MỤc lục error: Reference source not found danh mục các bảng biểU 3 danh mục các hình 4



tải về 1.02 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.02 Mb.
#30786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Tổng hợp kết quả các mức độ ô nhiễm trên ta có thể phân chia được các mức độ ô nhiễm môi trường của khu vực nghiên cứu. Các xóm có số điểm lớn sẽ ô nhiễm nặng nhất và ngược lại.

Kết quả tổng hợp số điểm ta thấy trong khu vực nghiên cứu, ở hầu hết các xóm của làng nghề đều đã bị ô nhiễm môi trường. Song, mức độ ô nhiễm khác nhau từ ô nhiễm ít đến ô nhiễm nặng. Các xóm có số điểm nhỏ hơn 12,5 thuộc nhóm môi trường bị ô nhiễm nhẹ; Các xóm có số điểm từ 12,5 đến 25,5 điểm thuộc nhóm có môi trường bị ô nhiễm trung bình và trên 25,5 điểm là các xóm có môi trường bị ô nhiễm nặng. Mức độ ô nhiễm môi trường nặng tập trung ở các xóm có quy mô sản xuất lớn, tập trung các nghề phát thải nhiều như tinh bột sắn, tinh bột dong, miến, đồng thời diện tích sản xuất và quần cư nhỏ (xóm Đồng, xóm Mới, xóm Đoàn Kết, Hợp Nhất). Các khu vực miền đồng và miền bãi không có cơ sở sản xuất nào nên chưa chịu ảnh hưởng của ô nhiễm. Điều này thể hiện qua chất lượng của mẫu nước và rác thải đã phân tích. Tuy nhiên, khu vực này tại ven các hộ sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải đến chất lượng nước mặt và nước ngầm. Biểu biện qua thực tế khảo sát một số giếng khơi khu vực này qua phiếu phỏng vấn cho thấy chất lượng nước những năm gần đây đã bị suy giảm. Ngoài ra còn ảnh hưởng do con kênh dẫn nước thải chảy qua, các bãi phơi bã sắn, phơi nguyên liệu gây nhiễm mùi không khí.



3.1.5. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe của cư dân khu vực.

Ở làng nghề, nguồn gây nhiễm nghiêm trọng nhất nước thải từ sản xuất tinh bột, miến, xơ dong, bã sắn. Nước thải thường có hàm lượng BOD, COD và coliform rất cao (gấp hàng chục, hàng trăm lần TCCP). Bã sắn thải ra sau sản xuất được tận thu khoảng 70 – 80 %, còn lại vương vãi khắp nơi, theo cả nước thải ra các cống nước trong làng, bốc mùi chua nồng nặc. Lượng bã dong thải cùng dòng nước thường xuyên bị ứ đọng, phân hủy tạo ra mùi rất khó chịu. Hơn nữa, quy trình sản xuất còn sử dụng các chất tẩy rửa với liều lượng không đúng quy định theo nước thải ra môi trường làm nhiễm độc nguồn nước, môi trường suy thoái tác động trực tiếp tới sức khỏe của người dân.




Hình 3.1. Tình hình bệnh tật trong dân cư do có liên quan đến

chất lượng môi trường (2007)

Nguồn: Phạm Thị Linh, 2007

Tình trạng ô nhiễm môi trường đã có những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đối với người dân trong những năm gần đây. Biểu hiện cụ thể là:

- Tuổi thọ trung bình của người dân trong xã là 55 đến 60 tuổi, đây là mức tuổi thọ thấp. Trong khi đó tuổi thọ tại các xã thuần nông khác đạt 70t mặc dù thu nhập của người dân thấp hơn như ở xã Yên Sở.

- Số người chết do bị ung thu tăng cao năm 2007 số người chết do mắc ung thư chiếm 20% tổng số chết trên toàn xã. Số ca tử vong có độ tuổi dưới 50 tuổi cao, chiếm tới 25%

- Số người mắc các loại bệnh có liên quan đến môi trường cũng ngày càng cao so với khu vực. Một số loại bệnh phổ biến thường gặp được thống kê như sau:

Bảng 3.9. Một số bệnh phổ biến tại làng nghề Dương Liễu


Loại bệnh

Số người mắc bệnh

(người)

Độ tuổi mắc bệnh nhiều

(tuổi)

Tỷ lệ phần trăm so với tổng số bệnh nhân

Nghề nghiệp người mắc bệnh

Viêm phế quản




1.126

Trẻ em <10t

13.8%


Trẻ nhỏ và học sinh tiểu học

Tai mũi họng: nghẹt mũi viêm xoang,đau họng

2384

Người lớn 30-55t

29.4%

Người sản xuất CBNS

Mắt: mờ mắt, mắt đỏ, mắt hột

346

30-65t

4.9%

Sản xuất

CBNS


Bệnh da

2.487

45-50

30,6%

Làm ruộng và chăn nuôi

Bệnh phụ khoa

1684

Phu nữ

25-55t


20.8%

Làm ruộng và sản xuất

Lao

10

55-70t

0.03%

Nông nghiêp và sản xuất

Ung thư,u bướu

40

40-55

0.05%

Nông nghiệp và sản xuất

Nghiện hút

30

18-35

0.04%

Thanh niên đi làm xa về

Nguồn: Phạm Thị Linh, 2007

+ Đặc biệt theo điều tra ở các hiệu thuốc trên địa bàn xã: Lựơng khách mua thuốc đều trị tiêu chảy rất lớn chiếm 40% số thuốc bán ra nhất là vào mùa hè. Ngoài ra lượng khách mua thuốc điều trị các bệnh ngoài da cũng lớn, nhất là các thuốc điều trị bệnh nước ăn da, nhiễm trùng da, nói chung là những bệnh về da do tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.

+ Điều tra tình hình sức khỏe bà mẹ trẻ em cho thấy, số lượng phụ nữ bị xảy thai và suy dinh dưỡng thai của xã khá cao, 70% trẻ nhỏ bị nhiễm giun.

Tóm lại, sự ô nhiễm môi trường đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống hàng ngày và tới sức khỏe của cộng đồng làng nghề. Vì vậy, những giải pháp kết hợp đồng bộ, kịp thời để cải thiện, bảo vệ môi trường làng nghề trong quá trình phát triển là rất cần thiết. Điều này cần được nhận thức sâu sắc ngay từ nơi sản xuất, người sản xuất và toàn thể cộng đồng thì mới duy trì lâu bền giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hay nói cách khác, sự phát triển chỉ có thể là bền vững khi nó cân đối được cả 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường



3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường làng nghề Dương Liễu.

3.2.1. Định hướng phát triển làng nghề Dương Liễu đến năm 2015.

Trong khoảng gần 10 năm qua, với sự đóng góp của ngành CBNSTP, kinh tế của xã Dương Liễu đã có nhiều chuyển biến tích cực, biểu hiện trước hết là tổng thu nhập hàng năm không ngừng tăng lên từ 82,5 tỷ đồng năm 2003 lên 121 tỷ đồng năm 2008. Nông nghiệp dần giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế từ 23,3% năm 2003 xuống còn 15,2% năm 2008. Xu hướng tăng dần tỷ trọng của CN – TTCN và TMDV, chiếm hơn 84% cơ cấu kinh tế của xã.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn xã lần thứ XIX với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề, nâng cao tỷ trọng phát triển CN – TTCN và thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, toàn xã đã xác định mục phấn đấu đến năm 2010 đạt cơ cấu kinh tế:

Nông nghiệp chiếm 15%

Công nghiệp, TTCN chiếm 55%

Thương mại, dịch vụ chiếm 30%

Qua đó, có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trên, đảm bảo sự phát triển vững làng nghề, có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 7 đến 8%/năm. Bình quân thu nhập đầu người đạt từ 8 đến 10 triệu đồng/năm.

Đồng thời làng nghề cũng hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm trong những năm tới. Theo đó đối với lĩnh vực sản xuất CN, TTCN – TM và DV sẽ có những bước phát triển mạnh, dự kiến năm 2015 đạt mức tăng trưởng từ 10 – 12%/năm, với cơ cấu dự kiến phấn đấu đạt:

Nông nghiệp chiếm 12%

Công nghiệp, TTCN chiếm 58%

Thương mại, dịch vụ chiếm 30%

Một trong những phương hướng mới của làng nghề là việc tiến hành quy hoạch sản xuất CBNSTP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm hơn vấn đề an toàn thực phẩm. Hiện nay 2 dự án quy hoạch khu sản xuất tập trung miền đồng với tổng diện tích 12 ha, và dự án quy hoạch tại miền bãi có diện tích hơn 40ha đang được trình lên cấp trên và đang trong quá trình phê duyệt.



3.2.2. Dự tính lượng thải tại làng nghề đến năm 2015.

Xu hướng phát triển của làng nghề: Theo như kế hoạch đề ra của xã Dương Liễu, phấn đấu trong những năm tới sẽ duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành CBNSTP khoảng 8 – 9 %. Với mức tăng đó, mỗi năm khối lượng sản phẩm của ngành sẽ tăng khoảng 10 đến 11 tấn. Như vậy nếu tốc độ tăng trưởng giữ nguyên được mức đó thì đến năm 2015, làng nghề sẽ đạt tổng sản phẩm khoảng gần 145 đến 150 nghìn tấn các loại (tinh bột, miến, bún, bánh kẹo, mạch nha, vừng lạc, đỗ xanh sơ chế…).

Trong xu hướng phát triển hiện tại của làng nghề hiện nay cho thấy rằng, nhiều hộ đã mở rộng và chuyển sang sản xuất tinh bột sắn và miến,bún khô. Hai lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (đạt khoảng 5 đến 6%/năm), đặc biệt từ năm 2008 cho đến nay. Dự kiến những năm tới sẽ tiếp tục tăng khoảng 7 – 8%/năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, sản xuất đỗ xanh, vừng lạc cũng tăng chậm, một số năm sản lượng giảm đáng kể. Việc sản xuất bánh kẹo tập trung tới 70% tại các công ty TNHH ở địa phương. Do nhu cầu của thị trường tăng mạnh nên sản xuất bánh kẹo có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Các hộ sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu sản xuất mạch nha hoặc sơ chế nguyên liệu (khoai lang, khoai tây, lạc,…).

Với tốc độ tăng trưởng của sản xuất CBNS như dự tính (trung bình đạt 7,7%/năm) thì khối lượng thải đến năm 2015 cũng tăng khá nhanh. Có thể dự ước tính khối lượng thải của làng nghề Dương Liễu dựa theo công thức sau:





MNTSX(2015) : Khèi l­îng n­íc th¶i CBNSTP n¨m 2015

MNTSX(2008 - 2015): Tæng khèi l­îng n­íc th¶i CBNSTP trong giai ®o¹n 2008 – 2015

MRTSX(2015) : Khèi l­îng r¸c th¶i r¾n CBNSTP n¨m 2015

MRTSX(2008 - 2015): Tæng khèi l­îng r¸c th¶i r¾n CBNSTP trong giai ®o¹n 2008 – 2015.

i : Tèc ®é ph¸t triÓn nghÒ CBNSTP trung b×nh giai ®o¹n 2008 – 2015 (7,7%)

n : Sè n¨m dù b¸o (7 n¨m)




Bảng 3.10. Kết quả dự tính tải lượng thải của làng nghề đến năm 2015


Năm

Tổng nước thải sản xuất CBNS

(Nghìn m3)

Tổng rác thải sản xuất CBNS

(Nghìn tấn)

2015

3126,48

278,89

2008 - 2015

27.513,1

1.478,6

Về khối lượng thải từ sinh hoạt: Với tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2005 đến 2008 là 0,6%/năm, dự tính trong những năm tới tốc độ tăng dân số của Dương Liễu vẫn ổn định ở mức trên [Theo báo cáo dân số xã 2008].

Có thể dự tính dân số địa phương đến năm 2015 theo công thức:







P2015 = P2008 x e0,006x7 = 12.015 x e0,006x7 = 12.581

Khối lượng nước thải và rác thải sinh hoạt dự tính:

- Rác thải sinh hoạt: 0,55 x 12.581 = 6915 kg/ngày = 2,518 tấn/năm.

- Nước thải sinh hoạt = 0.13 x 12.581 = 1635,5 m3/ngày = 597.000 m3/năm.

Cần dựa vào hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường và dự tính tải lượng chất thải cơ bản để có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cũng như những cách thức thu gom và xử lý chất thải hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

3.2.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

Hướng giải quyết chung đối với thực trạng môi trường của làng nghề Dương Liễu :

- Đối với rác thải:

+ Xã Dương Liễu cần nâng cao năng lực hoạt động của tổ VSMT, tiến hành thu gom rác thải thường xuyên hơn, triệt để hơn tránh tình trạng rác thải, bã thải chất đống ven đường đi, khu vực chợ Sấu… Cần quy hoạch các điểm thu gom rác thải cố định trong các khu dân cư, tu sửa bãi rác nổi miền bãi, tránh tới mức tối thiểu những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực nâng cao ý thức thu gom và đổ rác đúng nơi quy định.

+ Huyện Hoài Đức cần có những xem xét, tính toán toàn bộ lượng thải hàng năm của các xã, từ đó có những định hướng quy hoạch các khu chôn lấp rác thải cho phù hợp. Ba xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai là những xã có hoạt động CBNS nhiều nhất nên có chung một bãi chôn lấp rác thải. Phần rác đã phân loại có thể sử dụng được sẽ được chuyển đến các nhà máy rác để tái sử dụng.

- Đối với nước thải: Cần sớm có kế hoạch quy hoạch và tu bổ hệ thống cống, kênh mương dẫn nước thải, xây dựng một khu vực tập kết và xử lý nước thải (trong khu quy hoạch sản xuất tập trung) cho cả làng nghề sao cho phù hợp, cần lưu ý tới tải lượng thải hiện tại và lâu dài. Các hộ sản xuất phân tán cũng cần đầu tư kỹ thuật xử lý nước thải sơ bộ.

Dưới đây là các giải pháp cụ thể:

a. Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.

*Khái niệm về quy hoạch và quy hoạch bảo vệ môi trường:

Quy hoạch: Hiện nay, có khá nhiều các khái niệm về quy hoạch, song nhìn chung đều phản ánh bản chất của quá trình này là: “Đó là công cụ có tính chất chiến lược trong phát triển, được coi là phương pháp thích hợp để tiến tới tương lai theo một phương hướng, mục tiêu do ta vạch ra. Đồng thời, đó là tất cả những công việc hoặc khả năng kiểm soát tương lai bằng các hoạt động hiện tại nhờ vào sự ứng dụng các kiến thức về quan hệ nhân quả (..). Kỹ thuật cơ bản của nó là các báo cáo viết, kèm theo là dự báo thống kê, trình bày toán học, đánh giá định lượng và sơ đồ (bản đồ) mô tả những mối liên hệ giữa các phần tử khác nhau của bản quy hoạch” [Vũ Quyết Thắng, 2007].

Quy hoạch bảo vệ môi trường có thể được hiểu là việc “xác lập các mục tiêu môi trường mong muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện và phát triển một/những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra” [Vũ Quyết Thắng, 2007].

Từ đó có thể hiểu khái niệm quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường về cơ bản là việc: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí không gian sản xuất cho làng nghề dựa trên hiện trạng về sản xuất, điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của làng nghề và dự báo xu hướng biến đổi… để có thể phát huy tốt năng lực của làng nghề, vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường và phúc lợi xã hội, hay nói cách khác để đảm bảo phát triển bền vững. Để lựa chọn được một phương án quy hoạch tốt nhất thì không chỉ có một đánh giá chính xác về hiện trạng phát triển và hiện trạng môi trường của làng nghề, mà cần xác định được những mối “xung đột” cơ bản giữa các mục tiêu kinh tế, môi trường, xã hội và các mối quan hệ nhân quả diễn ra trong môi trường sống của cộng đồng làng nghề.



* Hiện trạng quy hoạch làng nghề tại Dương Liễu

Đối với làng nghề Dương Liễu: Từ những năm bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề là sản xuất theo các hộ gia đình, với cơ sở sản xuất gần như 100% là gắn với khu nhà ở, sinh hoạt với diện tích sử dụng cho tất cả các mục đích (ở, sinh hoạt, sản xuất) chỉ khoảng 110 – 140 m2/hộ. Một hai năm trở lại đây, một số hộ gia đình đã có điều kiện để mở các xưởng sản xuất riêng với diện tích khoảng 40 – 50 m2, tách khỏi khu nhà ở, nhưng số này không nhiều. Hiện nay xã đang có hai dự án quy hoạch khu sản xuất tập trung thuộc miền đồng (12 ha) và miền bãi (40 ha) đang trong quá trình xét duyệt. Các hộ sản xuất cũng rất hưởng ứng kế hoạch trên và mong muốn được đưa vào khu sản xuất tập trung.



*Chủ trương của dự án: Theo kết quả phỏng vấn cho thấy:

Dự án quy hoạch sản khu sản xuất tập trung dưới chủ trương của xã, sau khi được đấu thầu thì chủ đầu tư sẽ nghiên cứu về cơ sở hạ tầng.

Theo địa phương thì dự án quy hoạch không gian sản xuất tại làng nghề nhìn chung chỉ tập trung vào các nội dung về cơ sở sản xuất mà ít chú trọng đến các yếu tố môi trường do quỹ đất hạn chế. Về các đối tượng đưa vào khu tập trung, sau khi xây dựng xong cơ sở vật chất, những hộ có nhu cầu vào khu sản xuất sẽ nộp đơn lên xã, quá trình xét duyệt sẽ được cân nhắc trên nhiều yếu tố và lựa chọn các hộ vào khu sản xuất tập trung. Song, chủ trương là chỉ có thể đưa được vài trăm hộ vào khu sản xuất với diện tích khoảng 360 m2/hộ.
*Đề xuất giải pháp quy hoạch không gian sản xuất:

Mục tiêu của việc quy hoạch không gian sản xuất là di chuyển được các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, các nghề CBNS có mức độ gây ô nhiễm cao đối với môi trường làng nghề từ khu cư trú của dân cư ra khu sản xuất tập trung, vừa tạo điều kiện sản xuất có hiệu quả, vừa bảo vệ, cải thiện môi trường.

Khái quát thực trạng sản xuất tại làng nghề hiện nay: Trong số các nghể CBNS của Dương Liễu hiện nay thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là chế biến tinh bột sắn, dong, sản xuất miến, bún khô, mạch nha. Và đây cũng là các nghề đã và đang đóng góp mức thải lớn nhất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn xã.

Bảng 3.11. Cơ cấu sản lượng và chất thải của các nghề sản xuất chính

làng nghề Dương Liễu

Năm 2008

Các sản phẩm chủ yếu

Sản lượng

Số hộ sản xuất

(hộ)

% Sản lượng

% NTSX

% RTSX

(tấn)

Tinh bột sắn

70,000

440

60.6

54.6

70.5

Tinh bột dong

20,000

91

17.3

44

23.8

Đỗ xanh bóc vỏ

5,000

21

4.3

-

0.9

Miến dong

10,500

121

9.1

1.39

-

Mạch nha

10,000

64

8.7

0.04

4.8

Tổng

103,000

737

100

100

100

Nguồn: UBND xã Dương Liễu và kết quả phỏng vấn

Dựa trên thực tế, có thể xác định những đối tượng chủ yếu cần ưu tiên đưa vào khu sản xuất tập trung trước, còn lại các đối tượng khác sẽ điều chỉnh cho phù hợp với hình thức sản xuất phân tán dựa trên cơ sở quy hoạch lại không gian và cơ sở hạ tầng.

Để phù hợp với xu hướng phát triển như hiện nay của làng nghề, khu sản xuất tập trung có thể được xây dựng trên cơ sở sau:

Bảng3.12. Mô hình quy hoạch khu sản xuất tập trung cho làng nghề Dương Liễu

Stt

Nghề, đặc điểm

Quy hoạch tập trung

Quy hoạch phân tán

Dự kiến số hộ

Quy mô

Lưu ý




1

Sản xuất tinh bột: Nước thải, chất xơ, bã thải nhiều


150

- Hộ sản xuất có mức tiêu thụ ≥ 1 tấn nguyên liệu/ngày

- Công đoạn lọc tinh bột



-Riêng đối với sản xuất tinh bột dong cần có hệ thống lọc bã sơ bộ

-Công đoạn làm bột thô với mức tiêu thụ ≤ 0.5 tấn nguyên liệu/ngày

2

Sản xuất miến, bún khô: Nước thải khá nhiều, cần nhiều diện tích

100

-Hộ sản xuất có mức tiêu thụ ≥ 0.5 tấn nguyên liệu/ngày




-Công đoạn đóng gói sản phẩm

3

Sản xuất mạch nha: Rác thải trung bình, cần nhiệt lượng nhiều, ô nhiễm không khí

50

-Hộ sản xuất có mức tiêu thụ ≥ 0.5 tấn nguyên liệu/ngày

-Nghiên cứu thay thế nguyên liệu chất đốt để giảm thiểu ô nhiễm

-Hộ sản xuất có quy mô < 0.5 tấn nguyên liệu/ngày.

4

Sơ chế đỗ xanh: Bã thải ít ô nhiễm, công nghệ tương đối đơn giản.










-Hộ sản xuất có mức tiêu thụ ≤ 1 tấn nguyên liệu/ngày

5

Sản xuất bánh kẹo: Chủ yếu tập trung ở các công ty




- Các công ty có mức sản xuất ≥ 0.5 tấn/ngày




-Hộ sản xuất có mức sản xuất < 0.5 tấn sản phẩm/ngày

6

Những vấn đề chung




- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu sản xuất

- Quản lý chất thải rắn

- Có hệ thống cung cấp điện nước của khu quy hoạch

- Có bộ phận chuyên trách về vấn đề moi trường của khu sản xuất



- Cần thường xuyên kiểm định chất lượng các sản phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, hướng tới phát triển bền vững.

- Những cơ sở có năng suất thấp

- Nhà cửa và khu vực sản xuất phải bố trí hợp lý, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Xử lý cục bộ tại các hộ sản xuất.

- Nâng cấp hệ thống thoát nước của làng, đảm bảo thông thoát cả khi mùa mưa và vụ sản xuất chính.




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương