MỤc lục error: Reference source not found danh mục các bảng biểU 3 danh mục các hình 4



tải về 1.02 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.02 Mb.
#30786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Nguồn: UBND xã Dương Liễu và kết quả phỏng vấn

Dương Liễu hiện đã có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nhưng dùng chung cho cả nước thải sản xuất và sinh hoạt, chăn nuôi. Toàn bộ lượng nước thải không qua xử lý, thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh mương rồi đổ vào sông Đáy, sông Nhuệ. Mặc dù được bố trí khá hợp lý về mật độ và vị trí nhưng không được tu bổ, nạo vét thường xuyên nên nhiều đoạn kênh tiêu nước bị lấp đầy rác, gây ứ tắc trầm trọng. Các cống thoát nước quanh khu vực dân cư, khu vực sản xuất thì nhỏ, nông, không có nắp đậy, không đủ sức chứa nước thải vào mùa vụ, những ngày nắng nước, mưa nước đều bốc mùi hôi thối, khó chịu. Vào vụ sản xuất chính (tháng 9 âm lịch đến tháng 3 năm sau), nước sản xuất quá nhiều nên một số xóm có quy mô sản xuất lớn như xóm Đồng, xóm Mới, Đoàn Kết… lượng nước thải lên đến hàng trăm m3/ngày đêm. Song, với diện tích nhỏ, các cống thoát nước cũng không đủ dung tích nên hiện tượng nước thải chảy tràn ra cả đường đi, ngập ngụa khắp xóm là điều phổ biến.



c. Thực trạng chất lượng môi trường nước.

CBNSTP là ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn, nhưng nước thải ra cũng không ít, do nước chủ yếu dùng ở công đoạn rửa, ngâm, ủ nguyên liệu. Mặt khác, nước thải từ sản xuất chế biến NSTP lại giàu chất hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường. Nước thải cống chung tại các làng nghề CBNSTP đều vượt quá TCVN 5945 – 1995 (cột B) từ 5 – 32 lần [Đặng Kim Chi, 2005]. Hầu hết nước thải có nông độ pH thấp, thể hiện chất thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí.

Tại làng nghề Dương Liễu, các hoạt động CBNSTP chủ yếu là chế biến tinh bột dong và sắn, làm miến, sơ chế đỗ xanh, vừng, lạc bóc vỏ, sản xuất mạch nha… Nước thải chủ yếu từ các công đoạn như rửa, bóc tách vỏ nguyên liệu; lọc tách bã, ngâm ủ, rửa bột…nên có hàm lượng BOD, COD rất lớn, đặc biệt là nước thải từ sản xuất tinh bột dong có hàm lượng chất hữu cơ cao (bã dong được thải cùng với dòng nước thải, không được thu gom), sản xuất tinh bột dong cũng tạo ra một lượng nước thải lớn nhất so với các sản phẩm khác của làng nghề (để sản xuất 1 tấn tinh bột dong thải ra 41 m3 nước).

Ngoài ra, ngành chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn với khoảng 33.000 con/năm, có những hộ nuôi tới hàng trăm con, mỗi ngày thải ra hàng m3 nước từ việc rửa chuồng trại. Nước thải chăn nuôi thường có hàm lượng coliform cao, tập trung nhiều ở các xóm Đồng Phú, Me Táo, Hòa Hợp, Đình Đàu, Hợp Nhất.

Kết quả phân tích một số mẫu nước tại làng nghề năm 2009 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều vượt quá TCCP, hàm lượng BOD, COD, SS và coliform đều rất cao. Hàm lượng BOD và COD trong nước thải trước các hộ sản xuất tinh bột sắn, dong, lọc tinh bột vượt quá TCCP từ 60 đến 113 lần; hàm lượng SS gấp từ 2 đến 4 lần; N tổng, P tổng gấp từ 2 đến 5 lần; đặc biệt lượng coliform vượt quá TCCP từ 50 đến 100, đến 180 lần.

Trước tình trạng nước thải ô nhiễm như trên lại không có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra các cống rãnh, mương máng rồi hòa vào sông Nhuệ, sông Đáy đã làm cho hệ thống nước mặt của xã và các vùng lân cận bị suy thoái nghiêm trọng về chất lượng. Hàm lượng hữu cơ quá cao dẫn đến sự phân hủy yếm khí trong các thủy vực, tạo ra các chất như H2S, NH3 tác động đến sự sống của các loài thủy sinh trong vùng. Đồng thời nước thải ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất, ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của vùng. Nhiều giếng khơi trong vùng đến nay nhiễm bẩn không thể sử dụng được, các hộ đã phải chuyển sang dùng nước giếng khoan. Những ngày nắng, nhiệt độ cao đã làm bốc mùi các mương nước, gây mùi hôi thối khắp làng nghề. Lượng vi khuẩn trong nước rất dễ phát tán khắp không gian môi trường của xã, đó là nguyên nhân gây các loại dịch bệnh, nhất là vào mùa mưa.



Bảng 3.2. Chất lượng môi trường nước tại một số địa điểm của làng nghề

Số hiệu

Chỉ tiêu

pH

Nhiệt

độ (0C)



SS

(mg/l)


BOD5

(mg/l)


COD

(mg/l)


Coliform tổng

(MPN/100ml)



N tổng

(mg/l)


P tổng

(mg/l)


N1

6,11

26,2

227

4213

5013

170.103

68,88

16,03

N2

5,47

32,4

394

5656

8666

22.103

85,12

16,19

N3

6,26

27,5

474

5506

6406

900.103

154,02

29,93

N4

6,59

27,7

55

3473

5010

8.103

39,76

8,48

N5

5,1

26,1

17

63

232

13.103

5,6

0,05

N6

-

-

36

81,2

243

170.103

16,24

0,06

N7

7,2

28,9

62

4108,2

5270

500.103

11,2

0,05

N8

6,46

26,1

33

81,5

263

130.103

11,2

0,06

N9

6,1

32,3

96

108,3

278

300.103

93,52

0,08

TCVN-

5945:

2005

(cột B)

5,5-9

40

100

50

80

5000

30

6

Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, 4/2009

Chú thích:

Số hiệu

Địa điểm

Tọa độ

N1

Kênh tiêu nước trước công ty Mặt trời xanh

21° 03' 41" B

105° 40' 41,3" Đ

N2

Cống nước thải tại hộ sản xuất tinh bột dong, xóm Đoàn Kết

21° 03' 32,4" B

105° 40' 36,7" Đ

N3

Cống nước thải ven các hộ sản xuất tinh bột dong, miến xóm Đồng

21° 03' 31,6" B

105° 40' 35,2" Đ

N4

Cống nước thải hộ sản xuất tinh bột sắn, xóm Đồng Phú

21° 03' 35,7" B

105° 40' 0,5" Đ

N5

Mương nước tưới giữa cánh đồng phía Tây

21° 03' 27" B

105° 39' 30" Đ

N6

Cống nước thải hộ chăn nuôi, xóm Hòa Hợp

21° 03' 17" B

105° 39' 11" Đ

N7

Cống nước thải các hộ sản xuất tb sắn, bánh kẹo, xóm Mới

21° 03' 25" B

105° 40' 3,6" Đ

N8

Cống nước thải ven các hộ xóm Chàng Chợ

21° 03' 37" B

105° 40' 21" Đ

N9

Cống nước thải hộ sản xuất miến, xóm Gia

21° 03' 36" B

105° 40' 29" Đ


d. Tình trạng xử lý nước thải

Với nhu cầu nước và lượng nước thải lớn như Dương Liễu, thêm vào đó là đặc trưng của các làng nghề hiện nay: sản xuất chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, vốn ít… nên việc đầu tư các công nghệ cho môi trường hầu như chưa có. Do đó, 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý.

Dương Liễu là làng nghề CBNSTP, với các hoạt động có lượng nước thải lớn nhất là sản xuất tinh bột dong, tinh bột sắn, miến, chăn nuôi. Trung bình mỗi ngày đêm toàn xã thải ra khoảng hơn 6000 m3 nước, được tập trung đổ về 2 cống Xiphong, chảy ngầm qua kênh Đan Hoài vào xưởng xử lý chất thải của công ty Mặt trời xanh đảm nhận, được thu gom lượng bã dong, nước sau xử lý sơ bộ chảy theo cửa ra đổ và kênh T2 đầu làng. Bốn xóm vùng bãi nước thải đổ vào kênh T5.

Xã chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt, lượng nước xả thải lớn diện tích cống thì bé và không thường xuyên tu bổ nâng cấp, các đường cống không có nắp đậy rất nhiều. Vì thế nước thải thường xuyên bị tắc nghẽn, bốc mùi nồng nặc, vào mùa sản xuất chính còn bị tràn lan khắp ngõ ngách.

Đội ngũ khơi thông cống rãnh của xã hoạt động không thường xuyên và không có định kì.chỉ khi có sự cố tắc nghẽn gây ngập úng đường mới bắt tay vào xử lý.

Gần đây đã có một số công trình nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề nước thải tại làng nghề, điển hình là trạm xử lý nước thải do công ty Mặt Trời Xanh đảm nhận - vốn là công ty được xây dựng với mục tiêu là thu gom xử lý nước thải và thu gom bã thải sản xuất phân vi sinh trên địa bàn xã. Tuy nhiên, công suất và hiệu quả của công ty đến nay đều không đạt được mục tiêu như ban đầu, chỉ thu gom và xử lý một phần nhỏ lượng bã thải từ sản xuất tinh bột dong của làng nghề.



3.1.2. Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn.

a. Khối lượng rác thải.

Ở Dương Liễu, rác thải từ sản xuất cũng chủ yếu liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp, chiếm tới hơn 90% là lượng bã sắn, bã dong và các loại vỏ. Ngoài ra còn lẫn các thành phần đất, cát, và rác thải sinh hoạt. Trung bình có khoảng gần 480 tấn rác thải/ngày đêm thì riêng lượng bã sắn và bã dong đã chiếm tới 91% (435 tấn).



Năm 2005, lượng rác thải ước tính khoảng 312 tấn/ngày đêm thì nay cùng với khối lượng tinh bột dong và sắn tăng lên 20% đến 30% thì lượng rác thải cũng tăng lên gấp 1.5 lần.

Bảng 3.3. Tình hình rác thải rắn trung bình mỗi ngày tại làng nghề

(năm 2008)

Loại rác thải

Lưu lượng

(Kg/hộ)

Số hộ tham gia

Tổng rác thải

(tấn/ngày)

2005

2008

2005

2008

+ Rác thải sinh hoạt

1,5

2652

2798

3,9

4,2

+ Rác thải chăn nuôi

12

900

500

10,8

6,0

+ Rác thải CN – TTCN

 

 

 

 

 

- Sản xuất sắn đót

1000

200

300

200

300

- Sản xuất tinh bột dong

1500

50

90

75

135

- Sản xuất khác

30

500

830

15

24,9

+ Rác thải TM - DV

 

 

 

 

 

- Khu vực chợ nông sản

100

kg/xe


100 xe/ngày

150 xe/ngày

5,0

7,5

- Khu vực chợ tiêu dùng

2

1000

1200

2,0

2,4

Tổng

311.7

480

Nguồn: UBND xã Dương Liễu, 2008

Như vây, trung bình mỗi năm, lượng rác thải của làng nghề là rất lớn với tổng khoảng 175.200 tấn. Trong đó, khối lượng rác thải của sản xuất đã chiếm tới 96 % lượng rác thải của toàn xã (460 tấn), rác thải sinh hoạt chỉ có 0.9 %, còn lại là rác thải từ chăn nuôi và thương mại, dịch vụ và một số hoạt động khác



b. Thành phần rác thải.

Trong thành phần rác thải nói chung thì có tới hơn 60% là rác hữu cơ, trong đó chiếm 34% là khối lượng bã dong bã sắn. Đây chủ yếu là thành phần không tận thu được cho sản xuất phân bón và thức ăn chăn nuôi nên được thải đi.



Bảng 3.4. Thành phần rác thải tại bãi rác làng nghề Dương Liễu

Thành phần

Khối lượng (g)

% theo khối lượng

Các chất hữu cơ, trong đó:

618

61,8

- Rau, hoa lá, rơm rác, xác sinh vật, chất thải chăn nuôi...

270

27

- Bã dong, sắn

348

34,8

Nhựa, cao su, da

20

2

Giấy

15

1,5

Tải

12

1,2

Xốp

5

0,5

Thủy tinh

21

2,1

Vật liệu xây dựng

91

9,1

Kim loại

33

3,3

Vải vụn

16

1,6

Xỉ than

150

15

Gỗ

15

1,5

Hóa chất

-

-

Khác

4

0,4

Tổng

1000 g

100


tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương