chiếm 28,4%; 9,9% số bệnh án có sử dụng 3 loại kháng sinh và 2,5% là số bệnh án có sử dụng 4 loại kháng sinh. So sánh với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Cẩm Nhung tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hoá và nghiên cứu của Lê Ngọc Hiếu tại Bệnh viện 354 [4] thì tỷ lệ số bệnh án dùng 2 và 3 loại kháng sinh trở lên của bệnh viện ĐKTT tỉnh Lạng Sơn thấp hơn. Có 5,9% số bệnh án dùng kháng sinh được xét nghiệm vi sinh tìm  vi khuẩn gây bệnh, tỷ lệ này quá thấp so với số kháng sinh được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân, nhưng lại cao hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Cẩm Nhung (2%) [4].

    Đường dùng kháng sinh chủ yếu đường tiêm chiếm 56,5%, tỷ lệ này tương đương với LyLeb tại Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển - Uông Bí là 57,78 [5], 16% đùng đường uống tỷ lệ này thấp hơn so với LyLeb (31,48%) và 3,7% là số bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh vừa tiêm và vừa uống tỷ lệ này thấp hơn so với Lyleb (9,63%) [5]. Tại Bệnh viện sản Nhi Bắc Giang, tỷ lệ kháng sinh dùng đường tiêm cao hơn nghiên cứu của chúng tôi (95,2%) [3].

    Trong số 309 bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh, trong đó số bệnh án sử dụng kháng sinh dưới 5 ngày là 11,9%, có 28,4% số bệnh án được chỉ định dùng từ 5-7 ngày, tỷ lệ này tương đương so với nghiên cứu của LyLeb [5] và Nguyễn Thị Hiền Lương [6]. Việc sử dụng kháng sinh theo đợt đã tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

    Số bệnh án được chỉ định dưới 5 loại thuốc là 32,3%. Số bệnh án được chỉ định dưới 10 loại thuốc là 53,6%; dưới 15 loại là 10,1% và từ 15 loại trở lên là 4%. Số thuốc trung bình trong một bệnh án là 6,75 thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận là 9,1 thuốc/ bệnh án [7], Shankar là 7,73 [9]; H.Nagabushan là 7,8 [8]. Như vậy Số thuốc trung bình được sử dụng tại Bệnh viện ĐKTT tỉnh Lạng Sơn là hợp lý, tuy nhiên có cao hơn các chỉ số do WHO khuyến cáo sử dụng.

    Trong tổng số 405 bệnh án được khảo sát, có 41,7% bệnh nhân được sử dụng dung dịch tiêm truyền, 60,24% bệnh nhân sử dụng kháng sinh tiêm và 40,7% bệnh nhân được sử dụng Vitamin, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Thị Cẩm Nhung [4]. Có 78/405 (19,3%) Đơn thuốc xuất hiện tương tác có hại, tỷ lệ cao nhất là tương tác giữa nhóm Cephalosporin với Aminoglycosid. Việc chỉ định khoảng cách giữa các lần dùng thuốc chưa hợp lý, vẫn còn bệnh án kê đơn sử dụng thuốc cùng thời điểm.

5. KẾT LUẬN

100% bệnh án ghi đầy đủ các thông tin chung của bệnh án về hành chính, tên thuốc, hàm lượng và thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu. 

Phần lớn bệnh án được ghi đầy đủ các chỉ số mạch, nhiệt độ, HA và cân nặng; tiền sử bệnh.

97 % chỉ định thuốc ghi rõ số lần dùng trong 24 giờ, 66,4% Bệnh án trong chỉ định có khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là hợp lý. 82,2% được ghi thời điểm dùng thuốc.

96% chỉ định thuốc được ghi theo đúng trình tự, 97% bệnh án được đánh số thứ tự theo dõi ngày dùng thuốc, 97,8% ghi thời gian chỉ định thuốc đúng quy định.

97% thuốc sử dụng phù hợp với tình trạng và cơ địa, chẩn đoán và diễn biến bệnh. 98,3% thuốc sử dụng phù hợp với cân nặng, tuổi; 24,7%% số bệnh án khi thăm khám bổ sung thuốc không ghi chỉ định thêm thuốc và các diễn biến của bệnh vào HSBA.

76,3% là số bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh, trong đó 35% bệnh án sử dụng 1 kháng sinh, 2 loại kháng sinh chiếm 28,4%, có 2,5% bệnh án sử dụng 4 loại kháng sinh. Tỷ lệ được xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn gây bệnh 5,9%.

Đường dùng kháng sinh chủ yếu là đường tiêm chiếm 56,5%; 11,9% số bệnh án sử dụng kháng sinh dưới 5 ngày, 28,4% là số bệnh án được chỉ định sử dụng kháng sinh từ 5-7 ngày và 36% được chỉ định trên 7 ngày.

Số bệnh án được chỉ định dưới 5 loại thuốc là 32,3%, 53,6%  số bệnh án được chỉ định dưới 10 loại thuốc, có 4% là số bệnh án chỉ định trên 15 loại thuốc.

Bình quân 6,75 thuốc trên một bệnh án sử dụng cho người bệnh. 41,7% bệnh nhân được sử dụng dung dịch tiêm truyền, 40,7% bệnh nhân được sử dụng Vitamin.

19,3% số cặp sử dụng thuốc có tương tác thuốc - thuốc trong đó ở mức 1 cần theo dõi là 19,0%.

6. KHUYẾN NGHỊ

Để hoàn thiện hơn nữa hoạt động giám sát sử dụng thuốc Bệnh viện cần:

-Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định về kê đơn thuốc và chỉ định thuốc

trong hồ sơ bệnh án, đặc biệt là vấn đề về sử dụng kháng sinh để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc tại Bệnh viện.

- Bổ sung nguồn nhân lực cho Tổ dược lâm sàng và thông tin thuốc, tăng cường đào tạo cho dược sĩ lâm sàng để làm tốt vai trò hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

- Cần có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011, Hà Nội.

  2. Trần Văn Hà (2014), Đánh giá vai trò của Hội đồng Thuốc và điều trị trong việc lựa chọn và giám sát sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Hải – Thái Bình năm 2012. Luận án Dược sĩ chuyên khoa Cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội.

  3. Vương Thị Việt Hồng (2015), Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh tại khoa Nhi tổng hợp bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang trong 3 tháng từ T4 –T6/2015.

  4. Bùi Thị Cẩm Nhung (2014), Nghiên cứu hoạt động giám sát sử dụng thuốc tại Bệnh viện phụ sản thanh hoá năm 2012. Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội

  5. Ly Leab (2014), Khảo  sát  tình hình sử dụng  kháng sinh tại  bệnh  viện  Việt Nam - Thụy  Điển Uông Bí, Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ (2009 – 2014), Trường đại học Dược Hà Nội.

  6. Nguyễn Thị Hiền Lương (2012), Nghiên cứu đánh giá sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2009 – 2011. Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ.

  7. Nguyễn Văn Thuận và cs (2015), Khảo sát và đánh giá công tác quản lý , sử dụng thuốc tại Bệnh viện quân y 5, giai đoạn 2009 – 2011. Tạp chí y- dược học quân sự số 2-2015.

  8. H.Nagabushan1, H.S (2015), A Prospevtive study of drug utilization pattern in cardiac intensive care init at a tertiary care teaching hospital.

  9. Shankar PR, Upadhyay DK, Subish P, Bhandari RB, Das B. (2010), Drug utilisation among older inpatients in a teaching hospital in Western Nepal.

 THE STATUS OF MONITORING DRUG USING AT LANG SON



NATIONAL GENERAL HOSPITAL IN 2015

                                                                   Pham Thi Thong*, Tran Van Tuan**



* Lang Son National General Hospital

** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

SUMMARY

Objective: The research team examined the current status of monitoring of drug use at Lang Son National General Hospital in 2015. Subjects: 405 inpatient records from July, 1st to December, 31st 2015 at Lang Son National General Hospital. Methods: Retrospective, cross-sectional study. Results: Over 90% of the records had adequate information; 34,6% had inappropriate drug indication; 24,6% did not indicate the reason for adding drugs. The proportion of antibiotic use was 76,3%; The percentage of bacteria testing is very low (5,9%); The proportion of infusion and vitamins take-up were relatively high (40,7% and 41,7%), The proportion of using antibiotic was 76,3%; the average number of drugs in a record was 6,75, 19,3% had drugs interaction. Conclusion: The use of antibiotics, vitamins, infusion relatively was high, while that of testing for bacteria is too low. Time to take drugs into the human body even is not relevant. As doing health examination, no reason for adding more drugs was recorded. For better and safer use of medication, it is recommended to strengthen monitoring clinical pharmacy.

Keywords: monitoring drug use, indications and results 

 

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ XỬ TRÍ THAI QUÁ NGÀY SINH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG NĂM 2015



Thân Thị Hoàn*, Phạm Mỹ Hoài**

*Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Thai quá ngày sinh (TQNS) là vấn đề hay gặp trong sản khoa. Bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển của đứa trẻ sau này và tăng nguy cơ tử vong. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí thai quá ngày sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015”. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 280 bệnh nhân TQNS tại bệnh viện Sản Nhi Bắc giang trong thời giang 01/2015 - 12/2015. Kết quả: Tỉ lệ TQNS ở tuần thứ 42 là 81,8%; tuần thứ 43 là 17,1% và tuần thứ 44 là 1,1%. Cân nặng của TQNS từ 3600g là 24,6%. Tỉ lệ TQNS ở mẹ thuộc nhóm tuổi từ 25 - 29 chiếm 35,0%, ở nhóm tuổi ≤ 24 chiếm 33,9%. Tỉ lệ TQNS ở bà mẹ đẻ lần 1 là 50,7%; ở bà mẹ đẻ lần 2 là 35,0%. Chỉ số nước ối (CSNO) ≤ 28mm và CSNO từ 29 - 40mm đều chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi thai 44 tuần (33,3%); CSNO > 60mm chiếm tỉ lệ cao nhất ở tuổi thai 42 tuần (72,9%). Thai 42 tuần có hội chứng Clifford mức độ bình thường chiếm cao nhất (67,2%); thai 44 tuần có hội chứng Clifford mức độ 3 là 33,3%. Tỉ lệ TQNS 44 tuần có nước ối màu xanh là 66,7% và nước ối bẩn phân xu là 33,3%. Tỉ lệ TQNS được theo dõi chuyển dạ đẻ chiếm 43,6%; TQNS được gây chuyển dạ đẻ chiếm 30,0% và mổ chủ động là 23,9%. Kết luận: TQNS thường gặp ở tuần 42 với mẹ thuộc nhóm tuổi 25 - 29. Các thay đổi về mức độ hội chứng Clifford, chỉ số nước ối và màu sắc phân đều thay đổi theo tuổi thai.

Từ khóa: Thai quá ngày sinh, Clifford, chỉ số nước ối, màu sắc phân su

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thai quá ngày sinh (TQNS) là thai còn sống ở trong bụng mẹ quá 287 ngày (hết tuần 41) tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng , . TQNS sẽ bị giảm lượng ối dẫn đến cuống rốn bị chèn ép gây suy thai trước hay trong chuyển dạ, hoặc do suy bánh rau làm giảm sự trao đổi chất dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và thai gây suy thai, thai chậm phát triển trong tử cung, hít phải phân xu dẫn đến suy hô hấp sau khi sinh , . TQNS gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về tinh thần, trí tuệ, khả năng chống đỡ bệnh tật sau này của trẻ, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong sơ sinh , . Hơn nữa hậu quả của thai quá ngày sinh là sơ sinh có biểu hiện già tháng – hội chứng thai già tháng – hội chứng Clifford . Việc phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và hướng xử trí phù hợp cho TQNS là yêu cầu cần thiết cho các bác sỹ lâm sàng sản phụ khoa. Tại Bắc Giang, tỉ lệ sản phụ có TQNS còn cao. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí thai quá ngày sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015”.



1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương