MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6


Trang thiết bị và cơ sở vật chất tại Trung tâm và tại các cửa khẩu năm 2015



tải về 2.97 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.97 Mb.
#36613
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.2. Trang thiết bị và cơ sở vật chất tại Trung tâm và tại các cửa khẩu năm 2015

Bảng 8: Số lượng và tình trạng hoạt động Kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn

Loại cửa khẩu

Phân loại CK

Tình hình hoạt động KDYT

Quốc tế

Quốc gia

Số cửa khẩu

Có hoạt động KDYT

Số lượng

Tỷ lệ%

Cửa khẩu đường sắt

1

0

01

01

10,0

Cửa khẩu đường bộ

1

8

09

09

90,0

Cộng

2

8

10

10

100,0

Nhận xét: Trung tâm quản lý 10 cửa khẩu, trong đó 1 cửa khẩu đường sắt Quốc tế, 1 cửa khẩu đường bộ Quốc tế và 8 cửa khẩu đường bộ quốc gia chính và phụ. Hoạt động kiểm dịch y tế đã được triển khai trên 100% cửa khẩu.

Bảng 9. Thực trạng cơ sở vật chất tại cửa khẩu

Nội dung

Số cửa khẩu được trang bị

Tỷ lệ (%)

Có phòng làm việc riêng

02

20

Có diện tích sử dụng đảm bảo nhu cầu

02

20

Có nhà ở và sinh hoạt cho cán bộ

02

20

Có phòng cách ly người nghi nhiễm bệnh

02

20

Có khu xử lý y tế

0

0

Có nguồn điện dự phòng

0

0

Có hệ thống thông tin liên lạc(internet)

10

100

Nhận xét: Chỉ có 02 cửa khẩu (20%) có phòng làm việc riêng, 02 cửa khẩu có diện tích sử dụng đảm bảo đủ nhu cầu, 02 cửa khẩu có nhà ở và sinh hoạt cho cán bộ, 02 cửa khẩu có phòng cách ly người nghi nhiễm dịch và không có cửa khẩu nào được bố trí khu vực xử lý y tế, 100% cửa khẩu có hệ thống thông tin liên lạc internet.

Bảng 10: Thực trạng các nhóm trang thiết bị chính hiện có và so sánh với nhu cầu.

STT

Loại trang thiết bị

Hiện có

Nhu cầu

1

Máy đo thân nhiệt từ xa bằng tia hồng ngoại

05

07

2

Nhiệt kế điện tử y học cầm tay, thủy ngân

119

170

3

Huyết áp kế + ống nghe

10

10

4

Tủ thuốc, dụng cụ sơ cấp cứu

06

10

5

Máy phun khử hóa chất cố định

07

10

6

Hệ thống máy phun hóa chất di động

01

0

7

Máy phun hóa chất đeo vai, xạc điện xách tay

33

05

8

Bộ dụng cụ giám sát chuột

02

02

9

Tủ sấy khử trùng

01

01

10

Kính hiển vi (huỳnh quang, thường)

03

03

11

Test nhanh xét nghiệm thực phẩm, nước, hóa chất trừ sâu

110

120

12

Bộ dụng cụ thu thập muỗi

02

02

13

Bộ quần áo, khẩu trang phòng hộ

1000

2000

Nhận xét: Trang thiết bị chính hiện có và so sánh với nhu cần được được trang bị để phục vụ cho công tác kiểm dịch còn thiếu so với nhu cầu cần thiết cho công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu. Đặc biệt các trang thiết bị văn phòng, nhiệt kế điện tử, máy phun hóa chất, test xét nghiệm còn thiếu rất nhiều.

4. BÀN LUẬN

4.1. Về nhân sự tại Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế Lạng Sơn

- Hiện nay số lượng cán bộ tại Trung tâm hiện có so với số chỉ tiêu được giao thì tổng số có 15 cán bộ trong khung quản lý cơ bản, khi triển khai hoạt động 1 cửa khẩu sẽ tăng 7 cán bộ [4]. Như vậy chỉ xét về số lượng thì số cán bộ thiếu là 49 cán bộ. Thực tế hoạt động hiện nay so với quy định thì còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ theo quy định quá nhiều so với thực tế hoạt động tại mỗi cửa khẩu, thực tế số lượng cán bộ cần thiết tại mỗi cửa khẩu từ 2-5 người.



- Do đặc thù Lạng Sơn là tỉnh Miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, chính sách của tỉnh thu hút và động viên nhân dân trong tỉnh tham gia công tác nên tỷ lệ cán bộ là dân tộc thiểu số thường cao. Trong công việc hay phải di chuyển và làm việc khu vực cửa khẩu biên giới nên thường nam giới đảm trách hợp lý hơn, vì vậy trong trung tâm số lượng nam giới chiếm tỷ lệ cao [5].

- Cán bộ chuyên môn có trình độ dưới đại học còn nhiều (15/31, chiếm 48,4%), điều này do lượng cán bộ từ khi thành lập trung tâm thiếu trầm trọng, ít cán bộ muốn làm công tác kiểm dịch y tế nên hầu hết cán bộ làm việc có chuyên môn thấp. Trong những năm gần đây, do hội nhập phát triển nên đã động viên được nhiều cán bộ học nâng cao trình độ chuyên môn.

4.2. Về trang thiết bị và cơ sở vật chất tại Trung tâm và tại các cửa khẩu

- Trung tâm là một trong những đơn vị quản lý số lượng lớn cửa khẩu trên địa bàn với tổng số 10 cửa khẩu, vì vậy công tác bố trí và luân chuyển nhân sự gặp rất nhiều khó khăn, chỉ có 2 cửa khẩu có khoảng cách gần trung tâm (khoảng 10km) còn lại các cửa khẩu cách trung tâm 30 đến 100 km nhưng hầu hết là đường chất lượng kém, vì vậy việc di chuyển gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất tại các cửa khẩu xa trung tâm còn thiếu nhiều, một số cửa khẩu còn thiếu trụ sở làm việc, không có nhà ở và sinh hoạt cho cán bộ, thiếu phòng cách ly và đặc biệt không cửa khẩu nào được bố trí khu vực xử lý y tế.

- Trang thiết bị phục vụ chuyên môn tại trung tâm và các cửa khẩu đều đã được trang bị về số danh mục đảm bảo nhưng nhiều trang thiết bị thiếu về số lượng và chất lượng hoạt động. Trang thiết bị chính hiện có và so sánh với nhu cần được được trang bị để phục vụ cho công tác kiểm dịch còn thiếu so với nhu cầu cần thiết cho công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu. Đặc biệt các trang thiết bị văn phòng, nhiệt kế điện tử, máy phun hóa chất, test xét nghiệm còn thiếu rất nhiều so với quy định [6].



5. KẾT LUẬN

Công tác nhân sự: cần nâng cao trình độ cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu từng lĩnh vực.

Tăng cường củng cố cơ sở vật chất: Xây dựng kế hoạch bổ xung cơ sở vật chất tại các cửa khẩu để cán bộ có cơ sở làm việc, có nhà ở sinh hoạt, có khu vực xử lý y tế chuyên nghiệp.

Rà soát số lượng, chất lượng trang thiết bị y tế, có kế hoạch phân bổ trang thiết bị và kế hoạch mua sắm cho những cửa khẩu/ bộ phận thiếu.

6. KHUYẾN NGHỊ

- Đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu đưa chương trình đào tạo cán bộ kiểm dịch viên vào phần giảng dạy đại học vì hiện nay chưa có phần đào tạo kiểm dịch viên y tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2015), Báo cáo tổng kết chương trình phòng chống dịch hạch khu vực Miền Bắc, năm 2015.

2. Bộ Y tế (2015), Báo cáo tình hình bệnh dịch nguy hiểm 10 tháng năm 2015, Bộ Y tế, Hà Nội.

3. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2007). Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

4. Bộ Y tế (2015), Báo cáo hoạt động công tác Kiểm dịch Y tế tại Trung tâm KDYT Quốc tế Lạng Sơn, năm 2015, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2007). Quyết định 5159/QĐ-BYT ngày 17/12/2007 của Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị của Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

6. UBND tỉnh Lạng Sơn (2003). Quyết định 1570/2003/QĐ-UB ngày 20.8.2003 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc thành lập trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế Lạng Sơn.
SITUATION OF RESOURCES AT CENTER FOR INTERNATIONAL HEALTH QUARANTINE OF LANG SON IN 2015

Nguyen Huu Tho, Hoang Khai Lap

Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY

Assessing the status of resources including human, facility and equipment at Center for International Health Quarantine of Lang Son (The center) plays a critical role in planning to strengthen its capacity. This is a cross-sectional study design using a questionnaire to collect data. Study was conducted from March to June 2015. The present study showed that there were 46 staffs at The center in which Tay and Nung ethnic minorities accounted for 67,4%; 76,1% were males; 78,2% at >40 ages; 73,9% medical and medicine trained staff, 56,5% staffs of 5-years working experienced, and about 50% undergraduate staffs. The center has 10 ports of entry (9 ground crossings and one rail crossing). All port sites have offices for routinely working. However, two of them have isolated rooms for isolating subjects with infection but no sites having treatment rooms for treating infectious or contamination events.



Keywords: Health quarantine staff, health quarantine, resources
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG. CẬN LÂM SÀNG CỦA

BỆNH NHÂN RAU TIỀN ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG



Nguyễn Thị Nhiên

Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang
TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Rau tiền đao (RTĐ) gây chảy máu và tăng nguy cơ bất lợi cho mẹ và con trong quá trình thai nghén, chuyển dạ và sinh nở. Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng để phát hiện sớm và xử trí đúng, kịp thời RTĐ là việc làm cần thiết. Mục tiêu Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân rau tiền đạo tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 129 bệnh nhân RTĐ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ tháng 03/2015 - 06/2016. Kết quả: Tỉ lệ RTĐ ở bệnh nhân chưa nạo hút thai lần nào là 40,3%; ở bệnh nhân đã nạo hút thai 1 lần 38,0%. Tỉ lệ RTĐ ở bà mẹ đẻ con dạ là 69,0%; RTĐ ở bà mẹ có tiền sử mổ đẻ là 10,1%. Dấu hiệu đau bụng, ra máu chiếm tỉ lệ cao nhất ở RTĐ bám thấp (25,0%). Dấu hiệu đau bụng cơn ở bệnh nhân RTĐ bám mép là 28,6%. Tỉ lệ ra máu ≥ 3 ở RTĐ bán trung tâm là 51,6%; ở RTĐ bán thấp là 41,7%, ở RTĐ trung tâm là 36,7%. Tuổi thai lúc vào viện 28 - 33 tuần là 28,7%; 34 - <37 tuần là 47,3% và ≥ 37 tuần là 20,0%. Tỉ lệ ra máu ở RTĐ tuổi thai < 33 tuần là 33,7%; ở tuổi thai từ 33 - <37 tuần là 54,7% và tuổi thai ≥ 37 tuần là 11,6%. Trên siêu âm, tỉ lệ RTĐ bám thấp chiếm cao nhất (61,2%); tiếp theo là RTĐ bám mép (24,0%). Tỉ lệ RTĐ trung tâm là 9,3% và RTĐ bán trung tâm là 5,4%. Kết luận: Ra máu là triệu chứng hay gặp nhất với số lần ra máu nhiều hay gặp bệnh nhân RTĐ bán trung tâm. RTĐ bám thấp là hình ảnh hay gặp trên siêu âm.

Từ khóa: Rau tiền đạo, triệu chứng lâm sàng, siêu âm, ra máu, bệnh viện sản nhi


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rau tiền đạo (RTĐ) là bánh rau bám ở đoạn dưới và cổ tử cung, nó chặn phía trước cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ. RTĐ gây khó khăn cho sự bình chỉnh của ngôi thai, gây chảy máu trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén, trong chuyển dạ và sau đẻ. RTĐ cũng dẫn đến một số nguy cơ như mổ lấy thai, truyền máu, cắt tử cung, ngôi bất thường, viêm nội mạc tử cung hậu sản, đông máu rải rác nội mạch… Nghiên cứu cho thấy 98,0% các trường hợp rau tiền đạo phải mổ lấy thai [3] và tỉ lệ tử vong mẹ do RTĐ ở Việt Nam là 1,16% [1]. Ngày nay, nhờ sự phát triển của cận lâm sàng, đặc biệt là siêu âm mà các bác sỹ có thể phát hiện sớm và chủ động trong xử trí RTĐ góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong mẹ và con. Mặc dù vậy, biểu hiện của RTĐ và các biến chứng của nó vẫn rất phức tạp. Do đó, việc tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng để qua đó phát hiện sớm và xử trí đúng, kịp thời RTĐ là việc làm cần thiết. Câu hỏi đặt ra là đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân RTĐ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang hiện nay như thế nào? Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân rau tiền đạo tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang”.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán là rau tiền đạo, điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang từ tháng 03/2015 - 06/2016

2.3. Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang

* Cỡ mẫu: toàn bộ (tổng số có 129 bệnh nhân RTĐ vào viện điều trị trong thời gian nghiên cứu).



* Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện: chọn chủ đích toàn bộ bệnh nhân RTĐ đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

- Tiền sử đẻ (con dạ, con so). Tiền sử nạo hút thai : ( 0 lần hút thai , nạo hút 1 lần , 2 lần ; ≥3 lần). Tiền sử mổ lấy thai (0 lần, ≥ 1 lần)

- Tuổi thai lúc nhập viện

- Dấu hiệu lâm sàng: Đau bụng kèm theo ra máu, đau bụng cơn, ra máu và triệu chứng khác



- Loại RTĐ : RTĐ trung tâm, RTĐ bán trung tâm, RTĐ bám mép, RTĐ bán thấp

2.5. Xử lý số liệu: Số liệu được mã hóa, nhập liệu, xử lý thống kê mô tả với tần suất và tỉ lệ %.

3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm tiền sử sản khoa của bệnh nhân rau tiền đạo

Chỉ số

SL

%

Số lần nạo, hút thai, sẩy







0

52

40,3

1

49

38,0

2

21

16,3

3

7

5,4

Tiền sử đẻ







Con dạ

89

69,0

Con so

40

31,0

Tiền sử mổ đẻ







Đã mổ ≥ 1 lần

13

10,1

Chưa mổ lần nào

116

89,9

Tổng

129

100,0

Tỉ lệ RTĐ ở bệnh nhân chưa nạo hút thai lần nào là 40,3%; tiếp theo là ở bệnh nhân đã nạo hút thai 1 lần 38,0%. Tỉ lệ RTĐ ở bà mẹ đẻ con dạ là 69,0% và con so là 31,0%. Tỉ lệ RTĐ ở bà mẹ có tiền sử mổ đẻ là 10,1%.

Bảng 2. Phân bố đặc điểm dấu hiệu lâm sàng với các loại rau tiền đạo

Loại rau
Dấu hiệu

RTĐ trung tâm

RTĐ bán trung tâm

RTĐ bám mép

RTĐ bán thấp

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Đau bụng, ra máu

9

11,4

2

6,3

0

0

3

25,0

14

10,9

Đau bụng cơn

9

11,4

6

18,8

2

28,6

4

33,3

21

16,2

Ra máu

51

64,6

20

62,5

5

71,4

5

41,7

81

62,8

Khác

10

12,6

4

12,5

0

0

0

0

13

10,1

Tổng

79

100,0

32

100,0

7

100,0

12

100,0

129

100,0

Dấu hiệu đau bụng, ra máu chiếm tỉ lệ cao nhất ở RTĐ bám thấp (25,0%). Dấu hiệu đau bụng cơn ở bệnh nhân RTĐ bám mép là 28,6%. Ra máu là triệu chứng điển hình ở các thể RTĐ.

Bảng 3. Phân bố số lần ra máu với các loại rau tiền đạo

Loại rau

Số lần ra máu

RTĐ trung tâm

RTĐ bán trung tâm

RTĐ bám mép

RTĐ bán thấp

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

12

15,2

4

12,9

1

14,3

1

8,3

18

14,0

1

14

17,7

3

9,7

1

14,3

3

25,0

21

16,3

2

24

30,4

8

25,8

3

42,9

3

25,0

38

29,5

≥ 3

29

36,7

16

51,6

2

28,6

5

41,7

52

40,3

Tổng

79

100,0

31

100,0

7

100,0

12

100,0

129

100,0

Tỉ lệ ra máu ≥ 3 ở RTĐ bán trung tâm là 51,6%; ở RTĐ bán thấp là 41,7%, ở RTĐ trung tâm là 36,7%. Tỉ lệ ra máu 2 lần ở RTĐ bám mép là 42,9%, ở RTĐ trung tâm là 30,4%.

Bảng 4. Phân bố tuổi thai lúc vào viện, lúc sinh của bệnh nhân rau tiền đạo

Tuổi thai

(tuần)

Thời điểm

28 - 33

34 - <37

37

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Lúc vào viện

37

28,7

61

47,3

31

20,0

129

100,0

Lúc sinh

17

13,2

44

34,1

68

52,7

129

100,0

Mức thay đổi (%)

15, 5

13,2

- 32,7%







Tuổi thai lúc sinh 28 - 33 tuần là 13,2%; 34 - <37 tuần là 34,1% và ≥ 37 là 52,7%. Tuổi thai lúc vào viện 28 - 33 tuần là 28,7%; 34 - <37 tuần là 47,3% và ≥ 37 là 20,0%.

Bảng 5. Phân bố đặc điểm ra huyết rau tiền đạo với tuổi thai khi vào viện

Dấu hiệu

Tuổi thai

Ra máu

Không ra máu

Tổng

SL

%

SL

%

SL

%

< 33 tuần

32

33,7

5

14,7

37

28,7

33 - <37 tuần

52

54,7

9

26,5

61

47,3

≥ 37 tuần

11

11,6

20

58,8

31

24,0

Tổng

95

100,0

34

100,0

129

100,0

Tỉ lệ ra máu ở RTĐ tuổi thai < 33 tuần là 33,7%; ở RTĐ có tuổi thai từ 33 - <37 tuần là 54,7% và tuổi thai ≥ 37 tuần là 11,6%.

Bảng 6. Phân loại rau tiền đạo dựa vào siêu âm

Loại rau tiền đạo

RTĐ bám thấp

RTĐ bám mép

RTĐ bán trung tâm

RTĐ trung tâm

Tổng số

Số l­ượng

79

31

7

12

129

Tỉ lệ (%)

61,2

24,0

5,4

9,3

100

Trên siêu âm, tỉ lệ RTĐ bám thấp chiếm cao nhất (61,2%); tiếp theo là RTĐ bám mép (24,0%). Tỉ lệ RTĐ trung tâm là 9,3% và RTĐ bán trung tâm là 5,4%.

4. BÀN LUẬN

Nạo hút thai nhiều lần thì nguy cơ RTĐ càng cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ RTĐ ở bệnh nhân chưa nạo hút thai lần nào là 40,3%; ở bệnh nhân đã nạo hút thai từ 1 lần trở lên là 59,7%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Chi (2004) với tỉ lệ RTĐ ở người đã từng nạo hút thai là 59% [2]. Lý giải điều này theo chúng tôi là do khi nạo hút thai nhiều lần có thể làm tổn thương tử cung... qua đó làm tăng tỉ lệ RTĐ. Nghiên cứu cũng cho thấy: tỉ lệ RTĐ ở bà mẹ đẻ con dạ cao hơn so với bà mẹ đẻ con so. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Xa Thị Minh Hoa (2012) cho thấy 72,6% trường hợp RTĐ ở người con dạ và con so là 27,4% [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Phương cũng cho kết quả người sinh con dạ có tỉ lệ RTĐ cao hơn so với con so [6]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với các nghiên cứu trước về vấn đề này.

Ra máu là dấu hiệu điển hình nhất ở bệnh nhân RTĐ. Kết quả bảng 2 cho thấy: dấu hiệu đau bụng, ra máu chiếm tỉ lệ cao nhất ở RTĐ bám thấp (25,0%). Dấu hiệu đau bụng cơn ở bệnh nhân RTĐ bám mép là 28,6%. Ra máu là triệu chứng điển hình ở các thể RTĐ. So sánh với nghiên cứu của Xa Thị Minh Hoa (2012): ra máu gặp nhiều nhất ở RTĐ bám mép chiếm 88,1%; ra máu ít gặp nhất là RTĐ bán thấp chiếm tỉ lệ 63,3% [5]. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu trước về triệu chứng ra máu và mức độ đối với từng thể RTĐ khác nhau.

Nghiên cứu của Xa Thị Minh Hoa (2012) cho kết quả số bệnh nhân RTĐ ra máu một lần có 167 trường hợp chiếm 41,2% và ra máu tái phát (trên 1 lần) có 155 trường hợp chiếm tỷ lệ 38,3%; trong số các thể RTĐ thì RTĐ bám mép có số lần ra máu ≥ 2 lần chiếm tỉ lệ cao nhất [5], điều này hoàn toàn phù hợp với y văn thế giới. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tỉ lệ ra máu ≥ 3 ở RTĐ bán trung tâm là 51,6%; ở RTĐ bán thấp là 41,7%, ở RTĐ trung tâm là 36,7%. Với kết quả này có thể thấy ra máu nhiều lần hay gặp ở RTĐ bán trung tâm. Có sự khác biệt đôi chút giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Xa Thị Minh Hoa theo chúng tôi là do đặc điểm mẫu nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tuổi thai lúc vào viện 28 - 33 tuần là 28,7%; 34 - <37 tuần là 47,3% và ≥ 37 là 20,0%. Như vậy, rõ ràng thời gian thai phụ vào viện thường hay gặp ở tuổi thai từ 34 -<37 tuần tuổi, là lúc dự kiến trước sinh, thai phụ đi khám và vào viện trong tình trạng chờ đẻ để đề phòng biến chứng. Nghiên cứu của Xa Thị Minh Hoa (2012) cho kết quả: tuổi thai trên ≥ 37 tuần vào viện gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 64,9%. Tuổi thai từ 28-32 tuần vào viện ít nhất, chiếm tỷ lệ 11,6% [5]. Nghiên cứu của Đinh Văn Sinh (2010) tỉ lệ tuổi thai lúc vào viện nhiều nhất là từ 33-37 tuần chiếm 50% [7]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước. Một điều cũng cần lưu ý cho cán bộ y tế trong quá trình điều trị là tỉ lệ ra máu ở RTĐ tuổi thai < 33 tuần là 33,7%; ở RTĐ có tuổi thai từ 33 - <37 tuần là 54,7% và tuổi thai ≥ 37 tuần là 11,6%.

Trên siêu âm, tỉ lệ RTĐ bám thấp chiếm cao nhất (61,2%); tiếp theo là RTĐ bám mép (24,0%). Tỉ lệ RTĐ trung tâm là 9,3% và RTĐ bán trung tâm là 5,4%. Kết quả nghiên cứu của Lê Mỹ Hiền (2016) cho thấy hình ảnh RTĐ trung tâm hoàn toàn trên siêu âm là 19,6%; RTĐ trung tâm không hoàn toàn chiếm 11,8%; rau bám thấp chiếm tỉ lệ cao nhất 32,4%, rau bám mép chiếm tỉ lệ 18,6% [4]. Như vậy kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước. Đây cũng là bằng chứng cần khuyến khích các bác sỹ lâm sàng có hướng để ý xử trí RTĐ bám thấp trong các trường hợp RTĐ mà không có phương tiện chẩn đoán siêu âm hỗ trợ tại tuyến xã.



5. KẾT LUẬN

Tỉ lệ RTĐ ở bệnh nhân chưa nạo hút thai lần nào là 40,3%; ở bệnh nhân đã nạo hút thai 1 lần 38,0%. Tỉ lệ RTĐ ở bà mẹ đẻ con dạ là 69,0%; tỉ lệ RTĐ ở bà mẹ có tiền sử mổ đẻ là 10,1%. Tuổi thai lúc vào viện 28 - 33 tuần là 28,7%; 34 - <37 tuần là 47,3% và ≥ 37 là 20,0%

Dấu hiệu đau bụng, ra máu chiếm tỉ lệ cao nhất ở RTĐ bám thấp (25,0%). Dấu hiệu đau bụng cơn ở bệnh nhân RTĐ bám mép là 28,6%. Tỉ lệ ra máu ≥ 3 ở RTĐ bán trung tâm là 51,6%; ở RTĐ bán thấp là 41,7%, ở RTĐ trung tâm là 36,7%.. Tỉ lệ ra máu ở RTĐ tuổi thai < 33 tuần là 33,7%; ở RTĐ có tuổi thai từ 33 - <37 tuần là 54,7% và tuổi thai ≥ 37 tuần là 11,6%.

Trên siêu âm, tỉ lệ RTĐ bám thấp chiếm cao nhất (61,2%); tiếp theo là RTĐ bám mép (24,0%). Tỉ lệ RTĐ trung tâm là 9,3% và RTĐ bán trung tâm là 5,4%.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ môn Phụ sản - Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2011), “Nhau tiền đạo”, Sản phụ khoa, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 327-334.

  2. Nguyễn Thị Phương Chi (2004), Nhận xét lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí RTĐ tại Bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2003, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa khóa 1999 - 2004,Trường Đại học Y Hà Nội.

  3. Lê Hoài Chương (2013), “Nghiên cứu xử trí các trường hợp rau tiền đạo tại BVPS Trung ương từ 01/01/2012 đến 31/12/2012”, Báo cáo hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp Châu Á – Thái bình dương lần thứ 13, chuyên đề sản khoa, tr.11-16.

  4. Lê Mỹ Hiền (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp rau tiền đạo, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.

  5. Xa Thị Minh Hoa (2012), Nhận xét chẩn đoán, thái độ xử trí ở những sản phụ rau tiền đạo được mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

  6. Nguyễn Hồng Phương (2000), Nghiên cứu tình hình RTĐ và các yếu tố liên quan tại viện BVBMTSS trong 3 năm 1997-2000, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.

  7. Đinh Văn Sinh (2010), Nhận xét chẩn đoán và thái độ xử trí RTĐ ở thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ tại BVPSTƯ trong 2 năm 2008-2009, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.

CLINICAL AND SUBCLINICAL CHARACTERISTICS OF PLACENTA PREVIA AT BAC GIAN OBSTETRICS AND PEDIATRICS HOSPITAL

Nguyen Thi Nhien

Bac Giang obstetrics and pediatrics hospital

SUMMARY

Background: Placenta previa induces bleeding and increased adverse risk for children and mother during pregnancy, labor and delivery. The investigation of clinical characteristics, laboratory characteristics for early, correct, timely detection and treatment of placenta previa is necessary. The aim of this study is to describe the clinical and subclinical characteristics of placenta previa patients at Bac Giang Obstetrics and Pediatrics Hospital. Methods: A cross-sectional study was conducted on 129 patients at Bac Giang Obstetrics and Pediatrics Hospital from 03/2015 - 06/2016. Results: The rate of placenta previa patients without abortion history and without was abortion history were 40.3% and 38.0% respectively. The rate of placenta previa mothers with at minimum two delivery times was 69.0%; that of mother with a history of cesarean section was 10,1%. Abdominal pain and bleeding was found in a large number of patients with low lying placenta previa (25.0%). Abdominal pain in marginal placenta previa was 28.6%. The percentage of patients with more than 3 times of bleeding in partial placenta previa was 51.6%; at low lying placenta previa was 41.7% and at total placenta previa was 36.7%. The gestational age for hospital admission at 28-33 weeks, 34 - <37 weeks, and ≥ 37 weeks accounted for 28.7%; 47.3%, and 20.0% respectively. The prevalence of patients with bleeding in placenta previa at gestational age <33 weeks, from 33 - <37 weeks, and ≥ 37 weeks was 33.7%, 54.7% and 11.6%. On ultrasound, the rate of low lying placenta previa was highest (61.2%); followed by marginal placenta previa (24.0%). The rate of total placenta previa was 9.3% and partial placenta previa was 5.4%. Conclusions: Bleeding is the most common symptoms with the highest frequency in center placenta previa patients. Low lying placenta previa is the common image by ultrasound.

Keywords: Placenta previa, clinical characteristics, ultrasound, bleeding, obstetrics and pediatrics hospital

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY

TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN



Nguyễn Thị Quyết* Dương Hồng Thái**

*Bệnh viện A Thái Nguyên, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Quyết1, Dương Hồng Thái2

1Bệnh viện A Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Loét dạ dày tá tràng (DDTT) là bệnh hay gặp. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đòi hỏi phải có những quan tâm thích đáng trong chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện A Thái Nguyên”.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 70 bệnh nhân loét DDTT tại bệnh viện A Thái Nguyên trong thời gian từ 07/2015 - 07/2016.

Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân đau thượng vị 98,6%; ợ hơi 97,1% và đầy bụng khó tiêu 80,0%. Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng rối loạn đại tiện 7,1%; đi ngoài phân đen 5,7%; mất ngủ 4,3% và nôn máu 1,4%. Tỉ lệ bệnh nhân loét dạ dày đơn thuần 61,4%, tỉ lệ loét tá tràng 35,7% và tỉ lệ bệnh nhân loét DDTT hỗn hợp 2,9%. Tỉ lệ bệnh nhân loét đơn ổ 82,9%, tỉ lệ loét đa ổ 17,1%. Tỉ lệ bệnh nhân loét hang vị 47,1%; loét hành tá tràng 37,1%; loét tiền môn vị 10,0%; loét thân vị 5,7%; loét môn vị và tá tràng đều chiếm 1,4%. Kích thước ổ loét < 5 mm là 47,1% và có kích thước từ 5 - 19 mm là 52,9%, trung bình là 6,7 ± 3,3 mm.

Kết luận: Triệu chứng lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân loét DDTT là đau thượng vị, ợ hơi và đầy bụng khó tiêu. Phần lớn bệnh nhân loét DDTT có tổn thương ổ loét đơn ổ.

Từ khóa: hình ảnh nội soi, loét dạ dày tá tràng


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Loét dạ dày tá tràng (DDTT) là một bệnh thường gặp và phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay tái phát và có những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, thủng ổ loét… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh loét DDTT tại một số nước như Hoa Kỳ là 1,9%; hay tại Nga là 3 - 4% [41], [48]. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc loét DDTT chiếm khoảng 5% dân số [1], [27]. Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm là phương pháp ưu việt trong việc theo dõi viêm loét DDTT, phương pháp này cho phép đánh giá chính xác các tổn thương ở DDTT, sinh thiết lấy mẩu niêm mạc để làm test nhanh phát hiện hoạt tính urease, xét nghiệm mô học và nuôi cấy H.pylorie - một xoắn khuẩn gây viêm loét DDTT. Bệnh viện A là bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên với quy mô hơn 500 giường bệnh. Hàng năm, bệnh viện có số lượng bệnh nhân nhập viện điều trị loét DDTT tai khoa Nội tương đối đông. Câu hỏi đặt ra là đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện A Thái Nguyên hiện nay ra sao? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện A Thái Nguyên”.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán loét DDTT vào điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên.



2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện A Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 7/2015 đến tháng 7/2016.



2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang


- Cỡ mẫu: Công thức: cỡ mẫu sử dụng cho ước lượng một tỷ lệ

Với p = 0.953 (Nghiên cứu Dương Hồng Thái và cs (2012) cho tỉ lệ triệu chứng đau thượng vị chiếm 95,3% ở bệnh nhân loét dạ dày đơn thuần); α: chọn bằng 0,05 và d chọn bằng 0,05. Thay số ta có n = 69 bệnh nhân. Thực tế quá trình thu thập số liệu có 70 bệnh nhân.

- Chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lục kết quả nghiên cứU 22

tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương