MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5


V. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT



tải về 1.78 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích1.78 Mb.
#36890
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

V. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT

1. Bảo vệ rừng


Đối tượng: toàn bộ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều phải đầu tư nuôi dưỡng và bảo vệ.

Nhiêm vụ: Tổng diện tích: 112.352 ha. Trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 39.031 ha, trong đó:

Rừng tự nhiên hiện có: 35.031 ha (rừng dẻ phục hồi bán nhân tạo): 3.000 ha.

Rừng mới khoanh nuôi: 4.000 ha

+ Rừng trồng: 73.321 ha

Rừng sản xuất gỗ lớn: 15.000 ha

Rừng sản xuất gỗ nhỏ: 58.291 ha

Rừng tre nứa: 29 ha

(Chi tiết xem biểu 01/QH)

Biện pháp: Chủ quản lý rừng tự tổ chức bảo vệ và tự túc kinh phí. Đối với rừng tự nhiên chủ rừng được quyền khai thác gỗ tận thu và lâm sản theo qui định hiện hành để bù đắp chi phí, không khai thác chính. Riêng diện tích rừng tự nhiên ở huyện Sơn Động nếu khoán bảo vệ được hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước với mức 200.000đ/ha/năm (theo Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/2/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ). Đối với rừng trồng sau giai đoạn trồng và chăm sóc 3 năm tiếp theo chủ rừng tiếp tục tự bảo vệ đến khi khai thác.

- Tiến hành thiết kế, xác định diện tích, chất lượng của từng lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ.

- Tiến hành đóng mốc bảng, niêm yết nội dung bảo vệ rừng tại nơi nhiều người qua lại, gần khu dân cư.

- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực của người và gia súc tới rừng.

- Coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại, tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời khen thưởng những người, đơn vị làm tốt.



Phân kỳ: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng sản xuất suốt kỳ quy hoạch. Dự kiến đầu tư 5,18 triệu/10 năm

2. Phát triển rừng


2.1. Rừng tự nhiên

a) Khoanh nuôi có trồng bổ sung tạo rừng tự nhiên mới: 4.000 ha

Đối tượng: Đất Ic có triển vọng (có trên 800 cây gỗ mục đích, chiều cao >1m) để khoanh nuôi có trồng bổ sung

Nhiệm vụ: Khoanh nuôi tạo rừng mới: 4000 ha

Biện pháp kỹ thuật: Điều tra dánh giá chất lượng cây tái sinh, xác định cơ cấu cây trồng rừng, ưu tiên cây bản địa quí hiếm và cây có giá trị kinh tế và môi trường như lim xanh, vối thuốc, dẻ ăn quả, trám, tre luồng...xây dựng quy trình kỹ thuật thích hợp cho từng đối tượng.

- Áp dụng khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung > 400 cây bản địa/ha

- Tiến hành đo đạc, đóng mốc bảng, lập hồ sơ cho từng lô, điều tra mô tả đánh giá số, chất lượng cây tái sinh, hoàn thiện hồ sơ giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng…

- Triệt để tận dụng cây tái sinh và diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua những biện pháp ngăn chặn, nghiêm cấm mọi sự phá hoại của con người, gia súc, sâu bệnh và lửa rừng.

- Thời gian khoanh nuôi tiến hành trong 5 năm.

- Cuối kỳ khoanh nuôi tiến hành nghiệm thu theo các tiêu chuẩn thành rừng hiện hành của Bộ NN&PTNT (Ban hành theo quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24/1/2005). Dự kiến đầu tư 12,2 triệu đồng/ha cho 4 năm đầu và 3 triệu cho 6 năm tiếp theo.



Phân kỳ: Đầu tư trong giai đoạn 1- 2011-2014: mỗi năm 1000 ha

b) Nuôi dưỡng tỉa thưa rừng dẻ

Đối tượng: Rừng dẻ thuần loại đã phục hồi bán nhân tạo có tuổi 10-25 năm, mật độ cây trên 200 cây/ha, rừng đã khép tán, tàn che >0,5 trong vùng phân bố chính của cây dẻ (Lục Nam, Lục Ngạn).

Nhiệm vụ: Nuôi dưỡng, tỉa thưa: 3000 ha

Biện pháp kỹ thuật: Điểu tra, đánh giá chất lượng từng lô rừng về mật độ, phẩm chất cây gỗ, khả năng cho quả, thiết kế tỉa thưa để điều chỉnh mật độ, độ tàn che... thúc đẩy cây tăng trưởng về đường kính và khả năng cho quả. Dự kiến 12 triệu đồng/ha/10năm

(Chi tiết xem biểu 01/QH)

2.2. Rừng trồng

a) Trồng rừng

Đối tượng: Sử dụng khoảng 80% diện tích đất trống trọc Ia, toàn bộ đất Ib và 8,5% đất Ic để trồng rừng mới. Trồng rừng trên đất vườn vải thoái hoá và rừng tự nhiên đủ điều kiện cải tạo. Trồng lại rừng sau khai thác trắng (rừng trồng cấp tuổi I, II, III, IV với keo và bạch đàn, chỉ khai thác và trồng lại rừng thông cấp tuổi IV) ngay sau năm khai thác.

Nhiêm vụ: Tổng diện tích: 60.567 ha chia ra:

Theo sản phẩm: Gỗ lớn: 15.000 ha; Gỗ nhỏ: 45.567 ha

Theo đối tượng:

+ Trồng lại rừng sau khai thác: 43.576 ha;

+ Trồng rừng trong cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 3.734 ha;

+ Trồng rừng trên đất cải tạo vườn vải kém hiệu quả: 5.481 ha.

+ Trồng mới rừng trên đất trống trọc: 7.777 ha

Phân kỳ: Giai đoạn 1: 2011-2015: 33.803 ha, Giai đoạn 2: 2016-2020: 26.764 ha

+ Trồng rừng gỗ lớn: giai đoạn 1: 9.150 ha, giai đoạn 2: 5.850 ha. Dự kiến đầu tư 53 triệu đồng/ha thông caribe và 39,78 triệu đồng /ha keo, bạch đàn

+ Trồng rừng gỗ nhỏ: giai đoạn 1: 24.653 ha, giai đoạn 2: 20.914 ha. Dự kiến đầu tư: 33,29 triệu đồng/ha

(Suất đầu tư trồng rừng được tính theo QĐ 38/2005/QĐ-BNN)

(Chi tiết xem biểu 01, 04/QH)

Biện pháp kỹ thuật

* Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm loài cây ưu tiên:

- Tiêu chuẩn ưu tiên 1:

Với gỗ nhỏ: Năng suất > 20m3/ha/năm và chu kỳ < 10 năm và năng suất từ 10-20m3/ năm và chu kỳ trên 10 năm với gỗ lớn; gỗ đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu: sản xuất dăm mảnh làm nguyên liệu cho chế biến giấy, ván ghép thanh và đồ mộc hoặc trụ chống... cây có biên độ sinh thái rộng, chống chịu được rét đậm kéo dài và sương muối, chịu được đất nghèo xấu, của lâm nghiệp phù hợp với điều kiện lập địa vùng và có khả năng gây trồng trên diện rộng; có nguồn giống; đã nắm chắc kỹ thuật gây trồng, nhất là kỹ thuật trồng rừng thâm canh; ít hoặc không bị sâu hại; không có tác động xấu đến môi trường sinh thái, ưu tiên cây có tác dụng tốt với bảo vệ, cải tạo đất, giữ nước, chống xói mòn.



- Tiêu chuẩn ưu tiên 2:

Các loài cây không đạt năng suất như tiêu chuẩn 1, các loài cây gỗ quí hiếm, cây đa mục đích và các loài cây có chu kỳ kinh doanh trên 20 năm.



* Lựa chọn lập địa và cơ cấy cây trồng: (theo mục 2. Quy hoạch nhóm sản phẩm và đề xuất loài cây trồng – IV. Nội dung Quy hoạch).

* Quy trình kỹ thuật

+ Trồng rừng thuần loại hoặc kết hợp cây phù trợ, thâm canh theo qui trình trồng rừng thâm canh cho từng loài cây cụ thể đã được Bộ NN&PTNT ban hành: Qui trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh các loài thông, bạch đàn, keo phục vụ trồng rừng nguyên liệu giấy (QTN-27-87); Qui trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh Bạch đàn Uro bằng các dòng vô tính chọn lọc (Bộ NN&PTNT, 2001); Qui phạm kỹ thuật bón phân cho Bạch đàn Uro; Keo lai…(Viện KHLN-2003)...cho trồng rừng gỗ nhỏ. Đối với trồng rừng gỗ lớn: Cơ quan chức năng xây dựng quy trình trồng rừng gỗ lớn cho từng loài trên cơ sở quy trình trồng rừng gỗ nhỏ và áp dụng công nghệ làm đất, bón phân, chặt chừa 1 thân, tỉa thưa, tỉa cành, điều chỉnh mật độ cây, quản lý bảo vệ... để hướng dẫn cho các chủ rừng thực hiện mục tiêu sản xuất gỗ lớn trên rừng trồng.

Tuân thủ các quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt của tỉnh.

Xây dựng các mô hình trồng rừng gỗ lớn, gỗ nhỏ cho các xã có trên 100 ha rừng trồng: bình quân mỗi xã: 20 ha (mỗi thôn 1 - 2 ha) để làm điểm cho nông dân thông qua hoạt động khuyến lâm.

b) Nuôi dưỡng rừng trồng: 12.753 ha

Đối tượng: toàn bộ diện tích rừng trồng thông và thông keo cấp tuổi II, III và chưa có trữ lượng, rừng tre nứa được đưa vào nuôi dưỡng và bảo vệ để có thể khai thác trồng lại vào sau giai đoạn 2016-2020

Nhiệm vụ: nuôi dưỡng 12.724 ha rừng thông và 29 ha tre lấy măng.

Biện pháp kỹ thuật: Bảo vệ chống chặt phá, khuyến khích các chủ rừng kéo dài chu kỳ trồng rừng để tận dụng tuổi sinh trưởng cao về trữ lượng để có thể khai thác sau 25 năm tuổi, để tăng sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng cao nhất (thành thục sinh học), áp dụng kỹ thuật tỉa thưa hợp lý để nâng cao chất lượng rừng trồng khi khai thác chính. Chi phí cho nuôi dưỡng rừng tính trong bảo vệ và đầu tư tạo rừng.

2.3. Chuyển hoá rừng giống

Đối tượng: Rừng vối thuốc tái sinh đã thành thục về sinh trưởng (cây có đường kính bình quân trên 20 cm, tàn che 0,3-0,5, mật độ: > 500 cây/ha, phân bố đều trên lô, đã ra hoa kết quả) tại xã Tân Sơn hoặc xã Phong Minh huyện Lục Ngạn

Nhiệm vụ: chuyển hoá 20 ha



Phân kỳ: giai đoạn 1: xây dựng cơ bản: 20 ha; giai đoạn 2: khai thác hạt: 20 ha.

Biện pháp kỹ thuật: áp dụng theo Quy phạm chuyển hoá rừng giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (QPN 16-93). Dự kiến đầu tư 10 triệu/ha (Theo 147/2007/QĐ-TTg).

2.4. Phát triển lâm sản ngoài gỗ

Đối tượng:

+ Rừng tự nhiên, ưu tiên cho các khu vực rừng tự nhiên cộng đồng quản lý.

Nhiệm vụ: 1.000 ha.

+Phân kỳ đầu tư: Xây dựng dự án năm 2011, thực hiện đầu tư từ 2012-2015. Giai đoạn 2016-2020 duy trì thành quả và khai thác.

Biện pháp kỹ thuật:

+ Đầu tư theo dự án, dự kiến đầu tư 50 triệu đồng/ha.

Ưu tiên cho phát triển các nhóm cây đa mục đích, cây dược liệu, cây tre trúc, song mây phục vụ phát triển lâm sản ngoài gỗ

3. Khai thác rừng và cơ cấu sản phẩm gỗ


3.1. Khai thác chính rừng tự nhiên

Trong kỳ quy hoạch không có khai thác chính từ rừng tự nhiên do gần như toàn bộ rừng có trữ lượng rừng quá thấp (10-50 m3/ha), lượng tăng trưởng chỉ đạt 2,2-2,5 m3/ha năm. Diện tích rừng có trữ lượng trên 100 m3/ha chỉ còn 24 ha nằm trong lưu vực hồ Khe Sàng (xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn) phải giữ để bảo vệ nguồn nuớc.



3.2. Khai thác tận dụng gỗ trong cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt

+ Đối tượng: Diện tích rừng nghèo kiệt được cải tạo theo tiêu chí rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép khai thác theo Thông tư số 99/2006/TT-BNN, ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và quy định của UBND tỉnh..

+ Khối lượng -Tiến độ: giai đoạn 2011-2015: 3.734 ha

+Biện pháp: Tận dụng gỗ nhỏ, gỗ củi trên diện tích cải tạo hoặc băng cải tạo.

Sản lượng gỗ tận dụng: diện tích cải tạo 3.734 ha, dự kiến 10m3/ha, tương đương 37.340m3 (gỗ nhỏ, gỗ củi), bình quân 7.467 m3/năm.



3.3. Khai thác rừng trồng sản xuất

+ Đối tượng

Diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác (cấp tuổi II,III và IV) trong đó ưu tiên khai thác trồng lại rừng thông cấp tuổi IV, keo, bạch đàn cấp tuổi II, III và IV trong giai đoạn 1, giai đoạn 2 khai thác rừng trồng cấp tuổi I, II đối với keo và bạch đàn, không khai thác rừng thông, thông xen keo cấp tuổi III. Tuy nhiên để đảm bảo tính ổn định trong cả chu kỳ và duy trì độ che phủ rừng cần thiết, tránh khai thác trắng tập trung trên diện tích lớn trên phạm vi toàn tỉnh.



+ Khối lượng: 43.576 ha bình quân 3.618 ha/năm cho giai đoạn 1 và trên 5.098ha/năm cho giai đoạn 2.

+ Tiến độ: Dự kiến giai đoạn 2011-2015 khai thác 18.089ha; giai đoạn 2016-2020 khai thác 25.487 ha.

+ Biện pháp kỹ thuật:

- Đối với rừng gỗ sản xuất gỗ nhỏ: Khai thác trắng và trồng lại rừng ngay năm kế tiếp.

- Đối với rừng sản xuất gỗ lớn: tiến hành tỉa thưa ngay từ năm thứ 3, đến năm thứ 6 tỉa thưa để tận dụng gỗ chống và gỗ nguyên liệu, tuỳ từng loài mà có giải pháp thích hợp, duy trì mật độ cây 200-400 cây/ha khi khai thác chính sau năm 15 với keo và bạch đàn; sau 25 năm với thông caribe.

+ Sản lượng: bình quân dự tính giai đoạn 2011-2015 là 120m3 gỗ /ha với thông mã vĩ, keo: 40m3/ha, bạch đàn:50 m3/ha và giai đoạn 2016-2020 là 80 m3 gỗ /ha.

Tổng sản lượng gỗ khai thác trong kỳ quy hoạch: 2.862.000m3, giai đoạn 1: 874.000 m3, bình quân năm: 175.000 m3/năm và giai đoạn 2: 1.988.000 m3, bình quân 397.000 m3/năm.



( Chi tiết xem biểu 6/QH)

3.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ

+ Đối tượng: Tre nứa, song mây và các lâm sản ngoài gỗ khác trong rừng tự nhiên được phép khai thác theo điều 25-26, mục 5 chương III và điều 35- chương IV của Qui chế khai thác gỗ và lâm sản theo QĐ số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT.

+ Sản lượng LSNG chủ yếu: Hàng năm khai thác từ rừng tự nhiên ước tính bình quân khoảng: 12 triệu cây tre nứa (trong rừng hỗn giao và tre nứa rải rác trong rừng tự nhiên khác); 300 tấn song mây (bình quân 4,5 kg/ha RTN/năm và khai thác tỉa trên 100 ha rừng trồng mây do dự án Việt Đức hỗ trợ.

4. Chế biến và tiêu thụ gỗ


Nhiêm vụ: Trên cơ sở năng lực các cơ sở chế biến gỗ hiện nay và các nhà máy sẽ đầu tư xây dựng gần các vùng nguyên liệu tập trung, các hộ tiêu thụ gỗ có nhiệm vụ chế biến và cung ứng hết sản lượng gỗ khai thác trong kỳ quy hoạch: 2.862.000 m3

+ Giai đoạn 1: 2011-2015: 175.000 m3/ năm

Bình quân năm:

Ván xẻ và mộc dân dụng: 24.000 m3( tiêu thụ nội tỉnh)

Gỗ dán, gỗ ván MDF, gỗ ghép thanh: 50.000 m3 (Bắc Ninh, Hà Nội và thị trường Trung Quốc)

Bột giấy và dăm gỗ: 50.000 m3 (Nhà máy băm dăm Cái Lân)

Gỗ trụ mỏ: 50.000 m3(tiêu dụng nội tỉnh: 20.000 m3, cung cấp cho Quảng Ninh: 30.000 m3)

Tiêu dùng khác: 1.000 m3

Đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan: 5.000 tấn

+ Giai đoạn 2: 2016-2020: 397.000m3/năm

Bình quân năm:

Ván xẻ và mộc dân dụng: 50.000 m3

Gỗ dán, gỗ ghép thanh, ván MDF, mộc xuất khẩu: 160.000 m3

Bột giấy và dăm gỗ: 100.000 m3

Gỗ trụ mỏ: 70.000 m3 (Tiêu dùng nội tỉnh: 30.000 m3, cung cấp cho Quảng Ninh: 40.000 m3).

Tiêu dùng khác: 1.700 m3

Đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan: 10.000 tấn

- Nhu cầu trang thiết bị theo giai đoạn: Kêu gọi đầu tư, xây dựng 4 nhà máy chế biến gỗ gắn với 4 huyện lâm nghiệp trọng điểm, công suất 10.000-15.000 m3 sản phẩm năm phục vụ xuất khẩu; Nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ lớn trên địa bàn tỉnh lên gấp đôi trong giai đoạn 2 với công nghệ hiện đại, chế biến sâu, tận dụng và tiết kiệm gỗ. Không đầu tư mới cho các nhà máy sản xuất bột giấy.

5. Xây dựng cơ sở hạ tầng


5.1. Hệ thống đường lâm nghiệp

- Đối tượng: Các vùng trồng rừng mới tập trung chưa có đường vận xuất vận chuyển (theo định mức ở chương II, điều 10, mục 2, Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg). Các diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đã qua khai thác những năm trước đây thì sử dụng các đường vận xuất vận chuyển có sẵn.

- Khối lượng - Tiến độ: 65 km - Thực hiện giai đoạn 2011-2015.

Huyện Sơn Động 16 km: Xã Dương hưu 7 km; Xã Long Sơn 3 km; Xã Hữu Sản 2 km; Xã Thạch Sơn 2 km. xã Phúc Thắng: 2km

Huyện Lục Ngạn 27km : Xã Xa lý 6km; Xã Phong Vân 2km; Xã Cấm Sơn 3km; Xã Tân Sơn 2km; Xã Kiên Lao: 2km; Xã Tân Lập 2km; Xã Phong Minh 6 km; xã Tân Mộc 4km

Huyện Lục Nam: 11 km tại xã Cẩm Lý: 4 km, xã Lục Sơn 3 km, Vô Tranh 4 km

Huyện Yên Thế: 11 km: xã Xuân Lương: 2km, xã Đồng Tiến 2km, xã Đồng Vương 2km, xã Tiến Thắng: 2km, Canh Nậu: 3 km.

- Biện pháp kỹ thuật: áp dụng theo tiêu chuẩn xây dựng đường lâm nghiệp hiện hành.

- Đơn giá ước tính: 300 triệu đ/km; (Dự án 147 và Dự án 661 hỗ trợ).

5.2. Hệ thống dịch vụ giống

Hiện tại trên toàn tỉnh đã có hệ thống trên 20 vườn ươm cố định của các Công ty lâm nghiệp, các Ban QL rừng Phòng hộ, rừng đặc dụng (có 7 vườn đã được đầu tư nhà lưới, nền cứng và tưới phun tự động với 0,5 ha/ vườn) và nhiều vườn ươm khác của các tổ chức, cá nhân hộ gia đình xây dựng tạm thời cung cấp đủ cây giống cho các dự án trồng rừng của tỉnh.



Theo định mức để phát triển thêm 1000ha rừng trồng cần 1 vườn ươm thì toàn tỉnh cần cải tạo nâng cấp, mở rộng 12 vườn ươm hiện có để đáp ứng nhu cầu gieo ươm cây mô hom.

- Số lượng - địa điểm: Huyện Lục Ngạn: 04 vườn; Huyện Sơn Động: 04 vườn, Yên Thế 02 vườn; Lục Nam 02 vườn;

- Diện tích-sản lượng: 1ha/ vườn; Sản lượng 1 triệu cây/vườn/năm.

- Nội dung đầu tư: Cải tạo nâng cấp, mở rộng diện tích, xây dựng bổ sung hạ tầng ban đầu, bao gồm: điện, hệ thống tưới, hàng rào, vườn vật liệu, san ủi mặt bằng… Xây dựng vườn ươm có nền cứng có hệ thống tưới phun tự động, có mái che bằng nilon, lưới…

- Vốn hỗ trợ đầu tư theo dự án 147: 50 tr đồng/vườn và chủ vườn: 50 triệu.

- Tiến độ thực hiện: 2011 - 2015.

5.3. Hệ thống nhà máy chế biến gỗ

Quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến gỗ phải gắn với vùng nguyên liệu tập trung tại 4 huyện trọng điểm lâm nghiệp của tỉnh, công suất tiêu thụ gỗ nguyên liệu 25.000-40.000 m3/năm để có 10000-15.000 m3 sản phẩm năm. Có thể bố trí trong các khu công nghiệp tập trung của tỉnh hoặc huyện.

Suất đầu tư cho 1 nhà máy khoảng 200.000 triệu đồng từ nguồn vốn của các nhà đầu tư.

Yêu cầu công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu hoặc tiêu thụ rộng rãi trong nước.

Củng cố và nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ hiện có để tăng giá trị chế biến và tiết kiệm gỗ

BIỂU 20: KHỐI LƯỢNG PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2011-2020

Tỉnh Bắc Giang

Hạng mục

Đơn vị

Tổng

Theo giai đoạn

2011-2015

2016-2020

1. Bảo vệ rừng

ha

112.352

112.352

112.352

2. Phát triển rừng

 

 

 

 

2.1 KN. Phục hồi rừng

ha

4.000

4.000

4.000

2.2. Trồng rừng

ha

60.567

33.803

26.764

- Gỗ lớn

 

15.000

9.150

5.850

- Gỗ nhỏ

 

45.567

24.653

20.914

2.3. Nuôi dưỡng rừng dẻ

ha

3.000

3.000

3.000

2.4. Lâm sản ngoài gỗ

ha

1.000

1.000

-

3. Khai thác rừng

ha

47.310

21.822

25.487

3.1. Rừng trồng

ha

43.576

18.089

25.487

3.2. Rừng tự nhiên

ha

3.733

3.733

 

4. Cải tạo vải

ha

5.481

5.481

 

5. Xây dựng CSHT lâm sinh

 

 

 

 

5.1. XD đ­ờng lâm nghiệp

km

65

65

 

5.2. Nâng cấp vườn ­ơm

Vườnờ

12

12

 

5.3. Chuyển hoá rừng giống

ha

20

20

 

6. Các hoạt động khác

 

 

 

 

6.1. Xây dựng nhà máy chế biến gỗ

NM

4

3

1

6.2. Chuẩn bị DA

 

 

 

 

- DA nâng cao chất lượng rừng

DA

1

1

-

- Mô hình FSC

DA

4

4

-

- QH chế biến gỗ

DA

1

1

-

- DA LS ngoài gỗ

DA

1

1

-

- DA tin học

DA

1

1

-

6. Các hoạt động khác


6.1. Khuyến lâm

Xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ gây trồng rừng kinh tế để sản xuất gỗ lớn, gỗ nhỏ bằng các giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật cho năng suất trên 20m3 gỗ/ha/năm

Tổng số mô hình: 1.500 mô hình, mỗi mô hình bình quân 1,5-2 ha. Mỗi thôn 1 mô hình, bình quân mỗi xã lâm nghiệp trọng điểm các huyện khoảng 15 mô hình. Suất đầu tư tính theo suất đầu tư trồng rừng kinh tế và khối lượng rừng trồng mô hình tính trong phần trồng rừng.

6.2. Chuẩn bị dự án đầu tư

Dự kiến có 5 dự án và nhóm dự án cần xây dựng để đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật, quản lý cho quy hoạch, gồm: Dự án nâng cao chất lượng rừng tỉnh Bắc Giang (hỗ trợ kỹ thuật); Dự án xây dựng 4 mô hình quản lý rừng bền vừng tại Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế để sau giai đoạn 1 ít nhất có 1 mô hình được cấp chứng chỉ rừng bền vững của Hội đồng quản lý rừng quốc tế (Chứng chỉ FSC và CoC); Dự án Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ; Dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ cho các khu vực rừng cộng đồng; Dự án áp dụng và nâng cao năng lực quản lý ngành lâm nghiệp bằng công nghệ thông tin.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương