MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6


NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI



tải về 2.97 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.97 Mb.
#36613
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CHỬA NGOÀI TỬ CUNG TẠI

BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG NĂM 2015 - 2016

Hà Ngọc Đại *, Nguyễn Thị Bình**


* Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang; ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015 – 2016; Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 178 bệnh nhân được chẩn đoán chửa ngoài tử cung; Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có cả 3 triệu chứng cơ năng chiếm 86,5%. Triệu chứng phần phụ có khối nề đau chiếm tỷ lệ 69,7%. Tất sản phụ có kết quả xét nghiệm Test Quick-Stick dương tính. Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm 91,6%. Tỷ lệ bệnh nhân khi đến viện khối chửa đã vỡ là 52,2%. Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật cắt vòi tử cung là 96,6%; Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có cả 3 triệu chứng cơ năng chiếm 86,5%. Triệu chứng phần phụ có khối nề đau chiếm tỷ lệ 69,7%. Tất cả sản phụ có kết quả xét nghiệm Test Quick-Stick dương tính. Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm 91,6%. Tỷ lệ bệnh nhân khi đến viện khối chửa đã vỡ là 52,2%. Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật cắt vòi tử cung là 96,6%.

Từ khóa: chửa ngoài tử cung, Bảo tồn VTC, nội soi. Beta hCG, Quickstick,

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chửa ngoài tử cung là một cấp cứu sản khoa không những đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời có thể dẫn đến chửa ngoài tử cung vỡ ngập máu trong ổ bụng đe doạ đến tính mạng của người bệnh.



Ở Việt Nam, tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2000 số trường hợp chửa ngoài tử chiếm 5,5% và năm 2002 chiếm 9,7% tổng số sản phụ [9]. Trên thế giới trong những thập niên 70-80, tại các nước Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ, tỷ lệ chửa ngoài tử cung gia tăng một cách nhanh chóng, dao động khoảng 2% trên tổng số trẻ đẻ ra sống. Ở Anh tỷ lệ chửa ngoài tử cung từ năm 1966 đến năm 1996 tăng từ 0,3% đến 1,6%. Tương tự như vậy, tại Mỹ, từ những năm của giữa thế kỷ XX, tỷ lệ chửa ngoài tử cung là 0,4%, số liệu đã tăng lên 1,4% trong những năm gần đây [11]. Kết quả các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới, tỷ lệ chửa ngoài tử cung ngày một tăng [10]. Một số các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ chửa ngoài tử cung đã được nhiều tác giả đề cập đến như: viêm nhiễm tiểu khung, tiền sử nạo hút thai, tiền sử mổ vùng tiểu khung, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình [7].

Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là một bệnh viện đa khoa hạng I có chức năng khám chữa bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các vùng lân cận; với đặc thù Bắc Giang là tỉnh miền núi, sự hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Nhiều trường hợp chửa ngoài tử cung vào viện đã vỡ ngập máu trong ổ bụng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Cho tới nay tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chưa có một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ về tình hình chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại bệnh viện sản nhi Bắc Giang năm 2015 - 2016. Nhằm mục của đề tài: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2015 - 2016.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng khi ra viện là chửa ngoài tử cung điều trị tại khoa phụ bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang có hồ sơ lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện trong thời gian từ 01/10/2015 đến 31/5/2016. Loại khỏi nghiên cứu: Khi mổ nghi ngờ không phải chửa ngoài tử cung kèm theo kết quả giải phẫu bệnh không thấy hình ảnh lông rau trên bệnh phẩm. chửa ngoài tử cung được mổ ở tuyến khác chuyển đến vì bất kỳ nguyên nhân gì.

2.2.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ, lấy theo thời gian trong thời gian nghiên cứu.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/10/2015 đến 31/5/2016.

Địa điểm nghiên cứu: Tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.

Các biến số nghiên cứu

* Triệu chứng cơ năng: Chậm kinh; Ra huyết; Đau bụng…

* Các triệu chứng thực thể: Kích thước tử cung; Phần phụ; Cùng đồ; Tình trạng dịch chọc dò: có máu hoặc không.

*Các triệu chứng cận lâm sàng: Hình ảnh siêu âm; Test Quick stick: dương tính hoặc âm tính; Xét nghiệm βhCG trong huyết thanh;

*Phương pháp chẩn đoán: Lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng hay nội soi chẩn đoán.

* Hình thái khối chửa trong phẫu thuật: Chưa vỡ; Đã vỡ; Rỉ máu; Huyết tụ thành nang.

* Các phương pháp điều trị: Ngoại khoa; Nội khoa.

* Lượng máu trong ổ bụng trong phẫu thuật:

* Vị trí khối chửa: vòi TC, buồng trứng, góc sừng TC, ống cổ TC, ổ bụng.

* Cách thức xử trí khi phẫu thuật: Cắt vòi tử cung, bảo tồn vòi tử cung, cắt tử cung bán phần, cắt tử cung hoàn toàn, cắt góc buồng trứng, cắt góc tử cung.

* Truyền máu: Số lượng bệnh nhân được truyền máu, số lượng máu truyền (ml).

Xử trí số liệu: xử lý trên máy vi tính sử dụng phần mềm SPSS 16.0

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Tiền sử sản phụ khoa

Tiền sử

Số lượng

%

Nạo hút thai

0 lần

71

39,9

1 lần

56

31,5

≥ 2 lần

51

28,7

Viêm nhiễm đường sinh sản

128

71,9

Phẫu thuật vùng tiểu khung

41

23,0

Tỷ lệ sản phụ có tiền sử nạo hút thai từ 1 lần trở lên là 60,2%. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản là 71,9%.

Bảng 2. Tình trạng người bệnh trước khi phẫu thuật

Tình trạng choáng

Số lượng

%

Có choáng

8

4,5

Không có choáng

170

95,5

Tổng

178

100

Hầu hết bệnh nhân không có choáng.

Bảng 3. Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng cơ năng

N

%

Chậm kinh

169

94,9

Ra huyết

10

94,4

Đau bụng

164

92,1

Có cả 3 triệu chứng trên

154

86,5

Phần lớn các trường hợp nghiên cứu có cả 3 triệu chứng cơ năng khi đến viện chiếm 86,5%

Bảng 4. Triệu chứng thực thể

Triệu chứng thực thể

Số lượng

%

Tử cung to hơn bình thường

30

16,9

Phần phụ có khối hoặc đám nề

124

69,7

Cùng đồ đau

143

80,3

Triệu chứng cùng đồ đau chiếm 80,3%, phần phụ có khối nề đau chiếm tỉ lệ 69,7%

Bảng 6. Kết quả xét nghiệm hCG




N

%

Test Quick-Stick

Dương tính

177

99,4

Âm tính

0

0

Không làm test hCG

1

0,6

Tổng

178

100,0

Tất sản phụ có kết quả xét nghiệm Test Quick-Stick dương tính

Bảng 7. Kết quả xét nghiệm βhCG

βhCG

Số lượng

%

Có làm

6

3,4

Không làm

172

96,6

Tổng

178

100,0

Hàm lượng βhCG lần 1

552 ± 61

Hàm lượng βhCG lần 2

785 ± 53

Chỉ có 3,4% được làm βhCG

Bảng 8. Hình ảnh chửa ngoài tử cung trên siêu âm (Trước phẫu thuật)

Hình ảnh siêu âm

Số lượng

%

Phần phụ có khối

121

68,0

Cùng đồ Douglas có dịch

163

91,6

Niêm mạc tử cung ≥ 8 mm

48

27

Siêu âm phần phụ có khối chiếm 68,0%. Cùng đồ Douglas có dịch chiếm 91,6%.

Bảng 9. Tỷ lệ của phương pháp chẩn đoán quyết định CNTC

Phương pháp chẩn đoán

Số lượng

%

Lâm sàng +cận lâm sàng (Siêu âm, test Quick Stich, βHCG

175

98,3

Nội soi ổ bụng chẩn đoán

3

1,7

Tổng

178

100

Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng lâm sàng kết hợp cận lâm sàng (Siêu âm, test Quick Stich, βHCG)

Bảng 10. Phương pháp xử trí

Phương pháp

Số lượng

%

Phẫu thuật

Nội soi

163

91,6

Mổ mở

15

8,4

Điều trị bằng Methotrexate

0

0

Tổng

178

100

Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm 91,6%.

Bảng 5. Tình trạng khối chửa trong phẫu thuật

Tình trạng

Số lượng

%

Vỡ

93

52,2

Rỉ máu

71

39,9

Sẩy qua loa

5

2,8

Chưa vỡ

8

4,5

Huyết tụ thành nang

1

0,6

Tổng

178

100,0

Hơn một nửa số trường hợp khi đến viện khối chửa đã vỡ (52,2%). Số trường hợp khối chửa rỉ máu cũng chiếm tỷ lệ cao (39,9%)

Bảng 11. Lượng máu trong ổ bụng khi phẫu thuật

Lượng máu (ml)

Số lượng

%

Không có máu

7

3,9

Có máu

< 500

73

91,0

≥ 500

9

5,1

Tổng

178

100,0

Hầu hết các trường hợp đều có máu trong ổ bụng với số lượng dưới 500 ml (91,0).

Bảng 12. Vị trí khối chửa khi phẫu thuật

Vị trí khối chửa

(vòi tử cung)

Số lượng

%

Bóng

100

56,2

Eo

13

7,3

Kẽ

6

3,4

Loa

58

32,6

Tổng

178

100

Hơn một nửa trường hợp chửa ngoài tử cung tại vị trí bóng vòi tử cung

Bảng 13. Phương pháp xử trí trong phẫu thuật

Phương pháp

Số lượng

%

Cắt vòi trứng

172

96,6

Bảo tồn vòi tử cung

5

2,8

Lấy khối huyết tụ

1

0,6

Tổng

178

100

Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật cắt vòi tử cung (96,6%).

Bảng 14. Tỷ lệ người bệnh phải truyền máu

Truyền máu

Số lượng

%

Không truyền máu

168

94,4

Truyền máu

10

5,6

Tổng

178

100

Số lượng (ml)

465 ± 135

Hầu hết bệnh nhân không cần truyền máu

4. BÀN LUẬN

Tỷ lệ sản phụ có tiền sử nạo hút thai từ 1 lần trở lên là 60,2%. Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản là 71,9%. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Thị Hồng với tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử nạo hút thai bị chửa ngoài tử cung chiếm tỉ lệ cao 47,7% [5], Hồ Văn Việt ( 2008) là 53,4% , Phan Viết Tâm (2000) là 47,9%. Như vậy tiền sử nạo hút thai vẫn là nguy cơ lớn gây chửa ngoài tử cung [6].

Về tình trạng người bệnh trước khi phẫu thuật nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy hầu hết bệnh nhân không có choáng (95,5%), cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Hồng tỷ lệ bệnh nhân không choáng là 77% [5].

Triệu chứng cơ năng chính là chậm kinh, đau bụng, ra huyết. Trong nghiên cứu của cúng tôi phần lớn các trường hợp nghiên cứu có cả 3 triệu chứng cơ năng khi đến viện chiếm 86,5%. Kết quả này tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng tỷ lệ bệnh nhân có đủ cả 3 triệu chứng là 82,4% [5], của Vương Tiến Hòa (2002) là 80% [3], của Nguyễn Thị Kim Dung (2004 – 2006) là 83% [1].

Khám cùng đồ đau chiếm tỷ lệ 80,3% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng với tỷ lệ bệnh nhân khám cùng đồ đau là 64,5% [5].

Tất sản phụ có kết quả xét nghiệm Test Quick-Stick dương tính. Theo Vương Tiến Hòa tỷ lệ xét nghiệm hCG nước tiểu dương tính là 95,08% [4]. Tuy nhiên khi kết quả xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ được chửa ngoài tử cung. Xét nghiệm định tính hCG trong nước tiểu bằng các xét nghiệm miễn dịch tuy là một phương pháp nhanh chóng, rẻ tiền nhưng kết quả âm tính giả khá cao nên chỉ sử dụng với mục đích hỗ trợ lâm sàng và khi kết quả âm tính cũng không loại trừ được chửa ngoài tử cung, kết hợp với khám siêu âm không có túi thai trong buồng tử cung thì phải nghĩ đến chửa ngoài tử cung.

Chỉ có 3,4% được làm βhCG với kết quả lần thứ nhất cho kết quả trung bình = 552 ± 61, lần thứ hai 785 ± 53. Theo nghiên cứu của Vương Tiến Hòa trong 2 năm 2005 – 2006 có 338 trường hợp chửa ngoài tử cung có 37 trường hợp được làm xét nghiệm βhCG lần thứ nhất và 2 trường hợp được làm xét nghiệm βhCG trong huyết thanh lần thứ hai, hàm lượng phân tán từ 11,2 mUI/ml đến 11000 mUI/ml nên hàm lượng trung bình có độ lệch rất lớn (1760,02 ± 2528),24 mUI/ml, có 23 trường hợp CNTC có hàm lượng βhCG huyết thanh lần thứ nhất < 1000mUI/ml chiếm tỷ lệ 62,16%, tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của Vương Tiến Hoà (63%) [4]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 trường hợp được làm xét nghiệm βhCG trong huyết thanh lần thứ hai nên không đủ số lượng để phân tích diễn biến nồng độ βhCG trong huyết thanh giữa 2 lần

Siêu âm phần phụ có khối chiếm 68,0%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng siêu âm cho hình ảnh điển hình chiếm 46,5% [5], nghiên cứu của Lê Thị Hòa (2000) là 44,1% . Kết quả này phù hợp với thực tế là bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Cùng đồ Douglas có dịch chiếm 91,6% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng tỷ lệ túi cùng Douglas có dịch chỉ chiếm 12,1% [5]. Nghiên cứu của Vương Tiến Hòa dịch cùng đồ Douglas phát hiện khi siêu âm chiếm tỷ lệ 50,99%. Nguyễn Thị Bích Thanh là 48,4% [8], Phan Viết Tâm là 78,02% [6], Nguyễn Văn Hà là 58% [2]. Như vậy tỷ lệ bệnh nhân có dịch cùng đồ Douglas trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, phù hợp với kết quả phẫu thuật thấy máu trong ổ bụng chiếm 96,1%.

Chẩn đoán chửa ngoài tử cung không chỉ dựa vào một phương pháp, mà là sự kết hợp lâm sàng, cận lâm sàng, nội soi để chẩn đoán. Trong nghiên cứu hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng lâm sàng kết hợp cận lâm sàng (Siêu âm, test Quick Stich, βHCG).Tuy nhiên sự kết hợp 3 phương pháp trên thì thường có một phương pháp chẩn đoán quyết định. Theo Vương Tiến Hòa chẩn đoán bằng phương pháp lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng chiếm tỷ lệ 96,75%, chẩn đoán dựa vào nội soi có 11 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,25% [4]. Những trường hợp được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi qua thu thập số liệu chúng tôi thấy đây là những trường hợp có dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng chưa điển hình để chỉ định phẫu thuật. Nội soi chẩn đoán là thì đầu của phẫu thuật nội soi điều trị, nội soi ổ bụng ngày nay được xem là phương pháp chắc chắn nhất để chẩn đoán xác định chửa ngoài tử cung khi chưa có biến chứng. Theo Phan Viết Tâm tỷ lệ chẩn đoán âm tính giả là 0,32% [6].

Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm 91,6%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với của Vương Tiến Hòa nghiên cứu trên 338 trường hợp chửa ngoài tử cung có 100% được điều trị bằng ngoại khoa, không có trường hợp nào được điều trị bằng nội khoa hoặc theo dõi chửa ngoài tử cung thoái triển không can thiệp điều trị. Tuy nhiên tỷ lệ được điều trị bằng nội soi ổ bụng của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với tác giả Vương Tiến Hòa (91,6% so với 30,77%) [4], Phan Viết Tâm năm 1999 – 2000 tỷ lệ phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung là 36,52% [6]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung tỷ lệ phẫu thuật nội soi năm 2006 là 94,3% [1], Nguyễn Thị Bích Thanh tỷ lệ phẫu thật nội soi trong số được điều trị bằng ngoại khoa là 93,37% [8].

Hơn một nửa số trường hợp khi đến viện khối chửa đã vỡ (52,2%). Số trường hợp khối chửa rỉ máu cũng chiếm tỷ lệ cao (39,9%) Nguyễn Thị Hồng khối chửa đã vỡ chiếm 52,1% các trường hợp nghiên cứu. Hầu hết các trường hợp đều có máu trong ổ bụng với số lượng dưới 500 ml (91,0%).Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vương Tiến Hòa, tỷ lệ có máu trong ổ bụng là 92,01%, trong đó tỷ lệ có lượng máu dưới 300ml 85,21% [4]. Nguyễn Thị Bích Thanh là 86,8% [8]. Theo Nguyễn Thị Hồng thì 100% các trường hợp nghiên cứu có máu trong ổ bụng [5]. Chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung ở giai đoạn này là mục tiêu của các thầy thuốc lâm sàng, nhưng thường khó khăn vì lúc này các triệu chứng lâm sàng thường nghèo nàn và các xét nghiệm cận lâm sàng chưa đặc hiệu cho chửa ngoài tử cung.



Nghiên cứu của chúng tôi 100% các trường hợp có khối chửa ở vòi tử cung, trong đó 56,2% trường hợp chửa ngoài tử cung tại vị trí bóng vòi tử cung, Kết quả này tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng cho thấy 100% các trường hợp nghiên cứu có khối chửa ở vòi tử cung,trong đó vị trí bóng vòi chiếm nhiều nhất 34,6% [5]. Kết quả này gần giống với kết quả của Nguyễn Thị Kim Dung là 98,06% [1]. Bởi vì nghiên cứu này tiến hành trong một thời gian ngắn nên không gặp trường hợp nào có khối chửa ở vị trí đặc biệt như: ống cổ tử cung, buồng trứng, hay sừng tử cung.

Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật cắt vòi tử cung (96,6%). Tỷ lệ bảo tồn vòi tử cung là 4,14% tương tự như kết quả nghiên thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Phan Viết Tâm là 7,11% [6], Nguyễn Thị Bích Thanh là 17,20% đều tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương [8]. Kết quả bảo tồn trong nghiên cứu của chúng tôi còn rất thấp mặc dù hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật nội soi, có thể là do bệnh nhân đến muộn và tình trạng khối chửa vỡ, chảy máu phức tạp. Tỷ lệ cắt khối chửa còn cao (96,6%) do phụ thuộc vào tình trạng vòi tử cung, tình trạng viêm dính tiểu khung, tình trạng huyết động lúc vào viện, số con sống của bệnh nhân, kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Như vậy, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời chửa ngoài tử cung không những làm giảm tỷ lệ mất máu, giảm tỷ lệ cắt tử cung mà còn mở ra một triển vọng mới trong điều trị bảo tồn vòi tử cung.

Có 10 trường hợp phải truyền máu chiếm tỷ lệ 5,6%. Lượng máu trung bình truyền cho người bệnh phải truyền máu là 465 ±135. Phải truyền máu là những trường hợp khi xét nghiệm có huyết sắc tố < 70 g/l hoặc những trường hợp huyết sắc tố > 70 g/l nhưng khi truyền dịch thông thường và dịch cao phân tử mà HA < 90/60 mmHg.

5. KẾT LUẬN

Tỷ lệ bệnh nhân có cả 3 triệu chứng cơ năng chiếm 86,5%. Triệu chứng thực thể chủ yếu là khám cùng đồ đau (80,3%) và phần phụ có khối nề (69,7%). Phương pháp chẩn đoán đa số dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng chiếm tỷ lệ 98,3%. Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng ngoại khoa, trong đó phẫu thuật nội soi chiếm 91,6%. Tỷ lệ bệnh nhân khi đến viện khối chửa đã vỡ là 52,2%. Tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật cắt vòi tử cung là 96,6%.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Dung (2006) Tình hình điều trị chửa ngoài tử cung chưa vỡ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/07/2004 đến 30/06/2006, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội,

2. Nguyễn Văn Hà (2004) Đánh giá giá trị chẩn đoán sớm và kết quả điều trị CNTC bằng phương pháp nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Tr. 15 - 57.

3. Vương Tiến Hòa (2002) "Nghiên cứu những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung". Tạp chí Y học thực hành, 2 (408), tr. 15-19.

4. Vương Tiến Hòa (2013) "Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại bệnh viện phụ sản Thanh Hóa". Tạp chí Y học thực hành, 11 (886), tr. 44-49.

5. Nguyễn Thị Hồng, cộng sự (2011) "Nhận xét chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại khoa sản bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên". Tạp chí khoa học công nghệ, 89 (1), 153-157.

6. Phan Viết Tâm (2014) Nghiên cứu tình hình chửa ngoài tử cung tại viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 2 năm 1999- 2000, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội,

7. Nguyễn Anh Tuấn (2012) Nghiên cứu hiệu quả điều trị chửa ngoài tử cung chưa vỡ bằng Mothotrexat đơn liều tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2011, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội,

8. Nguyễn Thị Bích Thanh (2006) Chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2006, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội,

9. Đào Thị Huyền Trang (2011) Tìm hiểu tình hình chửa ngoài tử cung và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2010, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường đại học Y hà Nội,



10. Chen CY, et al (2015) "Quantitative analysis of total beta-subunit of human chorionic gonadotropin concentration in urine by immunomagnetic reduction to assist in the diagnosis of ectopic pregnancy". Int J Nanomedicine, 10, 2475-83.

11. Taran FA, et al (2015) "The Diagnosis and Treatment of Ectopic Pregnancy". Dtsch Arztebl Int, 112 (41), 693-703; quiz 704-5.



ASSESSMENT ON DIAGNOSIS AND TREATMENT OF ECTOPIC PREGNANCY AT BAC GIANG WOMEN’S AND CHILDRENT’S HOSPITAL YEAR 2016

Ha Ngoc Dai *, Nguyen Thi Binh **

* Bac Giang Women and Children Hospital;

** Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objective: To assess clinical characterization, preclinical and results of surgical treatment of ectopic pregnancy at Bac Giang Women’s and Childrent’s hospital 2015 -2016; Method: Cross-sectional descriptive study on 178 patients diagnosed ectopic pregnancy; Results: The percentage of patients with functional symptoms 3 accounted for 86.5%. Symptoms can subsections masonry block pain 69.7% occupancy rate. All pregnant women have tested positive Test Quick-Stick. All patients were treated with surgery, including laparoscopic surgery accounted for 91.6%. The percentage of patients with broken pregnancy as admitted to hospital is 52.2%. The proportion of patients taking fallopian tube surgery are 96.6%; Conclusion: The percentage of patients with 3 functional symptoms accounted for 86.5%. The proportion of patients with Symptoms can painful subsections are 69.7% . All pregnant women have tested positive Test Quick-Stick. All patients were treated with surgery, including laparoscopic surgery ( 91.6%). The percentage of patients with broken pregnancy at hospital admission time is 52.2%. The proportion of patients taking fallopian tube surgery is 96.6%.

Key words: Ectopic pregnancy, conservation, βhCG, Quickstick

BỆNH SÂU RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH LỚP 6

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHI LĂNG, THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

Hoàng Văn Từ*, Lê Thị Thu Hằng**

*Học viên lớp CKII, Khóa 8, Y tế công cộng

**Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 216 học sinh lớp 6trường Trung học cơ sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn năm 2016. Mỗi trẻ được khám và đánh giá sâu răng trên lâm sàng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới. Thông tin về một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp học sinh theo phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Kết quả: Tỷ lệ mắc sâu răng là 58,3% với chỉ số SMTR là 1,40 ± 1,70. Trong đó, sâu răng gặp chủ yếu ở răng hàm lớn thứ 1 hàm dưới bên phải (47,2%) và bên trái (43,1%). Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh sâu răng với giới tính (OR= 1,78; 95% CI=1,03-3,07) và thói quen ăn quà vặt (OR= 2,07; 95%CI=1,10-3,91). Đa số trẻ có kiến thức về bệnh sâu răng và thói quen chải răng tốt. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng ở nhóm nghiên cứu vẫn ở mức báo động, đặc biệt là các răng hàm lớn hàm dưới. Giới tính và thói quen ăn quà vặt là các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng.

Từ khóa: Sâu răng, sâu mất trám răng, học sinh lớp 6, yếu tố liên quan.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sâu răng là một trong các bệnh thường gặp nhất trong các bệnh răng miệng và ở mọi lứa tuổi . Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo bệnh răng miệng vẫn còn là vấn đề của toàn cầu và cần có sự nỗ lực lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Việt Nam là một nước đang phát triển cũng đang phải đối mặt với tỉ lệ bệnh sâu răng cao ở mọi lứa tuổi, trong đó trên 50% trẻ 12-14 tuổi mắc sâu răng vĩnh viễn

Mười hai tuổi là mốc thời gian quan trọng đánh dấu bước chuyển từ thời kỳ bộ răng hỗn hợp sang thời kỳ bộ răng vĩnh viễn. Đây cũng là lứa tuổi mà WHO đã khuyến cáo về các độ tuổi then chốt trong chăm sóc răng miệng[6]. Trong nhiều năm qua, chương trình nha học đường triển khai tại Việt Nam đã góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng cho học sinh. Tuy nhiên tỷ lệ sâu răng cao vẫn còn là vấn đề cần có sự can thiệp dự phòng bệnh tích cực và hiệu quả hơn nữa [2,4].

Các yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng được ghi nhận trong các nghiên cứu rất đa dạng tuy nhiên với lứa tuổi này chủ yếu là thói quen ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng [1,2,3,7]

Để cung cấp những thông tin cần thiết góp phần xây dựng chiến lược dự phòng và điều trị sâu răng cho trẻ em ở Lạng Sơn, một tỉnh miền núi phía bắc với những đặc thù riêng,nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu:

Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.



2. ĐỐI TƯỢNG& PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2015 đến 3/2016 tại Trường Trung học cơ sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Nghiên cứu này lựa chọn những học sinh tự nguyện tham gia nghiên cứu và loại trừ các trường hợp đang bị chấn thương vùng hàm mặt hoặc tiền sử phát triển bất thường.

Chọn mẫu: Chọn toàn bộ học sinh khối 6 đáp ứng được tiêu chuẩn chọn mẫu. Nghiên cứu tiến hành ở 216 học sinh.

Các tiêu chuẩn và tiêu chí nghiên cứu

* Bệnh sâu răng: được xác định bằng khám lần lượt tất cả các răng bằng cây thăm dò và gương nha khoa dưới ánh sáng tiêu chuẩn. Đánh giá sâu răng dựa theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.



* Các yếu tố liên quan: yếu tố nhân trắc học, kiến thức về bệnh sâu răng, các thói quen vệ sinh răng miệng, thói quen ăn uống.

Kỹ thuật thu thập số liệu: Khám răng được thực hiện bởi bác sĩ Răng Hàm Mặt. Phỏng vấn được thực hiện sử dụng bộ câu hỏi có sẵn trong phiếu điều tra.

Đạo đức trong nghiên cứu: Tất cả trẻ trong nghiên cứu đều có sự đồng ý của phụ huynh và nhà trường. Quá trình thăm khám đảm bảo nguyên tắc vô trùng. Các thông tin cá nhân được đảm bảo bí mật.

Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học. Tỷ lệ phần trăm và giá trị trung bình được sử dụng để mô tả thực trạng bệnh sâu răng. Chi-square test được sử dụng để kiểm định mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với bệnh sâu răng.

3. KẾT QUẢ

Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm

Số học sinh

Tỷ lệ %

Giới tính:







Nam

102

47,2

Nữ

114

52, 8

Dân tộc







Kinh

94

43,5

Thiểu số

122

56, 5

Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 216 học sinh lớp 6 tại trường Trung học cơ sở Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Trong tổng số học sinh lớp 6 tham gia nghiên cứu, tỷ lệ học sinh nam và nữ gần tương đương nhau với tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tương đối cao (56.5%)

Biểu đồ 1. Tỷ lệ sâu răng

Trong tổng số học sinh lớp 6 của trường, có 58,3 % học sinh bị sâu răng.




Biểu đồ 2. Phân bố sâu răng theo loại răng

Biểu đồ 2 cho thấy sâu răng chủ yếu gặp ở răng hàm lớn thứ nhất, đặc biệt là ở hàm dưới.



Bảng 2. Liên quan giữa đặc điểm nhân chủng học với bệnh sâu răng


Đặc điểm

Sâu răng

P

OR

95% CI

Có (n (%))

Không (n (%))

Giới







0,04

1,78

1,03-3,07

Nam

52 (41,3)

50 (55,6)

Nữ

74 (58,7)

40 (44,4)

Dân tộc
















Kinh

51 (40,5)

43 (47,8)

0,33

1,34

0,78-2,32

Thiểu số

75 (59,5)

47 (52,2)
Bảng 2 chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và bệnh sâu răng. Học sinh nữ ở độ tuổi này có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 1,78 lần so với học sinh nam..

Bảng 3. Chỉ số sâu mất trám răng

Chỉ số

 SD

DMFT

1,40  1,70

DT

1,14  1,58

MT

0,02  0,17

FT

0,25  0,91

Chỉ số sâu mất trám răng trung bình là 1.4. Trong đó chủ yếu các các răng bị sâu chưa được điều trị.

Bảng 4. Liên quan giữa thới quen chải răng với bệnh sâu răng

Chải răng

Sâu răng

n (%)

Không sâu

n (%)

P

OR

95% CI

Hàng ngày

0,69

0,71

0,14 – 3,59






123 (97,6)

87 (96,7)




Không

3 (2,4)

3 (3,3)

Số lần/ ngày

0,41

1,21

0,52 – 2,84




≤ 1 lần

13 (10,3)

11 (12,2)




≥ 2 lần

113 (89,7)

79 (87,8)

Phương pháp

0,09










Chiều lên xuống

74 (58,7)

49 (54,4)




Chiều ngang

29 (23,0)

14 (15,6)




Xoay tròn

23 (18,3)

27 (30,0)

Thời điểm

0,27

0,795

0,43 – 1,46




Sau ngủ dậy

38 (30,2)

23 (25,6)




Sau ăn/trước khi ngủ

88 (69,8)

67 (74,4)

Thời gian chải răng

0,17










<2 phút

22 (17,5)

9 (10,0)




2- 3 phút

67 (53,2)

58 (64,4)




>3 phút

37 (29,4)

23 (25,6)

Bảng 5. Liên quan giữa thói quen xúc miệng với bệnh sâu răng

Chỉ số nghiên cứu

Sâu răng

n (%)

Không sâu

n (%)

p

OR

95% CI

Số lần xúc miệng

0,09










1 lần

11 (8,7)

7 (7,8)




2 lần

52 (41,3)

23 (25,6)




3 lần

34 (27,0)

32 (35,6)




>3 lần

29 (23,0)

28 (31,1)

Thời điểm xúc miệng

0,25

0,76

0,42-1,36




Chưa đúng thời điểm

44 (34,9)

26 (28,9)




Sau ăn/ trước khi ngủ

82 (65,1)

64 (71,1)

Bảng 6. Liên quan giữa thói quen ăn uống với bệnh sâu răng

Chỉ số nghiên cứu

Sâu răng

n (%)

Không sâu

n (%)

p

OR

95% CI

Ăn quà vặt

0,02

2,07

1,10-3,91




Không

83 (65,9)

72 (80,0)






43 (34,1)

18 (20,0)

Thời điểm ăn quà vặt

0,13










Rải rác trong ngày

50 (39,7)

26 (28,9)




Tối trước khi đi ngủ

5 (4,0)

8 (8,9)




Bất kỳ lúc nào

71 (56,3)

56 (62,2)

Hầu hết học sinh đều có thói quen chải răng hàng ngày (97.7%) với tần suất 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen chải răng và bệnh sâu răng (Bảng 4) .

Mối liên quan giữa thói quen xúc miệng với bệnh sâu răng không được tìm thấy trong nghiên cứu này (Bảng 5).

Khoảng 1/3 số học sinh có thói quen ăn quà vặt. Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ăn quà vặt với bệnh sâu răng.

4. BÀN LUẬN

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 216 học sinh lớp 6 bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi được thiết sẵn và khám lâm sàng. Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu không phức tạp, dễ hiểu, thích hợp cho đối tượng nghiên cứu, ít bị ảnh hưởng bởi người nghiên cứu.

Hơn một nửa số học sinh bị sâu răng (57.9%) và hầu hết chưa được điều trị. Nghiên cứu này sử dụng tiêu chuẩn đánh giá sâu răng của Tổ chức y tế thế giới (WHO)[6] và tỷ lệ sâu răng ở nghiên cứu này gần tương đương với kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001(64,1% học sinh 12 tuổi sâu răng) của Trần Văn Trường, cao hơn số liệu điều tra của Phan Thị Trường Xuân năm 2012 tại An Giang (55,6% học sinh 12 tuổi sâu răng) [2,5].

Về tỷ lệ mắc sâu răng theo các răng nhận thấy sâu răng chủ yếu tập trung ở răng hàm lớn thứ nhất, đặc biệt là hàm dưới. Tại thời điểm khám lâm sàng trong nghiên cứu, răng hàm lớn thứ hai của học sinh đang ở độ tuổi mọc với một tỉ lệ không nhỏ chưa mọc, tuy nhiên đã phát hiện các răng bị sâu thậm chí đã hình thành lỗ. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nước [1,2,3,7]. Do răng hàm lớn là các răng có các mặt nhai với nhiều hố rãnh sâu, phức tạp, dễ tạo điều kiện lắng đọng thức ăn và vi khuẩn nên dễ bị sâu.

Nghiên cứu này tìm thấy sự khác biệt từ các yếu tố giới tính, đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Santhosh K, 2016 [3]. Thói quen ăn vặt được tìm thấy như là nguy cơ gây sâu răng cho học sinh lớp 6 trong nghiên cứu này. Điều này cũng đồng nhất với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác [1,3,7] vì trong nguy cơ của bệnh sâu răng, tần suất ăn quan trọng hơn tổng lượng tiêu thụ.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan các thói quen vệ sinh răng miệng với bệnh sâu răng.

5. KẾT LUẬN

58,3% học sinh lớp 6 Trường THCS Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn mắc sâu răng vĩnh viễn theo tiêu chí đánh giá của WHO với DMFT = 1,4 1,7. Sâu răng xảy ra chủ yếu ở răng hàm lớn.

Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng được tìm thấy là giới và thói quen ăn vặt.



6. KHUYẾN NGHỊ

Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế tại địa phương đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền giáo dục nha khoa dự phòng sâu răng cho học sinh đặc biệt là cảnh báo những tác hại của thói quen ăn vặt đối với tình trạng sâu răng.

Nhà trường thông báo ngay cho phụ huynh học sinh để đưa các em học sinh có răng sâu đến cơ sở ở nha khoa để điều trị kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nanna J, Poul EP (2009). "Oral health and the impact of socio-behavioural factors in a cross sectional survey of 12-year old school children in Laos". BMC Oral Health, 9:29.

2. Phan Thị Thường Xuân, Nguyễn Thị Kim Anh (2014), ”Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên – An Giang”,Kỷ yếu hội nghị khoa học - Bệnh viện An Giang,141 – 151.

3. Santhosh K, Jyothi T, Prabu D, Suhas K (2016), “Dental Caries and its Socio-Behavioral Predictors– An Exploratory Cross-Sectional Study” Journal of Clinical Pediatric Dentistry,40(3):186-192

4. Trần Thị Bích Vân, Hoàng Trọng Hùng, Ngô Uyên Châu, Hoàng Tử Hùng (2010),Theo dõi dọc một năm bệnh sâu răng ở học sinh 12 tuổi thực hiện tại trường THCS An Lạc, quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh”, Y học thành phố Hồ Chí Minh,14(1): 226-235.

5. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải, Lâm Ngọc Ấn. “Điều tra răng miệng Việt Nam 2001”. Nhà xuất bản y học Hà Nội, 2002.

6. WHO. Oral Health Survey. Basic Methods.5th edition.Geneva, 2013.



7. Zander A, Sivaneswaran S, Skinner J, Byun R, Jalaludin B (2013), "Risk factor for dental caries in small rural and regional Australian communities". Rural and Remote Health, 13(3):2492.

DENTAL CARIES AND ASOCIATED FACTORS OF CHILDREN
AT 6
TH GRADE OF CHI LANG SCHOOL, LANG SON CITY

Hoang Van Tu*, Le Thi Thu Hang**

*Graduate student, Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy

**Faculty of Dentistry, Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Objectives: To describe the status of dental caries and determine associated factors of dental caries of children at 6th grade, Chi Lang School, Lang Son city.

Method: A cross sectional study of 216children at 6th grade was conducted at Chi Lang School, Lang Son 2016. Each child was received an oral examination using WHO criteria. Information on associated factors was gathered by interviewing children using structured questionnaire.

Results: The results revealed that 58,9% children were affected by dental caries with the mean DMFS was 1,40 ± 1.70. Most caries was occurred on the right first lower molar (47.2%) and left first lower molar (43.7%). Findings also indicated statistical significant association between dental caries and gender (OR= 1.78; 95% CI=1.03-3.07) and frequently eating habit (OR= 2.07; 95%CI=1.10-3.91). Most of children reported that they had good knowledge on dental caries and good oral hygiene habit.

Conclusion: Prevalence of dental caries should be noticed in this research group, especially for the first lower molar. Gender and eating habit were associated with dental caries.

Keywords: Dental caries, 6th grade school children, risk factors


Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương