LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang13/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   72

TỰ KIỂM TRA

1. So sánh với trẻ lớn và người lớn, phần đầu và thân mình của trẻ sơ sinh …

2. Vì nhu cầu tăng trưởng cần nhiều năng lượng, trẻ tuổi ẵm ngửa cần … calo trên mỗi cân Anh hơn người lớn.

3. Điều trị suy dinh dưỡng hiệu quả nhất là chế độ ăn uống được cải thiện và …

4. … là một phần của tế bào thần kinh chứa bộ máy cơ bản duy trì sự sống của tế bào.

5. Vỏ não trước là vùng kiểm soát nhân cách và điều tiết …

6. Lời nói con người thường gợi ra hoạt động điện nhiều nhất từ … của não trẻ.

7. Bằng cách đo mức tiêu thụ glucose, … cho biết hoạt động trong vỏ não trước ở trẻ 3 tháng tuổi.

8. Suy dinh dưỡng minh họa ảnh hưởng đến sự phát triển tác động chu kỳ đời sống trong khuôn khổ tâm sinh học xã hội ra sao?

Trả lời: (1) lớn không theo tỉ lệ, (2) nhiều, (3) hướng dẫn bố mẹ, (4) thể tế bào, (5) hành vi định hướng mục tiêu, (6) bán cầu não trái, (7) chụp PET.




  1. CỬ ĐỘNG VÀ NẮM BẮT - KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG ĐẦU TIÊN

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU

Chương 3. CÔNG CỤ TÌM HIỂU THẾ GIỚI
Mục tiêu nghiên cứu

- Thành phần các kỹ năng nào tham gia trong việc tập đi? Trẻ đi thạo ở độ tuổi nào?

- Trẻ học cách kết hợp sử dụng hai tay ra sao?

- Trưởng thành và kinh nghiệm ảnh hưởng đến sự nắm vững kỹ năng vận động ra sao?



Cử động và nắm băt – kỹ năng vận động đầu tiên

- Vận động

- Kỹ năng vận động tinh vi

- Cả trưởng thành lẫn kinh nghiệm ảnh hưởng đến kỹ năng vận động.

NANCY 14 tháng tuổi, chỉ biết bò. Cô bé đi đến bất kỳ nơi nào mình muốn bằng tay và đầu gối. Nancy không đi được và có vẻ không quan tâm đến việc tập đi. Bố của Nancy tự hỏi mình nên làm gì để giúp con. Anh luôn lo lắng nghĩ rằng do mình không quan tâm giúp Nancy tập đi nhiều hơn khi còn nhỏ.

Bạn có nhớ lúc mình học đánh máy, lái ôtô, chơi nhạc cụ hoặc chơi thể thao hay không? Mỗi hoạt động trong số này đều bao gồm kỹ năng vận động - cử động kết hợp của cơ bắp và các chi. Muốn thành công đòi hỏi phải thực hiện mỗi cử động thật chính xác, theo chuỗi thích hợp và đúng thời điểm. Chẳng hạn, nếu không đủ gió trong bộ ly hợp, máy sẽ hỏng, gió quá nhiều, xe sẽ vọt mạnh về phía trước.

Những hoạt động này đòi hỏi khắt khe đối với người lớn nhưng hãy nghĩ đến những thử thách tương tự đối với trẻ tuổi ẵm ngửa. Trẻ con tuổi ẵm ngửa phải học cách cử động: vận động. Lúc đầu không thể cử động một mình được, đứa trẻ phải tập bò, đứng và đi. Một khi đứa trẻ có thể đứng thẳng người trong môi trường thì cánh tay và bàn tay sẽ tự do. Để tận dụng sự sắp xếp này, tay người có các ngón hoàn toàn độc lập (thay vì móng), ngón cái đối lập với 4 ngón còn lại. Trẻ phải học kỹ năng vận động tinh vi kết hợp với việc cầm, nắm và sử dụng đồ vật. Chẳng hạn, trong trường hợp bú sữa, trẻ tiến bộ từ việc được người khác cho bú cho đến khi cầm bình sữa tự bú, tự ăn bằng muỗng.

Kỹ năng vận động và vận động tinh vi giúp trẻ tiếp cận với nhiều loại thông tin đa dạng về hình dáng, kết cấu và đặc điểm trong môi trường của mình. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ năng vận động và vận động tinh vi phát triển ra sao, do đó sẽ hiểu được liệu bố của Nancy có nên lo lắng về chuyện con mình không quan tâm đến việc tập đi hay không.



VẬN ĐỘNG

Tiến bộ trong tư thế và vận động làm cho đứa trẻ chuyển biến trong thời gian chưa đến hơn 1 năm. Sơ đồ (trang 129) cho thấy một số cột mốc quan trọng trong sự phát triển vận động và độ tuổi mà hầu hết đứa trẻ đạt được. Khoảng 5 tháng tuổi, hầu hết các bé đều biết lật có thể ngồi thẳng lưng có người đỡ. 7 tháng, trẻ tự ngồi một mình, 10 tháng biết bò, trẻ 14 tháng có thể đứng chựng và bước đi có người đỡ.

Hình thức đi chưa vững này gọi là đi chập chững. Dĩ nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng biết đi ở cùng một độ tuổi. Một số biết đi chưa thôi nôi, số khác như Nancy, trong minh họa chỉ biết bò, bước các bước đầu tiên khi 18 hoặc 19 tháng tuổi. Lúc 24 tháng, hầu hết các đứa trẻ có thể leo cầu thang, bước thụt lùi và đá bóng.

Chuỗi cột mốc này không biện minh cho tính chất đáng chú ý trong thành tích tập đi của đứa trẻ đi bao gồm sự trưởng thành và kết hợp nhiều kỹ năng cần thiết. Chẳng hạn, khả năng duy trì tư thế đứng thẳng là điều cơ bản trong tập đi. Điều này đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hầu như không thể vì hình dạng cơ thể của đứa trẻ. Do sự phát triển đầu đuôi, đứa trẻ có phần đầu nặng, do đó đứng không vững: khi đứa trẻ mất thăng bằng, té ngã vì phần đầu to nặng của mình. Chỉ khi nào chân và cơ phát triển thì đứa trẻ mới duy trì tư thế đứng thẳng được (Thelen, Ulrich, & Jensen, 1989).

Khi đứa trẻ có thể đứng thẳng, đứa trẻ phải tiếp tục điều chỉnh tư thế để khỏi bị ngã. Lúc 4 tháng tuổi, đứa trẻ có khả năng sử dụng gợi ý từ tai trong để giúp chúng đứng thẳng. Nếu đứa trẻ 4 tuổi được đỡ trong tư thế ngồi và bắt đầu mất thăng bằng thì đứa trẻ vẫn giữ đầu thẳng, sử dụng cơ sau ót. Điều này diễn ra khi bịt mắt đứa trẻ, cho chúng ta biết rằng gợi ý cần thiết là từ tai trong chứ không phải mắt (Woollacott, Shumway- Cook, & Williams, 1989).

Một yếu tố quan trọng khác trong tập đi là cử động luân phiên hai chân - thường xuyên chuyển trọng lượng cơ thể từ chân này sang chân kia. Trẻ con không bước tự phát cho đến khoảng 10 tháng tuổi, vì đứa trẻ phải đứng được mới bước được trẻ nhỏ có thể bước nếu được đỡ thẳng đứng hay không? Thelen và Ulrich (1991) nghĩ ra một quá trình thông minh để trả lời câu hỏi này. Đứa trẻ được đặt lên cối xay gió, người lớn giữ trẻ trong tư thế đứng thẳng. Khi dây đai trên cối xay gió bắt đầu chuyển động, đứa trẻ có thể làm một số việc. Đứa trẻ đơn thuần để cho hai chân bị dây đai kéo thụt lùi. Hoặc đứa trẻ để cho dây đai kéo mình một thời gian ngắn, rồi sau đó bước về phía trước cùng với cử động nhảy. Thay vào đó, một số trẻ 3 tháng tuổi và nhiều trẻ 6, 7 tháng tuổi chứng minh mẫu trưởng thành trong bước luân phiên ở mỗi chân như trong ảnh (bên dưới). Thậm chí đáng ngạc nhiên hơn là khi trang bị dây đai riêng cho từng chân trong cối xay gió, di chuyển với tốc độ khác nhau, đứa trẻ điều chỉnh, bước nhanh hơn khi dây đai di chuyển nhanh. Rõ ràng, cử động bước luân phiên là yếu tố quan trọng đối với việc tập đi đã có trước khi đứa trẻ có thể tự đi một mình.

Các phát hiện như thế này nhắc chúng ta nhớ rằng mỗi cột mốc vận động khác nhau - từ tập ngồi cho đến tập đi - không phải là một sự kiện đơn nhất. Tập đi là một hệ thống hoạt động động đòi hỏi phải kết hợp nhiều kỹ năng (Thelen, 1996). Kỹ năng này phải thành thạo rồi mới kết hợp với kỹ năng khác, vốn là nguyên tắc phát triển vận động chung (Werner, 1948). Nghĩa là thành thạo cử động phức tạp bao gồm cả sự phân biệt cử động riêng và sự kết hợp của chúng thành một tổng thể mạch lạc, hoạt động. Trong trường hợp tập đi, cho đến 12 - 15 tháng mới kiểm soát kỹ năng thành phần đạt đến mức chính xác để đứa trẻ kết hợp tự đi một mình không cần người đỡ.

Những bước đi ngập ngừng đầu tiên tiếp theo sau bằng các bước khác khéo hơn. Đi kết hợp với nhảy, chạy, bước cách quãng, nhiều phương pháp vận động làm cả bố mẹ lẫn con đều vui (Whitall & Getchell, 1995). Nếu bạn nhớ lại cảm giác thoải mái khi nhận bằng lái xe thì bạn có thể hình dung đứa trẻ tuổi ẵm ngửa và đứa trẻ biết đi chập chững tìm hiểu thế giới ra sao khi đứa trẻ tự đi một mình. Phần lớn sự nhiệt tình của trẻ con trong việc phát triển kỹ năng vận động là vì kỹ năng rất có ích (Biringen và người khác, 1995). Lúc này đứa trẻ biết đi chập chững có thể lấy đồ vật mình mong muốn như đồ chơi, thức ăn và sách vở không phải nhờ đến bố mẹ. Dĩ nhiên, một khi lấy được đồ vật mong muốn thì phải cần đến một tập hợp kỹ năng vận động khác. Chúng ta sẽ đề cập đến những kỹ năng này.



KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH VI

Ngay sau khi sinh, đứa trẻ bắt đầu dùng tay nắm lấy đồ vật (Karniol, 1989). Ban đầu, đứa trẻ chỉ sử dụng một tay, trước tiên nắm lấy đồ vật rồi sau đó quẳng đi. Khi 3 tháng, đứa trẻ thực hiện cử động phức tạp hơn, chẳng hạn như cầm đồ chơi lắc. Khi 4 tháng, đứa trẻ sử dụng hai tay. Lúc đầu, những cử động này không kết hợp như thể mỗi tay hoạt động rời rạc. Có thể nắm lấy đồ chơi bằng tay này trong khi tay kia lúc lắc lục lạc. Tuy nhiên, đứa trẻ ít lâu sau sử dụng cả hai tay trong hành động chung chẳng hạn như cầm đồ chơi to (Eppler, 1995).

Khoảng 5 tháng tuổi, đứa trẻ có thể kết hợp cử động của bàn tay. Lúc này bàn tay có thể thực hiện các hành động khác nhau phục vụ một mục tiêu chung. Minh họa điển hình là dùng tay này nắm đồ vật trong khi tay kia sử dụng đồ vật ấy. Trẻ con cầm thứ đồ chơi ở tay phải trong khi dùng tay trái vuốt ve (Kimmerle, Mick, & Michel, 1995).

Những thay đổi dần dần này trong sự kết hợp vận động tinh vi được minh họa bằng cách đứa trẻ tự bú sữa. Vào khoảng 6 tháng tuổi, nhiều đứa trẻ thử "dùng tay cầm thức ăn" chẳng hạn như chuối và bánh đậu xanh thái mỏng. Trẻ con dễ dàng cầm những thức ăn như thế, nhưng đưa thức ăn vào miệng là một chuyện khác. Tay cầm thức ăn đưa cao lên gò má rồi sau đó chuyển xuống khóe miệng, sau cùng đưa vào miệng. Nhiệm vụ đã xong, nhưng phải đi đường vòng! Tuy nhiên, sự kết hợp mắt/tay của trẻ con cải thiện thật nhanh, thức ăn khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc nhanh chóng được đưa thẳng vào miệng.

Khoảng 1 tuổi, nhiều phụ huynh cho con ăn bằng muỗng. Lúc đầu trẻ đùa nghịch, cắm muỗng sâu vào thức ăn hoặc ngậm muỗng không. Ít lâu sau đứa trẻ biết dùng muỗng múc đầy thức ăn và đưa vào miệng, nhưng cử động rất lúng túng. Chẳng hạn, hầu hết trẻ con 1 tuổi múc bằng cách cắm muỗng vào thức ăn. Sau đó đứa trẻ hạ thấp muỗng cho đến khi muỗng đầy. Trái lại, đứa trẻ 2 tuổi thường dùng muỗng múc thức ăn bằng cách xoay tròn cổ tay như người lớn.

Kỹ năng vận động tinh vi tiếp tục phát triển cho đến khỏi tuổi ẵm ngửa. Hầu hết trẻ con 18 tháng tuổi có thể dùng bút chì viết nguệch ngoạc và chơi hình khối lắp ghép. Trong những năm trước tuổi đến trường, đứa trẻ học cách vẽ hình học đơn giản và cơ thể con người (Frankenburg & Dobbs, 1969). Ít lâu sau, đứa trẻ sử dụng kéo thành thạo, gài nút áo và buộc dây giầy.

Mỗi hành động trong số này minh họa nguyên tắc phân biệt và kết hợp được giới thiệu trong phần thảo luận vận động. Hoạt động phức tạp bao gồm nhiều cử động cấu thành. Mỗi hoạt động phải được thực hiện chính xác và theo chuỗi thích hợp. Sự phát triển bao gồm việc nắm vững các yếu tố riêng biệt rồi sau đó kết hợp chúng thành một tổng thể hoạt động chức năng trôi chảy.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨ

Việc tập nhảy lò cò mô tả sự phân biệt và kết hợp kỹ năng vận động ra sao?



Tính thuận tay

Bạn thuận tay phải hay tay trái? Nếu thuận tay phải, bạn thuộc về đa số. Khoảng 90% con người trên thế giới thích sử dụng tay phải mặc dù con số này có hơi thay đổi từ nơi này sang nơi khác, phản ánh ảnh hưởng văn hóa. Hầu hết 10% còn lại đều thuận tay trái, và một tỉ lệ phần trăm tương đối nhỏ thuận cả hai tay.

Việc thích dùng tay này hơn tay kia chỉ thấy rõ sau khi đứa trẻ được 1 tuổi. Chẳng hạn, hầu hết trẻ con 6 đến 9 tháng tuổi sử dụng tay phải và tay trái luân phiên (McCormick & Maurer, 1988). Đứa trẻ dùng tay trái lắc lục lạc nhưng sau đó dùng tay phải lượm đồ chơi lắp ghép.

Tính thuận tay thấy rõ sau khi đứa trẻ 1 tuổi được minh họa trong một nghiên cứu trong đó trẻ tuổi ẵm ngửa và trẻ biết đi chập chững được quay video khi chơi đồ chơi có thể sử dụng cả hai tay như bánh xe con ki (Cornwell, Harris, & Fitzgerald, 1991). Trẻ con 9 tháng tuổi dùng tay trái và tay phải như nhau. Tuy nhiên, khi 13 tháng tuổi, hầu hết trẻ tuổi ẵm ngửa và trẻ biết đi chập chững có hành động giống như trẻ trong ảnh (bên dưới): trước tiên dùng tay phải cầm đồ chơi sau đó tay trái giữ đồ chơi trong khi tay phải táy máy tìm hiểu.

Việc thích dùng một tay rõ nét hơn và thường xuyên hơn trong suốt những năm trước tuổi đến trường. Vào lúc đứa trẻ chuẩn bị vào mẫu giáo, thì tính thuận tay đã được xác lập và khó thay đổi (McManus và người khác, 1988).

Liệu trẻ con thuận tay trái hay tay phải có phải một phần do di truyền hay không (Corballis, 1997). Bố mẹ đều thuận tay phải thường sinh con thuận tay phải. Đứa trẻ thuận tay trái thường có bố mẹ hoặc ông bà thuận tay trái. Nhưng kinh nghiệm cũng góp phần cho tính thuận tay. Nhiều khía cạnh trong các nền văn hóa công nghiệp hiện đại thiên về tính thuận tay phải. Bàn học, kéo, đồ khui chẳng hạn được thiết kế cho người thuận tay phải, nên người thuận tay trái sử dụng rất khó. Trong một số nền văn hóa, các giá trị xã hội ảnh hưởng đến tính thuận tay. Đạo Hồi dạy rằng tay trái không sạch sẽ, cấm dùng tay trái trong ăn uống và chào người khác. Viết bằng tay trái là điều cấm kỵ ở Trung Quốc, vì thế hầu như không có trẻ em người Hoa nào viết bằng tay trái. Tuy nhiên, khi con của bố mẹ người Hoa lớn lên trong các nền văn hóa khác không có sự ngăn cấm này thì khoảng 10% viết bằng tay trái, con số thông thường trên khắp thế giới (Harris, 1983). Ở Mỹ, giáo viên tiểu học khuyến khích trẻ thuận tay trái sử dụng tay phải, khi thông lệ này biến mất trong 50 năm qua thì tỉ lệ trẻ thuận tay trái tăng dần (Levy, 1976). Vì thế, tính thuận tay trông có vẻ liên quan đến tác động Sinh học (di truyền) cùng với tác động văn hóa xã hội (giá trị và kinh nghiệm xã hội).



CẢ TRƯỞNG THÀNH LẪN KINH NGHIỆM ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG

Đối với kỹ năng vận động và vận động tinh vi, bức tranh toàn cảnh giống hệt nhau. Kỹ năng vận động của trẻ con phát triển nhanh trong năm đầu khi thành thạo kỹ năng cơ bản, những kỹ năng này kết hợp với kỹ năng khác để tạo ra nhiều hành vi thậm chí phức tạp hơn. Các thay đổi mà chúng ta đang quan sát chủ yếu có phải do trưởng thành hay không? Chúng ta có quan sát sự phơi bày dần dần kỹ năng ít lệ thuộc vào tập luyện, đào tạo hoặc kinh nghiệm hay không? Theo như bạn nghĩ, cả trưởng thành lẫn kinh nghiệm đều góp phần.

Chúng ta bắt đầu bằng tác động của sự trưởng thành đối với sự phát triển vận động được dẫn chứng bằng tư liệu. Chuỗi phát triển vận động mà chúng ta mô tả cho kỹ năng vận động và vận động tinh vi đều có ở hầu hết các nền văn hóa. Nghĩa là, mặc dù có sự khác biệt rất lớn trong việc nuôi con ở các nền văn hóa nhưng sự phát triển vận động diễn ra như nhau với cùng mức độ trên khắp thế giới.

Điểm chung này được minh họa trong một nghiên cứu kinh điển ở trẻ con Hopi do Dennis và Dennis (1940) thực hiện. Theo truyền thống, trẻ con trong văn hóa Hopi được đặt trong nôi như trong ảnh chụp (bên phải). Nôi không cho đứa trẻ cử động chân tay, lật hay ngồi dậy. Đứa trẻ bú sữa rồi ngủ trong khi được giữ chặt trong nôi, người ta đưa đứa trẻ ra khỏi nôi khi thay đồ. Thông lệ này bắt đầu từ lúc mới sinh và tiếp tục trong ba tháng đầu. Trong một số tháng kế tiếp, có lúc đứa trẻ được ra khỏi nôi, tự do cử động, và cứ tăng dần nhưng gần như trong suốt năm đầu đứa trẻ ngủ trong nôi và cứ ở yên trong nôi cho dù đã thức.

Rõ ràng, nôi hạn chế sự vận động của đứa trẻ trong suốt năm đầu - thời gian mà các đứa trẻ khác tập ngồi, bò. Tuy nhiên, đứa trẻ trong nghiên cứu này tập đi khi 15 tháng tuổi - khoảng cùng độ tuổi như số trẻ con Hopi khác được bố mẹ chấp nhận giá trị phương Tây, nuôi dưỡng và không sử dụng nôi nữa.

Hơn 40 năm sau, câu chuyện vẫn như cũ. Chisholm (1983) nghiên cứu trẻ con Navajo, phần lớn ở tuổi ẵm ngửa đều nằm trong nôi. Đứa trẻ cũng tập đi ở cùng độ tuổi như đứa trẻ có bố mẹ không dùng nôi.

Trong cả hai nghiên cứu này môi trường hạn chế giảm đáng kể cơ hội thực hành không có ảnh hưởng thấy rõ đối với độ tuổi mà đứa trẻ bắt đầu tập đi. Điều này cho thấy việc định thời gian cho bước đi đầu tiên của đứa trẻ được xác định bằng thời biểu gien cơ bản hơn là bằng kinh nghiệm hoặc thông lệ cụ thể. Vì thế, bố mẹ lo lắng khi con chỉ biết bò trong phần minh họa đầu chương không cần lo, sự phát triển vận động của bé hoàn toàn bình thường.

Trưởng thành và kinh nghiệm dĩ nhiên không phải loại trừ lẫn nhau, vấn đề mà trưởng thành chứng tỏ tác động đến sự phát triển vận động không ngụ ý rằng kinh nghiệm không đóng vai trò. Thật ra, thông lệ và tập luyện thực sự ảnh hưởng đến sự thành thạo kỹ năng vận động của đứa trẻ. Ở đây, có nhiều nghiên cứu về các nền văn hóa khác. Trong một số nước châu Phi, trẻ con tập thể dục mỗi ngày, trẻ con tập đi dưới sự dìu dắt của bố, mẹ hoặc anh chị em ruột. Ngoài ra, nhiều đứa trẻ được mẹ địu trên lưng như trong ảnh (trang 134) giúp phát triển cơ thân mình và chân của đứa trẻ. Rõ ràng vì kinh nghiệm như thế, những đứa trẻ này đôi khi biết đi trước nhiều tháng (Super, 1981).

Ảnh hưởng của những kinh nghiệm này thường cụ thể đối với các nhóm cơ cụ thể. Bạn không nghĩ rằng việc tập đá quả bóng bầu dục mỗi ngày sẽ giúp cải thiện môn đánh golf của mình. Tương tự, đứa trẻ tập luyện tập trung vào một kỹ năng vận động thường không cải thiện đối với các kỹ năng khác. Điều này được chứng minh qua thí nghiệm trong đó các nhà khoa học tập cho trẻ con một kỹ năng, sau đó kiểm tra đứa trẻ ở một kỹ năng khác mà đứa trẻ chưa được tập luyện. Nghiên cứu của Zelazo và đồng nghiệp (1993) ở trẻ con 6 tuần tuổi minh họa hiện tượng này. Một số đứa trẻ tập luyện mỗi ngày với sự giúp đỡ của bố mẹ, đứa trẻ tập đi. Số trẻ con khác cũng tập ngồi mỗi ngày. Sau khi tập 7 tuần, những đứa trẻ này cũng nhóm đứa trẻ kiểm soát không được tập được kiểm tra khả năng bước và ngồi. Biểu đồ (bên dưới) thể hiện rõ. Đối với cả bước lẫn ngồi, kỹ năng của đứa trẻ được cải thiện khi đứa trẻ tập luyện. Khi đứa trẻ cử động kiểm tra kỹ năng mà đứa trẻ không được tập luyện, thì đứa trẻ không thực hiện tốt hơn số đứa trẻ trong nhóm kiểm soát. Rõ ràng, tác động của việc tập luyện kỹ năng vận động rất cụ thể chứ không chung chung.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨCác đặc điểm vận động nào hỗ trợ quan điểm xem sự phát triển như một quá trình phổ biến? Các đặc điểm nào hỗ trợ quan điểm xem phát triển như một quá trình cụ thể trong từng bối cảnh? Kinh nghiệm thậm chí quan trọng hơn trong hoạt động phức tạp, trong đó kỹ năng riêng biệt phải được kết hợp thành chuỗi thích hợp và được định thời điểm thích hợp. Phần lớn trò chơi trẻ con thích chẳng hạn như pat-a-cake và peek-a-boo, đều bao gồm hoạt động phức tạp. Thành thạo những trò chơi này tùy vào số lượng kinh nghiệm quan trọng chẳng hạn như quan sát đứa trẻ khác chơi, tập chơi với bạn khác khéo hơn và nhận được thông tin phản hồi khi sai phạm (Ferrari, 1996). Kinh nghiệm thuộc loại này hình thành trên những thay đổi trưởng thành giúp đứa trẻ có được một dải hành vi vận động: đá bóng bầu dục, chơi đàn dương cầm, giao tiếp với người lãng tai, hoặc như trong phần Bạn có thể ngạc nhiên, tập đi vệ sinh.

BẠN CÓ THỂ NGẠC NHIÊN: TẬP ĐI VỆ SINH

Tập đi và ăn bằng muỗng là những cột mốc chắc chắn quan trọng của tuổi ẵm ngửa, nhưng nhiều bố mẹ háo hức trông đợi ngày thay tã cuối cùng! (Trung bình mỗi ngày thay 5 tã, trong 2,5 năm thay hơn 4500 tã!). Bố mẹ và con cái rất tự hào khi đứa trẻ biết tự mình vệ sinh lấy. Tập thay đồ là dấu hiệu cho biết đứa bé đã "lớn".

Ngày nay, khoảng 50% trẻ em Mỹ 2 tuổi nhưng khoảng gần 90% trẻ 4 tuổi có thể tự đi tiểu vào ban ngày. Tự đi tiểu vào ban đêm chậm hơn vài tháng (Erickson, 1987).

Kiểm soát bàng quang và ruột bao gồm điều chỉnh cơ bắp bao quanh khe hở của những cơ quan này đứa trẻ tập kỹ năng vận động quan trọng nhất này như thế nào? Hầu hết trẻ con tập được bằng sự kết hợp quan sát người khác, hướng dẫn trực tiếp của bố mẹ, và thật không may, bằng thử nghiệm và sai sót. Một tiếp cận phổ biến do Natfian Azrin và Richard Foxx nghĩ ra được mô tả trong quyển Toilet Training in Less than a Day (1974). Azrin và Foxx dựa vào thuyết tập quen, mà chúng ta mô tả trong chương 1. Họ lập luận rằng các nguyên tắc tập quen cơ bản, bao gồm bắt chước, thông tin phản hồi và phần thưởng có thể sử dụng để tập đứa trẻ đi vệ sinh. Trong chương trình này, trước tiên đứa trẻ phải thể hiện sự sẵn sàng tập đi vệ sinh. Dấu hiệu cần thiết là:

1. Kiểm soát bàng quang: đứa trẻ phải khô ráo vài tiếng, sau đó đi tiểu nhiều.

2. Trưởng thành cơ thể: đứa trẻ cầm đồ vật dễ dàng, bước đi dễ dàng (không cần bố mẹ đỡ, ít ngã).

3. Sẵn sàng làm theo hướng dẫn: Trẻ sẵn sàng đáp lại các yêu cầu và mệnh lệnh đơn giản (chẳng hạn ngồi xuống, bắt chước, mang đồ vật).

Trẻ trải qua tất cả kiểm tra này có thể sẵn sàng tập đi vệ sinh bao gồm một số bước:

1. Bố mẹ sử dụng búp bê đái dầm để hướng dẫn chuỗi liên quan trong việc sử dụng nhà vệ sinh (chẳng hạn cởi quần, ngồi bô, tiểu).

2. Đứa trẻ học cách phân biệt quần khô và ướt, nếu quần khô được khen và được thưởng một ly thức uống ngọt (do đó giúp trẻ có nhiều cơ hội đi tiểu hơn).

3. Khoảng mỗi 15 phút bảo trẻ ngồi bô, khuyến khích trẻ ngồi im để tiểu. Khi trẻ tiểu xong, bố mẹ tỏ dấu hiệu hài lòng bằng lời và không bằng lời (chẳng hạn gật gù, mỉm cười, vỗ tay) rồi thưởng.

Đây chỉ là phác họa chương trình. Khái niệm cơ bản là trẻ con phải học cách phản ứng vận động cụ thể khi có một kích thích riêng biệt. Bắt chước được sử dụng để minh họa những gì mong muốn, thưởng, thông tin phản hồi và tập luyện giúp đứa trẻ quen phản ứng. Theo như tên gọi, hầu hết trẻ con học theo cách này chưa đầy 24 tiếng đều biết rõ những điểm cần thiết trong tập đi vệ sinh.



TỰ KIỂM TRA

1. Khi đứa trẻ 4 tháng tuổi đang ngồi té ngã, đứa trẻ thường cố giữ đầu thẳng. Điều này xảy ra khi bịt mắt trẻ, có nghĩa là gợi ý thăng bằng quan trọng phát xuất từ …

2. Khi đứa trẻ 6 và 7 tháng tuổi được người lớn giữ thẳng người và đặt lên cối xay gió thì đứa trẻ …

3. Akira sử dụng cả hai tay cùng lúc, nhưng không phải theo kiểu kết hợp, mỗi tay trông có vẻ "làm việc riêng". Akira có thể … tháng tuổi.

4. Trước … tuổi, đứa trẻ không biểu hiện tính thuận tay, đứa trẻ dùng tay trái và tay phải luân phiên.

5. So với đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường ít hạn chế hơn, đứa trẻ được nuôi dưỡng trong nôi tập đi …

6. Hãy mô tả sự thành thạo kỹ năng vận động tinh vi chẳng hạn như tập cách dùng muỗng hoặc bút chì minh họa sự kết hợp các tác động sinh học, tâm lý học và văn hóa xã hội trong khuôn khổ tâm sinh học xã hội như thế nào.

Trả lời: (1) tai trong, (2) thể hiện mẫu trưởng thành cử động hai chân luân phiên, (3) 4, (4) một tuổi, (5) không cùng độ tuổi.




IV. TÌM HIỂU THẾ GIỚI: NHẬN THỨC

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU

Chương 3. CÔNG CỤ TÌM HIỂU THẾ GIỚI


Mục tiêu nghiên cứu

- Trẻ con ở tuổi ẵm ngửa có thể ngửi, nếm và biết đau hay không?

- Trẻ con ở tuổi ẵm ngửa biết nghe hay không? Đứa trẻ sử dụng âm thanh để định vị đồ vật ra sao?

- Trẻ con ở tuổi ẵm ngửa thấy tốt ra sao? Đứa trẻ có thấy màu sắc và chiều sâu hay không?

- Trẻ con ở tuổi ẵm ngửa kết hợp thông tin giữa các mô thức nhận cảm khác nhau chẳng hạn giữa nghe và nhìn như thế nào?

Tìm hiểu thế giới: nhận thức

- Ngửi và nếm

- Sờ và đau

- Nghe


- Nhìn

- Kết hợp thông tin nhận cảm

DARLA mê mẩn đứa con gái mới sinh, Olivia. Darla thích ẵm Olivia, trò chuyện với bé, luôn ngắm nhìn bé. Darla chắc chắn rằng Olivia cũng nhận biết cô, biết khuôn mặt và giọng nói của cô. Chồng Darla là Steve nghĩ rằng cô điên: "Mọi người biết rõ em bé mới sinh đều mù, có lẽ cũng không nghe được gì cả". Darla không tin Steve và muốn có người cho cô biết sự thật về khả năng nghe nhìn của bé Olivia.

Để trả lời câu hỏi của Darla, chúng ta cần xác định đối với một đứa trẻ ở tuổi ẵm ngửa cảm nhận thế giới có ý nghĩa gì. Con người có một số loại cơ quan nhận cảm, mỗi cơ quan tiếp nhận một loại năng lượng vật lý khác nhau. Chẳng hạn, võng mạc sau mắt nhạy cảm với một số loại năng lượng điện từ, kết quả là nhìn. Màng nhĩ phát hiện thay đổi trong áp suất không khí, kết quả là nghe. Tế bào ở phần trên cùng xoang mũi phát hiện các phần tử không khí đi vào mũi, kết quả là ngửi. Trong mỗi trường hợp, cơ quan nhận cảm chuyển kích thích vật lý thành xung thần kinh rồi gửi đến não. Quá trình não tiếp nhận, chọn lọc, sửa đổi và sắp xếp những xung này gọi là nhận thức. Đây là bước đầu tiên trong quá trình tích lũy thông tin phức tạp sau cùng dẫn đến kết quả "biết".

Câu hỏi của Darla thực ra liên quan đến kỹ năng nhận thức của đứa con gái mới sinh. Cuối phần này, bạn có thể trả lời câu hỏi của cô vì chúng ta đang tìm hiểu trẻ sử dụng các giác quan khác nhau của mình để cảm nhận thế giới ra sao. Chúng ta bắt đầu bằng ngửi và nếm, thường gọi là giác quan hóa học vì chúng thuộc số giác quan trưởng thành nhất khi sinh.


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương