LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang15/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   72

THUYẾT TRÍ TUỆ

Khi đứa trẻ hiểu biết nhiều hơn về bản thân thì nó bắt đầu nhận thấy con người có suy nghĩ, niềm tin và dự định. Trẻ con cũng hiểu rằng suy nghĩ, niềm tin và dự định thường làm cho con người có hành động như thế. Nói chung, khái niệm về sự kết hợp giữa suy nghĩ, niềm tin, dự định và hành vi hình thành thuyết Trí tuệ, hiểu biết trực giác sự liên kết giữa trí tuệ và hành vi.

Một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về thuyết Trí tuệ, Henry Wellman (1992, 1993), cho rằng thuyết Trí tuệ của trẻ con phát triển qua 3 giai đoạn trong những năm trước tuổi đến trường. Trong giai đoạn đầu tiên nhất, trẻ con 2 tuổi nhận biết mong muốn và thường nói về những điều mình thích và không thích, chẳng hạn như "Lemme thấy" hoặc "Tôi muốn ngồi". Trẻ con thường liên kết mong muốn với hành vi của mình chẳng hạn như "tôi vui khi có thêm 3 bánh qui nữa" (Wellman, 1990). Vì thế, khi 2 tuổi, trẻ con hiểu rằng con người có mong muốn và mong muốn ấy tạo ra hành vi.

Khi 3 tuổi, trẻ con phân biệt rõ ràng thế giới tinh thần với thế giới tự nhiên. Chẳng hạn, nếu được hỏi về một bé gái đang có một bánh qui và bé gái khác đang muốn ăn bánh qui thì bé 3 tuổi hiểu rằng chỉ có bé gái đầu tiên là có thể nhìn, sờ và ăn được bánh qui (Harris và người khác, 1991). Hầu hết trẻ con 3 tuổi sử dụng "động từ suy nghĩ" như "suy nghĩ", "nghĩ rằng", "nhớ" và "quên" cho thấy trẻ con có hiểu biết ban đầu về các trạng thái suy nghĩ khác nhau (Bartsch & Wellman, 1995). Mặc dù trẻ con 3 tuổi nói về suy nghĩ và niềm tin, tuy nhiên trẻ con nhấn mạnh mong muốn khi cố giải thích tại sao người ta hành động như thế.

Cho đến 4 tuổi các trạng thái trí tuệ mới thực sự đóng vai trò chính trong hiểu biết của trẻ con về hành động của mình và của người khác. Nghĩa là, khi bốn tuổi, đứa trẻ hiểu rằng hành vi thường dựa trên suy nghĩ của một người về sự kiện và tình huống, thậm chí khi những suy nghĩ ấy sai lầm. Sự chuyển biến phát triển này đặc biệt thấy rõ khi đứa trẻ được kiểm tra trong trắc nghiệm niềm tin sai giống như trắc nghiệm minh họa. Trong tất cả trắc nghiệm niềm tin sai, một tình huống được đưa ra sao cho trẻ được kiểm tra có thông tin chính xác nhưng trẻ khác thì không. Chẳng hạn, trong câu chuyện minh họa (bên dưới), đứa trẻ được kiểm tra xem có biết trong hộp có bóng hay không, nhưng Sally, bé gái trong câu chuyện, cho rằng bóng vẫn còn trong rổ, thật đáng lưu ý, mặc dù trẻ con bốn tuổi nói chính xác rằng Sally tìm bóng trong rổ (tác động đến niềm tin sai của bé), hầu hết trẻ 3 tuổi quả quyết rằng bé sẽ thấy bóng trong hộp. Trẻ con 4 tuổi hiểu rằng hành vi của Sally dựa vào niềm tin của bé cho dù niềm tin ấy sai (Frye, 1993). Theo Bartsch và Wellman (1995), trẻ con 4 tuổi "... nhận biết rằng con người không những có suy nghĩ và niềm tin mà suy nghĩ và niềm tin của trẻ con mang tính quyết định trong việc giải thích tại sao con người hành động như thế, nghĩa là sự theo đuổi mong muốn của diễn viên chắc chắn do niềm tin của họ về thế giới định hình".

Trẻ con trước tuổi đến trường biết niềm tin sai lúc nhỏ nếu nó có anh chị em ruột lớn tuổi hơn (Ruffman và người khác, 1998). Trong khi chơi anh chị thường nói với em về trạng thái nội tâm - vui hay buồn và tại sao - và những chuyện trò này giúp các em hiểu được sự liên kết giữa niềm tin và hành vi.

Bạn có thể nhìn thấy hiểu biết về niềm tin sai đang gia tăng ở trẻ trước tuổi đến trường trong phần Người thật việc thật.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨGiả sử bạn nghĩ rằng thuyết Trí tuệ phát triển nhanh hơn khi đứa trẻ trước tuổi đến trường dành nhiều thời gian với các đứa trẻ khác hơn. Bạn nghĩ rằng loại nghiên cứu tương quan gì để kiểm tra giả thuyết này? Bạn tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra cùng một giả thuyết như thế nào? NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT: THẤY LÀ TIN..." ĐỐI VỚI TRẺ BA TUỔl

Trẻ con trước tuổi đến trường dần dần hiểu rằng hành vi con người đôi khi do niềm tin sai định hướng. Có lần chúng tôi chứng kiến một tình tiết ở một trung tâm chăm sóc ban ngày để làm tư liệu dẫn chứng cho hiểu biết đang phát triển này. Sau khi ăn trưa, bé Karen 2 tuổi, thấy nước sốt cà chua trên sàn nhà và la toáng lên, "máu, máu!" Lonna, 3 tuổi nói bằng giọng phẫn nộ, "không phải máu, đó là nước sốt cà chua". Sau đó, Shenan 4 tuổi xen vào, "đúng thế, nhưng Karen cứ nghĩ đó là máu". Một sự cố tương tự diễn ra sau đó một vài tuần, vào ngày sau lễ Halloween. Lần này Lonna đeo mặt nạ quái vật để dọa Karen. Lúc Karen bắt đầu hét lên thì Lonna bảo, "Đây chỉ là mặt nạ mà", Shenan xen vào, "Bạn biết đây chỉ là mặt nạ, nhưng Karen nghĩ đó là quái vật". Trong cả hai trường hợp, chỉ có Shenan hiểu rằng hành vi của Karen dựa vào niềm tin của cô bé (nước sốt cà chua là máu và quái vật là thật), cho dù niềm tin sai đi nữa.

Hiểu biết trí tuệ đang phát triển của trẻ con trước tuổi đến trường không phải là một thành tích đơn độc. Hiểu biết này đơn thuần là một phần trong sự phát triển nhận thức sâu sắc diễn ra trong những năm trước tuổi đến trường. Chúng ta khảo sát sự phát triển nhận thức này trong chương 4.

TỰ KIỂM TRA

1. Rõ ràng trẻ con tự nhận thức khi lên 2 vì đây là lúc nó nhận biết mình trong gương và trong ảnh chụp, và khi lần đầu tiên sử dụng …

2. Không giống như trẻ con 4 tuổi, hầu hết trẻ con 3 tuổi không hiểu rằng hành vi của người khác đôi khi dựa trên …

3. Trong những năm trước tuổi đến trường, khái niệm cái tôi của trẻ con trước tuổi đến trường nhấn mạnh …, đặc điểm cơ thể, sở thích và năng lực.

4. Trong những năm trước tuổi đến trường, trẻ con có được sự hiểu biết trí tuệ tinh vi hơn. Bạn nghĩ rằng thay đổi này diễn ra như nhau trong các nền văn hóa hay khác nhau từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác?

Trả lời: (1) đại từ nhân xưng như "tôi", (2) niềm tin sai, (3) quyền sở hữu.



KẾT HỢP TẤT CẢ LẠI VỚI NHAU

Những năm đầu đời rất quan trọng. Chúng ta hiểu rằng trẻ sơ sinh được phú cho phản xạ chuẩn bị cho đứa trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung và hành vi của đứa trẻ được tổ chức tốt thành nhiều trạng thái dễ phân biệt. Chúng ta hiểu rằng phát triển cơ thể cực kỳ nhanh nhưng có thể chậm lại khi đứa trẻ suy dinh dưỡng. Nhiều vùng khác nhau trong não của trẻ con cũng điều tiết các chức năng khác nhau chẳng hạn hành vi định hướng mục tiêu. Mẫu chuyên môn hóa này giúp giải thích ảnh hưởng của chấn thương của Martin đối với ngôn ngữ.

Chúng ta cũng nhìn thấy cải thiện trong kỹ năng vận động. Trẻ con dần dần cử động nhiều hơn trong năm đầu. Hầu hết bắt đầu tập đi ngay sau khi thôi nôi, phản ánh sự trưởng thành Sinh học và kết hợp các kỹ năng cấu thành khác nhau liên quan đến việc tập đi. Thay đổi song song trong vận động là thay đổi ở kỹ năng vận động tinh vi: trong năm đầu, trẻ con khéo léo hơn trong việc cầm nắm và sử dụng đồ vật.

Chúng ta hiểu rằng trẻ con được phú cho kỹ năng nhận thức thuyết phục. Thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể ngửi, nếm, cảm thấy, nghe và nhìn thấy - trong một số trường hợp với sự chính xác đáng kể. Sau cùng, chúng ta khám phá rằng trẻ con dần dần tự nhận thức và biết rằng người khác cũng suy nghĩ.




TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU

Chương 3. CÔNG CỤ TÌM HIỂU THẾ GIỚI


Trẻ sơ sinh

Phản xạ của trẻ sơ sinh

- Trẻ sinh ra với nhiều phản xạ khác nhau. Một số phản xạ giúp trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung, một số phản xạ bảo vệ đứa trẻ tránh khỏi nguy hiểm, và một số phản xạ làm cơ sở cho hành vi vận động tự ý sau này.



Đánh giá trẻ sơ sinh

- Apgar đánh giá năm dấu hiệu quan trọng để xác định xem trẻ sơ sinh có cơ thể khỏe mạnh hay không. Thang đánh giá hành vi trẻ sơ sinh cung cấp đánh giá toàn diện về tình trạng cơ thể và hành vi của đứa trẻ.



Tình trạng trẻ sơ sinh

- Trẻ sơ sinh trong ngày thường trải qua bốn tình trạng: không hoạt động tỉnh táo, hoạt động thức, khóc và ngủ. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh bao gồm tiếng khóc cơ bản, tiếng khóc điên cuồng và tiếng khóc đau đớn. Cách tốt nhất để dỗ đứa trẻ là vác trên vai, đu đưa.

- Trẻ sơ sinh mỗi ngày thời gian ngủ chiếm 2/3 và trải qua một chu kỳ thức — ngủ hoàn chỉnh trong mỗi bốn tiếng. Lúc 3 hoặc 4 tháng, trẻ con ngủ suốt đêm. Trẻ sơ sinh trong một nửa thời gian ngủ là giấc ngủ REM, một hình thức ngủ tích cực kích thích sự phát triển trong hệ thần kinh.

- Một số trẻ con khỏe mạnh chết do khỏi chứng đột tử ở trẻ tuổi ẵm ngửa. Yếu tố góp phần cho SIDS là sinh non, trọng lượng sinh thấp, và khói thuốc. Trẻ cũng dễ bị SIDS khi ngủ nằm sấp và khi mặc quá nhiều quần áo.



Tính khí

- Tính khí ám chỉ một mẫu hoặc kiểu nhất quán trong hành vi của đứa trẻ. Khía cạnh tính khí bao gồm tính cảm xúc, hoạt động và tính xã hội. Tính khí là đặc điểm ổn định ở trẻ tuổi ẵm ngửa và trẻ con.



Phát triển cơ thể

Phát triển cơ thể

- Phát triển cơ thể rất nhanh trong trẻ con tuổi ẵm ngửa, nhưng trẻ con trong cùng độ tuổi, khác nhau đáng kể về chiều cao và cân nặng. Kích thước người ở tuổi trưởng thành phần lớn do di truyền quyết định.

- Phát triển theo nguyên tắc đầu đuôi, trong đó đầu và thân hình phát triển trước hai chân. Do đó, trẻ con ở tuổi ẵm ngửa và trẻ con có đầu và thân mình to không theo tỉ lệ.

- Trẻ con tuổi ẵm ngửa phải tiêu thụ nhiều calo, so với trọng lượng cơ thể của đứa trẻ, chủ yếu vì cần năng lượng để phát triển. Nuôi con bằng sữa mẹ và sữa bình đều cung cấp dưỡng chất thích hợp cho nó.

- Suy dinh dưỡng là vấn nạn trên toàn thế giới đặc biệt có hại trong tuổi ẵm ngửa, khi sự phát triển quá nhanh, giải quyết suy dinh dưỡng đòi hỏi phải cải thiện chế độ ăn uống của trẻ con và hướng dẫn bố mẹ tạo ra môi trường kích thích.



Hệ thần kinh phát triển

- Tế bào thần kinh, gọi là neuron, bao gồm thể tế bào, đọt nhánh, và sợi trục. Não trưởng thành bao gồm hàng tỉ tế bào thần kinh, được sắp xếp thành bán cầu trái và bán cầu phải gần giống hệt nhau kết nối với nhau bằng thể chai. Vỏ não điều tiết hầu hết chức năng mà chúng ta cho là phải có ở một con người. Vỏ não trước kết hợp với nhân cách và hành vi định hướng mục tiêu, bán cầu trái của vỏ não liên quan ngôn ngữ, bán cầu phải của vỏ não liên quan đến quá trình không phải lời nói chẳng hạn như nhận thức âm nhạc và điều tiết cảm xúc.

- Nghiên cứu mẫu trẻ con bị chấn thương não và EEG cho thấy bán cầu trái chuyên xử lý ngôn ngữ từ đầu đời, có lẽ vào lúc mới sinh.

- Bán cầu phải kiểm soát một số chức năng không phải lời nói chẳng hạn như nhận thức âm nhạc ngay từ đầu tuổi ẵm ngửa, kiểm soát các chức năng khác, chẳng hạn hiểu biết quan hệ không gian, có được vào những năm trước tuổi đến trường. Vỏ não trước bắt đầu điều tiết hành vi định hướng mục tiêu và phản ứng cảm xúc lúc một tuổi. 



Cử động và nắm bắt - kỹ năng vận động đầu tiên

Vận động

Trẻ con ở tuổi ẵm ngửa có một loạt kỹ năng vận động trong năm đầu, đỉnh cao là tập đi một vài tháng sau khi thôi nôi. Như hầu hết kỹ năng vận động, tập đi bao gồm sự phân biệt các kỹ năng riêng chẳng hạn giữ vững thăng bằng và sử dụng hai chân luân phiên, rồi sau đó kết hợp những kỹ năng này thành một tổng thể mạch lạc.



Kỹ năng vận động tinh vi

- Có lúc trẻ con chỉ sử dụng một tay, sau đó hai tay độc lập, rồi hai tay trong động tác chung, sau cùng khi 5 tháng tuổi, sử dụng cả hai tay trong hành động khác nhau với một mục đích chung.

- Hầu hết mọi người đều thuận tay phải, sự ưa thích xuất hiện sau khi lên một tuổi và được xác lập trong những năm trước tuổi đến trường. Tính thuận tay do di truyền quyết định nhưng cũng bị ảnh hưởng của giá trị văn hóa.

Cả trưởng thành lẫn kinh nghiệm ảnh hưởng đến kỹ năng vận động

- Cả Sinh học lẫn kinh nghiệm định hình sự thành thạo kinh nghiệm vận động. Một mặt, thời biểu phát triển cơ bản đối với kỹ năng vận động khắp thế giới đều như nhau, nhấn mạnh nguyên nhân Sinh học cơ bản. Mặc khác, kinh nghiệm cụ thể có thể thúc đẩy sự phát triển vận động, nhất là đối với kỹ năng vận động phức tạp.



Tìm hiểu thế giới: nhận thức

Ngửi và nếm

- Trẻ sơ sinh có khả năng ngửi, một số có thể nhận biết mùi của mẹ, trẻ sơ sinh cũng có khả năng nếm, thích chất ngọt hơn và phản ứng tiêu cực với các vị đắng và chua.



Sờ và đau

- Trẻ con ở tuổi ẵm ngửa phản ứng khi người khác chạm tay vào. Trẻ con có lẽ cũng có cảm giác đau vì phản ứng của trẻ con đối với kích thích gây đau giống như phản ứng của trẻ lớn.



Nghe

- Trẻ con có thể nghe. Quan trọng hơn, là trẻ con phân biệt âm thanh khác nhau và sử dụng âm thanh để định vị đồ vật trong không gian.



Nhìn

- Độ tinh thị giác của trẻ sơ sinh tương đối kém, nhưng trẻ con 1 tuổi có thể nhìn thấy giống như người lớn có thị lực bình thường. Tầm nhìn màu phát triển khi các tập hợp tế bào hình nón bắt đầu hoạt động chức năng, một quá trình trông có vẻ hoàn hảo khi trẻ 3 hoặc 4 tháng tuổi. Trẻ con nhận biết chiều sâu dựa vào sự chênh lệch võng mạc và gợi ý từ chuyển động.



Kết hợp thông tin nhận cảm

- Trẻ con kết hợp thông tin từ các giác quan khác nhau. Trẻ con nhận biết đồ vật bằng mắt mà nó đã cảm nhận từ trước. Trẻ con nhìn vào khuôn mặt phụ nữ khi nghe giọng nói hoặc nhìn vào đồ vật càng lúc càng xa trong khi âm thanh khẽ hơn.



Tự nhận thức

Nguồn gốc khái niệm cái tôi

- Khoảng 15 tháng, đứa trẻ bắt đầu nhận biết mình trong gương, là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tự nhận biết. Trẻ con cũng bắt đầu thích nhìn ảnh chụp của chính mình, bắt đầu tự gọi mình bằng tên (hoặc sử dụng đại từ nhân xưng), đôi khi biết độ tuổi và giới tính của mình. Rõ ràng lúc 2 tuổi hầu hết trẻ con đều tự nhận thức.

- Trẻ con trước tuổi đến trường thường định nghĩa mình bằng đặc điểm có thể quan sát thấy chẳng hạn quyền sở hữu, đặc điểm cơ thể, sở thích và năng lực. Trong những năm tiểu học, khái niệm cái tôi bắt đầu bao gồm đặc điểm có thể quan sát thấy chẳng hạn như quyền sở hữu và sở thích.

Thuyết Trí tuệ

- Thuyết Trí tuệ, ám chỉ quan điểm của một người về sự kết hợp giữa suy nghĩ, niềm tin, dự định và hành vi, phát triển nhanh trong những năm trước tuổi đến trường. Hầu hết trẻ con 2 tuổi biết rằng con người có mong muốn và mong muốn ấy tạo ra hành vi. Khi 3 tuổi, đứa trẻ phân biệt thế giới tinh thần với thế giới tự nhiên, nhưng vẫn còn nhấn mạnh đến mong muốn trong giải thích hành động của người khác. Tuy nhiên, khi 4 tuổi, đứa trẻ hiểu rằng hành vi dựa trên niềm tin về thế giới ngay cả khi những niềm tin ấy sai.




TỪ KHÓA

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU

Chương 3. CÔNG CỤ TÌM HIỂU THẾ GIỚI


phản xạ

không hoạt động tỉnh táo

hoạt động thức

khóc


ngủ

tiếng khóc cơ bản

tiếng khóc bực bội

tiếng khóc đau đớn

giấc ngủ không đều (REM)

giấc ngủ đều (không phải REM)

hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

tính khí


tính cảm xúc

hoạt động

tính xã hội

tế bào thần kinh

thể tế bào

đọt nhánh

sợi trục

mầm cuối


chất truyền thần kinh

vỏ não


bán cầu

thể chai


vỏ não trước

tâm thần kinh

myelin

điện não đồ (EEG)



chụp cắt lớp phóng xạ positron (chụp PET)

kỹ năng vận động

vận động

kỹ năng vận động tinh vi

sự biết đi chập chững

trẻ biết đi chập chững

sự phân biệt

sự kết hợp

nhận thức

độ tinh thị giác

tế bào hình nón

vách thị giác

sự chênh lệch võng mạc

thuyết Trí tuệ



NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU CHI TIẾT

Tài liệu tham khảo

ASLIN, R. N. (1987). Phân biệt nghe nhìn ở tuổi ẵm ngửa. Trong J. D. Osofsky (chủ biên), Handbook of infant development (tái bản). New York: Wiley. Sách giáo khoa này là một giải thích nghiên cứu nhận thức của trẻ toàn diện nhưng mang tính kỹ thuật.

BARTSCH, K, & WELLMAN, H. M. (1995). Children talk about the mind. New York: Oxford. Wellman là một trong những nhà điều tra thuyết trí tuệ trong khi Bartsch là học trò của ông. Trong sách này, họ sử dụng các mẫu trò chuyện của trẻ trong thực tế để chứng minh sự phát triển hiểu biết trí tuệ của trẻ.

BRAZELTON, T. B. (1983). Infants and mothers: Differences in development. New York: Delta/Seymour Lawrence. Trong sách kinh điển này, tác giả vốn là một bác sĩ nhi khoa nổi tiếng, cũng là người nghĩ ra Thang đánh giá hành vi trẻ sơ sinh (NBAS), minh họa những khác biệt nổi bật ở trẻ con bằng cách khảo sát chi tiết một vài nghiên cứu mẫu.

KOPP, c. (1993). Baby steps: The "whys" of your child’s behavior in the first two years. New York: Freeman. Theo như tựa sách, sách này không chỉ nói về trẻ sơ sinh. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên đọc vì tác giả bắt đầu bằng trẻ sơ sinh và lần theo sự thay đổi diễn ra trong phát triển cơ thể, vận động, tâm thần và cảm xúc xã hội.

TANNER, J. M. (1990). Fetus into man: Physical growth from conception to maturity (tái bản). Cambridge, MA: Harvard University Press. Tanner là người có uy tín hàng đầu, đưa ra một giải thích dễ hiểu về sự phát triển con người.




Chương 4. SỰ XUẤT HIỆN TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU
I. Bắt đầu suy nghĩ: giải thích của Piaget

- Các nguyên tắc cơ bản của sự phát triển nhận thức

- Suy nghĩ vận động nhận cảm

- Suy nghĩ tiền hoạt động

- Christine, thuyết Tự đề cao mình, và thuyết Vật linh

- Đánh giá thuyết của Piaget



II. Xử lý thông tin trong tuổi ẵm ngữa và đầu thời thơ ấu

- Các nguyên tắc xử lý thông tin chung

- Chú ý

- Trí nhớ



- Trẻ con chưa tới tuổi đến trường trong vị trí nhân chứng

- Hiểu biết về lượng



III. Trí tuệ và văn hóa: Thuyết của Vygotsky

- Vùng phát triển đầu gần

- Bắc giàn

- Các bà mẹ thuộc các nền văn hóa khác nhau bắc giàn như thế nào cho việc học của con trẻ?

- Lời nói riêng

IV. Ngôn ngữ

- Con đường hình thành lời nói

- Các từ đầu tiên và nhiều từ khác

- Nói thành câu: phát triển ngữ pháp

- Trẻ con học ngữ pháp như thế nào? Giao tiếp với người khác

Kết hợp tất cả lại với nhau

Tóm tắt

Từ khóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết

Trong phim Look Who’s Talking, chúng ta chia sẻ bí mật với suy nghĩ giống như người lớn của một đứa trẻ về sự ra đời của mình, thay tã, và các bạn trai nhỏ của mẹ. Dĩ nhiên, một ít người trong số chúng ta nghĩ rằng trẻ con có khả năng suy nghĩ tinh vi này. Nhưng suy nghĩ nào chi phối tâm trí của đứa trẻ vốn chưa thể nói ra được? Sự phát triển nhận thức của trẻ con trong tuổi ẵm ngửa và đầu thời thơ ấu như thế nào? Điều gì tạo ra những thay đổi này?

Những câu hỏi trên là tiêu điểm trong chương này. Chúng ta bắt đầu bằng những gì từ lâu được xem là giải thích dứt khoát về sự phát triển nhận thức, thuyết của Jean Piaget. Trong thuyết này, suy nghĩ phát triển qua 4 giai đoạn khác nhau từ tuổi ẵm ngửa cho đến thời thơ ấu.

Hai phần kế tiếp của chương này đề cập giải thích khác về sự phát triển nhận thức. Một giải thích, quan điểm xử lý thông tin, lần theo kỹ năng nhận thức đang phát triển của đứa trẻ trong nhiều lĩnh vực cụ thể, trong đó bao gồm kỹ năng nhớ. Một giải thích khác, thuyết Lev Vygotsky, nhấn mạnh nguồn gốc văn hóa của sự phát triển nhận thức và giải thích tại sao trẻ đôi lúc tự thầm thì với chính mình khi chơi đùa hoặc làm việc.

Trong suốt sự phát triển, đứa trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ nói và viết. Trong phần cuối của chương này, bạn sẽ hiểu trẻ con nắm vững âm thanh, từ ngữ và ngữ pháp trong tiếng mẹ đẻ như thế nào?

I. BẮT ĐẦU SUY NGHĨ: GIẢI THÍCH CỦA PIAGET


II. XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA TRẺ CON TRONG TUỔI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU THỜI THƠ ẤU
III. TRÍ TUỆ VÀ VĂN HÓA: THUYẾT CỦA VYGOTSKY
IV. NGÔN NGỮ
TÓM TẮT
TỪ KHÓA


  1. BẮT ĐẦU SUY NGHĨ: GIẢI THÍCH CỦA PIAGET

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU à Chương 4. SỰ XUẤT HIỆN TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ
Mục tiêu nghiên cứu

- Theo Piaget, sự đồng hóa, thích nghi và tổ chức cung cấp cơ sở phát triển nhận thức trong suốt cuộc đời như thế nào?

- Sơ đồ tiến bộ hơn ra sao khi đứa trẻ trải qua 6 giai đoạn suy nghĩ vận động nhận cảm?

- Đặc điểm phân biệt của suy nghĩ trong giai đoạn tiền hoạt động là gì?

- Một số khiếm khuyết trong giải thích phát triển nhận thức của Piaget là gì?

Bắt đầu suy nghĩ: giải thích của Piaget

- Các nguyên tắc cơ bản của sự phát triển nhận thức

- Suy nghĩ vận động nhận cảm

- Suy nghĩ tiền hoạt động

- Đánh giá Thuyết của Piaget

JAMILA 3 tuổi thích trò chuyện với bà qua điện thoại. Đôi khi những cuộc chuyện trò này không thành công vì bà thì hỏi trong khi Jamila trả lời bằng cách gật đầu hoặc lắc đầu. Bố của Jamila giải thích rằng bà (và người khác nói qua điện thoại) không nhìn thấy cái gật đầu của bé - bé phải trả lời "có" hay "không". Nhưng Jamila vẫn cứ như cũ. Bố của bé không thể hiểu tại sao con mình sáng dạ, thích trò chuyện như thế lại không nhận ra gật hay lắc đầu không có ý nghĩa gì khi nói chuyện điện thoại.

Tại sao Jamila vẫn cứ gật đầu khi nói chuyện điện thoại? Theo nhà Tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sỹ Jean Piaget (1896 - 1980) thì hành vi này hoàn toàn bình thường. Trong thuyết của Piaget, suy nghĩ của trẻ con phát triển qua 4 giai đoạn khác nhau về chất. Trong phần này, chúng ta bắt đầu bằng cách mô tả một số đặc điểm chung trong thuyết của Piaget, rồi sau đó nghiên cứu giải thích suy nghĩ trong tuổi ẵm ngửa và trong những năm trước tuổi đến trường của Piaget, và sau cùng tìm hiểu một số ưu khuyết điểm của thuyết này.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Piaget nghĩ rằng trẻ mang tính hiếu kỳ tự nhiên. Trẻ con luôn muốn tìm hiểu cảm giác của mình, và hình thành hiểu biết thế giới. Đối với Piaget, trẻ con ở mọi độ tuổi giống như các nhà khoa học ở chỗ đứa trẻ xây dựng lý thuyết về sự hoạt động của thế giới. Dĩ nhiên, lý thuyết của trẻ con thường không hoàn chỉnh. Tuy nhiên, lý thuyết của trẻ con rất có giá trị đối với nó vì lý thuyết này làm cho thế giới dễ đoán được hơn.

Theo Piaget, trẻ con tìm hiểu thế giới bằng sơ đồ, cấu trúc tâm lý sắp xếp kinh nghiệm. Sơ đồ là các phạm trù tư duy gồm nhiều sự kiện, đối tượng và kiến thức liên quan. Trong tuổi ẵm ngửa, hầu hết sơ đồ dựa trên hành động. Nghĩa là, trẻ con gom đồ vật thành nhóm dựa trên hành động mà nó có thể thực hiện đối với chúng. Chẳng hạn, trẻ bú, nắm bắt, sử dụng những hành động này để tạo ra các nhóm đối tượng nào có thể bú được và nhóm đối tượng nào có thể nắm bắt được.

Sơ đồ cũng quan trọng đối với trẻ con sau tuổi ẵm ngửa, nhưng lúc này chủ yếu dựa vào mối quan hệ chức năng hoặc khái niệm chứ không phải dựa vào hành động. Chẳng hạn, đứa trẻ trước tuổi đến trường hiểu rằng nĩa, dao, và muỗng hình thành nhóm chức năng "đồ vật mình dùng để ăn". Hoặc nó biết rằng chó, mèo và cá vàng hình thành nhóm khái niệm "thú cưng".

Như đứa trẻ trước tuổi đến trường, đứa trẻ lớn và thanh niên có sơ đồ dựa trên sơ đồ chức năng và khái niệm. Nhưng họ cũng có sơ đồ dựa trên các thuộc tính ngày càng trừu tượng hơn. Chẳng hạn, thanh niên có thể đưa chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc, và đối xử phân biệt giới tính vào nhóm "ý thức hệ tôi ghê tởm".

Vì thế, sơ đồ đối tượng, sự kiện và quan điểm liên quan đều có trong suốt sự phát triển. Nhưng khi đứa trẻ phát triển, nguyên tắc tạo ra sơ đồ của nó thay đổi từ hoạt động cụ thể sang thuộc tính chức năng, khái niệm và sau này là thuộc tính trừu tượng của đối tượng, sự kiện và quan điểm.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương