MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5


II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP



tải về 1.78 Mb.
trang16/19
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích1.78 Mb.
#36890
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP

1. Phương hướng phát triển lâm nghiệp trong nước


Mục tiêu tổng quát trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 của Việt Nam là quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững ba loại rừng, bao gồm rừng đặc dụng; rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong đó, trọng tâm là phát triển rừng sản xuất để cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam cũng như để xuất khẩu. Thu nhập từ các hoạt động lâm nghiệp sẽ nâng cao đáng kể mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần vào phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

Nhiệm vụ kinh tế của ngành lâm nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2020 là trồng 2,4 triệu ha rừng tập trung, trồng khoảng 200 triệu cây phân tán/năm, sản xuất và cung cấp 22 triệu m3 gỗ/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp khoảng 4-5%/năm, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt khoảng 4 tỷ USD vào năm 2020. Như vậy, thay đổi lớn nhất trong định hướng phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 là chuyển từ tập trung đầu tư xây dựng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bằng vốn ngân sách nhà nước sang phát triển kinh doanh rừng trồng sản xuất bằng cách huy động và khai thác có hiệu quả nhiều nguồn vốn như: Quỹ hỗ trợ phát triển, vốn đầu tư trực tiếp FDI, vốn tư nhân và các nguồn vốn vay khác.

Vệ mặt xã hội, ngành lâm nghiệp sẽ tạo thêm khoảng 2 triệu việc làm mới thông qua phát triển lâm nghiệp cộng đồng, trồng rừng quy mô nhỏ, nông lâm kết hợp và góp phần giảm 70% số hộ nghèo trong vùng lâm nghiệp trọng điểm.

Về môi trường, độ che phủ rừng sẽ tăng lên khoảng 43-45% vào năm 2020, gia tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, đô thị. Tiến tới định giá giá trị môi trường rừng.

2. Phương hướng phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang


- Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện, lấy nhiệm vụ phát triển trồng rừng sản xuất theo phương thức thâm canh có hiệu quả cao làm trọng tâm. Lấy hiệu quả kinh tế để đánh giá hoạt động sản xuất lâm nghiệp thay cho chỉ tiêu tăng độ che phủ rừng.

- Hình thành vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, gỗ lớn, gỗ đóng đồ gia dụng ... trên địa bàn tỉnh. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến lâm sản nhằm tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp.

- Chuyển đổi diện tích cây ăn quả bị thoái hoá trên đất lâm nghiệp sang trồng rừng kinh tế. Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang rừng trồng kinh tế có năng suất cao ở những khu vực phòng hộ ít xung yếu. Sử dụng đất lâm nghiệp tiết kiệm, hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch triển khai việc xin cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) để sau năm 2015 các khu vực rừng sản xuất trọng điểm của tỉnh được cấp chứng chỉ, các nhà máy chế biến gỗ áp dụng được quy trình chế biến gỗ theo tiêu chuẩn CoC nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chế biến gỗ tiên tiến, thân thiện với môi trường, đảm bảo quyền lợi của người lao động để mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu gỗ trên thị trường quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tốt rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và gắn với du lịch sinh thái.

- Phát triển kinh tế rừng phải gắn chặt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đồng thời mở rộng liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng, kinh doanh rừng, bao tiêu sản phẩm.

- Phát huy cao nội lực và các nguồn lực trong dân, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung ương, các nguồn đầu tư của nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ, các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển nghề rừng và dịch vụ du lịch sinh thái. Thông qua bảo vệ và phát triển rừng để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi khu vực nông thôn miền núi, góp phần vào nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo của địa phương: (khoảng 15.000 lao động/năm).

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm


- Quy hoạch trồng rừng kinh tế phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng nhằm tạo ra một hệ sinh thái bền vững, phát huy các chức năng của rừng;

- Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô vừa và lớn nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất. Khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp;

- Quy hoạch trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, sản xuất bền vững, coi trọng năng suất và chất lượng, khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, gắn kinh tế lâm nghiệp với người dân sống gần rừng, đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát triển.

- Quy hoạch chuyển đổi một số cây trồng trên cơ sở sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp, ứng dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp.

- Quy hoạch trồng rừng sản xuất tiến tới thực hiện dịch vụ thu phí môi trường rừng, trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) để bán chứng chỉ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cho các nước phát triển; phát triển du lịch sinh thái và chia sẻ những lợi ích khác từ rừng mang lại.

2. Mục tiêu


2.1. Mục tiêu chung

- Sử dụng và khai thác hợp lý, hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp để tạo vùng rừng sản xuất tập trung có năng suất, chất lượng cao theo hướng bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ lớn, gỗ nhỏ của thị trường và tiêu dùng của nhân dân.

- Đề xuất các loài cây trồng phù hợp, trồng rừng theo hướng thâm canh, tăng năng suất cây trồng để tạo việc làm, đem lại giá trị kinh tế cao nhất góp phần nâng cao thu nhập của người làm nghề rừng .

- Hình thành các vùng trồng rừng tập trung, ổn định lâu dài, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản trong tỉnh, phục vụ cho nhu cầu phát triển KTXH của địa phương và xuất khẩu. Đồng thời nâng cao dộ che phủ của rừng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu về kinh tế

Về kinh tế đến năm 2020 đạt:

* Tổng diện tích đất rừng sản xuất là 113.462 ha.

- Diện tích đất có rừng là 112.352 ha.

Trong đó: + Rừng tự nhiên là 39.031 ha;

+ Rừng trồng là 73.321 ha.

(Diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn: 15.000ha, gỗ nhỏ là 58.291ha.)

- Đất trống: 1.111ha

- Sản lượng gỗ khai thác: 182.382 m3/năm (5 năm đầu) đến 397.628 m3/năm 2020.

Trong đó: Giai đoạn 1: 2011-2015

+ Rừng trồng: 174.915 m3/năm

+ Rừng tự nhiên: 7.467m3 (cho 5 năm đầu)

Giai đoạn 2: 2016-2020:

+ Rừng trồng: 397.628m3/năm

- Tổng giá trị sản phẩm (nguyên liệu) đạt 287 tỉ đồng/năm (giai đoạn 2016-2020).

Mục tiêu về xã hội

- Phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2020 thu hút khoảng 10.000 lao động/năm tham gia vào các hoạt động phát triển rừng sản xuất.

- Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, miền núi nhằm ổn định đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân miền núi.

Mục tiêu về môi trường


Duy trì sản xuất ổn định trên 113.462 ha đất rừng sản xuất, góp phần ổn định độ che phủ của rừng toàn tỉnh khoảng 38% vào cuối năm 2020, nhằm nâng cao khả năng phòng hộ giữ đất giữ nước hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.

Mục tiêu về quốc phòng an ninh

Góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tạo thế vững chắc cho thế trận quốc phòng của các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch sử dụng đất rừng sản xuất


Quy hoạch được thực hiện trên cơ sở Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2009 và Điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng năm 2010 của UBND tỉnh với cơ cấu đất rừng sản xuất như sau:

+ Rừng tự nhiên: 39.031 ha

+ Rừng trồng: 73.321 ha

+ Đất trống: 1.111ha

1.1. Phân theo đơn vị hành chính

Tập trung phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu gỗ tại 4 huyện miền núi trọng điểm: Sơn Động 42.296 ha, Lục Ngạn 32.191 ha, Lục Nam 21.791 ha và Yên Thế 12.620 ha( chiểm 96% diện tích rừng sản xuất toàn tỉnh), các huyện Lạng giang, Yên Dũng, Tân Yên, Việt Yên sản xuất lâm sản phục vụ nhu cầu tại chỗ.

(Chi tiết xem biểu 1/QH).

1.2. Phân theo chủ quản lý

+ Các Công ty lâm nghiệp nhà nước: 14.600 ha

+ Các Doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân: 2.543 ha

+ Các hộ gia đình, cá nhân: 93.416 ha

+ Các Ban quản lý rừng phòng hộ: 277 ha

+ Các cộng đồng dân cư: 844 ha và

+ Các chủ quản lý khác: 1.782 ha

(Chi tiết xem biểu 2/QH).

2. Quy hoạch nhóm sản phẩm và đề xuất loài cây trồng


2.1. Quy hoạch nhóm sản phẩm

+ Sản xuất gỗ lớn:

* Đối tượng:

  • Rừng trồng: Lựa chọn các khu vực có đủ tiềm năng về đất đai, khí hậu, khả năng đầu tư chu kỳ dài (15 đến 25 năm) để trồng rừng gỗ lớn. Ưu tiên các khu vực tải tạo rừng tự nhiên.

* Diện tích- địa điểm: Tổng số: 15.000 ha, chia ra: huyện Lục Ngạn 4.000 ha, Sơn Động: 4.000 ha, Lục Nam: 3000 ha và Yên Thế: 4.000 ha

+ Sản xuất gỗ nhỏ

* Đối tượng:

  • Trồng rừng mới trên đất trống trọc có khả năng trồng rừng

  • Trồng lại rừng sau khai thác

  • Trồng rừng trên diện tích cải tạo vườn vải

* Diện tích - địa điểm: Diện tích trồng rừng gỗ nhỏ: 45.567 ha, phân bố trên tất cả các địa bàn có đất lâm nghiệp của tỉnh. ưu tiên cho các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp mỏ và các nhà máy chế biến gỗ. Trong đó, trồng rừng gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu tại các huyện trọng điểm như sau: Sơn Động: 10.985 ha, Lục Ngạn: 14.237 ha, Lục Nam: 9.350 ha và Yên Thế: 6.999 ha.

+ Lâm sản ngoài gỗ:

Đối tượng:

  • Lợi dụng hoàn cảnh rừng tự nhiên để phát triển lâm sản ngoài gỗ, ưu tiên cho các khu vực rừng tự nhiên đã giao cho các cộng đồng dân cư quản lý.

* Diện tích- Địa điểm: tổng số: 1000 ha: huyện Sơn Động: 500 ha, huyện Lục Ngạn: 200 ha và huyện Lục Nam 300 ha.

2.2. Cơ cấu cây trồng theo nhóm dạng đất và loại sản phẩm

- Cơ cấu cây trồng theo nhóm sản phẩm

+ Sản xuất gỗ lớn: thông caribe, keo tai tượng sử dụng cây con tạo từ hạt thuần chủng và keo lai (BV16, BV 32...), bạch đàn uro (PN10, PN3d, PN 46...) cây con tạo bằng phương pháp mô, hom và vối thuốc, lim xanh, trám đen, trám trắng, dẻ ăn quả sử dụng giống chọn lọc tại đại phương

+ Sản xuất gỗ nhỏ: Keo lai, Keo tai tượng, các dòng Bạch đàn PN, Bạch đàn lai.

+ Cây lâm sản ngoài gỗ: Tre luồng, dùng phấn, mây nếp, ba kích, sa nhân và cây dược liệu bản địa có nhu cầu và giá trị kinh tế cao.

- Cơ cấu cây trồng theo nhóm dạng đất:

Bạch đàn uro, keo tai tượng, keo lai và thông caribe: ưu tiên đất cho cây gỗ lớn, trồng trên đất đồi thấp, có độ cao dưới 300m, độ đốc nhỏ hơn 25o, tầng dày trên 1m, phát triển trên đá mẹ phiến thạch và sa phiến thạch hoặc đất có nguồn gốc phù sa cổ: ĐIFc ; ĐIIFc+ ; ĐIFs ; ĐIIFs ; ĐIIFs+ ; ĐIIIFs+ ; ĐIFo ; ĐIIFo ;ĐIIIFc ; ĐIIIFs ; ĐIIIFo ;



Bạch đàn uro, keo lai, thông caribe, bạch đàn lai trồng trên các lập địa: ĐIFc ; ĐIIFc; ĐIFs; ĐIIFs; ĐIFc+ ; ĐIIFc+; ĐIFs+ ; ĐIIFs+ N3IVFc ; ĐIVFs+ ; ĐIVFc ; N3IVFs ; ĐIIIF - ®Êt ®åi, nói thÊp, ®é dèc d­íi 25o tÇng dµy ®Õn trung b×nh, ®Êt ph¸t triÓn trªn phiÕn th¹ch hoÆc sa phiÕn th¹ch, ®Êt phï sa cæ

C¸c loµi c©y b¶n ®Þa ­u tiªn trång trªn c¸c khu vùc c¶i t¹o rõng tù nhiªn, v­ên v¶i kh«ng hiÖu qu¶.



C¸c d¹ng lËp ®Þa cßn l¹i cã thÓ trång b¹ch ®µn liÔu, keo l¸ trµm, th«ng nhùa.

Phân kỳ quy hoạch - kế hoạch phát triển rừng SX cho 5 năm đầu và giai đoạn 2016-2020:

Biểu 19: Phân kỳ quy hoạch phát triển rừng


Hạng mục

ĐVT

Tổng số

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

I. Rừng tự nhiên













- Nuôi dưỡng rừng- bảo vệ rừng

ha

35.011

35.011

39.011

- Khoanh nuôi có trồng bổ sung

ha

4000

4000




- Chuyển hoá rừng giống

ha

20

20




- Khai thác rừng giống










20

II. Rừng trồng













- Trồng rừng

ha

60.568

33.803

26.764

+Trồng mới trên đất trống trọc

ha

7.777

6.500

1.277

+Khai thác trồng lại

ha

43.576

18.089

25.487

+Trồng rừng trên đất cải tạo RTN

ha

3.733

3.733




+ Trồng mới trên đất cải tạo vườn vải

ha

5.481

5.481




- Nuôi dưỡng - bảo vệ rừng

ha

73.320

73.320

77.340

- Nuôi dưỡng khai rừng tre nứa

ha

29

29

29

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương