MỤc lục chưƠng 1: CƠ SỞ LÝ luậN 11


CHƯƠNG 3: LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN DO SỰ CỐ DẦU TRÀN TẠI CỬA ĐẠI VÀ CÙ LAO CHÀM



tải về 1.63 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

3.CHƯƠNG 3: LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN DO SỰ CỐ DẦU TRÀN TẠI CỬA ĐẠI VÀ CÙ LAO CHÀM



    1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI


Tỉnh Quảng Nam có dân số gần 1,5 triệu người (2004), tổng diện tích đất tự nhiên là 1.040.514 ha, với 2 hệ thống sông chính là Sông Thu Bồn và Sông Tam Kỳ, đổ ra biển Đông theo 2 cửa sông lớn là Cửa Đại (Hội An) và Cửa An Hòa (Núi Thành).

Tỉnh có 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước - thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Nam), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thị xã Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành)... Hầu hết các bãi tắm ở Quảng Nam đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh.

Nơi đây có ngư trường rộng khoảng 40.000 km2 với sản lượng khai thác hải sản 90.000 tấn/năm.

Quảng Nam là tỉnh phát triển mạnh về du lịch. Tổng lượt khách đến Quảng Nam năm 2006 là 1.650.000 lượt, trong đó chiếm một nửa là khách quốc tế. Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2006 ước tính 1.100 tỷ đồng, trong đó doanh thu du lịch ước đạt 380 tỷ đồng.



  1. Bản đồ khu vực Cửa Đại và Cù Lao Chàm



Cửa Đại và sông Thu Bồn

Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ chảy qua các ghềnh đá vùng núi phía tây nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ thêm lưu lượng nước từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn trở thành dòng lớn chảy qua vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Sông Thu Bồn tại vùng Điện Bàn và chia làm hai hướng: hướng bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn gọi là sông Chợ Củi), hướng nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển, Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau chảy qua phố cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại.

Dòng Thu Bồn đi qua nhiều làng quê nổi tiếng với nghề trồng dâu chăn tằm ươm tơ dệt lụa, với những bãi bắp, biền dâu xanh tốt, những hàng tre rợp bóng đôi bờ, những làng vạn đò ven sông tấp nập, những danh thắng nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nông Sơn, làng cây trái Đại Bình, làng gốm Thanh Hà...

Phường Cửa Đại thuộc thị xã Hội An, cách trung tâm phố cổ Hội An 4km về phía đông. Cửa Đại có bãi tắm đẹp với bãi cát trắng, là nơi thu hút khách du lịch khi đến thăm phố cổ Hội An.

Khu vực Cửa Đại có các hệ sinh thái chủ yếu sau:

- HST cỏ biển: Phân bố ở hạ lưu sông Thu Bồn (Cẩm Thành, Duy Nghĩa) có diện tích khoảng 380 ha.

- HST rừng ngập mặn: Rừng đước ở Thuận Tình có diện tích khoảng ..ha.

- HST cửa sông: Là nơi trú ngụ của nhiều loài cá, tôm, ngao, vẹm, cua, ốc...

Đảo Cù Lao Chàm

Nằm cách bãi biển Cửa Đại (Hội An) 18 km về phía biển đông, Cù Lao Chàm là quần đảo gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: hòn Lao, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Ông. Cù Lao Chàm có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học, sinh cảnh và phát triển du lịch sinh thái v.v… Ở Cù Lao Chàm có những làng chài, bãi tắm đẹp. Dưới biển có nhiều ghềnh đá, nhiều dãy san hô với hàng trăm nghìn loài cá, loài hải sản miền nhiệt đới, trong đó có các món hải sản địa phương rất nổi tiếng như cua đá, vú sao, vú nàng... Trên đảo, hệ động thực vật khá phong phú, đặc biệt có loài chim yến quý hiếm cư ngụ cùng nhiều loài động vật hoang dã. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người, chủ yếu tập trung tại 4 thôn là: bãi Hương, bãi Làng, thôn Cấm, thôn Bãi Ông.

Cù Lao Chàm có một tổ hợp các hệ sinh thái đa dạng, làm nơi trú ngụ cho nhiều loài, giống sinh vật biển.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Rừng thường xanh che phủ từ 98% đến 100% diện tích đảo nổi của hầu hết các đảo trong khu vực. Cấu trúc của các quần xã động vật, thực vật trong rừng với số lượng loài phong phú khoảng gần 265 loài thực vật thuộc 85 họ đã được phát hiện vào những năm 90. Rừng thường phân tầng, tầng thấp nhất là các trảng cỏ, tiếp theo là cây bụi, tầng cao nhất là các cây thân gỗ.



- HST rừng ngập mặn (RNM): Thường kém phát triển, quần xã TVNM chỉ là các cây bụi như sơn cúc, cói, vòi voi, dây tơ xanh, rau muống biển, hải tiến, sài hồ.v.v.

- Hệ sinh thái vùng triều: Bao quanh các đảo với diện tích rất khác nhau, chia thành hai tiểu hệ - hệ sinh thái bãi triều đá và hệ sinh thái bãi cát.

- Bãi triều đá: Hình thành trên các bãi đá với kích thước tảng 1000 – 2000 mm và lớn hơn, xen kẽ giữa các bãi tảng là các bãi cuội - sỏi - sạn (Md = 1-1000 mm) phân bố chủ yếu ở trong các cung lõm hoặc trong các máng trũng sâu. Các bãi triều đá phân bố ở phía đông bắc đảo Cù Lao Chàm và ở hầu hết xung quanh các đảo nhỏ còn lại, là nơi phân bố của của hệ sinh vật vùng triều rạn đá. Đáng chú ý những loài đặc sản quí hiếm như ốc vú nàng, vú sao, ốc nhảy, ốc mắt, ốc hương… đều phân bố chủ yếu ở các bãi đá kiểu này ở nơi hướng sóng.

- Bãi triều cát: Chất đáy chủ yếu là cát nhỏ, cát trung, phân bố chủ yếu ở các cung lõm của đảo Cù Lao Chàm. Bãi triều có loại chất đáy này rất phù hợp cho sự phân bố của quần xã đáy mềm. Có thể tìm thấy các loài thuộc họ cua bơi, họ tôm he, tôm gõ mõ hoặc các loài vùng triều vùi mình trong nền đáy như ngao, gọ, hến .v.v.

- Hệ sinh thái rạn san hô: Rạn san hô là một dạng đặc thù của vùng biển nhiệt đới và cũng rất điển hình ở các đảo vùng Cù Lao Chàm. Hầu hết các đảo đều có các rạn san hô phân bố. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Sĩ Tuấn thì ở hầu hết các đảo đều có rạn san hô phân bố. Một trong những đặc điểm nổi bật ở khu vực này tỷ lệ giữa san hô cứng và san hô mềm không chênh lệch nhau quá nhiều (san hô cứng chiếm từ 17,3 – 24,9%, san hô mềm từ 13,5 – 20,7%).

Sinh vật sống kèm theo vùng rạn khá phong phú bao gồm đại diện của các nhóm rong biển, trai, ốc, cầu gai và hải sâm. Đáng chú ý hầu hết các loài động vật vùng rạn đều là các đối tượng kinh tế chủ yếu của vùng đảo như tôm hùm, cầu gai gai ngắn, hải sâm đen, hải sâm trắng, ốc nón, trai tai tượng, bàn mai, trai ngọc .v.v.



- HST cỏ biển: Thảm cỏ biển ở Cù Lao Chàm có diện tích khoảng 50ha. Tại đây có 3 loài cỏ biển ưu thế đã được tìm thấy là cỏ hẹ 3 răng, cỏ lươn Nhật Bản và cỏ xoan tròn. Trong thảm cỏ biển thường gặp hải sâm và bàn mai.

Hệ sinh thái cỏ biển và rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đặc thù của vùng bờ biển nhiệt đới và của tỉnh Quảng Nam, ngoài giá trị cung cấp thực phẩm có giá trị cao, chúng có vai trò quan trọng về mặt môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như phục hồi và gia tăng sản lượng thuỷ sản trong vùng bờ.



Hoạt động kinh tế ở Cửa Đại và Cù Lao Chàm

Kinh tế thuỷ sản và du lịch là hai ngành kinh tế chủ yếu ở Cửa Đại và Cù Lao Chàm. Về cơ bản nền kinh tế của khu vực này từ trước đến nay chủ yếu dựa vào ngành kinh tế thuỷ sản. Cá tầng mặt là nhóm cá kinh tế quan trọng nhất, mỗi năm có thể đánh bắt tới 50.000 tấn. Phường Cửa Đại có bãi tắm đẹp thường thu hút khách du lịch khi đến tham quan phố cổ Hội An. Trong thời gian gần đây, trong bối cảnh chung của tỉnh Quảng Nam, Cù Lao Chàm cũng được nhìn nhận lại một cách chính xác hơn là có những tiềm năng to lớn về phát triển du lịch.

Nghề đánh bắt hải sản khu vực Cửa Đại, Cù Lao Chàm có thể chia làm những loại hình hoạt động như sau:

Đánh bắt cá xa bờ: đây là những hộ ngư nghiệp có tàu thuyền lớn, thuê thêm nhân công đánh bắt cá ngoài đại dương theo những chuyến đi dài ngày

Đánh bắt gần bờ gồm hai nhóm nhỏ: Thứ nhất là nhóm hộ ngư nghiệp có thuyền đánh bắt cá, tôm, mực trong vùng biển gần bờ, cách bờ vài km tới trên dưới 10 km; thứ hai là nhóm đánh bắt hải sản sát bờ. Đây là nhóm những ngư dân chuyên dùng lưới đánh bắt cá, hải sản dọc bờ cát. Thu nhập của nhóm này nhỏ lẻ, không đáng kể. Nhiều người đánh bắt gần bờ chủ yếu bắt hải sản tầng đáy (ngao, sò, vẹm…) bằng các dụng cụ cầm tay.

Nhóm nuôi trồng hải sản: Đặc thù của việc nuôi trồng hải sản ở Cửa Đại là các hộ chủ yếu nuôi trồng trong khu vực sông Thu Bồn. Hầu như không có các hộ nuôi trồng hải sản trên bờ biển hoặc quanh Cù Lao Chàm. Một số hộ nuôi cá nước ngọt trên bờ. Những hộ này không bị ảnh hưởng do sự cố tràn dầu.

Nghề khác có thu nhập từ biển



Nghề muối: Dọc bờ biển từ Đà Nẵng đến Núi Thành (khoảng 70 km) không có bãi làm muối. Phân bố dân cư trong khu vực Cửa Đại - Hội An cũng không thấy có hộ mà nguồn thu nhập chủ yếu là làm muối (diêm dân).

Nghề sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên liệu ven biển: Vì khu vực này có một số quy định của chính quyền địa phương bảo vệ cảnh quan du lịch cho nên không có doanh nghiệp nào kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng lấy nguồn nguyên liệu ven biển.

Nghề thu hái, sản xuất dược liệu từ biển: Ngoài một số hộ gia đình có thu nhập thêm khi ngẫu nhiên đánh bắt được những hải sản làm thuốc như: cá ngựa, đẻn (rắn biển), hải mã… chưa thấy có hộ gia đình kê khai có nghề chuyên nuôi trồng, đánh bắt hoặc sản xuất dược liệu có nguồn gốc nguyên liệu từ biển hoặc rừng ngập mặn trong khu vực Cửa Đại, Cù Lao Chàm.

Vào tháng 1 năm 2007 đã xảy ra một sự cố tràn dầu chưa rõ nguyên nhân tại khu vực biển miền Trung. Dầu vón cục, trộn với phoi bào trôi dạt vào bờ, bám vào lưới đánh cá, bám vào san hô,... gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể gây thiệt hại kinh tế đối với người dân và ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi trường.



Каталог: bitstream -> 1247
1247 -> TÊN ĐƯỜng phố VÀ LÀng xã HÀ NỘi qua những lần thay đỔI Đinh Tiên Hoàng
1247 -> ĐỊa giới hà NỘi thời pháp xâm lưỢC, TẠm chiếM
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1384 /Đhqghn-khtc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
1247 -> Số 61/2005/QĐ-ttg
1247 -> Year: 2007 Lecturer: Assoc. Prof. Dr. Tu Quang Phuong Research purposes
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1247 -> Bảo vệ năm: 2008 Giáo viên hướng dẫn
1247 -> Phong tục trong bữa cơm của ngưỜi hà NỘI
1247 -> Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương