MỤc lục error: Reference source not found danh mục các bảng biểU 3 danh mục các hình 4



tải về 1.02 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.02 Mb.
#30786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11


Nguồn:- Kết quả nghiên cứu

- Tham Khảo Đặng Kim Chi, 2005, Làng nghề Việt Nam và môi trường


Vị trí của khu sản xuất tập trung có thể lựa chọn vị trí thuộc miền đồng, trên khu vực công ty Mặt trời xanh hiện nay, với diện tích khoảng 12 ha. Khi tiến hành xây dựng dự án quy hoạch cần quan tấm đến một số vấn đề như: điều kiện thực tế của địa phương, nguyện vọng của người sản xuất, và những yêu cầu cần đáp ứng (về mặt bằng, không gian sản xuất, vấn đề môi trường, vấn đề thị trường và thương hiệu sản phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm…)



b. Giải pháp quản lý và phối hợp sự tham gia của cộng đồng:

* Nâng cao năng lực quản lý môi trường

Trước tiên cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý môi trường cho địa phương. Nhanh chóng thiết lập được một hệ thống quản lý môi trường của xã mang tính chuyên trách thay cho kiêm nghiệm như hiện nay.

Các cơ quan, ban ngành cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động để hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Thực trạng thu và chi phí môi trường của làng nghề hiện nay có nhiều bất cập:

- Chỉ thực hiện được về cơ bản việc thu quỹ VSMT 8000 đồng/khẩu/năm.

- Việc thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất dựa trên chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội: Thu từ 50.000 – 1.000.000/hộ/năm tùy theo ngành nghề và theo tháng sản xuất. Theo đó, xã thu các hộ sản xuất tinh bột 3 tháng cuối năm (200.000 – 500.000/hộ), các nghề sản xuất khác đóng cả năm với mức 50.000 – 200.000/năm. Tuy nhiên, việc thu phí gặp rất nhiều khó khăn do ý thức của người sản xuất còn hạn chế và chưa có những chế tài cụ thể, chỉ có khoảng hơn 20% số hộ sản xuất tham gia đóng phí. Với tổng mức thu hàng năm chỉ đạt từ 200 – 300 triệu đồng.

- Do đó, việc chi cho công tác VSMT cũng hạn chế dưới hình thức chi trả gói gọn cho tổ VSMT với mức 250 triệu đồng/năm/15 người.

Với mức thu phí môi trường như hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu chi phí cho công tác môi trường của xã. Bởi vậy kiến nghị xã tăng mức thu phí vệ sinh môi trường đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Bình quân quỹ VSMT có thể thu theo quy chế 2008 của xã với mức 8000 đồng/khẩu/năm. Phí vệ sinh môi trường sẽ thu theo hai thời điểm: thời kỳ sản xuất cao điểm và thời kỳ sản xuất thường.



Bảng 3.13. Định hướng mức thu phí môi trường đối với các nghề

CBNSTP Dương Liễu

Ngành nghề

Số hộ

Thời kỳ sản xuất bình thường

(T 1 – T8)

đồng/hộ/tháng

Thời kỳ cao điểm

(T9 – T12)

đồng/hộ/3tháng

Trung bình

(đồng/hộ/năm)

Tổng tiền

(triệuđồng/năm)

Sản xuất tinh bột

540

50.000

500.000

950.000

513

Sản xuất miến, bún, mạch nha,

185

100.000

300.000

570.000

105,45

Bánh kẹo, thực phẩm khác

80

10.000

30.000

120.000

9,6

Sơ chế đỗ xanh, vừng lạc

15

5.000

15.000

60.000

0,9

Quỹ VSMT

12015 khẩu

8000 đồng/khẩu/năm




96

Tổng tiền ước tính







724,95

Lưu ý:

Sau khi quy hoạch lại không gian sản xuất, việc quản lý sản xuất và chất thải đã cụ thể hơn thì có thể tính phí VSMT đối với các cơ sở theo lượng chất thải.


tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương