MỤc lục chưƠng 1: CƠ SỞ LÝ luậN 11


CÁCH TIẾP CẬN LƯỢNG GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA



tải về 1.63 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

3.1CÁCH TIẾP CẬN LƯỢNG GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA



3.1.1Cách tiếp cận lượng giá


Ô nhiễm dầu có tác động đa chiều và phức tạp. Để lượng giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có một đánh giá về tổng giá trị kinh tế (TEV) của hệ sinh thái.

Tổng giá trị kinh tế (TEV) được khái quát bằng công thức sau:

TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV)

trong đó: - UV (Use values) là giá trị sử dụng.

- DUV (Direct use values) giá trị sử dụng trực tiếp.

- IUV (Indirect use values) giá trị sử dụng gián tiếp.

- OV (Option values) giá trị tuỳ chọn.

- NUV (Nonuse values) giá trị phi sử dụng.

- BV (Bequest values) giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại.

- EXV (Existen values) giá trị tồn tại.



Giá trị sử dụng trực tiếp

Đối với hệ sinh thái ven biển Quảng Nam, cụ thể là khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại, giá trị sử dụng trực tiếp là giá trị thu được từ sản lượng thủy, hải sản (cá, tôm, cua, ốc, ngao, vẹm) và giá trị du lịch, tương ứng với nó là việc sử dụng các phương pháp thay đổi năng suất và phương pháp chi phí du lịch để lượng giá. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp này đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu về sản lượng, năng suất cây con, tổng giá trị du lịch... ngay trước và sau khi có sự cố tràn dầu xảy ra.

Đối với các hàng hoá, sản phẩm từ hệ sinh thái, các dữ liệu đầu vào cần thiết cho phương pháp thay đổi năng suất là:


  • Năng suất lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh và năng lượng (ví dụ năng suất nuôi tôm/ha, lúa/ha..) trước khi và sau khi xảy sự cố tràn dầu.

  • Phạm vi, diện tích của nhóm giá trị lâm, thuỷ, hải sản, thực phẩm, phân bón, thuốc chữa bệnh và năng lượng bị tác động của dầu tràn.

  • Thời gian tác động của tràn dầu tại khu vực nghiên cứu.

  • Giá trị thị trường (giá tham khảo) của nhóm giá trị sử dụng trực tiếp.

Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này, hơn nửa thông tin đầu vào kể trên là không thu thập được, do thời điểm khảo sát (tháng 03/2008) khá xa so với thời điểm xảy ra dầu tràn (tháng 01/2007). Vì vậy, phương pháp đánh giá có sự tham gia (Participatory Environmental Assessment) được sử dụng, thông qua việc hỏi trực tiếp người dân xem thu nhập của họ bị giảm bao nhiêu phần trăm và trong thời gian là bao nhiêu lâu do có sự cố tràn dầu xảy ra. Từ đó, yêu cầu đặt ra là phải bóc tách được những đối tượng nào chịu tác động từ tràn dầu có thu nhập giảm, để đánh giá được tổng thiệt hại (do thu nhập giảm) đối với toàn bộ khu vực dưới tác động của tràn dầu.

Tương tự đối với giá trị du lịch, thay vì sử dụng phương pháp Chi phí du lịch (TCM), nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp Đánh giá có sự tham gia để thu thập thông tin từ những khách sạn khu du lịch ven biển Quảng Nam về lượng khách hủy đặt phòng, lượng khách trả phòng trước dự kiến, số ngày bị hủy/trả phòng, và giá mỗi phòng. Do hạn chế về dữ liệu nên nghiên cứu này mới đánh giá được giá trị du lịch bị mất từ phía cung chứ chưa tính được thiệt hại từ phía cầu (khách du lịch).



Giá trị sử dụng gián tiếp

Theo đánh giá của các chuyên gia và qua điều tra, sự cố tràn dầu tháng 1/2007 không tác động gây bồi tụ ở cửa sông và xói lở ven bờ. Rừng ngập mặn (đước) ở Thuận Tình được xem xét là có dầu bám vào thân cây; tuy nhiên do diện tích rừng rất nhỏ nên coi như dầu tràn tác động không đáng kể đến rừng ngập mặn. Một số hệ sinh thái sau chịu nhiều tác động từ sự cố tràn dầu:

+ San hô ở khu vực biển Cù Lao Chàm bị giảm 50% độ che phủ.

+ Cỏ biển chết 60 – 70% (tại Cẩm Thành, Duy Nghĩa thuộc khu vực Cửa Đại)

+ Hệ sinh thái cửa sông bị tác động.

Chính các tác động trên đã làm suy giảm nguồn giống có giá trị trong khu vực (như cua, cá mú, ghẹ..), làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng phương pháp Phân tích cư trú tương đương (HEA) nhằm đánh giá thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp của khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.



Giá trị phi sử dụng

Theo các nhà khoa học, Cù Lao Chàm có 135 loài san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam. Cù Lao Chàm cũng có 947 loài sinh vật sống trên các vùng nước quanh đảo, trong đó có 178 loài sinh vật biển, hơn 50 loại cá, 56 loài thân mềm như ốc, ngọc trai, nhiều loại nằm trong sách đỏ của Việt Nam.

Sự cố dầu tràn Tháng 1/2007 đã ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội của người dân tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm, làm giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động du lịch, có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, hệ sinh thái san hô và cỏ biển của khu vực.

Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng trong trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam nhằm đánh giá mức sẵn lòng đóng góp của người dân vào quỹ bảo tồn, nhằm khôi phục tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại. Từ WTPtb/hộ của mẫu, ta sẽ tính được tổng WTP của toàn bộ khu vực nghiên cứu. Tổng giá trị mà người dân sẵn lòng chi trả để phục hồi đa dạng sinh học chính là tổng thiệt hại của giá trị phi sử dụng toàn khu vực nghiên cứu.


3.1.2Phương pháp nghiên cứu thực địa


Thu thập thông tin thứ cấp

Để thực hiện lượng giá thiệt hại tài nguyên, môi trường và các hệ sinh thái biển do ô nhiễm dầu tràn, nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều báo cáo lượng giá thiệt hại của các vụ tràn dầu quy mô lớn trên thế giới. Các báo cáo này được thu thập từ các ấn bản của các tổ chức quốc tế và các trường đại học trên thế giới. Từ các báo cáo tập hợp được, nhóm nghiên cứu rút ra cách tiếp cận phù hợp để xây dựng phương pháp luận, lập bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu này.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tham khảo một số kết quả nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn San hô tại Cù Lao Chàm) về tác động ô nhiễm nói chung tới san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn tại Cửa Đại, Cù Lao Chàm cùng với đánh giá về sự cố tràn dầu của chính quyền địa phương, lãnh đạo cơ quan quản lý tài nguyên, du lịch, đặc biệt là đánh giá của lực lượng chính tham gia xử lý ô nhiễm dầu tràn đầu năm 2007.

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm lượng giá kinh tế thiệt hại về tài nguyên, môi trường các hệ sinh thái biển khu vực bị ô nhiễm dầu tại Cù Lao Chàm và Cửa Đại nên đối tượng nghiên cứu bao gồm khu vực dân cư có dầu ô nhiễm từ Đà Nẵng đến huyện Núi Thành (Quảng Nam). Qua nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của khu vực biển Quảng Nam, nhóm đã chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm chính:



  • Nhóm thứ nhất là nhóm người dân bao gồm dân cư trên địa bàn phường Cửa Đại, phường Cẩm An, xã Cẩm Thanh và khu vực Cù Lao Chàm.

  • Nhóm thứ hai là nhóm doanh nghiệp khách sạn – du lịch bao gồm các khách sạn các loại tại khu vực Hội An và Cửa Đại.

Bảng hỏi

Việc khảo sát được thực hiện bằng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, sử dụng bảng hỏi. Ban đầu, bảng hỏi do nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên yêu cầu đánh giá, sau đó nhóm lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia rồi tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính khả thi của bảng hỏi. Cuối cùng bảng hỏi đã được điều chỉnh được đưa vào điều tra. Theo đặc thù của vụ tràn dầu và đối tượng chịu tác động, có 02 loại bảng hỏi được sử dụng:



  • Thứ nhất là bảng hỏi người dân: 300 phiếu trên 3000 hộ (tỷ lệ 1/10).

  • Thứ hai, bảng hỏi doanh nghiệp Khách sạn - Du Lịch : 15 khách sạn trên 70 khách sạn và nhà nghỉ (tỷ lệ trên 1/5).

Các câu hỏi được thiết kế để người được phỏng vấn đánh giá khách quan tác động ô nhiễm của tràn dầu trong nhiều nguyên nhân khác nhằm tránh đánh giá thiên vị, ngộ nhận. Qua đó cũng đánh giá được nhận thức của người dân về sự cố tràn dầu và các tác động của nó.

Giá trị sử dụng được đánh giá qua các nhóm hộ gia đình có nghành nghề chịu tác động trực tiếp của dầu tràn, đặc biệt chú ý hộ ngư dân đánh bắt ven biển, hộ nuôi trồng hải sản và kinh doanh du lịch.

Tác động gián tiếp có chú ý tới hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ, kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ; ảnh hưởng ô nhiễm tới chi phí tăng thêm cho sinh hoạt hoặc chữa bệnh.

Phạm vi bảng hỏi bao quát các yếu tố về môi trường trong đó có vấn đề bồi tụ trầm tích, xói lở bờ biển.

Các giá trị phi sử dụng được khảo sát qua những câu hỏi lựa chọn về biến đổi đa dạng sinh học và khả năng sẵn sàng chi trả để phục hồi môi trường.

Tương tự đối với bảng hỏi cho khối khách sạn, nhà nghỉ, các câu hỏi đưa ra nhằm đánh giá nhận thức của họ về tác động của sự cố tràn dầu và nhằm đánh giá được thiệt hại mà họ gánh chịu từ sự cố này.



Phương án chọn mẫu và điều tra

(i) Chọn mẫu bảng hỏi người dân

Việc chọn mẫu tại điểm khảo sát theo phương pháp chọn ngẫu nhiên, sử dụng danh sách hộ gia đình do chính quyền địa phương cung cấp, chọn bước nhảy (khoảng 1/10) lấy tên hộ cần điều tra:



Bảng 6. Phân bổ số mẫu điều tra theo xã/phường

Xã/Phường

Tổng thể

(số hộ)

Mẫu

(số hộ)

1. Phường Cẩm An

1225

100

Tân Thịnh

302




An Bàng

341




An Tân

285




Tân Thành

145




Tân Mỹ

152




2. Phường Cửa Đại

1181

100

Phước Hải

193




Phước Thịnh

221




Phước Tân

256




Phước Trạch

204




Phước Hoà

307




3. Xã Cẩm Thanh

581

50

Thôn 6

275




Thôn 7

190




Thôn 8

116




4. Cù Lao Chàm

50

50

Bãi Hương

Chọn ngẫu nhiên




Bãi Làng




Thôn Cấm




Thôn Bãi Ông




Tổng

3037

100

(ii) Chọn mẫu bảng hỏi doanh nghiệp khách sạn – du lịch:

Việc chọn mẫu có phân loại theo thứ hạng khách sạn (chia làm 3 nhóm: nhóm 1 từ 5 - 4 sao; nhóm 2: từ 3 - 1 sao; nhóm 3: Khách sạn và nhà nghỉ không xếp hạng sao). Chọn mẫu ngẫu nhiên trong danh sách theo nhóm đã định, tránh sai số vì tác động vì khoảng cách của khách sạn với bờ biển.



Điều tra viên và người dẫn đường

Điều tra viên là sinh viên của Trường Kinh tế thuộc Đại học Huế gồm hai nhóm: (i) Sinh viên có gia đình tại khu vực khảo sát đang nghỉ chuẩn bị thực tập tốt nghiệp, và (ii) Sinh viên đang tham dự khóa Thạc sĩ của Đại học Kinh tế (Huế). Trưởng nhóm điều tra là giảng viên Đại học Kinh tế (Huế).

Người dẫn đường là các đoàn viên thanh niên thuộc Thị đoàn Hội An. Đây là các đoàn viên thanh niên sinh sống tại địa phương, thông thạo địa hình và hiểu biết khu vực. Đặc biệt, hầu hết các đoàn viên này đã tích cực tham gia việc thu dọn dầu tràn trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2007 tại khu vực.

Kiểm tra, giám sát

Quá trình điều tra thực hiện việc giám sát kép, trực tiếp từ trưởng nhóm điều tra và gián tiếp từ thành viên nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.



Tóm lược quá trình điều tra khảo sát

Cuộc điều tra khảo sát phục vụ đề tài lượng giá tác động ô nhiễm dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm được thực hiện từ cuối tháng 11/2007 đến đầu tháng 3/2008. Điểm khảo sát được xác định qua tham khảo làm việc với Phó trưởng ban tuyên giáo thị xã, phó bí thư thị đoàn (đơn vị chịu trách nhiệm thu dọn ô nhiễm dầu tràn), Trưởng phòng tổ chức Công ty du lịch Hội An, Phó chủ tịch Phường Cẩm An và các bí thư đoàn xã, phường ở những nơi chịu tác động nhiều của vụ dầu tràn. Sau khi điều tra thử và hoàn thành 02 bảng hỏi, việc điều tra chính thức được tiến hành với sự phối hợp của lực lượng sinh viên Đại học Huế, lực lượng dẫn đường của Thị đoàn Thị xã Hội An.

Một số nét diễn biến trong quá trình điều tra chính thức: Do danh sách được chọn ngẫu nhiên nên trong quá trình điều tra, các điều tra viên phải đi khắp địa bàn rộng các phường, xã. Thời điểm sau tết âm lịch, thời tiết không thuận do mưa nhiều nên việc đi phỏng vấn phải kéo dài thêm một số ngày. Đến ngày 18/3 việc điều tra đã hoàn tất.

Trong quá trình điều tra, trưởng nhóm điều tra đã đi kiểm tra và phúc tra ở một số điểm. Những thắc mắc, phản hồi từ điều tra viên và người được phỏng vấn được làm rõ và giải quyết nội bộ hoặc tham khảo ý kiến của nhóm nghiên cứu tại Hà Nội. Việc phỏng vấn viên thực hiện tốt, hoàn thành công việc được giao với điều chỉnh, bổ sung và kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Một số ít phiếu chưa điền đủ thông tin đã được yêu cầu làm lại cho đúng theo yêu cầu.

Các địa phương có các hộ hoặc cơ sở du lịch được phỏng vấn đều được báo cáo về chương trình, nội dung hoạt động của tổ phỏng vấn. Các nhóm đều nhận được sự nhiệt tình ủng hộ của các địa phương.

Kết quả điều tra

Bảng 7: Diện tích, mật độ dân số các phường được điều tra (số liệu năm 2006)



Tên đơn vị hành chính

Diện tích (km2 )

Mật độ dân số (người/km2)

Phường Cẩm An

2,9046

1754

Phường Cửa Đại

3,1556

1694

Phường Cẩm Thanh

8,9543

765

 

Bảng 8: Tỷ lệ, số hộ cụ thể được điều tra trong từng phường, xã:



Tên

Số hộ

Số hộ đã điều tra

Phường Cẩm Thanh (3 thôn)

581

50

- Thôn 6

- Thôn 7


- Thôn 8

275

116


190

16

24

10



Phường Cẩm An

1225

100

- Tân Thịnh

- Tân Mỹ


- Tân Thành

- An Bàng

- An Tân


302

152


145

341


285

22

13

15



30

20


Phường Cửa Đại

1144

100

- Phước Hải

- Phước Thịnh

- Phước Tân

- Phước Trạch

- Phước Hòa


193

221


219

204


307

19

21

11



19

30


Một số điều chỉnh trong quá trình điều tra chính thức

Các hộ điều tra đều được phân bố khắp các khối, thôn. Bao gồm các hộ sống ven sông và ven biển. Các đối tượng được hỏi là chủ hộ, trên 18 tuổi, có năng lực hành vi. Một số trường hợp chủ nhà quá già, thiếu năng lực hành vi, nhóm điều tra đề nghị chuyển sang hộ liền kề để thay thế.



Sản phẩm thu được sau điều tra chính thức

Sản phẩm và tài liệu thu thập được sau điều tra gồm có:

- Bảng hỏi người dân được thu thập tổng cộng gồm 302 phiếu (01 phiếu bỏ vì không hoàn chỉnh trong quá trình điều tra, 01 phiếu trắng không có thông tin), còn 300 phiếu hoàn chỉnh đưa vào xử lý.

- Bảng hỏi Khách sạn thu thập đủ 15 phiếu: 02 phiếu cho khách sạn 4-5 sao; 4 phiếu cho khách sạn 1 đến 3 sao; 9 phiếu cho khách sạn, nhà nghỉ không xếp hạng sao.



Phương pháp phân tích số liệu

Sau khi hoàn thành phỏng vấn, các bảng hỏi được tập hợp và nhập số liệu. Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel để nhập số liệu. Tổng cộng có khoảng 300 phiếu điều tra đã được hoàn thành. Vì ở đây cần thống kê, tính toán tần suất, tần suất tương đối nên phần mềm Excel cũng được sử dụng để phân tích số liệu. Bên cạnh đó, nhóm còn sử dụng phần mềm SPSS để xử lý hàm hồi quy và một số hàm toán khác.



Каталог: bitstream -> 1247
1247 -> TÊN ĐƯỜng phố VÀ LÀng xã HÀ NỘi qua những lần thay đỔI Đinh Tiên Hoàng
1247 -> ĐỊa giới hà NỘi thời pháp xâm lưỢC, TẠm chiếM
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1384 /Đhqghn-khtc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
1247 -> Số 61/2005/QĐ-ttg
1247 -> Year: 2007 Lecturer: Assoc. Prof. Dr. Tu Quang Phuong Research purposes
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1247 -> Bảo vệ năm: 2008 Giáo viên hướng dẫn
1247 -> Phong tục trong bữa cơm của ngưỜi hà NỘI
1247 -> Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương