Mục đích, Nội dung môn học, Giảng viên giảng dạy, Giảng viên hướng dẫn, Tài liệu tham khảo, Phương pháp đánh giá sinh viên



tải về 3.1 Mb.
trang15/46
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích3.1 Mb.
#26686
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   46

Học phần 28. Kinh tế môi trường


1. Tên học phần: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

- Số tín chỉ: 02

- Trình độ: Đại học, cho sinh viên năm thứ hai

- Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô I

- Giảng viên phụ trách:

1. Th.S. Nguyễn Thị Thuý Vân, Chủ nhiệm bộ môn

Điện thoại: 0912766598 E-mail: leminh@tueba.edu.vn

2. TS. Tạ Thị Thanh Huyền

Điện thoại: 0912 463113 E-mail: Thanhhuyen@tueba.edu.vn

3. Th.S Nguyễn Thị Thanh Huyền

Điện thoại: 098-999-8565 E-mail: n2t_huyen@yahoo.com

4. CN. Phạm Lê Vân

Điện thoại: 0945 274156 E-mail: van_phamle@yahoo.com

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu chung

Sau khi kết thúc khóa học, người học sẽ:



Về kiến thức:

Hiểu được mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế, các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Hiểu được các nguyên nhân kinh tế dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường, các công cụ quản lý có thể được áp dụng để quản lý môi trường. Hiểu được các phương pháp đánh giá giá trị môi trường được áp dụng như thế nào trên thực tế. Và từ những phân tích đó kinh tế môi trường có thể trợ giúp cho việc đưa ra các quyết định phù hợp nhằm khai thác và quản lý tốt nhất môi trường và tài nguyên thiên nhiên.



Về kỹ năng:

Biết cách giải quyết các vấn đề môi trường và tài nguyên thông qua các công cụ kinh tế như thế nào và cải cách vấn đề quyền sở hữu, cải cách chính sách.

Biết cách đánh giá các công cụ chính sách trong quản lý môi trường hiện nay

Biết cách lựa chọn giữa các phương án quản lý tài nguyên môi trường khác nhau thông qua phân tích lợi ích – chi phí



Thái độ:

Áp dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau được sử dụng để lượng hoá bằng tiền các tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến môi trường.

Áp dụng để nghiên cứu những vấn để thực tế về môi trường tại địa phương hoặc trên lãnh thổ Việt nam.

2.2 Mục tiêu khác

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước công chúng

- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức quản lý, theo dõi, kiểm tra.

3. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1: Giới thiệu chung về môn học

1.1. Những vấn đề cơ bản về kinh tế học môi trường

1.2. Đối tượng nghiên cứu môn học

1.3. Nhiệm vụ của môn học

1.4. Phương pháp nghiên cứu môn học

Câu hỏi thảo luận



Chương 2: Môi trường và phát triển bền vững

2.1 .Môi trường

2.2. Mối liên hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường tự nhiên

2.3. Phát triển bền vững

Câu hỏi thảo luận

Chương 3: Nguyên nhân các vấn đề môi trường

3.1. Biểu hiện của suy thoái môi trường

3.2. Nguyên nhân của suy thoái môi trường

Câu hỏi và bài tập



Chương 4: Kinh tế học ô nhiễm môi trường

4.1. Ô nhiễm môi trường là một ngoại ứng

4.2. Ô nhiễm tối ưu – cách tiếp cận

4.3. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm

Câu hỏi và bài tập

Chương 5: Định giá giá trị môi trường

5.1. Nhận thức chung về định giá giá trị môi trường

5.2. Phân tích chi phí - lợi ích

5.3. Một số phương pháp định giá giá trị môi trường

Câu hỏi thảo luận

Chương 6: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

6.1. Những vấn đề cơ bản trong phân tích kinh tế tài nguyên thiên nhiên

6.2. Tài nguyên không tái tạo được

6.3. Tài nguyên tái tạo được

Câu hỏi và bài tập

4. Tài liệu tham khảo

- Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thúy Vân, (2010), Giáo trình Kinh tế Môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

- Barry Field and Nancy Oliwiler, (2002), Kinh tế môi trường, tµi liÖu dÞch.

- Nguyễn Thế Chinh, (2003), Kinh tế và Quản lý môi trường, NXB Thống kê, Hà Nội

- Theodore Panayotou, (1995), Thị trường xanh, tài liệu dịch

- PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Kinh tế môi trường, NXB Xây dựng, năm 2002


Học phần 29. Kinh tế công cộng


1. Tên học phần: KINH TẾ CÔNG CỘNG

- Số tín chỉ: 02

- Trình độ: Đại học, cho sinh viên năm thứ ba

- Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Kinh tế vi mô I, Kinh tế vĩ mô I, Kinh tế môi trường, Kinh tế phát triển

- Giảng viên phụ trách:

1. Ths. Nguyễn Thị Thu

Ë Điện thoại: 0983483538 * e-mail: nguyenthu.gvktbh@gmail.com



2. CN. Bế Hùng Trường

Ë Điện thoại: 0915213777 * e-mail: behungtruong@gmail.com



2. Mục tiêu của học phần

2.1. Mục tiêu chung:

Sau khi kết thúc môn học, người học sẽ đạt được:



  • Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên kinh tế những kiến thức cơ bản về vai trò của Chúnh phủ trong nền kinh tế thị trường, cách thức can thiệp và phương pháp đánh giá các tác động của những công cụ chính sách mà Chính phủ sử dụng để điều tiết nền kinh tế là hết sức cần thiết. Và điều này trở nên cần thiết hơn khi Đảng ta đã xác định mô hình phát triển của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng XHCN.

  • Về kỹ năng: Nắm bắt nhanh chóng những vấn đề lý luận và thực tiễn của nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

  • Về Thái độ: Xác định rõ chức năng, vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

2.2. Các mục tiêu khác:

a) Rèn luyện kỹ năng làm việc chính xác, khoa học, sử dụng hiệu quả thời gian.

b) Phát triển, nâng cao kỹ năng khai thác và sử dụng học liệu có hiệu quả.

3. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1: Tổng quan về vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường và đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế công cộng

1.1. Chính phủ trong nền kinh tế thị trường

1.1.1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ

1.1.2. Sự thay đổi vai trò của Chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20

1.1.3. Chính phủ và khu vực công cộng

1.1.4. Khu vực công cộng ở Việt Nam

1.1.5. Chính phủ trong vòng tuần hoàn kinh tế



1.2. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế

1.2.1. Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng các nguồn lực

1.2.2. Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi

1.2.3. Thất bại thị trường - cơ sở để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế



1.3. Chức năng, nguyên tắc và những hạn chế trong sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường

1.3.1. Chức năng của Chính phủ



      1. Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường

1.3.3. Những hạn chế của Chính phủ khi can thiệp

1.4. Đối tượng, nội dung và phương pháp luận nghiên cứu môn học

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học

1.4.2. Nội dung nghiên cứu môn học

1.4.3. Phương pháp luận nghiên cứu



Chương 2: Chính phủ với vai trò phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

2.1. Vấn đề độc quyền và các giải pháp của Chính phủ

2.1.1. Độc quyền thuần tuý

2.1.2. Độc quyền tự nhiên - trường hợp của các ngành dịch vụ công

2.2. Ngoại ứng

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm chung của ngoại ứng

2.2.2. Ngoại ứng tiêu cực

2.2.3. Ngoại ứng tích cực



2.3. Hàng hoá cộng cộng

2.3.1. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của hàng hoá công cộng

2.3.2. Cung cấp hàng hoá công cộng

2.3.3. Cung cấp công cộng hàng hoá cá nhân



2.4. Thông tin không đối xứng

2.4.1. Tính phi hiệu quả của thị trường do thông tin không đối xứng

2.4.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thông tin không đối xứng

2.4.3. Mức độ nghiêm trọng của thất bại về thông tin không đối xứng đối với các loại hàng hoá

2.4.4. Các giải pháp khắc phục thông tin không đối xứng

Chương 3: Chính phủ với vai trò phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội

3.1. Công bằng xã hội trong phân phối thu nhập

3.1.1. Khái niệm công bằng

3.1.2. Thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

3.1.3. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập

3.1.4. Lý do can thiệp của Chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội

3.2. Các lý thuyết về phân phối lại thu nhập

3.2.1. Thuyết vị lợi

3.2.2. Quan điểm bình quân đồng đều;

3.2.3. Thuyết cực đại thấp nhất (thuyết rawls)

3.2.4. Các quan điểm không dựa trên độ thoả dụng cá nhân

3.3. Quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội

3.3.1. Giới thiệu quan điểm cho rằng giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội không có quan hệ mâu thuẫn

3.3.2. Giới thiệu quan điểm cho rằng giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội nhất thiết phải có quan hệ mâu thuẫn

3.3.3. Quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội trong thực tế



3.4. Đói nghèo và giải pháp xoá đói giảm nghèo

3.4.1. Quan niệm về đói nghèo và thước đo đói nghèo

3.4.2. Tình hình đói nghèo ở Việt Nam và định hướng chính sách XĐGN

Chương 4: Chính phủ với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện toàn cầu hoá

4.1. Chính sách tài khoá và tiền tệ với chức năng ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế đóng

4.1.1. Chính sách tài khoá

4.1.2. Chính sách tiền tệ

4.1.3. Kết hợp chính sách tài khoá và tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô



4.2. Chính sách ổn định kinh tế của Chính phủ trong bối cảnh toàn cầu hoá

4.2.1. Tác động của toàn cầu hoá đến sự ổn định của nền kinh tế

4.2.2. Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện toàn cầu hoá

4.3. Chính phủ Việt Nam với việc sử dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập

4.3.1. Thời kỳ từ khi bắt đầu đổi mới đến trước khủng hoảng Châu Á (1986 - 1996)

4.3.2. Thời kỳ sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á đến nay (1998 đến nay)

Chương 5: Lựa chọn công cộng

5.1. Lựa chọn công cộng

5.1.1. Khái niệm lựa chọn công cộng

5.1.2. Lợi ích của lựa chọn công cộng

5.2. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết trực tiếp

5.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn công cộng

5.2.2. Các phiên bản của nguyên tắc biểu quyêt theo đa số

5.2.3. Định lý bất khả thi của Arrow



5.3. Lựa chọn công cộng trong cơ chế biểu quyết đại diện

5.3.1. Những hạn chế của một chính phủ đại diện

5.3.2. Những khó khăn trong quản lý các cơ quan hành chính nhà nước

Chương 6: Các công cụ chính sách can thiệp chủ yếu của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường

6.1. Nhóm công cụ chính sách về quy định pháp lý

6.1.1. Quy định khung

6.1.2. Các quy định kiểm soát trực tiếp

6.2. Nhóm công cụ chính sách tạo cơ chế thúc đẩy thị trường

6.2.1. Tự do hoá thị trường.

6.2.2. Hỗ trợ sự hình thành thị trường

6.2.3. Mô phỏng thị trường



6.3. Nhóm công cụ chính sách điều tiết bằng thuế và trợ cấp

6.3.1. Thuế

6.3.2. Trợ cấp

6.4. Nhóm công cụ chính sách sử dụng khu vực kinh tế nhà nước tham gia cung ứng hàng hoá - dịch vụ

6.4.1. Chính phủ cung ứng trực tiếp

6.4.2. Chính phủ cung ứng gián tiếp

6.5. Nhóm công cụ chính sách về bảo hiểm và giảm nhẹ nguy cơ tổn thương

6.5.1. Bảo hiểm

6.5.2. Giảm nhẹ nguy cơ tổn thương

Chương 7: Phân tích tác động của thuế và sự tăng trưởng của chi tiêu công cộng

7.1. Phân tích tác động của thuế

7.1.1. Thuế và sự phân loại thuế



7.1.2. Một số loại thuế thường gặp

7.1.3. Tác động của thuế

7.1.4. Thuế và hiệu quả kinh tế

7.2. Phân tích tăng trưởng của chi tiêu công cộng

7.2.1. Khái niệm về chi tiêu công cộng

7.2.2. Nguyên nhân làm tăng chi tiêu công cộng

7.2.3. Các bước phân tích chính sách chi tiêu công cộng



4. Tài liệu học tập

1. Tài liệu chính : Giáo trình Kinh tế công cộng - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội - NXB Thống kê.

2. Tài liệu tham khảo:

(1) Joseph E. Stiglitz (1995)- Kinh tế học công cộng, Đại học kinh tế Quốc dân, NXB. Khoa học và Kỹ thuật.

(2) Begg, David; Fisher, Stanleyvà Dornbush, Rudiger (1992), Kinh tế học (2 tập), NXB. Giáo dục.

(3) Bộ tài chính, Dự án Việt Nam - Canada (2001), Những bài giảng về tài chính công, NXB. Tài Chính



(4) Khoa Kinh tế Phát triển (1998), Giáo trình kinh tế phát triển (2 tập), Đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB. Thống kê.

(5) Mankiw, Gregory (2002), Kinh tế Vĩ mô, đại học Kinh tế Quốc dân, NXB. Thống kê.

(6) Samuelson, Paul và Nordhaus, William (1997), Kinh tế học (2 tập). NXB. Chính trị Quốc gia.



tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương