MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5


Phần I NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG



tải về 1.78 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích1.78 Mb.
#36890
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Phần I

NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

I. Những căn cứ pháp lý


- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020;

- Quyết định 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020;

- Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT "Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng";

- Quyết định số 1398/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2020;

- Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2020;

- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang.


II. Các tài liệu sử dụng


- Báo cáo chuyên đề Điều tra đánh giá hiện trạng rừng sản xuất.

- Báo cáo chuyên đề Điều tra xây dựng bản đồ dạng đất, đề xuất cây trồng.

- Báo cáo chuyên đề Điều tra dân sinh, kinh tế - xã hội.

- Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang.

- Báo cáo Quy hoạch Bảo vệ phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009-2020.

- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến 2020.

- Qui hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bắc Giang đến 2010 và định hướng đến 2020.



- Qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang giai đoạn 2006-2020.

- Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2009.

- Báo cáo đánh giá hoạt động của các dự án 327, 661, Dự án Việt - Đức, Dự án Việt - Thái…

- Kết quả giao rừng tỉnh Bắc Giang tính đến 31/12/2009.

Phần II

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý


Tỉnh Bắc Giang có diện tích 382.785 ha, nằm cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Tây.

Toạ độ địa lý: N 21o 07’ - 21o 37’/E 105o 53’ - 107o 02’.

Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải D­ương và Quảng Ninh.

Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Giang rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, nói chung và phát triển sản xuất lâm nghiệp nói riêng vì nằm tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh và Lạng Sơn, đây là những thị trường hàng năm tiêu thụ khối lượng lớn sản phẩm gỗ rừng sản xuất của vùng Đông Bắc.

2. Địa hình địa thế


Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía Bắc với châu thổ sông Hồng ở phía Nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu vực phía Bắc tỉnh là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung, rộng ở phía Đông Bắc, chụm ở phía Tây Nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là cánh cung Đông Triềucánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp và thung lũng xen kẽ. Phía Đông và Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử, cao trung bình 300-900m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068m; phía Tây Bắc là phần cuối của cánh cung Bắc Sơn kéo dài tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300-500 m, chủ yếu là những đồi đất thoải dần về phía đông nam.

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế (vùng trọng điểm phát triển lâm nghiệp của tỉnh) và các huyện Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP. Bắc Giang. Việc tập trung phát triển rừng sản xuất ở 4 huyện lâm nghiệp trọng điểm: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế (chiếm 96% tổng diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất toàn tỉnh) sẽ rất thuận lợi cho công tác tổ chức sản xuất và hình thành các vùng nguyên liệu tập trung.


Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là bị chia cắt phức tạp, chênh lệch về độ cao tương đối lớn, địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực.

Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây l­ương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và nhiều loại thuỷ sản khác.

Qua đó cho thấy với cơ cấu đất lâm nghiệp đồi núi chiếm tỷ lệ lớn, nên có tiềm năng cho phát triển sản xuất lâm nghiệp nói chung và phát triển rừng sản xuất tập trung nói riêng trong giai đoạn tới. Tuy nhiên do địa hình chia cắt phức tạp nên có ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.

3. Khí hậu


Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt: Mùa Đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa nhiệt độ trung bình 22 - 230C, độ ẩm dao động lớn từ 73 - 87%.

Lư­ợng mư­a hàng năm 1500-1700 mm. Độ ẩm không khí trung bình 82%. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng.

Chế độ gió: Gió Đông Nam về mùa hè và gió Đông Bắc thường kèm mưa rét, sương muối vào mùa đông.

Với đặc điểm trên, thời tiết Bắc Giang tương đối thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong năm có xảy ra mưa rét và sương muối ở một số huyện vùng núi cao gây chết cây Keo khi nhiệt độ xuống quá thấp 5-70 kéo dài hoặc gió lốc cục bộ gây đổ gẫy đối với những cây sinh trưởng nhanh, gỗ mềm. Vì vậy trong quá trình quy hoạch và chọn lựa cơ cấu cây trồng cũng cần phải xem xét đến những yếu tố bất lợi của thời tiết.


4. Thuỷ văn


Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua: sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam, với tổng chiều dài 347 km. Lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Theo số liệu tại hai trạm thuỷ văn Bắc Giang và Cầu Sơn trên sông Thương cho thấy: Mực nước sông trung bình tại Phú Thượng là 2,18m, mực nước trung bình mùa lũ 4,3m. Lưu lượng mùa kiệt nhỏ nhất Qmin=1m3/s. Lưu lượng lũ lớn nhất Qmax=1.400m3/s. Mực nước lũ lớn nhất tại Bắc Giang từ 6,2-6,8m. Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.700 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông trên 20 tuổi. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Chế độ thuỷ văn tương đối thuận tiện cho vận tải thuỷ và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và phát huy được khả năng giữ và cung cấp nước của các hồ đập cần có thảm rừng làm nguồn sinh thuỷ vào mùa khô và hạn chế xói lở vào mùa mưa.

5. Địa chất


Nền địa chất tỉnh Bắc Giang là một bộ phận của cấu trúc địa chất vùng Đông Bắc, theo Vũ Tự Lập xác định là phần rìa của nền cổ Hoa Nam, hình thành trong giai đoạn trước địa tào, do chuyển động kiến tạo Proterozoi. Các thành tạo ở phần móng dưới cùng chủ yếu là đá siêu biến chất đến tướng đá Amfibolit tuổi Proterozoi. Phủ lên trên là các thành tạo của phức hệ địa máng Paleozoi sớm giữa, các phức hệ của lớp phủ dạng nền tuổi Cacbon - Pecmi, trên cùng là các thành tạo Neogen - Đệ tứ lấp đầy các vùng trũng và các địa hào tân kiến tạo. Phần lớn vùng đồi núi Bắc Giang được hình thành từ các đá trầm tích kỷ Triat, khu vực đồng bằng là phần Tây Nam của đới sụt vùng An Châu với các thành tạo màu đỏ tuổi Jura – Crêta chiếm ưu thế. Trong vùng có các nhóm nền vật chất tạo đất chủ yếu sau:

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn bao gồm các loại đá sét, phiến sét, phiến mica.

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô bao gồm các loại đá sa thạch, cuội kết, sỏi kết, cát kết, sạn kết, dăm kết, pút đinh.

- Nhóm các sản phẩm phù sa cũ và mới.

Ngoài ra còn có nhóm nền vật chất có nguồn gốc trầm tích hữu cơ (than đá, than bùn) nhưng diện tích không đáng kể.

Nền địa chất trên không tạo ra các nhóm đất có tầng dày và giàu dinh dưỡng cho cây trồng dài ngày.

6. Các dạng đất đai


Kết quả điều tra, xây dựng bản đồ dạng đất, trên diện tích rừng sản xuất trong toàn tỉnh Bắc giang có 36 đơn vị đất, thuộc 2 nhóm đất.

- Nhóm đất Feralit điển hình trên núi thấp và đồi: Do hình thành ở đai cao từ 50 - 700 m, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình Feralit (Quá trình tích luỹ Fe3+ và Al3+ tại tầng B) đã tạo cho đất mầu sắc rực rỡ. Quá trình phân giải chất hữu cơ để tổng hợp mùn mạnh hơn quá trình tích luỹ chất hữu cơ nên đất không có tầng thảm mục hoặc có nhưng rất mỏng. Quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt. Tuy nhiên do hình thành trên những nền vật chất tạo đất khác nhau nên mỗi loại đất có những đặc trưng hình thái và tính chất lý, hoá học khác nhau.

+ Đất Feralit vàng nhạt trên đá trầm tích và biến chất hạt thô: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét vật lý ở các tầng < 25%, thấm nước tốt nhưng giữ nước kém, cấu trúc kém bền vững, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Quá trình sét hoá mạnh nhưng khoáng sét chủ yếu là Kaolinit có khả năng hấp thụ kém nên đất nghèo dinh dưỡng.

+ Đất Feralit vàng đỏ trên đá trầm tích và biến chất hạt mịn: Đất thường có mầu sắc rực rỡ, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét, độ phì tự nhiên của đất từ nghèo đến trung bình tùy theo trạng thái của thảm thực vật che phủ. Đất có kết cấu bền vững, ít đá lẫn, khả năng trương giữ nước cao, hạn chế được rửa trôi, xói mòn.

+ Các sản phẩm phù sa cũ và mới: Đất được hình thành do kiểu địa hình thấp, độ dốc thoải. Đất thường có mầu nâu và nâu xám, tầng đất dầy, tơi xốp, có sự phân lớp khá rõ ràng.

- Nhóm dạng đất đồng bằng (D ): Đất được hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, do kiểu địa hình thấp, trũng, độ dốc thoải, trên kiểu nền vật chất là các sản phẩm phù sa cũ, mới, các sản phẩm lũ tích, dốc tụ. Đất thường có mầu nâu và nâu xám, tầng đất dầy, tơi xốp, có sự phân lớp khá rõ ràng. Lập địa đồng bằng, bồn địa và thung lũng có độ phì khá, độ dốc thoải, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc đi lại nên đã được khai thác và sử dụng triệt để trong sản xuất nông nghiệp và là nơi tập trung dân cư.

Diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất có 110.782,8ha, chiếm 98,08% tổng diện tích đất rừng sản xuất là đất Feralit điển hình trên núi thấp và đồi ( N3--F-- ); ( Đ--F--), loại đất có tiềm năng cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương