Mục đích, Nội dung môn học, Giảng viên giảng dạy, Giảng viên hướng dẫn, Tài liệu tham khảo, Phương pháp đánh giá sinh viên



tải về 3.1 Mb.
trang13/46
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích3.1 Mb.
#26686
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   46

Học phần 24. Quản trị học


1. Tên học phần: QUẢN TRỊ HỌC

- Số tín chỉ: 02

- Trình độ: Đại học, cho sinh viên năm thứ hai

- Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vĩ mô I, Kinh tế vi mô I.

- Giảng viên phụ trách:

1. ThS. Đinh Hồng Linh Trưởng bộ môn Khoa học Quản lý

Điện thoại: Email: dhlinh23@gmail.com

2. ThS. Nguyễn Văn Tùng Giảng viên chính

Điện thoại: 0986 451 006

3. ThS. Ngô Thị Nhung

Điện thoại: 0989 324 854

4. CN. Lê Ngọc Nương

Điện thoại: 0973 282 586

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu chung:

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:

+ Về kiến thức:

Nhận thức được bản chất của quản trị, tính tất yếu khách quan và tầm quan trọng của quản trị các tổ chức, đồng thời môn học cũng cho người học thấy được tính chất phức tạp của công việc quản trị, thấy được mối liên hệ tác động to lớn của môi trường và các quy luật khách quan đến các hoạt động của tổ chức cũng như hiệu quả của của quản trị tổ chức. Từ đó mà đặt ra cho người học phải tiếp thu, trang bị cho mình những phương pháp khoa học, quan điểm khoa học trong giải quyết các vấn đề của quản trị tổ chức.

Nắm được những kiến thức cơ bản về quản trị một tổ chức. Môn học cũng giúp cho người học thấy được nếu là nhà quản trị, họ sẽ phải làm gì và phải làm thế nào để có thể quản trị tổ chức thành công, điều đó có nghĩa là cũng giúp cho người học hình thành nên một tư duy khoa học mới - tư duy về quản trị tổ chức.

+ Về kỹ năng:

 Giúp cho người học có thể vận dụng những kiến thức hiểu biết trong việc ra quyết định giải quyết các vấn đề trong thực tiễn quản trị các tổ chức - tức là hình thành nên các kỹ năng ra quyết định.

 Giúp cho người học có thể vận dụng những kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức - tức là hình thành nên kỹ năng xây dựng bộ máy quản trị tổ chức.

 Giúp cho người học vận dụng được những kiến thức, hiểu biết trong việc sử dụng các công cụ tác động đến con người khi cùng làm việc trong tập thể, hay làm việc nhóm để có thể hoàn thành được các nhiệm vụ nhất định - tức là bước đầu hình thành các kỹ năng lãnh đạo con người trong quản trị.

 Giúp cho người học biết cách xử lý các tình huống và biết phải làm thế nào để có thể thực hiện thành công các cuộc giao tiếp và đàm phán.

+ Thái độ: Môn học cũng giúp cho người học thấy được để có thể tự lập nghiệp và có ích cho xã hội, họ cần phải có một thái độ đúng đắn trong học tập, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống, đó chính là thái độ đối với bản thân.

+ Môn học cũng giúp cho người học có thái độ đúng đắn đối với công việc và xã hội như: Nâng cao tính thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật và tinh thần tập thể, nâng cao trách nhiệm xã hội trong mỗi con người trước những vấn đề như luật pháp, các chuẩn mực xã hội, các truyền thống và trên hết là sự phát triển của các tổ chức và xã hội.



2.2. Các mục tiêu khác:

Hình thành nên tư duy quản trị, biết phải làm thế nào để có thể vận hành được một tổ chức và biết làm thế nào để đưa tổ chức đến những thành công.

Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước công chúng

Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

3. Nội dung chi tiết học phần

Ch­ương 1: Đại cương về quản trị các tổ chức

1.1. Tổ chức và các hoạt động của tổ chức

1.2. Quản trị tổ chức

1.3. Lý thuyết hệ thống trong quản trị tổ chức

1.4. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học

Ch­ương 2: Các quy luật và các nguyên tắc trong quản trị

2.1. Vận dụng các quy luật trong quản trị

2.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản trị

2.3. Vận dụng các nguyên tắc trong quản trị

Bài tập và thảo luận

Ch­ương 3: Quyết định và thông tin trong quản trị

3.1. Quyết định quản trị

3.2. Hệ thống thông tin quản trị

Bài tập và thảo luận



Ch­ương 4: Lập kế hoạch

4.1. Lập kế hoạch chức năng đầu tiên của quản trị

4.2. Lập kế hoạch chiến lược

4.3. Lập kế hoạch tác nghiệp

Bài tập

Ch­ương 5: Chức năng Tổ chức

5.1. Chức năng tổ chức và cơ cấu tổ chức

5.2. Thiết kế cơ cấu tổ chức

5.3. Cán bộ quản trị tổ chức

5.4. Quản lý sự thay đổi của tổ chức

Bài tập và thảo luận


Ch­ương 6: Lãnh đạo
6.1. Lãnh đạo và những căn cứ để lãnh đạo trong quản trị
6.2. Các phương pháp lãnh đạo con người
6.3. Nhóm và lãnh đạo theo nhóm
6.4. Dự kiến các tình huống trong lãnh đạo
6.5. Giao tiếp và đàm phán trong lãnh đạo

Ch­ương 7: Công tác kiểm tra của nhà quản trị

7.1. Khái niệm và tác dụng của công tác kiểm tra

7.2. Quá trình kiểm tra

7.3. Các hình thức và kỹ thuật kiểm tra



4. Tài liệu học tập

4.1. Tài liệu chính:

Bài giảng Quản trị học: Bộ môn Khoa học quản lý biên soạn

4.2. Tài liệu tham khảo:

- Giáo trình Quản trị học - Đại học Kinh tế Quốc dân

- Quản trị học - Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội 2005

- Quản trị học - Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Quản trị kinh doanh- Nhà xuất bản Phương Đông – 2006.

Học phần 25. Kinh tế vi mô II


1. Tên học phần: KINH TẾ VI MÔ II

- Số tín chỉ: 02

- Trình độ: Đại học, cho sinh viên năm thứ hai

- Điều kiện tiên quyết:

- Giảng viên phụ trách:

1. ThS. Bùi Nữ Hoàng Anh Phó trưởng khoa Kinh tế

Điện thoại: 0979899037 Email: hoanganhkt@tueba.edu.vn

2. ThS. Đỗ Thị Hoà Nhã

Điện thoại: 0987356738 Email: thaitue102@gmail.com

3. ThS. Đỗ Viết Duy Phó Trưởng BM. Kinh tế học

Điện thoại: 0912898494 Email: vduytueba@gmail.com

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu chính của học phần này là cung cấp kiến thức nâng cao trong nền kinh tế thị trường, các hành vi và phản ứng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thị trường đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chiến lược của mình để tối ưu hóa. Trong đó có hai vấn đề quan trọng là sự lựa chọn trong điều kiện rủi ro và cân bằng tổng thể cũng được trình bày.



3. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH KINH TẾ

CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT CẦU

2.1. Các lý thuyết kinh tế về hành vi của người tiêu dùng

2.1.1. Lý thuyết lợi ích

2.1.2. Lý thuyết bàng quan

2.1.3. Lý thuyết sở thích bộc lộ

2.1.4. Lý thuyết cầu đặc tính sản phẩm

2.1.5. Lý thuyết thông tin hạn chế



2.2. Ước lượng và dự đoán cầu

2.2.1. Ước lượng cầu

2.2.2. Dự đoán cầu

2.3. Các vấn đề chính sách

CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO

3.1. Phân tích rủi ro

3.1.1. Trạng thái của thông tin

3.1.2. Giá trị kỳ vọng

3.1.3. Thái độ đối với rủi ro



3.2. Giảm nhẹ rủi ro

3.2.1. Đa dạng hóa

3.2.2. Bảo hiểm

3.2.3. Giá trị của thông tin



3.3. Cầu tài sản có rủi ro

3.3.1. Khái niệm tài sản

3.3.2. Lợi tức từ tài sản

3.3.3. Lựa chọn của nhà đầu tư



CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

4.1. Sản xuất trong dài hạn

4.1.1. Hàm sản xuất tổng quát

4.1.2. Sản xuất với hai đầu vào biến đổi (sản xuất trong dài hạn)

4.2. Chi phí trong dài hạn

4.2.1. Chi phí dài hạn

4.2.2. Chi phí bình quân dài hạn

4.2.3. Chi phí cận biên dài hạn



4.3. Lợi nhuận trong dài hạn

CHƯƠNG 5. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

5.1. Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền

5.1.1. Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo

5.1.2. Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền

5.2. Độc quyền

5.2.1. Tính chất của doanh nghiệp độc quyền

5.2.2. Các hình thức phân biệt giá

5.2.3. Độc quyền trên 2 thị trường



5.3. Độc quyền tập đoàn

5.3.1. Cân bằng Cournot

5.3.2.Cân bằng Stakelberg

5.3.3. Cân bằng Nash – Lý thuyết trò chơi

5.3.4. Chỉ đạo giá

CHƯƠNG 6. THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

6.1. Thị trường lao động

6.1.1. Cung lao động

6.1.2. Cầu lao động



6.2. Cân bằng thị trường trên thị trường lao động độc quyền

6.2.1. Độc quyền bán

6.2.2. Độc quyền mua

6.2.3. Độc quyền song phương



6.3. Thị trường vốn và đất đai

6.3.1. Thị trường vốn

6.3.2. Thị trường đất đai

CHƯƠNG 7. LÝ THUYẾT CÂN BẰNG TỔNG THỂ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

7.1. Phân tích cân bằng tổng thể

7.2. Cân bằng tổng thể trong tiêu dùng

7.2.1. Hộp Edwoth

7.2.2. Đường hợp đồng

7.2.3. Giá cân bằng cạnh tranh



7.3. Cân bằng tổng thể trong sản xuất

7.3.1. Hộp Edwoth

7.3.2. Đường hợp đồng

7.2.3. Đường giới hạn khả năng sản xuất



7.4. Cân bằng tổng thể trong sản xuất và tiêu dùng

CHƯƠNG 8. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

8.1. Vai trò của Chính phủ

8.1.1. Quan điểm về vai trò của Chính phủ

8.1.2. Chức năng của Chính phủ

8.2. Nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của Chính phủ

4. Tài liệu học tập và tham khảo

1. “Nguyên lý Kinh tế học Vi mô”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2. “Kinh tế học Vi mô”, Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Sách tham khảo

1. “Kinh tế học”, 2 tập của Paul A. Samuelson

2. “Kinh tế học”, 2 tập của David Begg

3. “Kinh tế học Vi mô” S. Pindyck

4. “Kinh tế Vi mô trong nền kinh tế chuyển đổi”, Trường ĐH Thương mại

5. “101 bài tập Kinh tế học Vi mô” của Cao Thúy Xiêm

6. “Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Kinh tế học Vi mô”, Trường ĐH KTQD

7. “Tình huống kinh tế học Vi mô” của Cao Thúy Xiêm




tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương