LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


Sự đồng hóa và thích nghi



trang16/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   72

Sự đồng hóa và thích nghi

Sơ đồ thay đổi thường xuyên, phù hợp với kinh nghiệm của trẻ con. Thực ra, sự thích nghi trí năng bao gồm hai quá trình cùng nhau hoạt động: sự đồng hóa và thích nghi. Sự đồng hóa diễn ra khi kinh nghiệm mới được kết hợp vào trong sơ đồ hiện có. Hãy tưởng tượng đứa trẻ đang có sơ đồ cầm nắm quen thuộc. Như đứa trẻ trong ảnh (bên trên), ít lâu sau nó hiểu rằng sơ đồ cầm nắm cũng có tác dụng hiệu quả đối với khối xây dựng, ôtô đồ chơi và các đồ vật nhỏ khác. Phát triển sơ đồ cầm nắm hiện có sang các đồ vật mới minh họa cho sự đồng hóa. Sự thích nghi diễn ra khi sơ đồ được sửa đổi dựa theo kinh nghiệm. Ít lâu sau đứa trẻ hiểu rằng có thể dùng hai tay mới nhấc nổi đồ vật và một số không thể nhấc nổi. Thay đổi sơ đồ sao cho sơ đồ có tác dụng đối với đồ vật mới (chẳng hạn dùng hai tay để cầm đồ vật nặng) minh họa sự thích nghi.

Sự đồng hóa và thích nghi thường dễ hiểu hơn khi bạn nhớ là Piaget cho rằng trẻ con ở tuổi ẵm ngửa, trẻ con và thanh niên hình thành lý thuyết để cố tìm hiểu sự kiện và đối tượng quanh mình. Trẻ con ở tuổi ẵm ngửa với lý thuyết cho rằng có thể dùng một tay nhấc đồ vật và nhận thấy lý thuyết của mình được khẳng định khi cầm đồ vật nhỏ nhưng nó sẽ ngạc nhiên khi cố cầm một quyển sách to. Kết quả không ngờ buộc đứa trẻ xem lại lý thuyết của mình để bao gồm chứng cứ mới này, giống như một nhà khoa học thật sự.

Sự cân bằng và các giai đoạn phát triển nhận thức

Sự đồng hóa và thích nghi thường trong sự cân đối hoặc cân bằng. Trẻ con nhận thấy nhiều kinh nghiệm được đồng hóa vào trong sơ đồ hiện có nhưng đôi khi đứa trẻ cần điều chỉnh sơ đồ của mình để thích nghi với kinh nghiệm mới. Sự cân bằng này giữa đồng hóa và thích nghi được minh họa bằng hình ảnh đứa trẻ với lý thuyết nâng nhấc đồ vật. Tuy nhiên, theo chu kỳ, sự cân bằng này bị đảo lộn, dẫn đến tình trạng mất cân bằng. Nghĩa là, đứa trẻ phát hiện rằng sơ đồ hiện tại của mình không phù hợp vì mình đã dành nhiều thời gian để thích nghi và ít dành thời gian cho sự đồng hóa. Khi sự mất cân bằng xảy ra, đứa trẻ sắp xếp lại sơ đồ của mình để trở về trạng thái cân bằng, một quá trình mà Piaget gọi là sự cân bằng. Để trở lại sự cân bằng, cách suy nghĩ hiện tại nhưng lúc này đã lỗi thời được thay bằng một tập hợp sơ đồ tiến bộ hơn, khác nhau về chất.

Một cách để tìm hiểu sự cân bằng là phải trở về phép ẩn dụ ví đứa trẻ như nhà khoa học. Như chúng ta đề cập trong chương 1, lý thuyết khoa học có cơ sở sẵn sàng giải thích một số hiện tượng nhưng phải thường xuyên xem lại để giải thích các hiện tượng khác. Lý thuyết của trẻ con giúp đứa trẻ tìm hiểu nhiều kinh nghiệm bằng dự đoán - chẳng hạn, điều gì sẽ xảy ra ("bây giờ là buổi sáng, vì thế là giờ ăn sáng"), hoặc ai sẽ làm điều gì ("mẹ đã đi làm, vì thế bố sẽ đưa mình đến trường") - nhưng lý thuyết phải được sửa đổi khi dự đoán không như ý muốn ("Bố nghĩ mình đã lớn tự đi học một mình, vì thế bố không đưa đi nữa").

Đôi khi các nhà khoa học nhận thấy lý thuyết của mình có nhiều sai lầm quan trọng không thể khắc phục bằng cách xem lại đơn thuần, thay vào đó, họ phải tạo ra một lý thuyết mới dựa trên lý thuyết trước đây nhưng khác nhau về cơ bản. Chẳng hạn, khi nhà thiên văn học Copernicus nhận thấy thuyết thái dương hệ với trái đất làm trung tâm sai lầm về cơ bản thì lý thuyết mới của ông được hình thành trên giả định cho rằng mặt trời là trung tâm của thái dương hệ. Tương tự, theo chu kỳ trẻ con đi đến tình trạng trong đó lý thuyết hiện tại của nó trông có vẻ sai lầm thì nó hủy bỏ những lý thuyết này để thiên về suy nghĩ tiến bộ hơn về thế giới tự nhiên và xã hội của mình.

Theo Piaget, những thay đổi cách mạng này trong tư duy diễn ra 3 lần trong suốt cuộc đời, vào khoảng 2, 7 và 11 tuổi, chia sự phát triển nhận thức thành 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn phát triển
Dải độ tuổi
Vận động nhận cảm

Tuổi ẵm ngửa(0 - 2 tuổi)

Tiền hoạt động

Những năm trước tuổi đến trường và đầu tiểu học (2 - 7 tuổi)

Hoạt động cụ thể

Giữa và cuối những năm tiểu học (7 - 11 tuổi)

Hoạt động chính thức

Tuổi thanh niên và tuổi trưởng thành (từ 11 tuổi trở lên)

Độ tuổi liệt kê chỉ phỏng chừng. Một số đứa trẻ trải qua giai đoạn này nhanh hơn một số đứa trẻ khác, tùy vào khả năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, con người duy nhất đi đến các hoạt động chính thức - loại tư duy tinh vi nhất - là thông qua 3 giai đoạn đầu. Suy nghĩ vận động nhận cảm luôn giúp phát triển suy nghĩ tiền hoạt động, đứa trẻ không thể "bỏ qua" giai đoạn suy nghĩ tiền hoạt động và trực tiếp chuyển từ giai đoạn vận động nhận cảm sang giai đoạn hoạt động cụ thể.

Trong các trang kế tiếp trong chương này, chúng ta nghiên cứu giải thích suy nghĩ vận động nhận cảm và tiền hoạt động của Piaget, giai đoạn từ lúc mới sinh đến khoảng 7 tuổi. Trong chương 6, chúng ta sẽ trở lại thuyết của Piaget để tìm hiểu giải thích của ông về suy nghĩ hoạt động cụ thể và hoạt động chính thức ở trẻ lớn và thanh niên.



SUY NGHĨ VẬN ĐỘNG NHẬN CẢM

Trước khi tìm hiểu mô tả tuổi ẵm ngửa của Piaget, chúng ta hãy ôn lại một số vấn đề trong tuổi ẵm ngửa mà chúng ta nghiên cứu trước đây. Trong chương 3, chúng ta hiểu rằng kỹ năng vận động ở trẻ con ở tuổi ẵm ngửa cải thiện thật nhanh trong năm đầu tiên, đỉnh điểm là tập đi khi 14 hoặc 15 tháng, kỹ năng vận động tinh vi phát triển nhanh trong cùng giai đoạn này, và kỹ năng nhận thức rất phát triển vào đầu tuổi ẵm ngửa cũng được cải thiện nhanh chóng.

Piaget (1951, 1952, 1954) cho rằng giai đoạn thay đổi kỹ năng nhận thức và vận động nhanh chóng này hình thành một giai đoạn dễ phân biệt trong sự phát triển con người. Giai đoạn vận động nhận cảm, từ lúc mới sinh đến khoảng 2 tuổi là giai đoạn đầu tiên trong số 4 giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget. Piaget chia giai đoạn này thành 6 phân đoạn. Tất cả trẻ con đều trải qua 6 phân đoạn này trong cùng thứ tự như nhau, nhưng ở mức độ khác nhau, vì thế độ tuổi chúng ta liệt kê ở đây chỉ phỏng chừng.

1. Tập phản xạ (khoảng 0 - 1 tháng). Trong chương 3, chúng ta hiểu rằng trẻ sơ sinh phản ứng phản xạ với nhiều kích thích. Khi trẻ sử dụng những phản xạ này trong tháng đầu, phản xạ được kết hợp nhiều hơn. Chẳng hạn, một vận động viên trong liên đoàn lớn đánh quả bạt mạnh hơn, nhiều uy lực hơn vận động viên trong liên đoàn nhỏ, trẻ con 1 tháng tuổi bú mạnh hơn và đều hơn trẻ sơ sinh. Phản xạ như thế này cung cấp cơ sở phát triển nhận thức nhiều hơn trong tuổi ẵm ngửa.

2. Tập thích nghi: phản ứng vòng sơ cấp (khoảng 1 - 4 tháng). Trong những tháng này, phản xạ được sửa đổi bằng kinh nghiệm. Cơ chế chính cho sự thay đổi là phản ứng vòng sơ cấp, trong đó đứa trẻ tình cờ tạo ra một sự kiện thú vị liên quan đến cơ thể của chính mình rồi sau đó cố tái tạo sự kiện. Chẳng hạn, đứa trẻ vô tình chạm ngón cái vào môi bằng cách này bắt đầu động tác bú và cảm giác dễ chịu khi thực hiện động tác bú. Sau này, trẻ cố gắng tái tạo những cảm giác này bằng cách đưa ngón cái vào miệng. Động tác bú không còn xảy ra nữa chỉ khi nào mẹ cho đứa trẻ ngậm vú, đứa trẻ đã tìm ra cách tự mình thực hiện động tác.

3. Tạo ra sự kiện thú vị (khoảng 4 - 8 tháng). Ban đầu, phản ứng vòng sơ cấp bao gồm những phản xạ chẳng hạn như bú hoặc cầm nắm. Tuy nhiên, bắt đầu trong Giai đoạn 3, đứa trẻ bắt đầu thể hiện sự quan tâm thế giới nhiều hơn. Lúc này, đồ vật thường xuyên là tiêu điểm trong phản ứng vòng. Chẳng hạn, đứa trẻ trong ảnh (bên dưới) vô tình lắc một đồ chơi mới. Nghe tiếng động thú vị, đứa trẻ cầm đồ chơi mới, cố lắc và lộ vẻ thích thú khi nghe lại âm thanh ấy. Chuỗi này được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hành động mới lạ được lặp đi lặp lại với đồ vật biểu thị đặc điểm của phản ứng vòng thứ cấp. Phản ứng này có ý nghĩa quan trọng vì tượng trưng cho nỗ lực đầu tiên tìm hiểu đồ vật của đứa trẻ trong môi trường, tìm hiểu thuộc tính của đồ vật. Trẻ con không còn cầm nắm đồ vật "một cách thiếu suy xét" nữa, đơn thuần là vì tay mình đang tiếp xúc với một vật nào đó. Thay vào đó, đứa trẻ tìm hiểu âm thanh và hình dạng đi kèm với đồ vật.

4. Hành vi có chủ tâm: tách phương tiện ra khỏi mục đích (khoảng 8 - 12 tháng). Giai đoạn này đánh dấu sự khởi đầu của hành vi cân nhắc, có chủ ý. Lần đầu tiên, phương tiện và mục đích của hoạt động được phân biệt. Chẳng hạn, nếu bố mẹ để tay mình ở phía trước món đồ chơi thì đứa trẻ sẽ gạt tay bố mẹ ra để cầm được đồ chơi. Sơ đồ "gạt tay" là phương tiện để đạt được mục đích kích hoạt sơ đồ "cầm được đồ chơi". Kết hợp sơ đồ theo cách này là chứng cứ chắc chắn đầu tiên của hành vi có cân nhắc, có mục đích trong tuổi ẵm ngửa.

5. Thử nghiệm (khoảng 12 - 18 tháng). Trong giai đoạn này trẻ là nhà thực nghiệm chủ động. Trẻ sẽ lặp lại sơ đồ cũ bằng đồ vật mới lạ - mà Piaget gọi là phản ứng vòng bậc 3 - như thể cố tìm hiểu tại sao đồ vật khác nhau thu được kết quả khác nhau. Trẻ ở Giai đoạn 5 có thể cố ý lắc nhiều đồ vật khác nhau, cố khám phá đồ vật nào tạo ra âm thanh và đồ vật nào không tạo ra âm thanh. Hoặc trẻ con có thể quyết định để rơi đồ vật khác nhau để xem điều gì xảy ra. Nó đặt trong cũi khám phá rằng khi thú nhồi bông rơi xuống đất không nghe tiếng trong khi đồ chơi nặng hơn thường tạo ra "tiếng loảng xoảng" thích thú hơn khi rơi xuống đất.

Phản ứng vòng bậc 3 tượng trưng cho sự phát triển có ý nghĩa của hành vi có chủ tâm trong Giai đoạn 4. Lúc này đứa trẻ lặp lại hành động với nhiều đồ vật khác nhau chỉ vì mục đích để xem điều gì sẽ xảy ra.

6. Sử dụng biểu tượng (khoảng 18 - 24 tháng). Lúc 18 tháng, hầu hết trẻ con bắt đầu trò chuyện và ra điệu bộ (được đề cập trong phần cuối của chương này). Những hành động này rất quan trọng vì chúng minh họa khả năng sử dụng biểu tượng đang phát triển ở trẻ con biết đi chập chững. Từ ngữ và điệu bộ là biểu tượng tượng trưng cho một vấn đề khác: vẫy tay và chào "tạm biệt" là cách biểu thị bạn sắp đi. Giả vờ chơi, chúng ta sẽ khảo sát chi tiết hơn trong chương 5, cũng cho thấy trẻ con sử dụng biểu tượng. Chẳng hạn, trẻ 20 tháng tuổi có thể đưa tay qua lại trước miệng giả vờ đang đánh răng.

Một khi trẻ con có thể sử dụng biểu tượng thì nó bắt đầu dự đoán kết quả của hành động trong đầu, thay vì phải thực hiện hành động. Hãy tưởng tượng rằng đứa trẻ cùng bố mẹ dựng tháp bằng hình khối lắp ghép gần cửa cái đang mở. Ra khỏi phòng, đứa trẻ ở Giai đoạn 5 sẽ đóng cửa, làm tháp ngã. Đứa trẻ này không thể đoán được kết quả có thể dự đoán của việc đóng cửa. Trái lại, đứa trẻ ở Giai đoạn 6 có thể đoán được hậu quả đóng cửa, và trước khi đóng sẽ dời tháp đi nơi khác.

Sử dụng biểu tượng là thành tựu hoàn thiện trong giai đoạn vận động nhận cảm. Chỉ trong 2 năm, đứa trẻ tiến bộ từ phản ứng phản xạ sang xử lý biểu tượng. Trong bảng (trang 161) thể hiện những thay đổi này.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨTrẻ con có trọng lượng sinh thấp thường phát triển trí năng chậm (trang 103 - 104). Theo Piaget, sự chậm trễ này diễn ra ở hình thức nào?

PHÂN ĐOẠN TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG NHẬN CẢM

Phân đoạn
Độ tuổi (tháng)
Thành tựu
Minh họa
1
0 - 1
Phản xạ mang tính kết hợp.

Bú vú


2
1 - 4
Phản ứng vòng sơ cấp - phản ứng tập quen đầu tiên của đứa trẻ đối với thế giới.

Mút tay


3
4 - 8
Phản ứng vòng thứ cấp - giúp đứa trẻ tìm hiểu thế giới đồ vật.

Lắc đồ chơi

4
8 - 12
Chuỗi sơ đồ phương tiện - mục đích, đánh dấu khởi đầu hành vi có chủ tâm.

Dẹp vật cản để tiếp cận đồ chơi

5
12 - 18
Phản ứng vòng bậc 3 phát triển giúp đứa trẻ thử nghiệm.

Lắc đồ chơi khác nhau để nghe tiếng động

6
18 - 24
Xử lý biểu tượng thể hiện trong ngôn ngữ, điệu bộ và giả vờ chơi.

Ăn thức ăn giả vờ bằng nĩa giả vờ

Khả năng sử dụng biểu tượng suy nghĩ đánh dấu kết thúc suy nghĩ vận động nhận cảm và bắt đầu suy nghĩ tiền hoạt động, chúng ta sẽ tiếp tục khảo sát.

SUY NGHĨ TIỀN HOẠT ĐỘNG

Một khi đứa trẻ bước vào giai đoạn suy nghĩ tiền hoạt động, ở trẻ con đã có sẵn khả năng sử dụng biểu tượng tuyệt vời. Dĩ nhiên, việc thành thạo trong khả năng này là một quá trình kéo dài suốt đời, nỗ lực ở đứa trẻ trước tuổi đến trường mang tính thăm dò và đôi khi không chính xác (DeLoache, 1995). Piaget nhận dạng nhiều khiếm khuyết đặc trưng trong kỹ năng sử dụng biểu tượng non nớt của đứa trẻ trước tuổi đến trường. Chúng ta hãy khảo sát 3 khiếm khuyết.



Thuyết Tự đề cao mình

Đứa trẻ trong giai đoạn tiền hoạt động nghĩ rằng người khác nhận xét về thế giới - nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – giống hệt như mình. Tự đề cao mình là khó nhìn thế giới từ quan điểm của người khác. Khi đứa trẻ bướng bỉnh bám lấy suy nghĩ theo cách của riêng mình thì nó hoàn toàn không bị phản đối. Đứa trẻ trong giai đoạn tiền hoạt động hoàn toàn không hiểu rằng người khác có quan điểm, nhận thức và cảm xúc khác nhau.

Một trong những thí nghiệm nổi tiếng của Piaget, bài toán 3 ngọn núi, chứng minh tính tự đề cao mình ở trẻ con trong giai đoạn tiền hoạt động (Piaget & Inhelđer, 1956, Chương 8). Trẻ con ngồi vào bàn giống như trong hình (trang 162). Khi yêu cầu đứa trẻ trong giai đoạn tiền hoạt động chọn ảnh tương ứng với quan điểm của người khác về các ngọn núi thì nó thường chọn ảnh thể hiện quan điểm của chính mình về núi chứ không phải quan điểm của người khác. Trẻ con trong giai đoạn tiền hoạt động rõ ràng cho rằng các ngọn núi trông giống hệt nhau, nó cho rằng quan điểm của mình là quan điểm duy nhất, không phải là một trong số nhiều quan điểm có thể tưởng tượng ra. Theo Piaget, chỉ có đứa trẻ trong giai đoạn hoạt động cụ thể mới không có suy nghĩ như thế. 

Hãy nhớ rằng trong phần minh họa, bé Jamila 3 tuổi gật đầu khi nói chuyện với bà qua điện thoại. Hành vi này cũng phản ánh tính tự đề cao mình thời kỳ tiền hoạt động. Jamila nghĩ rằng vì cô biết rằng đầu mình đang di chuyển lên xuống (hoặc từ bên này sang bên kia) nên bà cũng phải biết điều này. Trong phần Người thật việc thật, chúng ta chứng kiến một biểu hiện khác của tính tự đề cao mình.



NGƯỜI THẬT, VIỆC THẬT: CHRISTINE, THUYẾT TỰ ĐỀ CAO MÌNH, VÀ THUYẾT VẬT LINH

Vì tính tự đề cao mình, trẻ con trong giai đoạn tiền hoạt động thường quy kết suy nghĩ và cảm giác của mình cho người khác. Thậm chí nó cho đồ vật vô tri giác có các thuộc tính giống như đời sống và sự sống, một hiện tượng gọi là thuyết Vật linh (Piaget, 1929). Chúng ta biết đứa trẻ 3 tuổi, Christine, minh họa điều này trong một cuộc chuyện trò giữa chúng tôi với cô gần đây trong một ngày mưa bão, u ám, hôm ấy cô bị buộc phải ở nhà.

CHRISTINE: Hôm nay ông mặt trời rất buồn.

CHÚNG TÔI: Tại sao?

CHRISTINE: Vì trời nhiều mây. Trời không nắng. Ông mặt trời không nhìn thấy con!

CHÚNG TÔI: Thật quá xấu.

CHRISTINE: Xe đạp cũng buồn.

CHÚNG TÔI: Tại sao?

CHRISTINE: Vì con không cưỡi. Vì xe đạp ở một mình trong nhà xe, chỗ đó tối lắm.

Do tính tự đề cao mình, bé Christine trong giai đoạn tiền hoạt động nghĩ rằng vật thể như mặt trời và đồ vật như xe đạp cũng biết suy nghĩ giống như cô. Nghĩa là, vì cô bé có suy nghĩ và cảm giác nên cô bé nghĩ rằng người khác và đồ vật vô tri giác khác cũng thế.



Tính không thể nghịch đảo

Các phép tính logic và toán học thường có những nghịch đảo - thao tác "giải hoạt" hoặc đảo ngược kết quả phép tính. Nếu bắt đầu bằng 5 rồi thêm 3, bạn được 8, lấy 8 trừ cho 3, bạn có thể đảo ngược các bước của mình và trở lại 5. Đối với Piaget, tính có thể nghịch đảo loại này cũng áp dụng trong các hoạt động tâm lý. Cá thể trưởng thành có thể đảo ngược suy nghĩ của mình khi cần. Tuy nhiên, sự bất lực không thể nghịch đảo suy nghĩ là một đặc điểm của trẻ con ở tuổi tiền hoạt động.

Piaget chứng minh tính không thể nghịch đảo như thế trong một thí nghiệm nổi tiếng khác, bao gồm câu chuyện về số lượng của chất lỏng. Cho đứa trẻ xem 2 cốc giống hệt nhau rót đều cùng một lượng nước trái cây ép như nhau, như trong ảnh (trang 163 bên trái). Sau khi đứa trẻ nhất trí rằng nước trái cây ép trong 2 cốc đều bằng nhau, người ta rót nước trái cây ép trong một cốc vào cốc thứ 3. Cốc này thon hơn hai cốc trước nghĩa là nước trái cây ép khi rót vào cốc sẽ dâng cao hơn. Sau đó hỏi đứa trẻ hai cốc có lượng nước trái cây ép bằng nhau hay không. Đứa trẻ tiền hoạt động đáp, "không". Nó lập luận rằng cốc thon hơn có nhiều nước trái cây ép hơn, không thể nghịch đảo phép tính nhẩm của mình để trở về sự bằng nhau ban đầu, đứa trẻ trả lời dựa vào mực nước trái cây ép. Trái lại, đứa trẻ lớn trong giai đoạn hoạt động cụ thể đáp, "có". Thông thường, đứa trẻ biện minh câu trả lời của mình bằng cách giải thích rằng nước trái cây ép có thể rót ngược lại bình chứa ban đầu, lượng vẫn như nhau.

Vẻ ngoài là thực tế

Nhiều trẻ con 3 tuổi quan sát anh chị của mình trong trang phục dự lễ Halloween như ma cà rồng, rất sợ khi khuôn mặt của anh chị ruột đeo chiếc mặt nạ khủng khiếp. Đối với đứa trẻ trong ảnh (bên phải trên), trang phục rùng rợn là thực tế, không phải vì một điều gì đó trông có vẻ đáng sợ nhưng không phải thật.

Bạn không nên kết luận rằng sự nhầm lẫn giữa vẻ ngoài và thực tế chỉ là trang phục và mặt nạ cụ thể. Đây là đặc điểm chung của suy nghĩ tiền hoạt động. Để tìm hiểu như thế nào, hãy nghĩ đến một số trường hợp thông thường trong đó vẻ ngoài và thực tế mâu thuẫn với nhau:

- Một bé trai tức giận vì một người bạn kém cỏi. Tuy nhiên, bé mỉm cười, vì bé sợ bạn bỏ đi nếu thấy mình lộ vẻ giận dữ.

- Một ly sữa có màu nâu khi nhìn qua mắt kính có tròng kính màu nâu.

- Một mẩu cao su cứng trông giống như thức ăn (chẳng hạn, giống mẩu bánh pizza).

Trẻ con lớn và người lớn hiểu rằng bé trai trông có vẻ vui, sữa trông có vẻ giống màu nâu, và đồ vật trông có vẻ giống thức ăn - nhưng bé trai thực ra đang giận dữ, sữa thực ra có màu trắng và đồ vật thực ra là cao su. Tuy nhiên, trẻ con tiền hoạt động thường nhầm lẫn giữa vẻ ngoài và thực tế. Và bé thực ra vui hay buồn.

Biểu đồ (trang 164) cho thấy đứa trẻ trả lời câu hỏi chính xác đến mức nào. Đối với tất cả trẻ con, câu hỏi về vẻ mặt của Sally dễ trả lời, trẻ 4 và 7 tuổi sẵn sàng trả lời rằng Sally trông có vẻ vui. Câu hỏi về cảm nghĩ thật sự của bé khó trả lời hơn nhiều, hầu hết trẻ con 4 tuổi trả lời câu hỏi không chính xác, thậm chí một số trẻ con 7 tuổi cũng trả lời sai. Vì thế, khi câu chuyện kể về những người mang tâm trạng buồn nhưng trông có vẻ vui, thì trẻ con trong giai đoạn tiền hoạt động quả quyết không những người ta trông có vẻ vui mà họ còn vui thật sự nữa! Trái lại, trẻ 7 tuổi có nhiều khả năng chuyển sang suy nghĩ hoạt động cụ thể. Do đó, trẻ trả lời chính xác hơn nhiều.

Bạn có hoài nghi những chứng cứ này hay không? Bạn có nghi ngờ trẻ con dễ nhầm lẫn? Khi những chứng cứ này được báo cáo lần đầu tiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng tỏ vẻ nghi ngờ. Họ thảo luận chi tiết để chứng minh rằng trẻ con có phần nào nhầm lẫn do một số khía cạnh không quan trọng trong thí nghiệm. Thật đáng ngạc nhiên, họ không thể bác bỏ kết quả ban đầu. Diễn đạt lại hướng dẫn, sử dụng tư liệu khác, và thậm chí tập luyện cho trẻ con đều có tác động tương đối nhỏ (Siegler, 1998). Nhầm lẫn về vẻ ngoài và thực tế hoàn toàn là đặc điểm ăn sâu trong suy nghĩ tiền hoạt động nhất là trong những năm đầu của giai đoạn này.

Phần Tự tìm hiểu cho thấy cách bạn có thể nhìn thấy một số đặc điểm này trong suy nghĩ tiền hoạt động.



TỰ TÌM HIỂU: SUY NGHĨ TIỀN HOẠT ĐỘNG TRONG HÀNH ĐỘNG

Cách tốt nhất để tìm hiểu một số thay đổi phát triển mà Piaget mô tả là phải kiểm tra một số trẻ con với cùng trắc nghiệm mà Piaget đã sử dụng. Trắc nghiệm chuyện trò ở trang 162 là điển hình vì trắc nghiệm đơn giản và trẻ rất thích. Trước tiên, hãy yêu cầu trẻ con 3 hoặc 4 tuổi khẳng định rằng lọ chứa có cùng lượng chất lỏng bằng nhau hay không. Sau đó, rót chất lỏng từ một lọ chứa sang lọ chứa thứ ba, có hình dạng khác. Lúc này hỏi đứa trẻ xem lượng chất lỏng có như nhau hay không và yêu cầu nó giải thích câu trả lời của mình.

Bạn cũng nên kiểm tra trẻ con trong trắc nghiệm vẻ ngoài - thực tế. Tìm vật bằng cao su "giống như thức ăn", hỏi trẻ xem đồ vật này "giống cái gì" và đồ vật ấy "thực sự như thế" hay không. Cho đứa trẻ quan sát một ly nước bằng kính mát và hỏi trẻ xem nước có màu gì, thực sự có phải thế hay không. Cũng giống như đứa trẻ mà Piaget trắc nghiệm, trẻ con 3 tuổi có thể quả quyết rằng lượng chất lỏng thay đổi khi bạn rót chất lỏng vào một lọ chứa khác và sẽ cho rằng cao su thực sự là thức ăn, nước có màu nâu thực sự. Bạn hãy tự tìm hiểu!

ĐÁNH GIÁ THUYẾT CỦA PIAGET

Vì thuyết của Piaget bao hàm toàn diện nên kích thích rất nhiều nghiên cứu. Phần lớn công trình này ủng hộ quan điểm của Piaget cho rằng trẻ con chủ động tìm hiểu thế giới quanh mình, sắp xếp kiến thức của mình và sự phát triển nhận thức bao gồm nhiều thay đổi quan trọng về chất (Brainerd, 1996; Flavell, 1996).

Một đóng góp quan trọng của thuyết Piaget là nhiều giáo viên và phụ huynh nhận thấy đây là nguồn quan điểm phong phú về cách nuôi dưỡng sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn, Piaget lập luận rằng sự phát triển nhận thức diễn ra khi đứa trẻ hình thành sự hiểu biết thế giới của chính mình, vì thế vai trò của giáo viên là phải tạo ra môi trường để nó có thể tự mình tìm hiểu sự hoạt động của thế giới. Phụ huynh hoặc giáo viên không nên cho trẻ con biết cách giải quyết vấn đề mà chỉ nên cung cấp tư liệu cho nó sao cho nó tự tìm ra giải pháp.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨErik Erikson và Sigmund Freud cũng đề xuất các giai đoạn phát triển của trẻ con trong tuổi ẵm ngửa và đầu thời thơ ấu. Các giai đoạn của họ so sánh ra sao với các giai đoạn của Piaget? Mặc dù nhiều đặc điểm chung trong thuyết của Piaget được tán thành, đối với các vấn đề cụ thể, một số yếu tố của thuyết được ủng hộ nhiều hơn các thuyết khác. Chúng ta hãy khảo sát một số ý kiến phê bình.

Các giải thích hoạt động thay thế

Như chúng ta đã biết, Piaget giải thích sự phát triển nhận thức bằng cách sử dụng các cấu trúc như sự thích nghi, đồng hóa và sơ đồ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sau này nhận thấy rằng hoạt động của trẻ con trong trắc nghiệm của Piaget thường được giải thích tốt hơn bằng các cấu trúc lý thuyết khác. Chẳng hạn, hoạt động của trẻ con ở tuổi tiền hoạt động trong các trắc nghiệm chuyện trò có vẻ như phản ánh ít nhất một phần tính nhạy cảm đang phát triển của nó đối với các sắc thái ngôn ngữ chứ không phải đơn thuần do thiếu khả năng có thể nghịch đảo. Cách diễn đạt câu hỏi về lượng nước hóa ra mang tính quyết định (Winer, Craig, & Weinbaum, 1992). Nên nhớ rằng trong quá trình này, đứa trẻ được hỏi 2 lần lượng nước trong 2 cốc có bằng nhau hay không - 1 lần trước khi rót nước và 1 lần sau khi rót nước. Trong chuyện trò hàng ngày, câu hỏi thường được lặp đi lặp lại như câu hỏi này vì câu trả lời lần đầu tiên thường sai. Hoặc có thể được lặp lại vì câu trả lời lúc đầu đúng nhưng có sự thay đổi đến mức bây giờ trở thành sai. Cả hai nguyên tắc về câu hỏi này sẽ hướng trẻ con trả lời "có" đối với câu hỏi đầu phải tự hỏi liệu mình có sai hay không và có lẽ lần thứ hai sẽ trả lời "không". Thật ra, khi quá trình thay đổi (chẳng hạn bằng cách chỉ hỏi một lần duy nhất) thì đứa trẻ trước tuổi đến trường có nhiều khả năng trả lời đúng. Vì thế, hoạt động của trẻ con trong vấn đề chuyện trò một phần dựa trên sự phát triển ngôn ngữ, không phải là khái niệm mà Piaget bao gồm trong lý thuyết của mình.

Các nhà nghiên cứu cũng đặt nghi vấn đối với nghiên cứu hiểu biết đồ vật ở đứa trẻ của Piaget (Goubet & Clifton, 1998; Munakata và người khác, 1997). Theo Piaget, một trong những cột mốc của trẻ con ở tuổi ẵm ngửa là hiểu biết rằng đồ vật tồn tại độc lập với chính mình và hành động của mình. Ông quả quyết rằng trẻ con từ 1 đến 4 tháng tuổi - trong Giai đoạn 2 của giai đoạn vận động nhận cảm - nghĩ rằng đồ vật không còn tồn tại nữa khi chúng biến mất khỏi tầm nhìn (xa mặt cách lòng). Điều này có vẻ thật ngạc nhiên nếu bạn lấy một đồ chơi ưa thích ra khỏi tay đứa trẻ 3 tháng tuổi, giấu nó dưới tấm vải ngay phía trước thì nó không tìm đồ chơi ấy nữa, cho dù nhìn thấy rõ hình dạng đồ chơi ấy dưới tấm vải và trong tầm tay!

Bắt đầu vào khoảng 4 hoặc 5 tháng, Piaget nhận thấy trẻ con tìm kiếm đồ vật. Hiểu biết đồ vật chưa hoàn hảo vì thậm chí trẻ con lớn đôi khi không thể tìm thấy đồ vật bị giấu đi. Nếu trẻ con 9 tháng tuổi nhìn thấy một đồ vật bị giấu dưới một lọ chứa thì khi thấy đồ vật bị giấu dưới một lọ chứa thứ hai, hầu hết trẻ con thường tìm đồ chơi giấu bên dưới lọ chứa thứ nhất. Piaget quả quyết chứng minh hiểu biết đồ vật phân mảnh của trẻ con 9 tháng tuổi. Trẻ con không tự mình phân biệt đồ vật từ hành động mà nó dùng để định vị đồ vật chẳng hạn nhấc một thùng cụ thể. Cho đến khoảng 18 tháng tuổi đứa trẻ mới hiểu biết hoàn toàn tính thường trực của đồ vật.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác không tin trẻ con bị hạn chế trong việc hiểu biết đồ vật như thế. Renée Baillargeon (1987, 1994) nghĩ ra một phương pháp thông minh hơn, như trong sơ đồ (bên trên), để nghiên cứu hiểu biết đồ vật của trẻ con. Đầu tiên nó nhìn thấy một màn bạc hiện ra được kéo tới lui. Khi nó quen với cách trình bày này, người ta đưa ra một trong số hai cách trình bày mới. Trong sự kiện có thể, hiện ra một hộp màu vàng, nhưng màn ảnh tiếp tục xoay tròn như trước. Màn ảnh xoay ngược lại rồi sau đó xoay tới để lộ ra hộp màu vàng. Có thể tạo ra ảo giác vì hộp được đặt trên một sàn có thể di chuyển cho phép kéo hộp ra khỏi màn ảnh đang di chuyển. Tuy nhiên, từ góc độ của trẻ con, có vẻ như hộp biến mất phía sau màn, chỉ xuất hiện lại.

Biến mất và thấy hộp xuất hiện trở lại trái với quan điểm cho rằng đồ vật tồn tại thường trực. Do đó, trẻ con hiểu sự tồn tại thường trực của đồ vật sẽ nhận thấy sự kiện không thể là một kích thích thật sự mới lạ và quan sát sự kiện này lâu hơn sự kiện có thể. Baillargeon nhận thấy trẻ 4 tháng rưỡi tuổi luôn nhìn sự kiện không thể lâu hơn sự kiện có thể.

Trẻ rõ ràng nghĩ rằng sự kiện không thể là mới lạ cũng như thời thơ ấu nó ngạc nhiên khi thấy đồ vật biến mất trong chiếc khăn quàng của nhà ảo thuật.

Rõ ràng, trẻ con có một số hiểu biết về tính thường trực của đồ vật ở độ tuổi sớm hơn dự đoán trong thuyết của Piaget nhiều. Tại sao có sự khác nhau? Nên nhớ rằng Piaget thường đánh giá dựa trên trắc nghiệm là đứa trẻ phải tìm đồ vật bị mất. Sự tìm kiếm đòi hỏi kỹ năng vận động - tiếp cận và cầm nắm chẳng hạn - rõ ràng đây là những kỹ năng hạn chế ở trẻ nhỏ không phải trẻ hiểu biết đồ vật mang tính thường trực.

Chứng cứ trái ngược về sự hiểu biết tính thường trực của đồ vật ở trẻ con và sự bảo toàn không có nghĩa là thuyết của Piaget sai về cơ bản. Trong một số trường hợp, thuyết này cần phải được xem lại để bao gồm cấu trúc quan trọng mà Piaget đã bỏ sót.


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương