MỤc lục error: Reference source not found danh mục các bảng biểU 3 danh mục các hình 4



tải về 1.02 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.02 Mb.
#30786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Nguồn: Kết quả thực địa, 2009

c. Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải.

Các bãi rác công cộng của làng nằm giữa khu vực miền bãi, miền đồng có diện tích khoảng 10.000 m2 ha và 4100 m2. Khoảng cách của bãi tập kết rác thải tới khu dân cư gần nhất là 200m, còn lại cách từ 1 đến 2 km. Hàng năm xã có tiến hành đổ đất cát để san lấp các bãi đổ chất thải, song hiện nay hầu hết các bãi thải đều đã quá tải. [UBND xã Dương Liễu, 2008].

Với tổng lượng rác thải trung bình năm khoảng 175 nghìn tấn, trong đó có khoảng 159 nghìn tấn là bã sắn, khoảng 70 - 80 % bã sắn được tận thu để bán cho các cơ sở sản xuất phân vi sinh và thức ăn gia súc, phần còn lại do chất lượng kém được chất đống ven đường đi, đổ ra bãi rác công cộng, thậm chí có thể theo cả dòng thải đổ ra các kênh mương chung của xã. Riêng bã thải từ sản xuất tinh bột dong với khối lượng không nhỏ (40 - 50 nghìn tấn/năm) được thải trực tiếp cùng với dòng thải do đó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn, dễ bị tắc nghẽn các kênh mương nhất là vào mùa vụ chính. Đối với các sản xuất khác như miến, bún phở khô, mạch nha, bánh kẹo, lọc tinh bột…, rác thải một phần gia đình tự thu gom, còn phần lớn thải thẳng ra hệ thống cống rãnh.

Khối lượng rác thải sinh hoạt và thương mại, dịch vụ chiếm khoảng 0.55% tổng lượng rác thải với hơn 5 nghìn tấn mỗi năm (trung bình khoảng 14 tấn/ngày). Lượng rác thải sinh hoạt được chuyển phần lớn ra bãi rác chung của làng tại khu vực miền bãi. Song, việc thu gom rác do tổ vệ sinh của xã tiến hành chỉ với tần suất 2 – 3 ngày 1 lần, thậm chí còn lâu hơn, cũng có thể do việc thu gom chưa triệt để nên một lượng rác không nhỏ vận được thải bừa bãi ven đường đi, ven khu vực chợ Sấu… Rác thải thương mại và dịch vụ được các hộ gia đình và ban quản lý chợ tự thu gom và tập trung chủ yếu ở các khu vực chợ nông sản, chợ hoa quả, chợ tiêu dùng.

Rác thải chăn nuôi, một phần được gia đình thu gom làm phân bón, còn lại được xả thẳng ra hệ thống cống rãnh.

Chất thải xây dựng: Với tốc độ Đô thị hóa nhanh như hiện nay tại xã Dương Liễu, các chất thải từ vật liệu xây dựng hiện tại vẫn chưa có giải pháp xử lý, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường.



d. Về việc xử lý rác thải:

- Xử lý bã thải từ chế biến nông sản:

Một trong những giải pháp đối với bã thải của làng nghề trước kia do chưa lường hết được lượng thải nên đến nay gần như không có hiệu quả. Việc xử lý bã sắn bằng bể Biogas theo địa phương hiện nay vẫn chưa thực hiện được, do thiếu cơ sở mặt bằng, lại tốn kém về vốn, mà hiệu quả họ thu được không cao nên chỉ có một số bể của các hộ chăn nuôi, còn bã sắn người dân vẫn ép khô và chở đi bán, phần còn lại thải ra môi trường của xã.

Việc xử lý bã dong do Công ty Mặt Trời Xanh đảm nhận theo kế hoạch là xây dựng hệ thống cống rãnh, tiến hành thu, vớt bã dong ngay tại cửa cống đến nay coi như thất bại. Phần vì lượng bã dong quá nhiều, phần vì đầu tư công nghệ của công ty không có, hơn nữa hệ thống cống rãnh không đầu tư nâng cấp, quá nhỏ so với lượng thải, phần vì nhiều lý do kinh tế khác nên công ty này đến nay hầu như không xử lý được lượng bã dong trong nước thải.

-Xử lý rác thải tại bãi rác:

Đối với rác thải tại bãi thải được thu gom bởi Hợp tác xã Thành Công. Song, việc thu gom mỗi năm chỉ có vài lần, mỗi lần chỉ có một xe rác đi gom ở nhiều địa phương nên vận chuyển cũng không triệt để. Bãi rác hiện nay hầu hết đã quá tải, đồng thời việc xử lý chậm, thưa thớt như trên đã gây ô nhiễm cho môi trường khu vực lân cận. Nhất là cách đó chỉ vài chục mét lại là bãi phơi sản phẩm của các hộ sản xuất xóm Mới (Tinh bột sắn, miến), sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.



3.1.3. Hiện trạng môi trường khí.

Đối với không khí tại các làng nghề CBNSTP nói chung và tại làng nghề Dương Liễu nói riêng, nguồn gây ô nhiễm điển hình nhất là từ các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải bị phân hủy yếm khí tạo ra các mùi hôi nồng nặc, khó chịu. Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, CH4, NH3... Ngoài ra, các làng nghề này cũng sử dụng một lượng không nhỏ các nhiên liệu chất đốt (chủ yếu là than, củi) cho các công đoạn đun, nấu các sản phẩm (mạch nha, tráng miến, bún…) thải vào không khí các chất như CO, CO2, SO2, NO2… Do khí thải được phát tán nên hầu hết các chỉ tiêu này tại các làng nghề đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, song vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực và các vùng lân cận.

Ô nhiễm không khí tại Dương Liễu đáng nói nhất là vào thời vụ sản xuất chính (cuối năm âm lịch), do tần suất qua lại của các phương tiện giao thông quá nhiều, hàng ngày có hàng trăm chuyến xe qua lại vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm…, hơn nữa thời điểm này lại là mùa hanh khô nên nồng độ bụi thường tăng cao.

Bảng 3.5: Chất lượng môi trường không khí tại làng nghề Dương Liễu

Mẫu

Địa điểm

Bụi

(mg/m3)

CO

(mg/m3)

NH3

(mg/m3)

H2S

(mg/m3)

HCl

(mg/m3)

Cl

(mg/m3)

K1

Đình đầu làng

0,12

1,22

1,2

0,02

-

0,015

K2

Xóm Chàng chợ -

Chàng Trũng



1,6

4,02

0.2

0,2

0,5

0,04

K3

Xóm Đoàn Kết

1,34

3,11

0,7

0,46

0,35

0,03

K4

Trước công ty

Mặt Trời Xanh



1,3

2,4

1

0,7

0,33

0,03

K5

Kênh T5

0,76

2,7

0,6

0,82

0,79

0,5

Ghi chú: Kết quả khảo sát ngày 15/4/2009

Ngoài ra, kết quả khảo sát tại một số cơ sở sản xuất mạch nha, nồng độ CO2 và SO2 tương đối cao (Ví dụ cơ sở sản xuất mạch nha gia đình anh chị Nguyễn Văn Sinh tại xóm Chàng Chợ, nồng độ CO2 và SO2 là 9,01 mg/m3; 0,5 mg/m3).

Trong các khu dân cư, do điều kiện kín gió, các hộ sản xuất khép kín nên ô nhiễm khí thải do sản xuất nha, bánh kẹo, miến chủ yếu ảnh hưởng ở quy mô hộ gia đình, ít phát tán.

Đối với khu vực miền đồng (dọc tuyến xã lộ có kênh tiêu nước dẫn nước thải ra kênh T2) và ven đường thôn xóm ven các cống nước thải, không khí bị nhiễm mùi ở mức độ cao, nhất là vào các ngày nắng. Nồng độ NH3 luôn cao hơn các khu vực khác (0.6 – 1 mg/m3).



3.1.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề.

Để có thể đưa ra được những giải pháp sản xuất gắn với cải thiện, bảo vệ môi trường làng nghề hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thì việc tìm hiểu, đánh giá được hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường tại khu vực có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó phản ánh rõ mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Việc phân chia các mức độ ô nhiễm theo không gian của làng nghề là tổng hợp của hai yếu tố trên.

Do phạm vi nghiên cứu là một xã nhỏ nên học viên lựa chọn đơn vị cơ sở chủ yếu để phân chia các mức độ ô nhiễm là các xóm. Việc phân chia dựa theo cách tính chỉ số chất lượng môi trường (EQI). Các tiêu chí sử dụng để đánh giá gồm: Tổng lượng nước thải; tổng rác thải; Tỷ lệ các hộ sản xuất nghề; hàm lượng BOD, COD và Coliform trong mẫu nước thải.

Các tiêu chí đánh giá và các mức độ ảnh hưởng được tổng hợp như trong bảng sau:



Bảng 3.6. Phân chia các mức độ ảnh hưởng theo các tiêu chí đánh giá ô nhiễm môi trường làng nghề Dương Liễu

Các mức độ ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

ít

Ảnh hưởng trung bình

Ảnh hưởng lớn

Trọng số



0


0 - 1


1 - 2


2 - 3


Các tiêu chí


Lượng nước thải

(nghìn m3/năm)



- Không có các hoạt động CBNSTP

- Từ 0 – 100

- Từ 100 - 300

- Trên 300


3

Lượng rác thải

(nghìn tấn/năm)



- Không có rác từ CBNSTP

- Từ 0 – 5

- Từ 5 – 15

- Từ 15 – 30

2

Tỷ lệ các hộ CBNSTP (%)

- Không có nghề CBNSTP

- Từ 0 – 20 % số hộ CBNSTP

- Từ 20 - 40 % số hộ CBNSTP

- Từ 20 - 60 % số hộ CBNSTP

2

BOD

- Hàm lượng không vượt quá TCCP

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 0 – 50 lần

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 50 – 100 lần

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 100 – 150 lần

3

COD

- Hàm lượng không vượt quá TCCP

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 0 – 50 lần

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 50 – 100 lần

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 100 – 150 lần

3

Coliform

- Hàm lượng không vượt quá TCCP

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 0 – 50 lần

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 50 – 100 lần

- Hàm lượng vượt quá TCCP từ 100 – 150 lần

3

- Dựa trên kết quả khảo sát và nghiên cứu

Bảng 3.7. Bảng điểm đánh giá mức độ ô nhiễm

TT

Tên xóm

Các tiêu chí đánh giá

Tổng điểm

Nước thải

Rác thải

Tỷ lệ các hộ CBNS

Hàm lượng BOD

Hàm lượng COD

Hàm lượng coliform

1

Chàng chợ

0.08

0.10

0.50

0.32

0.60

0.50

2.10

2

Chàng Trũng

0.42

0.10

1.10

0.32

0.30

0.50

2.84

3

Gia

1.01

0.70

2.20

0.40

0.70

1.20

6.21

4

Đồng

3.01

2.90

2.00

2.10

1.60

2.80

14.4

5

Thống Nhất

0.18

0.20

1.00

1.60

1.30

2.00

6.28

6

Quê

0.1

0.10

0.50

0.32

0.60

0.50

2.12

7

Đồng Phú

0.09

0.10

0.50

1.40

1.20

0.03

3.32

8

Me Táo

1.17

1.50

1.40

1.40

1.20

0.03

6.70

9

Mới

1.74

1.90

2.20

1.60

1.30

2.00

10.74

10

Hợp Nhất

1.46

0.70

1.90

2.10

2.10

0.10

8.36

11

Đoàn Kết

1.42

1.30

1.40

2.10

2.10

0.10

8.42

12

Đình Đàu

1.70

1.40

2.40

2.10

2.10

0.1

9.80

13

Chùa Đồng

0.02

0.10

0.50

0.32

0.60

0.50

2.04

14

Hòa Hợp

0.04

0.10

0.20

0.32

0.60

0.70

1.96

Bảng 3.8: Bảng điểm đánh giá mức độ ô nhiễm có nhân hệ số

TT

Tên xóm

Các tiêu chí đánh giá

Tổng điểm

Nước thải

Rác thải

Tỷ lệ các hộ CBNS

Hàm lượng BOD

Hàm lượng COD

Hàm lượng coliform

1

Chàng chợ

0.24

0.20

1.00

0.96

1.80

1.50

5.70

2

Chàng Trũng

1.26

0.20

2.20

0.96

0.90

1.50

7.22

3

Gia

3.03

1.40

4.40

1.20

2.10

3.60

15.73

4

Đồng

9.03

5.80

4.00

6.30

4.80

8.40

38.33

5

Thống Nhất

0.54

0.40

2.00

4.80

3.90

6.00

17.64

6

Quê

0.30

0.20

1.00

0.96

1.80

1.50

5.76

7

Đồng Phú

0.27

0.20

1.00

4.20

3.60

0.09

9.36

8

Me Táo

3.51

3.00

2.80

4.20

3.60

0.09

17.20

9

Mới

5.22

3.80

4.40

4.80

3.90

6.00

28.12

10

Hợp Nhất

4.38

1.40

3.80

6.30

6.30

0.30

22.48

11

Đoàn Kết

4.26

2.60

2.80

6.30

6.30

0.30

22.56

12

Đình Đàu

5.10

2.80

4.80

6.30

6.30

0.30

25.60

13

Chùa Đồng

0.06

0.20

1.00

0.96

1.80

1.50

5.52

14

Hòa Hợp

0.12

0.20

0.40

0.96

1.80

2.10

5.58


tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương