MỤc lục chưƠng 1: CƠ SỞ LÝ luậN 11


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP CỦA TÀI NGUYÊN/MÔI TRƯỜNG



tải về 1.63 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

2.2CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP CỦA TÀI NGUYÊN/MÔI TRƯỜNG

2.2.1Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost Method)


Khái niệm

Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái như là chi phí thay thế chúng với hàng hoá và dịch vụ do con người tạo ra. Ví dụ, giá trị của một vùng đất ngập nước hoạt động như một vùng hồ tự nhiên có thể được ước lượng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có chức năng tương tự.

Phương pháp chi phí thay thế giả thiết rằng các chi phí phải gánh chịu để thay thế các tài sản môi trường đã mất có thể được ước lượng là giá trị của hàng hoá và dịch vụ nhận được từ tài sản môi trường đó. Một cách cơ bản, giả thiết ràng một lượng tiền mà xã hội phải chi trả để thay thế cho những tài sản môi trường là tương đương với những lợi ích những tài sản đó đem lại bị mất đi.

Mục đích

Để đánh giá xem có nên thay thế các dịch vụ sinh thái đó không bằng cách so sánh chi phí thay thế hệ sinh thái với lợi ích ước lượng được từ hệ sinh thái này một cách đơn giản nhất và tốn ít chi phí nhất.



Mô tả

Bước 1: xác định các dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái được đánh giá và đánh giá qui mô mà các dich vụ đó đem lại lợi ích. Điều quan trọng là đánh giá dịch vụ hệ sinh thái nào thường xuyên được sử dụng chứ hơn là đánh giá tổng khả năng của hệ sinh thái khi cung cấp các dịch vụ đó.

Bước 2: xác định các hàng hoá và dịch vụ nhân tạo hoặc cơ sở hạ tầng có thể thay thế cho các dịch vụ hệ sinh thái tại mức qui mô mà những hàng hoá này có thể đem lại lợi ích. Cơ sở hạ tầng thay thế mang lại một lượng cân bằng về dịch vụ như là hệ sinh thái đó và là một lựa chọn có tính khả thi.

Bước 3: xác định các chi phí của các hàng hoá và dịch vụ thay thế hoặc cơ sở hạ tầng. Các dữ liệu về chi phí của hàng hoá và dịch vụ thay thế cũng như cơ sở hạ tầng này được thu thập từ nguồn thứ cấp hoặc được xác định thông qua tư vấn của các chuyên gia.

Ví dụ: Vấn đề bảo vệ bờ biển nhờ rừng đước ở Nam Thái Lan được lượng giá thông qua việc sử dụng phương pháp chi phí thay thế. Một chức năng quan trọng của rừng đước là chắn gió và ổn định đường bờ biển. Giá trị của dịch vụ này có thể được ước lượng thông qua tính toán các chi phí thay thế rừng đước này bằng một con đê được xây dựng. Đơn vị chi phí xây dựng một con đê để ngăn ngừa xói mòn là $875/m bờ biển. Dựa vào các nghiên cứu sinh thái, cần thiết phải bảo tồn rừng đước với chiều rộng ít nhất là 75 m chiều dài bờ biển để ổn định bờ biển với cùng mức ngăn ngừa như một con đê đó. Tính đến một đơn vị chi phí xây đê, giả sử rằng một con đê rộng 1m, giá trị của 75m chiều rộng của rừng đước xấp xỉ là US$11.67/m2 hoặc US$16,667/ha.



Ưu điểm

Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch vụ của hệ sinh thái và có những ưu điểm nhất định là khá đơn giản trong ứng dụng và phân tích do không yêu cầu phải sử dụng điều tra cụ thể hay phân tích phức tạp, có thể dùng để định giá các lợi ích sử dụng gián tiếp khi không có số liệu về sinh thái để đánh giá các chức năng gây hại.



Nhược điểm

Nhược điểm chính của phương pháp này là thường khó tìm được chính xác những thay thế cho hàng hoá và dịch vụ môi trường để cung cấp mức lợi ích tương đương. Nếu các cơ sở vật chất do con người tạo ra mang lại một mức dịch vụ thấp hơn (hoặc cao hơn) thì giá trị của dịch vụ hệ sinh thái sẽ bị đánh giá thấp (hoặc cao). Phương pháp chi phí thay thế không đưa ra những các đo lường giá trị kinh tế một cách thật sự chính xác. Phương pháp này không dựa vào sở thích của con người đối với hàng hoá và dịch vụ được đánh giá. Thay vào đó, phương pháp này giả thiết rằng nếu con người chi trả để thay thế một dịch vụ hệ sinh thái mất đi thì dịch vụ đó phải đáng giá ít nhất bằng chi phí thay thế. Vì vậy, phương pháp này được đánh giá cao nhất trong trường hợp có những chi phí thay thế nào đã từng hoặc sắp được thực hiện. Xác định các lựa chọn thay thế mang tính khả thi về mặt kỹ thuật nhưng lại không được chấp nhận về mặt xã hội hay kinh tế có thể dẫn đến kết quả ước lượng cao hơn so với giá trị của hệ sinh thái.


2.2.2Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Damage Cost Avoided Method)


Khái niệm

Các hệ sinh thái thông thường bảo vệ các tài sản có giá trị kinh tế khác của con người. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng các giá trị của tài sản được bảo vệ hoặc những chi phí cho các hoạt động nhằm tránh những thiệt hại đó, nhằm đo lường lợi ích của hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một rặng san hô có vai trò bảo vệ đường bờ biển khỏi những thiệt hại của bão, giá trị của chức năng bảo vệ bờ biển của san hô có thể được ước lượng như là những thiệt hại tránh được do tránh bị mất mát tài sản, chi phí nếu cơn bão xảy ra.



Mục đích

Để đánh giá xem có nên khôi phục, giữ gìn các dịch vụ sinh thái đó không bằng cách so sánh chi phí thiệt hại do mất hệ sinh thái với lợi ích ước lượng được từ việc xây dựng, giữ gìn đó một cách đơn giản.



Các bước tiến hành

Bước 1: xác định các dịch vụ sinh thái có chức năng bảo vệ và đánh giá sự mở rộng trong đó mức bảo vệ nào sẽ thay đổi khi có giả thiết hệ sinh thái cụ thể bị suy giảm. Bước này bao gồm việc thu thập thông tin về khả năng có thể xảy ra của một sự kiện gây thiệt hại và sự mở rộng của thiệt hại được những giả thiết khác nhau về sự suy giảm hệ sinh thái.

Bước 2: xác định cơ sở hạ tầng, tài sản, hoặc số dân sẽ bị tác động bởi những thay đổi trong việc bảo vệ của hệ sinh thái đó và xác định những ranh giới mà các tác động đó sẽ không cần đưa vào phân tích.

Bước 3: ước lượng qui mô thêm vào của những thiệt hại dưới những giả thiết suy giảm hệ sinh thái.

Bước 4: ước lượng chi phí của những thiệt hại đó bằng cách sử dụng thông tin về giá trị của các tài sản khi có rủi ro.

Các dữ liệu có thể có của các sự cố gây ra các thiệt hại sẽ luôn sẵn có dựa vào tư vấn của các chuyên gia và các ghi chép theo thời gian. Các dữ liệu về giá trị của các tài sản khi có rủi ro cũng sẽ sẵn có, đặc biệt là các dữ liệu về giá trị của tài sản. Dự đoán và xác định về lượng những thay đổi của thiệt hại dưới những giả thiết suy giảm hệ sinh thái ở các mức độ khác nhau luôn luôn phức tạp vì có thể đòi hỏi các dữ liệu cụ thể và xây dựng mô hình.

Ví dụ: Giá trị bảo vệ của rặng san hô ở đảo Guam

Chức năng của các rặng san hô như một con đê tự nhiên, có thể làm giảm năng lượng của sóng và giúp bảo vệ đường bờ biển. Trong trường hợp không có những rặng san hô này, tỷ lệ xói mòn và mất đường bờ biển (và những thiệt hại kinh tế kết hợp) sẽ cao hơn rất nhiều. Chức năng bảo vệ đường bờ biển có ý nghĩa đặc biệt ở Guam vì đầy là một nơi được gọi là “thắt lưng của các cơn bão” và vì thế thường phải gánh chịu rất nhiều những tác động của lốc xoáy, bão. Theo biên độ từ trước tới nay, các cơn bão ngày càng trở nên nhiều và mạnh hơn. Trong khi đó những thiệt hại kinh tế cũng gia tăng, đường bờ biển tiếp tục bị xói mòn. Sử dụng GIS, các khu vực phải hứng chịu lũ lụt bởi các cơn bão (và số các toà nhà bị thiệt hại) được xác định với 2 giả thiết là có san hô và không có san hô. Với trường hợp có san hô, thiệt hại trung bình hàng năm là US$4.3 triệu. Trong trường hợp không có san hô, những thiệt hại này càng gia tăng lên đên US$12.7 triệu một năm. Vì thế, giá trị bảo vệ đường bờ biển của san hộ ở Guam là US$8.4 triệu một năm.



Ưu điểm

Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá hệ sinh thái mang lại chức năng bảo vệ tự nhiên. Phương pháp này có thể giải quyết những thiệt hại có thể tránh được do ô nhiễm và rủi ro trong tự nhiên (là những tác động ngoại ứng thông thường)



Nhược điểm

Một nhược điểm của phương pháp này là hầu hết các trường hợp ước lượng những thiệt hại tránh được vẫn còn mang tính giả thuyết. Các trường hợp này đều dựa vào việc dự đoán cái gì sẽ xảy ra khi các dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp sẽ bị suy giảm. Thậm chí khi việc đánh giá dựa vào các dữ liệu thực tế thì khi các thiệt hại xảy ra cũng rất khó để liên hệ những thiệt hại này với những thay đổi trong tình trạng của hệ sinh thái hoặc để chắc chắn trong việc xác định các tác động sẽ xảy ra nếu các dịch vụ của hệ sinh thái bị suy giảm. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được là một cách tiếp cận không quá phức tạp để ước lượng giá trị bảo vệ tự nhiên của các dịch vụ hệ sinh thái.


2.2.3Phương pháp phân tích nơi cư trú tương đương (Habitat Equivalency Analysis)


Khái niệm

HEA là một phương pháp được sử dụng để đo mức khôi phục đền bù cho những mất mát của các dịch vụ sinh thái. Phương pháp này đòi hỏi các dự án khôi phục đền bù đều phải mang lại các dịch vụ thay thế sao cho tổng giá trị kinh tế ít nhất cũng bằng tổng giá trị kinh tế của các dịch vụ bị mất đi. Điều này có nghĩa là qui mô của dự án khôi phục đền bù phải đủ để bù đắp lại những giá trị của các dịch vụ bị mất đi.



Mục đích

Xác định lượng (diện tích) cần khôi phục để đạt được trạng thái cân bằng như ban đầu khi chưa có sự cố xảy ra.



Các bước tiến hành

Việc khôi phục các nơi cư trú bao gồm thay thế các khu vực đã bị mất mát về mặt vật lý (diện tích) hay nơi cư trú bị gây tổn hại bằng những dịch vụ sinh thái bị mất đi trước đấy (ví dụ về chức năng, giá trị sinh thái…). Không phải tất cả các nơi cư trú đều có cùng năng suất, sản lượng như nhau. Do đó, có một loạt những kỹ thuật khác nhau để tính toán về các nơi cư trú để đề ra biện pháp khôi phục, trong đó có qui trình đánh giá nơi cư trú (Habitat Evaluation Procedure - HEP) (của USFWS, 1980) và phân tích chức năng dựa vào phân loại các giả thiết về đất ngập nước, HGM (của Smith và cộng sự, 1995). Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ áp dụng cho những nơi cư trú cụ thể và không mở rộng áp dụng cho những trường hợp khác. Việc ước lượng chính xác nơi cư trú đó có năng suất và sản lượng là bao nhiêu để khôi phục (hay tỷ lệ suy giảm hay thay thế) trước đây chủ yếu chỉ dựa vào đánh giá, phán đoán các giá trị (Fonseca và cộng sự, 2000).

Tuy nhiên, những phương pháp này cũng không chắc chắn ở chỗ liệu rằng các dịch vụ đó có được thay thế một cách đầy đủ. Phân tích nơi cư trú tương đương (HEA) là một phương pháp được phát triển bởi Cơ quan khí quyển và hải dương học quốc gia (NOAA) để tính toán mức đền bù cho những thiệt hại ở nơi cư trú do tràn dầu hoặc do các tác động liên quan đến các chất gây ô nhiễm khác (NOAA, 1997). Phương pháp này hoàn thiện thêm so với những phương pháp trước đó về sự thay thế của việc mất đi các dịch vụ giữa thời gian tác động và khi nơi cư trú được khôi phục hay tạo ra đủ các chức năng như ban đầu (Hình 4). HEA làm được điều này vì đã kết hợp chặt chẽ với nội dung của chiết khấu trong học thuyết kinh tế với giả sử rằng mọi người đánh giá cao giá trị của dịch vụ ở hiện tại hơn là trong tương lai. Giả thiết tỷ lệ chiết khấu là 3%, do đó để thay thế một lượng dịch vụ cụ thể, mỗi năm nơi cư trú đó sẽ phải sản sinh thêm 3% của lượng dịch vụ bị mất đi.


  1. Ước lượng các dịch vụ bị mất đi (A) và các dịch vụ được khôi phục (B).



Nguồn: NOOA (2001)

HEA được sử dụng bởi NOAA và dịch vụ quản lý khoáng sản, được áp dụng trong các tình huống đa dạng như dòng nước, cỏ biển ở tầng đáy, san hô. Vì đây là một phương pháp tổng hợp nên có thể áp dụng trong rất nhiều tình huống bao gồm đánh giá cả nơi cư trú và các loài cá thể. Mặc dù HEA là một phương pháp còn khá mới, tuy nhiên cũng đã được chấp nhận như một cơ sở giải quyết ở toà án liên bang (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với Melvin A. Fisher et al, 1997).



Nền tảng của HEA: Cấu trúc của phương pháp này khá đơn giản. Việc tính toán có bao nhiêu nơi cư trú cần phải được khôi phục hoặc thay thế đều dựa vào việc ước lượng tổng mất đi trong dịch vụ do bị thiệt hại. Tổng mất đi này được ước lượng từ mức thiệt hại ban đầu của nguồn tài nguyên và mất đi của dịch vụ xảy ra trong suốt thời gian giữa thiệt hại ban đầu và khi nơi cư trú được khôi phục hay thay thế với đầy đủ chức năng như ban đầu. Trường hợp này tương tự như trả một khoản nợ ngân hàng. Người đi vay phải trả khoản nợ gốc ban đầu mà còn phải thêm một khoản theo lãi suất trong toàn bộ thời gian hoàn trả. Trong trường hợp đó, khoản nợ chính là mất đi trong các dịch vụ sinh thái và khoản phải trả chính là khoản thay thế cho các dịch vụ bằng việc khôi phục những khu vực bị thiệt hại và/ hoặc xây dựng một nơi cư trú mới.

Ba thông tin quan trọng cần thiết cho việc tính toán. Đó là



  1. Thông tin về các dịch vụ tự nhiên bị thiệt hại.

  2. Thông tin về sự mở rộng của các thiệt hại ban đầu

  3. Thông tin về tốc độ khôi phục

Việc xác định dịch vụ nào được đánh giá cao nhất để thay thế và mức độ của vùng nghiên cứu được dịch vụ này cung cấp là một bước quan trọng nhất và gây tranh cãi nhiều nhất trong qui trình tiến hành HEA. Các nơi cư trú cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau và có thể sẽ có nhiều ý kiến cho rằng nên tập trung vào dịch vụ nào để khôi phục. Tương tự, việc xác định mức dịch vụ được cung cấp bởi nơi cư trú, đặc biệt là bị thiệt hại và bị mở rộng thiệt hại có thể bị gặp khó khăn, đặc biệt khi có ít bằng chứng hoặc có những ý kiến khác nhau liên quan đến lượng ban đầu của nơi cư trú đó. Một lần nữa, đây là vấn đề gây tranh cãi giữa các cơ quan liên quan và không phải là nhiệm vụ của HEA.

Thông tin về tốc độ khôi phục cũng khá cần thiết để đánh giá chính xác lượng mất đi xảy ra trong khi nơi cư trú được khôi phục đến mức cao nhất có thể. Loại thông tin này nhìn chung sẵn có trong các tài liệu khoa học, mặc dù trong một số trường hợp cũng có thể đòi hỏi thu thập dữ liệu hay dùng mô hình. Cùng với những mất mát ban đầu ước lượng được, các thông tin cung cấp tổng lượng dịch vụ mất đi trong thời kỳ của dự án và được sử dụng để đánh giá những ước lượng nơi cư trú có bao nhiêu năng suất và sản lượng cần khôi phục hoặc xây dựng.

Một điều cần thiết nữa là chọn một ma trận hay chỉ số về dịch vụ để quản lý mức độ này. Fonseca và đồng nghiệp (2000) đã chỉ ra rằng ma trận này nên đại diện bởi số lượng và chất lượng của các dịch vụ được cung cấp bởi nơi cư trú bị tác động và được khôi phục. Điều này không khó. Các chỉ số đại diện cho hơn một dịch vụ có những ưu điểm là cho phép đánh giá những mất đi và đạt được. Cuối cùng, cũng cần thiết khi cho rằng một lượng dịch vụ được khôi phục là nhỏ so với tổng dịch vụ sẵn có trước khi xảy ra sự cố theo đơn vị là giá trị/ một đơn vị của dịch vụ (NOAA, 1997). NOAA (1997) sử dụng một ví dụ về cá để minh hoạ. Giá trị của cá hồi sẽ khác nhau khi quần thể này ngày càng trở nên nhiều lên hay ít đi. Để áp dụng HEA, lượng thay thế một phần quần thể cá này không nên quá lớn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ giá trị của loài này, nói cách khác việc đánh giá cao lượng nơi cư trú để khôi phục sẽ bị thay đổi.

Dựa trên khái niệm đó, qui trình phân tích nơi cư trú tương đương có 7 bước. Cần ước lượng diện tích khu vực bị tác động và sẽ xác định dịch vụ nào sẽ được tập trung để khôi phục. Cần chú ý rằng trong khi tính toán cơ bản sẽ sử dụng những dịch vụ đơn lẻ thì ma trận đại diện lại đưa ra rằng các dịch vụ có thể là kết quả của rất nhiều dịch vụ khác. Ví dụ, trong một vùng đất ngập nước, mật độ của các loài thống trị có thể được sử dụng đại diện cho sản lượng ban đầu nhưng cũng sẽ phản ánh được mức độ lắng đọng của trầm tích, sự tận dụng thức ăn của các loài động vật và những chức năng sinh thái khác.

Các bước phân tích nơi cư trú tương đương (HEA)

1) xác định diện tích nơi bị tác động

2) lựa chọn các dịch vụ điển hình để thay thế và xây dựng một chỉ số đại diện cho dịch vụ đó.

3) ước lượng những tổn thất về dịch vụ do nơi cư trú bị tổn hại

4) xác định hình dạng của đường đền bù

5) ước lượng những tổn thất xảy ra trong quá trình khôi phục

6) ước lượng tổng mất mát

7) tính toán một lượng cần thiết nơi cư trú được khôi phục để bù đắp cho tổng mất mát

Sau khi lựa chọn các dịch vụ và xây dựng được ma trận, cần xác định những mất mát thêm của dịch vụ tại nơi cư trú bị ảnh hưởng. Tiếp đó, cần xác định hình dạng của đường khôi phục (hay tốc độ khôi phục) và những mất mát phải gánh chịu trong khi nơi cư trú được khôi phục. Những tổn thất ngay từ đầu và tổn thất trong quá trình khôi phục sẽ được tính toán và khu vực nơi cư trú được khôi phục cần thiết phải được bù đắp lại tất cả những tổn thất đó cũng được đưa vào tính toán. Thông thường, việc tính toán được biểu diễn như sau:

B

Tổng mất đi (L)=VL*∑ AL*(1+d)(Y-i) (1)



t=i

trong đó


VL= giá trị trên một đơn vị diện tích khu vực nơi cư trú bị tổn hại

AL=diện tích khu vực bị tác động

B=năm cuối cùng các dịch vụ được đền bù

i=số năm tác động

t= số năm từ khi bị tác động cho đến khi khôi phục

T=năm cơ sở

d= tỷ lệ chiết khấu (thường là 3%)

Những lợi ích thu được cũng là một hàm tương tự:



M

Tổng lợi ích (G) = VG*∑ St*(1+d)(T-i) (2)



t=j

trong đó


VG=giá trị trên một đơn vị diện tích được khôi phục

St= diện tích thêm vào của nơi cư trú được khôi phục vào năm thứ t

j= năm bắt đầu đạt được lợi ích

M=năm các dịch vụ được khôi phục hoàn toàn

T= năm cơ sở

d= tỷ lệ chiết khấu (thường là 3%)

Để ước lượng qui mô bao nhiêu nơi cư trú cần khôi phục cần đặt phép tính sao cho tổng mất mát (L) bằng tổng lợi ích thu được (G).

Ưu điểm

Đây là một phương pháp tổng hợp, có thể áp dụng với những trường hợp khác nhau. Đã có nhiều nhà khoa học áp dụng phương pháp này để khôi phục cỏ biển (Fonseca 2000), đầm lầy ngập mặn (Penn và Tomasi 2002).



Nhược điểm

Dunford và đồng nghiệp (2004) đã chỉ ra rằng những giả thiết ban đầu không thể đạt được, nghĩa là các môi trường bị tổn hại và môi trường được khôi phục sẽ sản sinh ra cùng một lượng và chất các dịch vụ sinh thái giống nhau được, sự cân bằng trong giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị của hệ sinh thái là không đổi và giá trị thực tế của các dịch vụ đó vẫn giữ nguyên không thay đổi trong mọi thời gian. Giả thiết thứ nhất nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hiểu biết về vị trí cảnh quan của khu vực bị thiệt hại với khu vực được khôi phục cũng như những hiểu biết vị trí đó đóng góp như thế nào vào khả năng cung cấp các dịch vụ của nơi cư trú. Điều này khó có thể đảm bảo được.

Một hạn chế khác nữa của phương pháp này là những thay thế dịch vụ đổi dịch vụ. Phương pháp này thường hoặc không thực tế để thay thế các dịch vụ đã mất hoặc mong muốn tạo ra một sự khôi phục lớn (tạo ra các dịch vụ mà con người cần đến nhưng không phải trả tiền) để đạt được những vấn đề lớn hơn trong khôi phục hệ sinh thái.

2.2.4Phương pháp giá theo hưởng thụ (Hedonic Pricing Method)


Khái niệm

Phương pháp giá theo hưởng thụ được sử dụng để đo lường giá trị kinh tế của dịch vụ sinh thái hoặc môi trường mà được phản ánh trực tiếp qua giá thị trường. Phương pháp này thường được sử dụng trong việc định giá nhà đất.

Phương pháp này thường sử dụng để đo lường chi phí và lợi ích, như:


  • Chất lượng môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước hay tiếng ồn

  • Các đặc tính môi trường, như giá trị cảnh quan, trạng thái của địa điểm giải trí (không gian và thời gian).

Mục đích

Giá cả nhà cửa trong một khu vực thì có liên quan tới các đặc tính môi trường tại khu vực đó. Việc tiếp cận phương pháp này ít tốn kém và không phức tạp vì sẵn có các dữ liệu về giao dịch bất động sản.

Nói chung, giá của một ngôi nhà liên quan tới những đặc trưng của ngôi nhà đó, những đặc trưng của khu vực lân cận và cộng đồng, các thuộc tính của môi trường. Ví dụ, nếu mọi đặc trưng của ngôi nhà và đặc trưng vùng lân cận là như nhau thì có thể dựa vào mức độ ô nhiễm không khí để xác định giá cả khác nhau của các ngôi nhà, ở đâu có chất lượng không khí tốt thì giá cả đắt hơn.

Để sử dụng phương pháp này thì cần thu thập các thông tin:



  • Một đơn vị đo lường hay một chỉ số về đặc tính môi trường. Ví dụ: cảnh quan do môi trường tạo ra, dịch vụ về không khí (điều hòa khí hậu) dịch vụ về các đặc tính khác như: giữ nguồn nước, tạo ra những đa dạng về sinh học, thậm chí ngăn chặn bụi, tiếng ồn

  • Dữ liệu theo kiểu tham số hoặc kiểu thời gian về giá trị nhà đất và những đặc trưng của hộ gia đình.

Các bước thực hiện

Trước hết khi tiến hành phương pháp này chúng ta phải tiến hành trong bối cảnh giá hàng hóa của thị trường thông thường có liên hệ tới những đặc tính của dịch vụ môi trường. Ví dụ: giá nhà đất

Phương pháp này gồm 4 bước:


  • Xây dựng hàm giá hưởng thụ

  • Thu thập số liệu

  • Đánh giá sự tương quan giữa chất lượng môi trường và giá cả thị trường của hàng hóa

  • Xây dựng đường cầu cho chất lượng môi trường.

Bước 1: Xây dựng hàm giá theo hưởng thụ

Đầu tiên chúng ta cần xác định những thuộc tính mà có thể quyết định tới giá nhà đất trên thị trường. Có thể chia thành 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới giá nhà đất.



  • Các đặc tính vật lý của nhà đất – chúng bao gồm: kích cỡ của căn hộ/ngôi nhà, số phòng, thang máy, dịch vụ giặt là…

  • Các đặc tính vùng lân cận: hiện trạng của các dịch vụ công cộng tốt như giao thông, xử lý chất thải, hệ thống nước, chúng có thể là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định giá nhà đất. Một phương diện tương tự, như mức độ tội phạm, khoảng cách tới khu vực thương mại, trường học, công sở… cũng rất quan trọng.

  • Các đặc tính môi trường: khi chọn một địa điểm cho căn hộ/ngôi nhà, các cá nhân sẽ xem xét mức độ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, hay ô nhiễm mùi và các đặc tính môi trường khác.

Ta có:

Giá P = f (các đặc trưng vật lý, các đặc trưng khu vực lân cận, các đặc trưng về môi trường)

Hàm này có thể gọi là hàm giá theo hưởng thụ hay hàm hưởng thụ. Việc xây dựng hàm này dựa trên nguyên lý thống kê và giá sẵn sàng chi trả cho chất lượng môi trường.

Bước 2: Thu thập số liệu

Để quá trình phân tích chính xác thì đòi hỏi rất nhiều số liệu. Những dữ liệu mà chúng ta có thể quan sát được trên giá và các đặc trưng của những thuộc tính khác trong một thời kỳ đã cho thì gọi là dữ liệu dạng hàm. Những dữ liệu sử dụng thông tin trên những thuộc tính thời gian (chuỗi thời gian) thì khó thu thập. Dữ liệu có thể thu thập bằng cách khảo sát hoặc điều tra. Số liệu này phải dựa vào mẫu điều tra trong thực tế, thường là mẫu câu hỏi chuẩn bị sẵn.

Nhà nghiên cứu cần phải chắc chắn rằng thị trường đang vận hành tốt và không bị phân đoạn. Hơn nữa, người dân cần phải thấy được sự khác nhau trong biến đổi môi trường giữa các khu vực lân cận. Điều này đảm bảo giá nhà đất phản ánh được sự khác nhau trong thuộc tính môi trường.

Bước 3: Đánh giá sự tương quan giữa chất lượng môi trường và giá cả thị trường của hàng hóa

(Ước lượng giá ẩn của chất lượng không khí)

Các biến về khu vực lân cận và môi trường đã được xác định, hàm liên quan tới các biến này tới giá cả nhà đất được đo lường. Mỗi tham số liên quan tới một thuộc tính của căn hộ làm ảnh hưởng tới giá của nó. Ví dụ tham số về “chất lượng không khí”. Về cơ bản, có một sự thay đổi trong chất lượng không khí sẽ dẫn tới một sự thay đổi trong giá của nhà đất. Lưu ý rằng, khi chất lượng không khí được cải thiện thì giá lại tăng, nhưng tăng với một tỷ lệ giảm dần. Việc hồi quy được dùng để đánh giá một cách tốt nhất các tham số phù hợp với dữ liệu sẵn có.

Bước 4: Xây dựng đường cầu cho chất lượng môi trường.

Quan sát giá của nhà đất sẽ cho ta một sự tương quan giữa cung và cầu nhà đất. Tuy nhiên, chúng ta chỉ quan tâm tới việc đo lường đường cầu cho chất lượng không khí. Trong bước 3, chúng ta đã xây dựng được một giá ẩn về chất lượng không khí. Có thể áng chừng hiệu quả phúc lợi cho việc cải thiện chất lượng không khí. Việc lượng giá đường cầu đòi hỏi hồi quy lần hai mà giá ẩn của chất lượng không khí là biến phụ thuộc và đặc trưng của các cá nhân là biến giải thích. Hầu hết các nghiên cứu không tính đến bước thứ hai trong quá trình phân tích. Sự lựa chọn tốt nhất của các nhà nghiên cứu là đo lường sự thay đổi phúc lợi trực tiếp từ hàm giá theo hưởng thụ. Một sự thay đổi nhỏ trong chất lượng không khí không phải là một mối quan tâm. Trong thực tế “giá ẩn” của chất lượng không khí bắt nguồn từ hàm giá theo hưởng thụ tương đương với “bằng lòng chi trả biên”



Ưu điểm

  • Điểm mạnh chính của phương pháp này là có thể đo lường giá trị dựa vào các lựa chọn thực tế

  • Việc tìm kiếm thông tin về thị trường bất động sản là hiệu quả, bởi vậy những thông tin này biểu thị tốt giá trị

  • Thực chất đây là phương pháp dựa trên cơ sở giá thị trường tuy nhiên người ta phải căn cứ vào một hàng hóa nào đó mà hàng hóa này có sự liên quan đến giá trị dịch vụ môi trường để từ đó người ta bóc tách giá của chất lượng môi trường kết hợp trong hàng hóa môi trường, về mặt thực tiễn dễ dàng chấp nhận được

  • Đối với người sử dụng phương pháp này không đến nỗi quá khó hiểu vì tính kinh tế của nó.

Nhược điểm

  • Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những nơi mà giá hàng hóa thông thường chứa đựng các yếu tố môi trường. Phương pháp này chỉ tốt cho định giá đất.

  • Trong trường hợp nếu sử dụng giá nhà, giá đất để thay thế thì thị trường bất động sản cũng như việc bóc tách có nhiều phức tạp. Trong cấu thành của giá hàng hóa thông thường đó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau mà môi trường chỉ là một yếu tố.



Каталог: bitstream -> 1247
1247 -> TÊN ĐƯỜng phố VÀ LÀng xã HÀ NỘi qua những lần thay đỔI Đinh Tiên Hoàng
1247 -> ĐỊa giới hà NỘi thời pháp xâm lưỢC, TẠm chiếM
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1384 /Đhqghn-khtc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
1247 -> Số 61/2005/QĐ-ttg
1247 -> Year: 2007 Lecturer: Assoc. Prof. Dr. Tu Quang Phuong Research purposes
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1247 -> Bảo vệ năm: 2008 Giáo viên hướng dẫn
1247 -> Phong tục trong bữa cơm của ngưỜi hà NỘI
1247 -> Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương