MỤc lục chưƠng 1: CƠ SỞ LÝ luậN 11


CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ CÁC GIÁ TRỊ SINH THÁI - MÔI TRƯỜNG DO ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM DẦU TRÀN



tải về 1.63 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

2.CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ CÁC GIÁ TRỊ SINH THÁI - MÔI TRƯỜNG DO ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM DẦU TRÀN


Giống như những hàng hoá và dịch vụ thông thường, tài sản môi trường cũng có thể bị khấu hao do những tác động từ tự nhiên hoặc con người, ví dụ ô nhiễm hay suy thoái môi trường. Khi xảy ra ô nhiễm/suy thoái môi trường những nhóm giá trị của môi trường bị suy giảm so với thời điểm trước khi xảy ra ô nhiễm suy thoái và lợi ích thu về từ việc tiêu dùng hàng hoá môi trường của xã hội cũng sẽ suy giảm. Các nhà kinh tế đã xây dựng các mô hình lý thuyết và những kỹ thuật thực nghiệm để lượng giá sự suy giảm của các lợi ích này (chi phí do ô nhiễm/suy thoái gây ra) để từ đó đề xuất các nhóm công cụ, chính sách, các cách tiếp cận quản lý, sử dụng tài nguyên hiệu quả, bền vững hơn nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng. Cho đến nay, các quốc gia trên thế giới đã áp dụng rất nhiều các kỹ thuật khác nhau nhằm xác định mức độ thiệt hại kinh tế của môi trường khi xảy ra suy thoái, sự cố, tuy nhiên, việc lựa chọn các kỹ thuật, qui trình tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng nước và từng trường hợp, đồng thời bị giới hạn bởi các yếu tố khác như cơ sở dữ liệu về các hệ sinh thái, điều kiện tự nhiên, các nhóm đối tượng, phạm vi và thời gian tính toán.

Nghiên cứu này sẽ tổng quát hóa các phương pháp lượng giá thiệt hại kinh tế các thiệt hại do ô nhiễm/suy thoái môi trường gây ra. Cho đến nay không có một phương pháp nào được xác định là áp dụng cụ thể để lượng giá thiệt hại của sự cố tràn dầu. Sự cố tràn dầu được coi là một dạng cụ thể của ô nhiễm, suy thoái môi trường và vì vậy khung các phương pháp chung sẽ vấn được áp dụng để lượng giá thiệt hại này.

Chương này sẽ nêu các phương pháp lượng giá các nhóm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và phi sử dụng cùng với các bước tiến hành và ưu nhược điểm của từng phương pháp tương ứng.

Dixon (1996) đưa ra bảng các phương pháp lượng giá tương ứng với các giá trị của tài nguyên/môi trường như sau:

Bảng 4: Các phương pháp lượng giá giá trị tài nguyên/môi trường

Các loại giá trị

Phương pháp lượng giá

Giá trị sử dụng trực tiếp (hàng hóa từ hệ sinh thái)

  • Phương pháp giá thị trường

  • Phương pháp chi phí du lịch

  • Phương pháp chi phí năng suất

  • Phương pháp chi phí sức khỏe/y tế

Giá trị sử dụng gián tiếp (dịch vụ của hệ sinh thái)

  • Phương pháp chi phí thay thế

  • Phương pháp chi phí phòng ngừa/giảm nhẹ

  • Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được

  • Phương pháp hàm sản xuất

  • Phương pháp cư trú sinh thái tương đương (HEA)

Giá trị phi sử dụng


  • Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

  • Phương pháp mô hình lựa chọn

  • Phương pháp chuyển giao lợi ích

Nguồn: Dixon, A.J (1996)

Bên cạnh cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế, WB (World Bank) lại chia các loại phương pháp lượng giá thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường thành hai loại: phương pháp dựa trên hàm sản xuất và phương pháp dựa trên hành vi của con người.

Bảng 5: Các phương pháp lượng giá giá trị tài nguyên/môi trường theo World Bank

Thay đổi trong

sản xuất


Thay đổi sức khỏe con người

Thay đổi trong hành vi con người

Ưa thích bộc lộ

(Revealed)



Ưa thích tuyên bố

(Stated)


Phương pháp thay đổi trong năng suất

Phương pháp vốn con người

Phương pháp giá hưởng thụ

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Phương pháp chi phí cơ hội

Phương pháp chi phí y tế

Phương pháp chi phí phòng ngừa/giảm nhẹ




Phương pháp chi phí thay thế




Phương pháp chi phí du lịch




Nguồn: World Bank (2003)

Trong nghiên cứu này, một số phương pháp được kể trên theo cả hai cách tiếp cận sẽ được phân tích để lượng giá thiệt hại ô nhiễm do tràn dầu gây ra.


2.1CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP CỦA TÀI NGUYÊN/MÔI TRƯỜNG

2.1.1Phương pháp giá thị trường (Makert Price Method)


Khái niệm

Phương pháp giá thị trường là phương pháp ước lượng giá trị kinh tế của các sản phẩm và dịch vụ hệ sinh thái được trao đổi, buôn bán trên thị trường, cụ thể là lượng giá sự thay đổi trong số lượng hoặc chất lượng của hàng hoá, dịch vụ đó. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật kinh tế để đo lường các lợi ích kinh tế từ hàng hoá trên thị trường, dựa vào số lượng mà mọi người mua ở các mức giá khác nhau, cũng như số lượng được cung cấp trên thị trường ở các mức giá khác nhau.

Áp dụng phương pháp này đòi hỏi các dữ liệu để đánh giá thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng. Để đánh giá được thặng dư tiêu dùng cần phải ước lượng hàm cầu, muốn vậy cần có một dãy số liệu về lượng cầu ở các mức giá khác nhau theo thời gian. Ngoài ra cần phải thu thập dữ liệu về các yếu tố ngoại sinh tác động lên cầu như thu nhập hay các dữ liệu về nhân khẩu học khác. Còn thặng dư sản xuất được ước lượng thông qua chi phí sản xuất và doanh thu nhận được từ hàng hoá đáp ứng lượng cầu trên thị trường.

Mục đích

Phương pháp này được sử dụng để đo lường giá trị sử dụng trực tiếp, đặc biệt là các sản phẩm, hàng hoá hệ sinh thái.



Mô tả

Phương pháp này dựa trên giả thiết về thị trường không bị bóp méo bởi sự kiểm soát tỷ giá hối đoái, giá trần hay các loại thuế, trợ cấp hay độc quyền. Khi đó, trong một thị trường hiệu quả, người bán và người mua đều có thông tin đầy đủ về thị trường, và các hàng hoá, dịch vụ. Các sản phẩm đều phản ánh đầy đủ chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn tài nguyên.

Một mức giá hiệu quả trên thị trường Pm, được xác định khi cung và cầu bằng nhau tại mức sản lượng Qm. Tại điểm cân bằng này, lợi ích mà xã hội thu được từ nguồn tài nguyên đạt tối đa. (Hình 2)


  1. Lượng giá giá trị hệ sinh thái sử dụng phương pháp giá thị trường.



Nguồn: Mitsch, W. J. and Gosselink, J.G., 2004.

Đường cầu phản ánh người tiêu dùng sẵn lòng mua một sản phẩm ở các mức giá khác nhau còn đường cung phản ánh người sản xuất sẵn lòng cung cấp một sản phẩm ở các mức giá khác nhau (Taylor và Frost 2002). Thặng dư tiêu dùng là A, phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên mức giá thị trường còn thặng dư sản xuất là B, là phần diện tích nằm dưới mức giá thị trường và trên đường cung. Khi đó, tổng lợi ích kinh tế hay tổng thặng dư kinh tế là tổng thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng và tổng chi phí sản xuất với lượng sản phẩm Qm (diện tích C). (Turner et al.)



Ưu điểm

  • Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu nhất để xác định giá trị các hàng hoá của hệ sinh thái dựa vào giá thị trường của chúng. Phương pháp này phản ánh người dân sẽ sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho các sản phẩm từ hệ sinh thái được mua bán trên thị trường.

  • Thu thập dữ liệu về giá thị trường, lượng mua, bán và chi phí tương đối đơn giản.

  • Phương pháp này sử dụng các số liệu quan sát được về sự ưa thích của người tiêu dùng.

  • Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật kinh tế có thể chấp nhận được.

Hạn chế

  • Phương pháp này khó áp dụng với các hàng hoá từ hệ sinh thái do nhiều loại trong số chúng không có thị trường.

  • Mặt khác, giá trên thị trường thường bị bóp méo do thuế, trợ cấp, độc quyền, thông tin không hoàn hảo và nhiều loại thất bại thị trường khác, do vậy nó không phản ánh giá trị thực của các sản phẩm hệ sinh thái.

  • Cần phải xem xét các biến ngoại sinh tác động đến lên mức giá

  • Phương pháp này thường không khấu trừ đi giá thị trường của các nguồn tài nguyên khác được sử dụng để đưa các sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái tới thị trường.

2.1.2Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM)

Khái niệm


Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp về sự lựa chọn ngầm có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí và từ đó đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó.

Mục đích

Phương pháp này có thể dùng để đánh giá lợi ích hay chi phí kinh tế mà có nguyên nhân từ:



  • Những thay đổi trong chi phí tham quan địa điểm giải trí

  • Phá bỏ một địa điểm giải trí hiện hành

  • Có thêm một địa điểm giải trí mới

  • Những thay đổi trong chất lượng môi trường ở địa điểm giải trí.

Phương pháp này dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địa điểm có chất lượng môi trường tốt thường là những nơi thu hút khách du lịch. Thực chất những nơi có chất lượng môi trường tốt là những nơi người ta phát triển du lịch và có nhiều khách tham quan nghỉ ngơi. Do đó, nếu căn cứ vào chi tiêu của khách đến nghỉ ngơi ở vị trí du lịch thì có nghĩa là chất lượng môi trường tỷ lệ thuận với chi phí của du khách. Nếu xét về cầu thì:

Nhu cầu về giải trí = Nhu cầu về khu vực tự nhiên

Bản chất của phương pháp chi phí du lịch là sử dụng các chi phí của khách du lịch làm đại diện cho giá. Mặc dù chúng ta không quan sát được con người mua chất lượng hàng hoá môi trường nhưng chúng ta lại quan sát được cách họ đi du lịch để hưởng thụ tài nguyên môi trường. Đi du lịch là tốn tiền và cũng tốn thời gian. Các chi phí du lịch này có thể làm đại diện cho cái giá mà con người phải trả để hưởng thụ được cảnh quan môi trường. Có thể sử dụng phương pháp chi phí du lịch để xây dựng đường cầu cho các cảnh quan môi trường này. Bằng cách thu thập số lượng lớn số liệu chi phí du lịch và một số yếu tố khác có liên quan (thu nhập, số lần đến thăm…), chúng ta có thể ước lượng giá sẵn lòng trả tổng cộng cho những cảnh quan môi trường cụ thể.

Các cách tiếp cận của phương pháp chi phí du lịch


Trong số các mô hình chi phí du lịch thì chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) và chi phí du lịch theo cá nhân (ITCM) là 2 cách tiếp cận phổ biến và đơn giản nhất của phương pháp chi phí du lịch. Ngoài ra còn có cách tiếp cận lợi ích ngẫu nhiên.
  1. Cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân ( Individual Travel Cost Method – ITCM)

Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa số lần đến điểm du lịch hàng năm của một cá nhân với chi phí du lịch mà cá nhân đó phải bỏ ra.

Vi = f (TCi, Si)

Trong đó : Vi là số lần đến điểm du lịch của cá nhân i trong 1 năm

TCi là chi phí du lịch của cá nhân i

Si là các nhân tố khác có ảnh hưởng đến cầu du lịch của cá nhân, ví dụ như: thu nhập, chi phí thay thế, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, và trình độ học vấn.

Đơn vị quan sát của ITCM là các cá nhân đến thăm điểm du lịch, giá trị giải trí của mỗi cá nhân là diện tích phía dưới đường cầu của họ. Vì vậy, tổng giá trị giải trí của khu du lịch sẽ được tính bằng cách tổng hợp các đường cầu cá nhân.

Cách tiếp cận ITCM sẽ gặp phải khó khăn khi sự dao động trong số lần đến địa điểm du lịch là quá nhỏ hoặc khi các cá nhân không đến điểm du lịch một vài lần trong năm (Georgiou et al 1997). Do đó, nếu mọi khách du lịch chỉ đến địa điểm du lịch một lần trong năm thì khó có thể chạy hàm hồi quy. Cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo cá nhân chỉ phù hợp cho các khu du lịch mà du khách đến nhiều lần trong năm như công viên hay vườn bách thảo...

  1. Cách tiếp cận phương pháp chi phí du lịch theo vùng (Zonal Travel Cost Method – ITCM)

Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát tới vị trí nghiên cứu với tổng chi phí du lịch của vùng xuất phát.

Vi = V(TCi, POPi, Si)

Trong đó: Vi là số lần viếng thăm từ vùng i tới điểm du lịch

POPi là dân số của vùng i

Si là các biến kinh tế xã hội ví dụ như thu nhập trung bình của mỗi vùng.

Thông thường biến phụ thuộc được biểu hiện dưới dạng (Vi/POPi) hay tỉ lệ số lần tham quan trên 1000 dân, ký hiệu là VR.

Áp dụng ZTCM thì diện tích xung quanh điểm du lịch sẽ được chia thành các vùng với khoảng cách khác nhau tới điểm du lịch, vì vậy đơn vị quan sát của ZTCM là các vùng. Những hạn chế nói trên của ITCM lại được khắc phục khi sử dụng ZTCM. ZTCM sử dụng tỷ lệ số lần viếng thăm của mỗi vùng tới điểm du lịch (VR) là hàm của chi phí du lịch, bởi vậy số lần một cá nhân đến điểm du lịch không ảnh hưởng đến hàm.

Tuy nhiên, ZTCM cũng có những hạn chế riêng của nó. Mô hình này không hiệu quả do nó tổng hợp dữ liệu từ số lượng lớn các cá nhân thành một vài vùng quan sát (Georgiou et al 1997). Thêm vào đó, mô hình chi phí du lịch theo vùng coi tất cả các cá nhân đến từ một vùng có các chi phí du lịch như nhau trong khi điều này không phải lúc nào cũng đúng.


  1. Cách tiếp cận phương pháp lợi ích ngẫu nhiên (Random Utility Approach)

Là phương pháp phức tạp và tốn chi phí nhất. Nó cũng là một phương pháp tiên tiến vì cho phép tính toán lợi ích một cách khá linh hoạt. Đây là cách tiếp cận tốt nhất để đánh giá lợi ích của những địa điểm đặc trưng hoặc là sự thay đổi chất lượng địa điểm hơn là cả địa điểm nói chung. Nó cũng là cách tiếp cận phù hợp khi có nhiều địa điểm thay thế.

Chẳng hạn, một cơ quan muốn đánh giá mất mát về kinh tế do suy giảm số lượng cá chứ không phải là mất mát toàn bộ số cá. Phương pháp lợi ích ngẫu nhiên là cách tốt nhất vì nó tập trung vào những lựa chọn giữa các địa điểm có thể thay thế cho nhau mà có chất lượng khác nhau.

Giả định các cá nhân sẽ đến địa điểm họ ưa thích chứ không phải là tất cả các địa điểm có thể câu cá. Các cá nhân sẽ đánh đổi giữa chất lượng nơi họ đến với chi phí du lịch đến tham quan nơi đó. Do vậy, mô hình này đòi hỏi thông tin về tất cả những nơi mà một khách du lịch có thể chọn như chất lượng, chi phí du lịch tới từng nơi.

Người nghiên cứu có thể điều tra qua điện thoại lựa chọn ngẫu nhiên người dân trong một nước. Người phỏng vấn hỏi họ nếu họ có đi câu hay không. Nếu có, thì hỏi họ những câu hỏi về số lần đi câu trong năm qua, nơi họ đi, khoảng cách đến từng nơi và thông tin khác tương tự như thông tin thu thập trong điều tra chi phí du lịch cá nhân. Người điều tra phỏng vấn cũng có thể hỏi những câu hỏi về số loài cá là mục tiêu của mỗi chuyến đi và bao nhiêu cá mà họ đánh bắt được.

Sử dụng thông tin này, người nghiên cứu có thể ước lượng một mô hình thống kê mà có thể dự đoán được cả lựa chọn đi câu hay không và những nhân tố xác định nơi nào được chọn. Nếu có đặc điểm về chất lượng của những nơi đó thì mô hình cũng có thể dễ dàng đánh giá giá trị cho những thay đổi về chất lượng địa điểm chẳng hạn mất mát kinh tế do suy giảm tỷ lệ đánh bắt ở nơi đó.

Mô tả

Các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch

Trong phần này sẽ nêu các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch theo vùng.

Bước 1: Xác định vị trí mà chúng ta cần đánh giá, sau đó chọn một số người thường xuyên lui tới đó.

Bước 2: Sử dụng hệ thống phiếu điều tra, đánh giá, bảng hỏi đã thiết kế sẵn để phỏng vấn từng khách du lịch. Chúng ta hỏi khách du lịch về:


  • Họ tới từ đâu (thành phố nào, nước nào)

  • Số khách trên một phương tiện chuyên chở tới

  • Phương tiện chuyên chở (ô tô, máy bay, xe máy…)

  • Thời gian đi đến và ở tại địa điểm

  • Tần suất du lịch, thời gian của chuyến đi

  • Thu nhập của khách

  • Chi phí du lịch trực tiếp (chi phí di chuyển, thức ăn, chỗ ở…)

  • Mục đích đi du lịch, sở thích du lịch.

Trong đó có hai nội dung cơ bản mà ta không thể bỏ qua, đó là quãng đường mà họ lui tới địa điểm nghiên cứu là bao xa và số lần lui tới trong 1 năm.

Ngoài ra, ta cũng phải thu thập thông tin về số lượng khách du lịch từ mỗi vùng và số lần thăm khu du lịch vào năm trước. Ở tình huống giả thuyết này, giả định rằng cán bộ ở khu du lịch giữ những ghi chép về số lượng khách du lịch và nơi đến của họ, những dữ liệu được sử dụng để tính tổng số lần thăm khu du lịch ở mỗi vùng trong năm trước.



Bước 3: Phân nhóm các đối tượng được phỏng vấn dựa trên cơ sở khoảng cách mà họ đi tới địa điểm du lịch. Điều này có nghĩa là những người có khoảng cách tương tự nhau chúng ta gộp vào một nhóm.

Bước 4: Ước tính chi phí và số lần đi tới vị trí đánh giá của từng nhóm. Đây là bước quan trọng nhất, là cơ sở để xây dựng hàm cầu cho các cảnh quan môi trường.

- Chi phí của chuyến đi:



P = e + f + ac + OC + ct

Trong đó:



e (entrance fee): vé vào cổng

f (food and drink): chi phí ăn uống

ac (accomodation): chi phí nghỉ ngơi

OC: chi phí thời gian – thời gian đi lại và thời gian ở địa điểm – chi phí cơ hội.

Thời gian đi du lịch có thể dành cho những hoạt động khác có thể đem lại lợi ích. Tiền lương phản ánh chi phí cơ hội của thời gian, nó sẽ được sử dụng như là một giá ẩn của thời gian. Tuy nhiên, mức tiền lương có thể bị bóp méo bởi sức ép của cơ quan. Cách thích hợp là ước lượng giá trị thời gian sẽ được xây dựng.

OC = (D1 + D2) x TNBQ

OC : chi phí cơ hội của du khách

: số ngày du khách đi đến và rời khỏi địa điểm

: số ngày du khách lưu lại địa điểm du lịch

TNBQ : Thu nhập bình quân mỗi du khách

ct (cost of transport): chi phí đi lại bao gồm chi phí vé tàu, xe hay máy bay hoặc là chi phí xăng dầu và bảo quản phương tiện. Do đó, chi phí đi lại của khách du lịch phụ thuộc vào khoảng cách và phương tiện đi lại.

Như vậy, chi phí của toàn bộ chuyến đi bao gồm: vé vào cổng, chi phí nghỉ ngơi, chi phí ăn uống, chi phí cơ hội trên đường đi và trong thời gian lưu lại khu giải trí, chi phí phương tiện giao thông.

- Tỷ lệ thăm quan trên 1000 dân ở mỗi vùng. Nó đơn giản chỉ là tổng lượt thăm quan mỗi năm từ mỗi vùng chia cho dân số của vùng với đơn vị nghìn người.

VR­i =

VR­i: Tỷ lệ số lần tham quan vùng i

Vi: Số lượt khách đến trong 1năm của vùng xuất phát

POPi: Tổng số dân mỗi vùng xuất phát

Bước 5: Đánh giá quan hệ giữa chi phí của chuyến đi và số lần đi tới vị trí đánh giá của các nhóm thông qua các số liệu điều tra, tính toán ở trên. Phân tích hồi quy để ước lượng công thức có liên quan đến số lần đi theo đầu người với chi phí của chuyến đi.

Vi = V(TCi, POPi, Si)

Hay: VRi = V(TCi, Si)

Toàn bộ vùng sẽ có nhu cầu là:

niVRi = niV(TCi, Si)

Trong đó: ni là số người ở vùng i đến thăm quan.

Mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi lại được coi là thể hiện nhu cầu giải trí. Tức là giả định rằng chi phí đi lại thể hiện giá trị giải trí và số lần đi lại thể hiện lượng giải trí.

Xây dựng hàm cầu số lần đi tới địa điểm bằng sử dụng các kết quả phân tích hồi quy. Tổng lợi ích kinh tế của địa điểm đối với khách du lịch được tính bằng thằng dư tiêu dùng hay chính là phần diện tích dưới đường cầu.



  1. Đồ thị hàm cầu về giải trí trong TCM




Vùng dưới đường cầu = lợi ích của giải trí

= lợi ích của khu vực tự nhiên (theo giả định)


Tuy nhiên, để phương pháp chi phí du lịch có thể áp dụng được, một số giả thiết sau phải được thoả mãn:



  • Chi phí đi lại và giá vé vào cổng có ảnh hưởng như nhau tới hành vi, nghĩa là các cá nhân nhận thức và phản ứng về sự thay đổi trong chi phí đi lại theo cùng một kiểu đối với những thay đổi trong giá vé vào cổng. Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định tổng chi phí một cách chính xác.

  • Từng chuyến đi tới điểm giải trí chỉ nhằm mục đích thăm riêng điểm đó. Nếu giả thiết này bị vi phạm, tức là chi phí đi lại sẽ bị tính chung giữa nhiều nơi tham quan, thì rất khó có thể phân bổ chi phí một cách chính xác giữa các mục đích khác nhau.

  • Toàn bộ các lần viếng thăm đều có thời gian lưu lại giống nhau, có như vậy thì ta mới đánh giá được lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm.

  • Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong thời gian di chuyển tới điểm giải trí để đảm bảo chi phí đi lại không bị tính vượt quá mức.

Ưu điểm

  • Đây là phương pháp dễ được chấp nhận về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Về lý luận, dựa trên mô hình kinh tế truyền thống đã có để xây dựng dù nó chưa hoàn hảo nhưng cũng đảm bảo được sự đồng thuận của các nhà kinh tế. Về thực tiễn, nó hoàn toàn phù hợp ở chỗ mối quan hệ giữa chất lượng hàng hoá môi trường với chấp nhận chi phí để hưởng thụ giá trị hàng hoá của khách du lịch.

  • Phương pháp dựa trên hành vi thực tế (mọi người làm trên thực tế) chứ không phải là bộc lộ sự sẵn lòng chi trả - WTP (mọi người nói họ sẽ làm trong một tình huống giả thuyết).

  • Xem xét trên góc độ kinh tế, phương pháp chi phí du lịch cho chúng ta một cách nhìn nhận tương đối dễ hiểu, dễ tiếp cận.

  • Những cuộc điều tra phỏng vấn ở địa điểm thường cho quy mô mẫu lớn vì khách du lịch thường hứng thú khi được phỏng vấn. Các kết quả thu được cũng tương đối dễ dàng để giải thích và chứng minh.

  • Nếu công việc điều tra, phỏng vấn khách quan và đúng quy trình thì kết quả mang lại phục vụ tốt cho công tác chính sách.

Hạn chế

  • Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp có những du khách cho rằng vị trí đánh giá rất có ý nghĩa với họ. Do vậy, thay vì thường xuyên đến họ mua luôn nhà gần vị trí đó để ở. Trong trường hợp đó việc xác lập cự ly phải được xem xét và tính toán lại.

  • Cũng có trường hợp khi chúng ta điều tra gặp phải những đối tượng không phải bỏ chi phí (thường xảy ra ở những vị trí gần với địa bàn cư trú) nhưng lại đánh giá rất cao chất lượng môi trường ở đó. Như vậy, không thể định giá môi trường bằng phương pháp chi phí du lịch mà phải sử dụng phương pháp khác.

  • Phương pháp này chỉ sử dụng ở những nơi có khách du lịch, những nơi không có khách du lịch thì chúng ta phải sử dụng phương pháp khác.

  • Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này chúng ta còn gặp phải một số trở ngại khác như: sự trả lời không chính xác theo mẫu hoặc những vấn đề liên quan đến lợi ích của những người không sử dụng trực tiếp… Trong trường hợp đó đòi hỏi người đánh giá phải có những cách xử lý về mặt kỹ thuật phù hợp: xây dựng bảng điều tra mẫu, thống kê, mô hình kinh tế lượng. Hơn nữa, những người thực hiện cần phải hiểu biết không chỉ về lĩnh vực kinh tế, môi trường mà cả du lịch thì mới xác định được một giá trị chất lượng môi trường phản ánh đúng với thực tiễn.

2.1.3Phương pháp thay đổi năng suất (Productivity Change Method)


Khái niệm

Phương pháp này được phát triển dựa trên phương pháp phân tích chi phí - lợi ích truyền thống, coi sự thay đổi trong năng suất là cơ sở đo lường giá trị. Phương pháp này sử dụng giá thị trường (không bị bóp méo) cho đầu vào và đầu ra trong sản xuất để lượng giá những thay đổi vật lý trong quá trình này. Các giá trị tiền tệ sau đó được đưa vào các phân tích kinh tế của dự án. Phương pháp này dựa vào kinh tế học phúc lợi tân cổ điển và việc xác định phúc lợi xã hội.



Mục đích

Phương pháp thay đổi năng suất được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực lượng giá môi trường. Dưới đây là một số kịch bản có thể sử dụng phương pháp này:



  • Xói mòn đất: Phương pháp này được sử dụng để đo lường sự suy giảm sản lượng mùa vụ và những tác động xói mòn gây ra đối với vùng hạ lưu như tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu hay làm bồi lắng các hồ chứa nước.

  • Ô nhiễm không khí: Đo lường thiệt hại đến sức khoẻ con người do ô nhiễm không khí và tác động của nó tới ngày làm việc

  • Mưa axit: Đo lường sự mất giá sản xuất qua đó thấy được thiệt hại đối với cây trồng

  • Ô nhiễm đối với các loài cá: nước bị ô nhiễm là giảm khả năng duy trì trữ lượng cá, điều này tác động lên thu nhập của các ngư dân

  • Đất trồng nhiễm mặn: làm giảm sản lượng, làm đất mất khả năng duy trì mùa vụ

Mô tả

Sử dụng phương pháp thay đổi năng suất cần tiến hành theo hai bước cơ bản và các vấn đề cần lưu ý trong mỗi bước như sau:



Bước 1: Xác định các tác động vật lý.

Vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp này là phải xác định được các tác động vật lý do các dự án gây ra. Khi đó, cần phải lưu ý:



  • Sự thay đổi năng suất do dự án gây ra phải được xác định bên trong và bên ngoài. Những thay đổi bên trong là các đầu ra từ dự án và được đưa vào các phân tích dự án. Những thay đổi bên ngoài (gồm cả tích cực và tiêu cực) là những ngoại ứng về kinh tế và môi trường của dự án mà trước đây thường bị bỏ qua. Các ngoại ứng này cần phải được đưa vào phân tích để xác định đầy đủ các tác động của dự án.

  • Các tác động lên năng suất cả trong và sau tiến trình dự án đều phải được đánh giá. Thậm chí phải xem xét các trường hợp có nhiều dự án thay thế và trường hợp không có dự án để xác định những thay đổi do các dự án mang lại so với khi tiến hành dự án. Ví dụ, một dự án phát triển nông nghiệp vùng cao được đề xuất có thể gây xói mòn đất và gây thiệt hại đối với sản lượng gạo vùng hạ nguồn. Chi phí môi trường của dự án không chỉ là tổng thiệt hại đối với sản lượng gạo mà sự bồi lắng mà dự án tạo ra. Một phân tích có cả kịch bản có và không có dự án sẽ giúp xác định được mức độ thiệt hại hoặc thiệt hại tránh được từ dự án.

Cũng cần phải lưu ý xem điều gì có thể xảy ra khi không có dự án vì trong nhiều trường hợp không phải lúc nào đầu ra cũng có cùng một sản lượng như ở hiện tại. Nếu nguồn tài nguyên được dự đoán là sẽ suy giảm trong tương lai thì phân tích cũng cần phải tính đến sự giảm đi theo thời gian này. Nếu chúng ta muốn so sánh sự khác biệt giữa các lựa chọn có và không có dự án qua thời gian thì không thể so sánh với thời điểm hiện tại được.

Bước 2: Gán giá thị trường cho những tổn thất.

Phương pháp này sử dụng giá thị trường để đo lường những tổn thất trong sản xuất hoặc chi phí đầu vào gia tăng.

Cần phải giả thiết về thời gian để đo lường những thay đổi, về giá “chuẩn” được sử dụng và về những thay đổi ở tương lai với mức giá tương đối.

Một vấn đề nảy sinh trong phương pháp này là không tồn tại thị trường cho hàng hoá hệ sinh thái hoặc thị trường bị bóp méo. Khi đó cần phải có các phương pháp thay thế, các phương pháp này sẽ lượng giá:



  • Lợi ích của sản phẩm. Ví dụ, các loài cây thuốc có thể được lượng giá thông qua lợi ích do tránh được những hậu quả của bệnh tật.

  • Giá của hàng hoá thay thế. Ví dụ, tổn thất do mất tính sẵn có của củi đốt có thể được lượng giá thông qua giá của dầu hoả, hay đi lại bằng đường bộ là phương án thay thế cho đi lại trên sông, hồ…

  • Chi phí thời gian lao động gia tăng. Thời gian bỏ ra để thu lượm các sản phẩm từ hệ sinh thái có thể được sử dụng để đo lường giá trị của các sản phẩm đó. Hoặc là trong trường hợp giảm lượng củi đốt, tổn thất được đo bằng chi phí của thời gian gia tăng để thu lượm cùng một lượng củi như trước.

Ưu điểm

  • Đây là phương pháp lượng giá các tác động ít gây tranh cãi nhất so với các phương pháp khác. Cơ sở áp dụng phương pháp này khá đơn giản, có thể dễ dàng giải thích và chứng minh được

  • Phương pháp này khá đơn giản vì sử dụng giá thị trường để đo lường tổn thất trong sản xuất hoặc chi phí đầu vào gia tăng.

  • Do dữ liệu không khó thu thập nên phương pháp này không tốn chi phí.

Hạn chế

  • Sử dụng giá thị trường có thể đem lại kết quả sai do sự can thiệp của chính phủ gây bóp méo thị trường như thuế, trợ cấp, bảo hộ nhập khẩu hoặc do độc quyền.

  • Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi trong sản xuất không đủ lớn để biến đổi giá thị trường. Tuy nhiên, khi sự thay đổi đó là đủ lớn thì việc giá thị trường thay đổi sẽ làm phân tích khó khăn hơn. Điều này có thể xảy ra khi một tỷ lệ lớn nguồn cung của một nước lại có được từ vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của sự biến đổi chất lượng môi trường. Trong trường hợp này, giá thị trường cần được điều chỉnh để phản ánh giá dự đoán khi không có sự thay đổi môi trường.

  • Phương pháp này sử dụng giá thị trường nên thường chỉ phản ánh được giá trị sử dụng mà không tính được các giá trị phi sử dụng như giá trị tuỳ thuộc, giá trị tồn tại hay giá trị lựa chọn...


2.1.4Phương pháp chi phí sức khoẻ (Cost of Illness)


Khái niệm

Phương pháp chi phí sức khoẻ thường được sử dụng để lượng giá chi phí của bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra. Giống với phương pháp thay đổi năng suất, phương pháp này dựa trên hàm thiệt hại cơ bản. Trong phương pháp chi phí sức khoẻ, hàm thiệt hại liên kết giữa mức độ ô nhiễm với mức độ tác động lên sức khoẻ.



Mục đích

Các nghiên cứu chi phí sức khỏe thường đo lường các gánh nặng kinh tế do bệnh tật gây ra và ước lượng khoản tiết kiệm lớn nhất thu được do loại trừ được một loại bệnh nhất định. Nhiều nghiên cứu cung cấp thông tin đầu vào cho các chính sách sức khỏe cộng đồng do chúng đề cập tới phạm vi ảnh hưởng của bệnh tật đối với xã hội.



Mô tả

Có ba lựa chọn liên quan đến phương pháp chi phí sức khỏe



  1. nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mắc bệnh và phạm vi tác động của bệnh

  2. nghiên cứu áp dụng phương pháp từ trên xuống và từ dưới lên

  3. các chi phí trực tiếp và gián tiếp được xác định và đo lường như thế nào

(i) Tỷ lệ mắc bệnh và phạm vi tác động

Nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mắc bệnh thường được sử dụng để đo lường tác động của các biện pháp phòng ngừa. Tỷ lệ mắc bệnh được xác định là số ca bệnh trong một thời gian nhất định. Bằng cách đo lường sự khác nhau trong số người mắc bệnh giữa hai năm, thì tác động của các biện pháp phòng ngừa được đo bằng số ca bệnh tránh được.

Còn nghiên cứu dựa trên phạm vi tác động của bệnh thì xem xét tổng chi phí liên quan đến dịch vụ y tế, bao gồm cả chi phí phòng ngừa, điều trị và hồi phục. Thậm chí còn xem xét cả tổn thất do bệnh tật và tử vong gây ra trong một khoảng thời gian nhất định.

(ii) Cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên.

Từ trên xuống có nghĩa là dữ liệu về người bệnh được thu thập từ sổ sách của các tổ chức, bệnh viện công còn từ dưới lên nghĩa là thu thập số liệu sơ cấp trực tiếp từ người bệnh, ví dụ như sử dụng bảng hỏi. Đôi khi có thể sử dụng cả hai cách trên.



(iii) Chi phí trực tiếp và gián tiếp

Trong lượng giá kinh tế có ba loại chi phí thường được đề cập, đó là chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí không nhìn thấy được. Loại thứ ba thường là sự đau đớn, lo lắng, sự chịu đựng do bệnh tật gây ra, chúng thường bị bỏ qua vì rất khó đo lường.



Các chi phí trực tiếp là giá trị của nguồn lực thay vì tạo ra các hàng hóa, dịch vụ khác thì nó được dùng để chi trả cho các dịch vụ y tế. Theo cách tiếp cận chi phí cơ hội, chi phí trực tiếp được hiểu là các nguồn lực cần có để phòng ngừa, chuẩn đoán và điều trị bệnh. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào chi phí cho thuốc thang, điều trị nội trú và ngoại trú. Chi phí đi lại từ nhà đến trung tâm y tế và thời gian chờ đợi cũng được xem là chi phí trực tiếp nhưng thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu chi phí sức khỏe do chúng khó đo lường.

Các chi phí gián tiếp xuất hiện khi khả năng làm việc của con người bị suy giảm. Có ba phương pháp dùng để đo lường chi phí gián tiếp, đó là: phương pháp vốn con người, phương pháp chi phí gián đoạn (friction cost method) và phương pháp sẵn lòng chi trả.

  • Phương pháp vốn con người đo lường tổn thất trong sản xuất, cụ thể là thu nhập của người bệnh bị mất. Đối với các chi phí do tử vong hoặc ốm yếu, tàn tật vĩnh viễn thì phương pháp này đo lường bằng cách nhân thu nhập bị mất ở mỗi độ tuổi với xác suất sống đến tuổi đó. Phương pháp này cũng tính đến cả công việc nội trợ, xem đó là chi phí cơ hội của việc thuê lao động khác từ thị trường.

  • Phương pháp chi phí gián đoạn chỉ đo lường những tổn thất trong sản xuất trong khoảng thời gian thay lao động. Nghĩa là, phương pháp này cho rằng, những tổn thất trong sản xuất sẽ được bù đắp bởi một lao động. Còn mất công việc chỉ tạo ra chi phí trong thời gian một lao động mới được thuê và đào tạo lại mà thôi.

  • Phương pháp sẵn lòng chi trả đo lường khoản tiền mà cá nhân sẵn lòng chi trả để giảm khả năng mắc bệnh và khả năng tử vong

Phân tích độ nhạy

Các nghiên cứu về chi phí sức khỏe thường dựa trên các giá trị ước lượng, do đó có thể đi kèm tính không chắc chắn và nhiều các giả thiết để xác định chi phí bệnh tật. Một phân tích nên đưa ra ước lượng với một vài các tỷ lệ chiết khấu khác nhau để cung cấp một dãy chi phí thay vì chỉ một kết quả, qua đó, tăng tính tin cậy cho các phân tích chính sách về y tế.



Ưu điểm và hạn chế

Phương pháp chi phí sức khỏe bỏ qua sự ưa thích sức khỏe hơn bệnh tật của cá nhân bị tác động, mà với sự ưa thích này cá nhân sẵn lòng chi trả. Phương pháp này cũng giả định rằng các cá nhân điều trị bệnh khi có tác động từ bên ngoài và họ không có biện pháp phòng ngừa nào, đồng thời bỏ qua chi phí tự điều trị để giảm rủi ro bệnh tật. Ngoài ra, phương pháp này còn loại trừ những tổn thất phi thị trường do bệnh tật gây ra như đau đớn và sự chịu đựng của người bệnh và người nhà, hoặc sự hạn chế đối với các hoạt động khác ngoài công việc.

Nhìn chung phương pháp chi phí sức khỏe dễ áp dụng để lượng giá các tác động môi trường khi các bệnh thường là ngắn, tách biệt, và không có ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn. Tuy nhiên phương pháp này cũng khó xử lý đối với các bệnh kinh niên khi giai đoạn bệnh kéo dài.

Ví dụ về một dự án cung cấp nước làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Trường hợp này có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ giữa nguồn nước bị ô nhiễm với người mắc bệnh tiêu chảy và bệnh nhìn chung là không nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ trẻ em (tất nhiên phải xem xét cả nguồn truyền bệnh khác như thực phẩm bị ô nhiễm đo được tưới bằng nước nhiễm bẩn hoặc truyền trực tiếp qua tay).

Để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả cần lựa chọn các dự án, chương trình phù hợp theo hướng dẫn sau:


  • Cần phải thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa nguyên nhân - kết quả tác động và nguyên nhân gây bệnh phải dễ dàng xác định.

  • Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không có ảnh hưởng lâu dài

  • Phải tính được ước lượng về thu nhập và chi phí y tế. Trường hợp những người thất nghiệp và nông dân thuần túy cần sử dụng “giá bóng” đối với thu nhập của họ.



Каталог: bitstream -> 1247
1247 -> TÊN ĐƯỜng phố VÀ LÀng xã HÀ NỘi qua những lần thay đỔI Đinh Tiên Hoàng
1247 -> ĐỊa giới hà NỘi thời pháp xâm lưỢC, TẠm chiếM
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1384 /Đhqghn-khtc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
1247 -> Số 61/2005/QĐ-ttg
1247 -> Year: 2007 Lecturer: Assoc. Prof. Dr. Tu Quang Phuong Research purposes
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1247 -> Bảo vệ năm: 2008 Giáo viên hướng dẫn
1247 -> Phong tục trong bữa cơm của ngưỜi hà NỘI
1247 -> Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương