MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5


VII. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ (KHÁI TOÁN) VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ (DỰ TÍNH)



tải về 1.78 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích1.78 Mb.
#36890
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

VII. TỔNG HỢP ĐẦU TƯ (KHÁI TOÁN) VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ (DỰ TÍNH)

1. Căn cứ tính vốn đầu tư


- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng chính phủ về Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015.

- Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.

- Căn cứ công văn số 3936/BNN-TCLN ngày 26/11/2010 về việc hướng dẫn triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2011.

- Căn cứ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v : Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.

2. Tổng hợp đầu tư: 3.672.834 triệu đồng (Ba nghìn sáu trăm bảy mươi hai tỷ tám trăm ba tư triệu đồng).( Xem biểu 08/QH)

2.1. Theo hạng mục

- Bảo vệ, phát triển rừng sản xuất: 2.848.634 triệu đồng

+ Bảo vệ rừng sản xuất: 561.758 triệu đồng

+ Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung: 60.800 triệu đồng

+ Nuôi dưỡng rừng dẻ: 36.000 triệu đồng

+ Trồng rừng: 2.140.076 triệu đồng

* Gỗ lớn: 623.140 triệu đồng

* Gỗ nhỏ: 1.516.936 triệu đồng

+ Phát triển lâm sản ngoài gỗ: 50.000 triệu đồng

- Xây dựng cơ bản lâm sinh: 20.900 triệu đồng

- Chuẩn bị Dự án: 3.300 triệu đồng

- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gỗ: 800.000 triệu đồng

(Xem biểu 08/QH)

2.2. Theo giai đoạn

+ Giai đoạn 2011-2015: 2.226.084 triệu đồng

+ Giai đoạn 2015-2020: 1.446.750 triệu đồng

(Xem biểu 08/QH)

2.3. Theo nguồn vốn

- Vốn ngân sách: 195.688 triệu đồng (5,3%), trong đó:

+ Sự nghiệp lâm nghiệp: 3.300 triệu

+ Đầu tư từ Dự án 147: 192.388 triêu đồng

- Vốn liên doanh, liên kết, FDI: 850.000 triệu đồng (23,1%)

- Vốn của các chủ rừng và chủ đầu tư: 2.627.147 triệu đồng (71,6%),

Trong đó:

+ Vốn lâm sinh: 2.626.547 triệu đồng:

+ Vốn xây dựng vườn ươm: 600 triệu đồng

( Xem biểu 09/QH)

2.4. Theo vùng trọng điểm

- Vùng 1: tổng số: 3.515.961 triệu đồng, chia ra các huyện: Yên Thế: 662.491 triệu đồng; Lục Nam: 795.013 triệu đồng; Lục Ngạn: 1.047.901 triệu đồng; Sơn Động: 1.010.556 triệu đồng

- Vùng II: Tổng số 155.573 triệu đồng: các huyện, thành phố còn lại.

3. Nhu cầu lao động (lao động sử dụng toàn bộ thời gian)


+ Giai đoạn 2011-2015: bình quân: 9.700 người/năm

+ Giai đoạng 2016-2020: bình quân 7.600 người/năm

4. Hiệu quả


- Hiệu quả về môi trường: Rừng sản xuất chiếm 29,7 % độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định nguồn cung cấp nước cho các sông suối, những khu vực trồng keo tham gia cải tạo đất là cơ sở giúp gây trồng các loài cây có giá trị cao sau khai thác.

- Hiệu quả về kinh tế: Hàng năm, rừng sản xuất tạo ra 1,212 triệu m3 gỗ (rừng tự nhiên: 94.400 m3, rừng trồng: 1.118.400 m3) với giá thành bình quân 310.000 đồng/m3 sẽ là nguồn thu rất lớn của các chủ rừng và người làm rừng, góp phần tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị vùng núi.

- Giá trị gỗ rừng trồng nguyên liệu khai thác và tiêu thụ: giai đoan 2011-2015: bình quân 128.131 triệu đồng/năm và giai đoạn 2016-2020: bình quân 287.587 triệu đồng/năm (Biểu 11/QH)

VIII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN


Xác định danh mục các dự án ưu tiên: 2010-2020

  • Xây dựng dự án nâng cao chất lượng rừng trồng sản xuất gỗ hàng hoá tỉnh Bắc Giang;

  • Xây dựng 4 mô hình Phát triển rừng bền vững tại 4 huyện lâm nghiệp trọng điểm theo tiêu chuẩn FSC;

  • Xây dựng Dự án Quy hoạch chế biến gỗ;

  • Xây dựng Dự án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ tỉnh Bắc Giang;

  • Xây dựng đề án áp dụng tin học trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang.

IX. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA


Phát triển rừng sản xuất có chu kỳ thực hiện dài, nhất là với rừng sản xuất gỗ lớn. Vì vậy, trong suốt quá trình thực hiện quy hoạch, kể từ khi thiết kế, trồng rừng, chăm sóc rừng và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng có thể có những rủi ro khách quan mà chủ rừng cần phải lường trước để có thể tránh hoặc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả cuối cùng của hoạt động đầu tư. Những rủi ro trong dự án phát triển rừng sản xuất có thể là:

- Khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới trong những năm tới có thể tác động xấu tới việc đầu tư, tiêu thụ sản phẩm gỗ làm giảm giá gỗ nguyên liệu, không đạt như dự tính dự báo.

- Trong suốt quá trình thực hiện quy hoạch, có thể có ảnh hưởng bất lợi của thời tiết bất thường: Bão lốc làm gãy đổ cây, rét và sương muối làm chết cây, sâu bệnh hại phát sinh khi trồng rừng tập trung…có thể làm giảm lượng tăng trưởng của cây ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Để tổ chức thực hiện quy hoạch các cấp, các ngành cần thực hiện tốt trách nhiệm sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, xã tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển rừng sản xuất; đưa các nội dung của quy hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm; Chủ trì xây dựng hoặc hướng dẫn các chủ thể tham gia các Dự án xây dự các Dự án ưu tiên trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức công bố công khai quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, xã thực hiện các giải pháp quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí vốn, tính toán các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch được duyệt; Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gỗ trên các vùng nguyên liệu gỗ trọng điểm của tỉnh theo hướng sử dụng gỗ hiệu quả, thân thiện với môi trường.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ủy ban nhân dân các huyện, xã rà soát quy hoạch sử dụng đất và giao, cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch phát triển rừng sản xuất.

4. Cục Thống kê phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bên liên quan xác định nội dung, tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá ngành lâm nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và nghiên cứu về những đóng góp về kinh tế, môi trường.

5. Các Sở, ngành khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch liên quan đến ngành mình. ủy ban nhân dân các huyện, xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch thông qua việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện và xã. Các dự án lâm nghiệp tại địa phương phải lồng ghép với các dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn.

II. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ


1. Mục tiêu giám sát- đánh giá: nhằm đánh giá kết quả thực hiện các hạng mục công việc trong thực tế so với Qui hoạch đã đề ra và đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tất cả các hạng mục công việc đều được thực hiện theo đúng qui hoạch

2. Nội dung giám sát: Giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; giám sát tiến độ thực hiện qui hoạch, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng sản xuất

Các chỉ tiêu sau cần được giám sát đánh giá:

- Diện tích bảo vệ và phát triển rừng.

- Chất lượng rừng.

- Sản lượng gỗ khai thác và bán ra thị trường.

- Số hộ gia đình tham gia thực hiện quy hoạch được cải thiện đời sống.

- Lợi ích kinh tế do phát triển rừng sản xuất mang lại.

3. Kế hoạch giám sát: Hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kịp thời đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

4. Thành phần đoàn giám sát- đánh giá



Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện dự án qui hoạch cần được thực hiện độc lập bằng một ban liên ngành gồm cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp, đại diện cho UBND tỉnh Bắc Giang; cơ quan cho vay vốn tín dụng; cơ quan chuyên môn về điều tra quy hoạch rừng; cơ quan quản lý về lâm nghiệp cấp huyện và tỉnh Bắc Giang.

- Ngân hàng phát triển nông nghiệp; ngân hàng chính sách tỉnh (tùy thuộc vào ngân hàng nào cho người dân của xã tham gia dự án vay vốn).

- Trung tâm Điều tra Quy hoạch nông lâm nghiệp (ĐTQHNLN) tỉnh Bắc Giang hoặc cơ quan tư vấn của tỉnh khác hoặc của Trung ương, nhưng có chuyên môn về ĐTQHNLN.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang.

- Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang; Chi cục Kiểm Lâm Bắc Giang.

- Phòng Nông nghiệp các huyện.

5. Phương pháp thu thập thông tin: Kiểm tra các sổ sách kinh doanh, số liệu thống kê, hồ sơ thiết kế trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác gỗ rừng trồng… của các chủ rừng và đối chiếu với diện tích rừng đã được bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới, khai thác tại hiện trường:

- Phỏng vấn và tham khảo số liệu của các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.

- Đối với việc theo dõi đánh giá đời sống của người dân tham gia dự án

6. Kinh phí theo dõi, đánh giá: Kinh phí giám sát đánh giá được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp lâm nghiệp hàng năm.

7. Thành quả giám sát- đánh giá: Thành quả theo dõi đánh giá là báo cáo, biên bản giám sát đánh giá và đề xuất để cải thiện tình hình thực hiện quy hoạch.


Phần V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận


    Quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2020 được xây dựng dựa trên kết quả điều tra mới nhất và đáng tin cậy về hiện trạng rừng sản xuất, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của các Ngành, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia và của tỉnh cũng như các chủ trương, chính sách phát triển lâm nghiệp của cả nước. Quy hoạch đã thể hiện được tính kế thừa, thực tiễn và khoa học. Đây là Quy hoạch có tính khả thi cao, phù hợp với chủ chương chính sách của đảng và nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển rừng sản xuất gắn với vùng nguyên liệu của Tỉnh.

Quy hoạch hướng tới khai thác triệt để, có hiệu quả và bền vững diện tích đất lâm nghiệp đã quy hoạch cho rừng sản xuất, đặc biệt là sử dụng tối đa diện tích đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, trên cơ sở có thu nhập cao và ổn định từ phát triển rừng sản xuất. Gắn phát triển các vùng nguyên liệu với nhu cầu sử dụng gỗ và công nghiệp chế biến góp phần ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Phát triển rừng sản xuất sẽ đóng góp quan trọng vào nâng cao khả năng phòng hộ của rừng, tăng nhanh độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan khu vực.

Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, với những bước đi hợp lý. Thực hiện đúng quy hoạch và các giải pháp phát triển rừng sản xuất sẽ giúp các chủ rừng chủ động kinh doanh lâm sản theo hướng mở: đa dạng hoá sản phẩm theo năng lực và nhu cầu thị trường, có định hướng trước mắt và lâu dài, góp phần quan trọng trong sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả đồng thời đem lại lợi ích không những cho tỉnh Bắc Giang mà còn còn góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc đến 2020 đã được phê duyệt.

II- Kiến nghị


1. Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2011-2020. Sau khi dự án được phê duyệt cần sớm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện và cấp xã và xây dựng các dự án hỗ trợ ưu tiên để huy động các nguồn vốn cũng như lập kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ.

2. Tập trung chỉ đạo thống nhất, phối hợp đồng bộ của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến xã và các cơ quan chức năng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công bố, tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo từng giai đoạn cụ thể gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm.

3. Chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng các chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển rừng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ rừng sản xuất thông qua các dự án đầu tư; Lồng ghép Quy hoạch phát triển rừng sản xuất với các Chương trình phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011-2015 và các giai đoạn sau của tỉnh để cùng phát huy hiệu quả xoá đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu cho các huyện lâm nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Bắc Giang, tháng 12 năm 2010

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BẮC GIANG



PHỤ BIỂU VÀ BẢN ĐỒ


1. Biểu, phụ biểu

Biểu Hiện trạng



-Biểu 01B/HT. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp

-Biểu 02/HT. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng sản xuất theo đơn vị hành chính

-Biểu 03/HT. Hiện trạng trữ lượng rừng sản xuất theo đơn vị hành chính

-Biểu 04/HT. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng sản xuất phân theo chủ quản lý

-Biểu 05/HT. Hiện trạng trữ lượng rừng sản xuất phân theo chủ quản lý

-Biểu 06A/HT. Hiện trạng diện tích rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi

-Biểu 06B/HT. Hiện trạng trữ lượng rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi

-Biểu 07: Tổng hợp các công ty tư nhân trên địa bàn tỉnh

-Biểu 08: Diện tích có khả năng cải tạo rừng nghèo kiệt

-Biểu 09: Tổng hợp diện tích cây ăn quả cải tạo để trồng rừng

-Biểu 10: Trữ lượng OTC điều tra

Biểu Quy hoạch



-Biểu 01/QH. Quy hoạch sử dụng đất rừng sản xuất và nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo đơn vị hành chính

-Biểu 02/QH. Quy hoạch sử dụng đất rừng sản xuất và nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo chủ quản lý

-Biểu 03/QH. Quy hoạch khối lượng sản xuất giai đoạn 2011-2020 theo đơn vị hành chính

-Biểu 04/QH. Quy hoạch khối lượng sản xuất giai đoạn 2011-2020 theo chủ quản lý

-Biểu 05/QH. Nhu cầu vốn quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo đơn vị hành chính

-Biểu 06/QH. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng giai đoạn 2011-2020

-Biểu 07/QH. Nhu cầu vốn đầu tư các hạng mục lâm sinh theo CQL


-Biểu 08/QH. Tổng hợp nhu cầu vốn QH phát triển rừng sản xuất theo hạng mục và giai đoạn.

-Biểu 09/QH. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển rừng sản xuất theo hạng mục và nguồn vốn

-Biểu 10/QH. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển rừng sản xuất theo vùng trọng điểm

-Biểu 11/QH. Giá trị khai thác gỗ nguyên liệu rừng trồng giai đoạn 2011-2020

Các Phụ biểu

- Phụ biểu 01/QH: Phân kỳ khối lượng phát triển rừng SX giai đoạn 2011-2010.

- Phụ biểu 02/QH: Phân kỳ nhu cầu vốn phát triển rừng SX giai đoạn 2011-2010.

- Phụ biểu 03: Cơ cấu loài cây rừng trồng sản xuất theo đơn vị hành chính giai đoạn 2011-2020.

2. Bản đồ

+ Bản đồ hiện trạng

+ Bản đồ dạng đất

+ Bản đồ quy hoạch




Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương