LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang11/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   72

TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU

Chương 2. CƠ SỞ SINH HỌC


Khởi đầu: 23 cặp nhiễm sắc thể

Cơ chế di truyền

- Khi thụ thai, 23 nhiễm sắc thể trong tinh trùng kết hợp với 23 nhiễm sắc thể trong trứng. Mỗi nhiễm sắc thể là một phân tử AND, một phần của ADN cung cấp chỉ thị sinh hóa cụ thể được gọi là gien.

- Tất cả gien của một người hình thành một kiểu gien, kiểu hình ám chỉ đặc điểm cơ thể, hành vi và tâm lý phát triển khi kiểu gien tiếp xúc với một môi trường cụ thể.

- Các hình thức khác nhau của cùng một gien được gọi là gien tương ứng. Một người thừa hưởng cùng một gien tương ứng trên một đôi nhiễm sắc thể là đồng hợp tử. Trong trường hợp này, chỉ thị sinh hóa đối với gien tương ứng tiếp theo sau. Một người thừa hưởng các gien tương ứng khác nhau là dị hợp tử. Trong trường hợp này, chỉ thị của gien tương ứng trội tiếp theo sau trong khi chỉ thị gien tương ứng lặn bị bỏ qua.

- Kiểu hình hành vi và tâm lý phản ánh thể liên tục cơ bản (chẳng hạn như trí năng) thường bao gồm di truyền đa gien. Trong di truyền đa gien, kiểu hình phản ánh hoạt động kết hợp của nhiều gien khác biệt. Di truyền đa gien thường được khảo sát bằng cách nghiên cứu trẻ song sinh. Những nghiên cứu này biểu thị ảnh hưởng di truyền đối với trí năng và nhân cách.

Rối loạn gien

- Hầu hết các rối loạn di truyền được mang ở gien tương ứng lặn. Minh họa bao gồm bệnh tế bào hình liềm và phenylketo-nuria, trong đó độc tố tích tụ sinh ra giảm thiểu trí năng. Đôi khi trứng đã thụ tinh không có 46 nhiễm sắc thể. Chúng thường làm sẩy thai tự phát ngay sau khi thụ thai. Một ngoại lệ là hội chứng Down, trong đó cá thể thường có một nhiễm sắc thể thứ 21 dư. Cá thể bị hội chứng Down có vẻ mặt dễ phân biệt và giảm thiểu trí năng. Rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thường gặp hơn vì những nhiễm sắc thể này chứa vật chất gien ít hơn thể thường nhiễm sắc.



Di truyền không phải là số phận: Gien và môi trường

- PKU là một rối loạn di truyền trong đó phenylalanine tích tụ trong cơ thể, gây thương tổn cho hệ thần kinh. Giảm thiểu trí năng thường tránh được bằng chế độ ăn kiêng ít chất phenylalanine. Điều này mô tả khái niệm dải phản ứng - kết quả di truyền tùy thuộc vào môi trường phù hợp phát triển.

- Di truyền có thể ảnh hưởng đến các loại kinh nghiệm của trẻ. Người ta tìm kiếm môi trường phù hợp với kiểu gien của mình, quá trình này gọi là tìm nơi thích hợp.

Từ lúc thụ thai đến lúc sinh

Giai đoạn hợp tử (Tuần 1 - 2)

- Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển trước khi sinh kéo dài 2 tuần, bắt đầu khi trứng được tinh trùng làm cho thụ tinh trong vòi Fallop và kết thúc khi trứng đã thụ tinh cấy vào thành tử cung. Vào cuối giai đoạn này, tế bào bắt đầu phân chia.



Giai đoạn phôi (Tuần 3 - 8)

- Giai đoạn thứ 2 của sự phát triển trước khi sinh bắt đầu 2 tuần sau khi thụ thai và kết thúc 8 tuần sau đó. Đây là giai đoạn phát triển nhanh trong đó hầu hết các cấu trúc cơ thể quan trọng được hình thành. Sự phát triển trong giai đoạn này gọi là đầu - đuôi (đầu phát triển trước) và cận tâm - xa tâm (phần gần tâm cơ thể phát triển trước).



Giai đoạn thai (Tuần 9 - 38)

- Giai đoạn thứ 3 của sự phát triển trước khi sinh bắt đầu 8 tuần sau khi thụ thai và kéo dài cho đến khi sinh. Điểm nổi bật của giai đoạn này là sự gia tăng đáng kể kích thước của thai và thay đổi trong hệ thống cơ thể cần thiết cho sự sống. Lúc 7 tháng, hầu hết hệ thống cơ thể hoạt động chức năng đủ để hỗ trợ cho sự sống.



Ảnh hưởng đến sự phát triển trước khi sinh

Yếu tố rủi ro chung

- Độ tuổi của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trước khi sinh. Trẻ vị thành niên thường gặp vấn đề khi mang thai vì không được chăm sóc thích hợp trước khi sinh. Phụ nữ lớn tuổi có sức khỏe kém có nhiều khả năng gặp vấn đề khi mang thai, nam giới lớn tuổi hơn có nhiều khả năng tinh trùng bị hỏng. Sự phát triển trước khi sinh cũng có thể bị thương tổn nếu thai phụ có chế độ dinh dưỡng không thích hợp hoặc bị căng thẳng đáng kể.



Nhân tố gây quái thai: Chất gây nghiện, bệnh tật, và nguy hiểm từ môi trường

- Nhân tố gây quái thai là tác nhân gây ra sự phát triển bất thường trước khi sinh. Nhiều chất gây nghiện mà người lớn thường dùng đều là nhân tố gây quái thai. Đối với hầu hết các chất gây nghiện, các nhà khoa học chưa xác định nên dùng lượng nào là an toàn. Một số bệnh là nhân tố gây quái thai. Chỉ bằng cách tránh những bệnh này thai phụ hoàn toàn tránh được hậu quả tai hại. Nhân tố gây quái thai từ môi trường đặc biệt nguy hiểm vì thai phụ không biết rằng những chất này đang có trong môi trường.



Nhân tố gây quái thai ảnh hưởng đến sự phát triển trước khi sinh ra sao

- Tác động của nhân tố gây quái thai tùy thuộc vào kiểu gien của cơ thể sống, giai đoạn phát triển trước khi sinh khi cơ thể sống tiếp xúc với nhân tố gây quái thai, và số lần tiếp xúc. Đôi khi tác động của một nhân tố gây quái thai không thấy rõ cho đến khi về già.



Chẩn đoán và điều trị trước khi sinh

- Nhiều kỹ thuật được sử dụng để lần theo diễn tiến phát triển trước khi sinh. Một yếu tố thường gặp trong chăm sóc trước khi sinh là siêu âm, dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thai. Hình ảnh này có thể được sử dụng để xác định vị trí của thai, giới tính và xem có biến dạng cơ thể hay không. Khi nghi ngờ rối loạn gien, chọc màng ối qua bụng và lấy mẫu nhung mao màng đệm được sử dụng để xác định kiểu gien của thai. Điều trị thai là một lĩnh vực mới trong đó các rối loạn trong sự phát triển trước khi sinh được điều chỉnh bằng thuốc, với phẫu thuật, hoặc sử dụng kỹ thuật gien. 



Đau đẻ và sinh con

Các giai đoạn đau đẻ

- Đau đẻ bao gồm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, cơ tử cung co thắt. Sự co thắt lúc đầu yếu rồi dần dần mạnh hơn làm cho cổ tử cung mở rộng. Trong giai đoạn 2, bé đi qua đường sinh. Trong giai đoạn 3, sổ nhau.



Tiếp cận sự sinh con

- Sinh nở tự nhiên hoặc có chuẩn bị dựa trên giả định cho rằng bố mẹ nên hiểu những gì diễn ra trong khi mang thai và sinh nở. Trong sinh nở tự nhiên, nên tránh uống thuốc giảm đau vì thuốc này ngăn không cho người mẹ thực hiện động tác đẩy trong khi đau đẻ và thuốc ảnh hưởng đến thai. Thay vào đó, thai phụ nên học cách giảm đau bằng sự thư giãn, hình ảnh tưởng tượng và với sự giúp đỡ của một huấn luyện viên hỗ trợ.

- Hầu hết trẻ sơ sinh Mỹ đều sinh trong bệnh viện nhưng nhiều trẻ sơ sinh châu Âu được sinh ở nhà. Sinh ở nhà an toàn khi người mẹ khỏe mạnh, không có vấn đề trong khi mang thai và sinh nở, phải có nhân viên chăm sóc sức khỏe có mặt lúc sinh con.

Các biến chứng khi sinh

- Trong khi đau đẻ và sổ nhau, lượng máu dẫn đến thai có thể bị gián đoạn vì cuống rốn bị xoắn. Điều này gây ra tình trạng thai thiếu oxy. Một số trẻ sơ sinh sinh non và số trẻ sơ sinh khác sinh thiếu tháng. Trẻ sơ sinh sinh non phát triển lúc đầu chậm đến 2 hoặc 3 tuổi mới theo kịp các đứa trẻ bình thường khác. Trẻ sơ sinh sinh thiếu tháng thường không sống lâu nhất là khi sinh trọng lượng ít hơn 1.500 gram và môi trường của chúng căng thẳng.



Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh

- Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở Mỹ tương đối cao, chủ yếu là do trọng lượng khi sinh thấp và chăm sóc trước khi sinh kém.



TỪ KHÓA

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU

Chương 2. CƠ SỞ SINH HỌC


nhiễm sắc thể

thể thường nhiễm sắc

nhiễm sắc thể giới tính

acid deoxyribonucleic (ADN)

gien

kiểu gien



kiểu hình

gien tương ứng

đồng hợp tử

dị hợp tử

trội lặn

tính đồng trội

nét tế bào hình liềm

di truyền đa gien

trẻ song sinh đơn hợp tử

trẻ song sinh lưỡng hợp tử

phenylketonuria

bệnh Huntington

dải phản ứng

nơi thích hợp

sự phát triển trước khi sinh

thụ tinh trong ống nghiệm

Ưu sinh học 

hợp tử


cấy

đĩa mầm nhau phôi

trung phôi bì

nội phôi bì

ngoại bì

màng ối


nước ối

cuống rốn

nguyên tắc đầu đuôi

nguyên tắc cận - xa tâm

giai đoạn thai

độ tuổi có thể sống được

nhân tố gây quái thai

hội chứng thai tử vong do rượu

siêu âm

chọc màng ối qua bụng



lấy mẫu nhung mao màng đệm

điều trị thai

crowning

thiếu oxy

sinh non

trọng lượng sinh thấp

trọng lượng sinh rất thấp

trọng lượng cực thấp

tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU CHI TIẾT

Tài liệu tham khảo

ALFRED, H. (1997). Pregnancy and birth sourcebook. Detroit: Omnigraphics. Đây là sách tham khảo bao quát nhưng dễ đọc đề cập tất cả khía cạnh mang thai, bao gồm tư vấn gien, chăm sóc trước khi sinh, sự phát triển trước khi sinh, đau đẻ và sổ nhau, và các rối loạn thường gặp khi mang thai.

ALDRIDGE, S. (1996). The thread of life: The story of genes and genetic engineering. Cambridge, NY: CambridgeUniversity Press. Tác giả từ nhà hóa học chuyển sang nhà văn chuyên nghiệp, ban đầu giải thích tuyệt hảo về cấu trúc và chức năng hoạt động của ADN. Sau đó bà mô tả kỹ thuật gien và chứng minh có thể giải quyết vấn đề kỹ thuật gien khác nhau và dẫn đến sự hình thành các hình thức sự sống mới.

NILSSON, L, & HAMBERGER, L (1990). A child is born. New York: Delacorte. Quyển sách này là nguồn cung cấp nhiều ảnh chụp về sự phát triển trước khi sinh trong chương này. Nilsson phát triển nhiều kỹ thuật khác nhau để chụp ảnh thai khi thai đang phát triển, Hamberger cung cấp một bài khóa giải trí, cung cấp thông tin kèm theo ảnh chụp.

PLOMIN, R. (1990). Nature and nurture. Pacific Grove, CA: Brooks I Cole. Quyển sách mỏng này là lời giới thiệu rất đáng đọc đối với nghiên cứu hiện đại về vai trò di truyền học trong hành vi con người, do một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành biên soạn.

SHAPIRO, R. (1991). The human blueprint: The race to unlock the secrets of our genetic script. New York: St. Martin s Press. Quyển sách này mô tả tiến bộ trong nghiên cứu di truyền học bằng cách tập trung vào Dự án giải mã gien người, mục đích nhận dạng vị trí chính xác của tất cả 100.000 gien con người.



Chương 3. CÔNG CỤ TÌM HIỂU THẾ GIỚI

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU
I. Trẻ sơ sinh

- Phản xạ của trẻ sơ sinh

- Đánh giá trẻ sơ sinh

- Tình trạng trẻ sơ sinh

- Tính khí

- Tham quan phòng trẻ sơ sinh



II. Sự phát triển cơ thể

- Sự phát triển cơ thể

- Nuôi dưỡng sự phát triển ở trẻ suy dinh dưỡng

- Hệ thần kinh phát triển



III. Cử động và nắm bắt - kỹ năng vận động đầu tiên

- Vận động

- Kỹ năng vận động tinh vi

- Cả trưởng thành lẫn kinh nghiệm ảnh hưởng đến kỹ năng vận động

- Tập đi vệ sinh

IV. Tìm hiểu thế giới: nhận thức

- Ngửi và nếm

- Sờ và đau

- Nghe


- Nhìn

- Kết hợp thông tin nhận cảm

- Kết hợp nhìn và nghe

V. Tự nhận thức

- Nguồn gốc khái niệm cái tôi

- Thuyết trí tuệ "Thấy là tin... " đối với trẻ ba tuổi

Kết hợp tất cả lại với nhau

Tóm tắt

Từ khóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết

Hãy suy nghĩ cách đây 2 năm bạn như thế nào. Cho dù làm gì đi nữa, có lẽ bạn nhìn, hành động, suy nghĩ và cảm nhận giống hệt như ngày nay. Hai năm trong cuộc đời của một người trưởng thành không tạo ra sự thay đổi sâu sắc. Nhưng 2 năm tạo ra sự khác biệt rất lớn lúc đầu đời. Những thay đổi diễn ra trong 2 năm đầu đời đến mức không thể tin được. Từ một đứa trẻ tuổi ẵm ngửa trông có vẻ bất lực biến đổi thành một đứa bé biết đi chập chững, biết nói chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm. Không có sự thay đổi nào trong bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời lại nhiều kịch tính và phấn khích bằng những năm này.

Trong chương này, cuộc hành trình tìm hiểu 2 năm đầu đời từ đứa trẻ sơ sinh rồi những thay đổi trong cơ thể và bộ não. Phần thứ 3 của chương này đề cập kỹ năng vận động. Bạn sẽ tìm hiểu cách đứa trẻ học đi như thế nào và cách đứa trẻ sử dụng 2 tay để cầm, rồi sau đó sử dụng đồ vật. Trong phần 4, chúng ta khảo sát những thay đổi trong khả năng nhận cảm của đứa trẻ tuổi ẵm ngửa giúp đứa trẻ tìm hiểu thế giới.

Khi đứa trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới của mình và tìm hiểu nhiều hơn về thế giới ấy, thì đứa trẻ cũng tìm hiểu nhiều hơn về chính mình. Đứa trẻ học cách nhận biết mình và bắt đầu hiểu nhiều hơn về suy nghĩ của nó và suy nghĩ của người khác. Chúng ta tìm hiểu những thay đổi này trong phần cuối của chương.

I. TRẺ SƠ SINH
II. SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ
III. CỬ ĐỘNG VÀ NẮM BẮT - KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG ĐẦU TIÊN
IV. TÌM HIỂU THẾ GIỚI: NHẬN THỨC
V. TỰ NHẬN THỨC
TÓM TẮT
TỪ KHÓA


  1. TRẺ SƠ SINH

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU Chương 3. CÔNG CỤ TÌM HIỂU THẾ GIỚI


Mục tiêu nghiên cứu

- Phản xạ giúp trẻ sơ sinh tương tác với thế giới ra sao?

- Bằng cách nào chúng ta xác định liệu trẻ có khỏe mạnh và thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung?

- Trạng thái hành vi gì thường gặp ở trẻ sơ sinh?

- Đặc điểm tính khí khác nhau là gì? Có thay đổi khi trẻ lớn hay không?

Trẻ sơ sinh

- Phản xạ của trẻ sơ sinh

- Đánh giá trẻ sơ sinh

- Tình trạng trẻ sơ sinh

- Tính khí

LISA và STEVE, vừa mới sinh con, hãnh diện nhưng mệt mỏi, rất ngạc nhiên khi cuộc sống của họ tập trung lo ăn, lo ngủ cho đứa con Dan mười ngày tuổi. Lisa cảm thấy như thể lúc nào mình cũng nuôi Dan. Khi Dan ngủ, Lisa nghĩ đến nhiều việc mình cần làm, nhưng cô thường tranh thủ chợp mắt vì cô quá mệt. Steve ngạc nhiên khi thấy Dan ngủ suốt đêm đến mức anh và Lisa có thể ngủ rất ngon.

Trẻ sơ sinh làm cho bố mẹ như Lisa và Steve phải phát run là chuyện thường gặp như trong ảnh bên dưới bé Ben Kail mới sinh được 20 giây. Giống như nhiều trẻ sơ sinh, người bé lấm lem máu và chất "gây", một "chất sáp" màu trắng bảo vệ da trong nhiều tháng trong sự phát triển trước khi sinh. Đầu của Ben tạm thời bị lệch lúc di chuyển qua đường sinh, bụng bé to, chân bé cong.

NHỮNG PHẢN XẠ CƠ BẢN CỦA TRẺ SƠ SINH

Tên
Phản xạ
Ý nghĩa
Babinski

Ngón chân xòe ra khi bàn chân bị cù từ gót đến ngón chân.

Có thể là tàn dư của tiến hóa

Chớp mắt


Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn.

Bảo vệ mắt

Phản xạ Moro

Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên trong (như thể ôm) để phản ứng với tiếng ồn hoặc khi đầu bé cúi.

Giúp bé bám chặt mẹ

Lòng bàn tay

Bé nắm đồ vật được người khác đặt vào lòng bàn tay.

Dấu hiệu nắm bắt tự ý

Cơ bản

Khi khều má bé, bé ngoảnh đầu sang bên má bị khều rồi mở miệng.



Giúp bé tìm núm vú

Buớc


Bé được người lớn giữ thẳng người rồi sau đó bước về phía trước bắt đầu bước theo nhịp điệu.

Dấu hiệu bước đi tự ý

Bé bú khi người khác đưa đồ vật vào miệng.



Cho phép nuôi ăn

Rút chân


Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác dùng kim gút cù nhẹ.

Bảo vệ bé tránh kích thích khó chịu

Trẻ sơ sinh như Dan và Ben có thể làm gì? Chúng ta trả lời câu hỏi ấy trong tiết này và hiểu được khi nào Lisa và Steve ngủ được một đêm ngon giấc.

PHẢN XẠ CỦA TRẺ SƠ SINH

Hầu hết trẻ sơ sinh được chuẩn bị tốt để bắt đầu tương tác với thế giới của mình. Trẻ sơ sinh được phú cho một tập hợp các phản xạ phong phú, phản ứng không tập quen được gợi ra bằng một hình thức kích thích cụ thể. Sơ đồ (bên trên) cho thấy tính đa dạng của phản xạ thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Bạn có thể nhìn thấy một số phản xạ nhằm mục đích giúp trẻ sơ sinh lấy được dưỡng chất cần cho sự phát triển: phản xạ cơ bản và bú bảo đảm rằng trẻ sơ sinh được chuẩn bị tốt để bắt đầu một chế độ ăn uống bằng sữa để duy trì sự sống. Các phản xạ khác dường như để bảo vệ trẻ sơ sinh tránh được nguy hiểm trong môi trường. Chẳng hạn phản xạ chớp mắt và rút chân giúp trẻ sơ sinh tránh được kích thích khó chịu.

Những phản xạ khác làm cơ sở cho các mẫu hoạt động vận động tự ý, rộng hơn. Chẳng hạn, hãy quan sát trẻ sơ sinh trong ảnh (bên dưới), đang có phản xạ bước. Những cử động này giống như điều báo trước cho động tác bước, vì thế có lẽ không làm bạn ngạc nhiên khi biết rằng trẻ sơ sinh tập phản xạ bước thường biết đi sớm hơn trẻ sơ sinh không tập phản xạ này (Zelazo, 1993).

Phản xạ cho rằng quan trọng vì có thể phản xạ này là cách hữu ích để xác định xem hệ thần kinh của trẻ sơ sinh có hoạt động bình thường hay không. Chẳng hạn, trẻ tuổi ẵm ngửa bị thương tổn dây thần kinh hông, trong cột sống, không có phản xạ rút chân. Ví dụ khác, trẻ tuổi ẵm ngửa có vấn đề ở phần dưới cột sống không có phản xạ Babinski. Nếu những phản xạ này hoặc phản xạ khác yếu hoặc không có thì phải kiểm tra lại cơ thể và hành vi. Tương tự, phần lớn phản xạ này thường biến mất trong tuổi ẵm ngửa, nếu vẫn còn thì cần phải kiểm tra cơ thể toàn diện.

ĐÁNH GIÁ TRẺ SƠ SINH

Hãy tưởng tượng rằng một bà mẹ nhờ bạn nhận xét xem đứa con mới sinh của bà có khỏe mạnh hay không. Bạn quyết định ra sao? Có lẽ bạn sẽ kiểm tra xem đứa bé có thở không, tim có đập không. Thật ra, thở và tim đập là 2 dấu hiệu quan trọng được tính đến trong điểm số Apgar, cung cấp một đánh giá nhanh chóng, tương đối về tình trạng của trẻ sơ sinh bằng cách tập trung vào hệ thống cơ thể cần thiết để duy trì sự sống. Các dấu hiệu quan trọng khác là sự săn chắc cơ bắp, có các phản xạ như ho và màu da hồng hào. Mỗi dấu hiệu quan trọng trong số năm dấu hiệu quan trọng này được cho điểm 0, 1, hoặc 2, với 2 là điểm tối ưu. Chẳng hạn, một đứa trẻ sơ sinh có cơ bắp nhão được cho điểm 0, đứa trẻ thể hiện sự cử động cánh tay và chân khỏe mạnh được cho điểm 2. Năm điểm số được cộng lại, điểm số từ 7 trở lên biểu thị đứa trẻ có tình trạng cơ thể tốt. Điểm số 4 - 6 nghĩa là đứa trẻ sơ sinh cần được chú ý và chăm sóc đặc biệt. Điểm số từ 3 trở xuống báo hiệu một tình huống đe dọa tính mạng cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp (Apgar, 1953).



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨTrẻ sơ sinh trông có vẻ được chuẩn bị cực kỳ chu đáo để bắt đầu tương tác với môi trường. Thuyết nào được mô tả trong chương 1 dự đoán sự chuẩn bị như thế nào? Thuyết nào không dự đoán? Đối với một đánh giá hoàn chỉnh về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh, bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia phát triển trẻ con khác đôi khi sử dụng Thang đánh giá hành vi trẻ sơ sinh hoặc NBAS cho nhanh (Brazelton, 1984). Kiểm tra này đánh giá một dải rộng các kết luận và hành vi của trẻ sơ sinh giúp trẻ tuổi ẵm ngửa điều chỉnh thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung. NBAS đánh giá phản xạ, thính lực, thị lực, tính lanh lợi, tính cáu kỉnh, và khả năng an ủi. NBAS, cùng với kiểm tra sức khỏe toàn diện, có thể xác định liệu một trẻ sơ sinh có hoạt động chức năng bình thường hay không. Chẳng hạn, điểm số từ NBAS có thể dùng để chẩn đoán các rối loạn của hệ thần kinh trung ương (Brazelton, Nugent, & Lester, 1987).

TÌNH TRẠNG TRẺ SƠ SINH

Trẻ sơ sinh mỗi ngày trải qua 4 tình trạng như sau (St. James-Roberts & Plewis, 1996; Wolff, 1987):

- Không hoạt động tỉnh táo - đứa trẻ thản nhiên, mở to mắt chú ý, trông có vẻ chủ tâm quan sát môi trường.

- Hoạt động thức - mắt đứa trẻ mở nhưng có vẻ không tập trung, cánh tay hoặc chân bước trong cử động không kết hợp.

- Khóc - trẻ khóc dữ dội thường kèm với cử động bối rối nhưng không kết hợp.

- Ngủ - trẻ thay đổi từ thở nhẹ và đều sang thở khẽ và thở không đều, mắt nhắm suốt.

Trong số những tình trạng này, khóc và ngủ thu hút sự chú ý của bố mẹ lẫn các nhà nghiên cứu.

Khóc

Mỗi ngày trẻ sơ sinh khóc từ 2 - 3 giờ hoặc gần như khóc. Nếu bạn không dành nhiều thời gian bên trẻ sơ sinh thì bạn nghĩ tiếng khóc nào cũng giống như nhau. Thật ra, các nhà khoa học và bố mẹ có thể nhận biết 3 loại tiếng khóc dễ phân biệt (Holden, 1988). Tiếng khóc cơ bản bắt đầu thật khẽ sau đó dần dần mãnh liệt hơn và thường diễn ra khi trẻ đói hoặc mệt, tiếng khóc bực bội là phiên bản mãnh liệt hơn tiếng khóc cơ bản và tiếng khóc đau đớn bắt đầu bằng một loạt tiếng khóc đột ngột, kéo dài, tiếp theo sau là sự tạm ngưng lâu và thở hổn hển. Vì thế, tiếng khóc tượng trưng cho cuộc phiêu lưu đầu tiên của trẻ sơ sinh trong sự giao tiếp giữa cá nhân với nhau, bằng cách khóc trẻ cho bố mẹ biết mình đói hoặc mệt, giận dữ hoặc đau. Bằng cách trả lời những tiếng khóc này bố mẹ cũng khuyến khích con mình cố gắng giao tiếp.

Dĩ nhiên, bố mẹ rất lo khi nghe con khóc. Nếu không dỗ thì càng lo hơn và dễ có thái độ thất vọng và bực mình. Trong nhiều thế kỷ, các bà mẹ phải dựa vào các mẹo khác nhau để dỗ con. Khoa học không đóng góp kỹ thuật mới nhưng cho chúng ta biết kỹ thuật nào hiệu quả nhất và lý do tại sao. Bước đầu tiên là phải xác định tại sao bé khóc. Bé đói bụng? Tã đứa bé bị ướt? Giải quyết nhu cầu gây ra tiếng khóc thường làm bé nín. Nếu đứa bé vẫn còn khóc, cách tốt nhất là vác đứa bé lên vai, và đu đưa hoặc ẵm đứa bé đi một vòng. Sự kết hợp này - tiếp xúc cơ thể trong tư thế thẳng đứng, kiềm chế với một người — sẽ làm đứa bé nín. Cũng hiệu quả là quấn tã — lấy mền quấn đứa bé lại - rồi sau đó đặt đứa bé vào nôi đu đưa hoặc để bé vào xe đẩy. Ở đây, vấn đề quan trọng là sự kết hợp giữa cử động và kiềm chế. Như trong truyện tranh minh họa (bên dưới), một biến thể hiện đại là cột bé vào ghế ngồi trong ô tô và lái xe đi. Kỹ thuật này được áp dụng một lần như là biện pháp cuối cùng khi Ben Kail được 10 ngày tuổi và đã khóc suốt hơn 1 tiếng đồng hồ. Sau khoảng 12 giờ đêm đứa bé mới chịu ngủ! Có thể dỗ trẻ sơ sinh bằng cách cho đứa bé ngậm núm vú cao su, động tác bú rõ ràng giúp đứa bé kiểm soát mức độ đánh thức của chính mình (Campos, 1989).

Không có kỹ thuật nào trong số này là dễ áp dụng. Một số tỏ ra hiệu quả hôm nay nhưng ngày mai không áp dụng. Một số đối với đứa bé này hiệu quả hơn đứa bé khác. Đôi khi bạn cần kết hợp nhiều kỹ thuật chẳng hạn như đu đưa đứa bé trên vai. Nếu tất cả đều thất bại, hãy đặt đứa bé nằm xuống. Bạn sẽ ngạc nhiên khi đứa bé nín ngay rồi ngủ đi!



Ngủ

Khóc thu hút sự chú ý của bố mẹ nhưng ngủ là hoạt động mà trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian hơn bất kỳ hoạt động nào khác. Mỗi ngày trẻ ngủ từ 16 - 18 tiếng. Vấn đề đối với bố mẹ mỏi mệt, như Lisa và Steve trong minh họa là trẻ sơ sinh cứ luôn ngủ suốt ngày đêm. Trẻ sơ sinh thường trải qua một chu kỳ thức ngủ trong khoảng mỗi 4 tiếng. Nghĩa là đứa trẻ thức khoảng 1 tiếng, ngủ 3 tiếng rồi sau đó lại bắt đầu một chu kỳ mới. Trong khi trẻ sơ sinh thức, trẻ thường nhiều lần thay đổi giữa các tình trạng thức khác nhau. Chu kỳ không hoạt động tỉnh táo, hoạt động thức và khóc rất thường gặp.

Khi đứa trẻ lớn lên, chu kỳ ngủ - thức dần dần bắt đầu tương ứng với chu kỳ ngày - đêm (St. James-Roberts & Plewis, 1996). Hầu hết đứa trẻ bắt đầu ngủ suốt đêm khi ba hoặc bốn tháng tuổi, một cột mốc quan trọng trong đó bố mẹ như Lisa và Steve ngủ rất ngon.

Khoảng một nửa giấc ngủ của trẻ sơ sinh là giấc ngủ không đều hoặc cử động nhanh của mắt (REM), thời điểm khi cơ thể hoàn toàn hoạt động. Trong giấc ngủ REM, trẻ sơ sinh cử động tay chân, có thể nhăn mặt, mí mắt sụp xuống. Sóng não hoạt động nhanh, tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn. Trong giấc ngủ đều hoặc không phải REM, hơi thở, nhịp tim đập và hoạt động của não ổn định, đứa trẻ nằm im không co giật như trong giấc ngủ REM. Giấc ngủ REM kém thường xuyên hơn khi đứa trẻ lớn lên. Lúc 4 tháng tuổi, chỉ có 40% giấc ngủ là giấc ngủ REM. Khi một tuổi, giấc ngủ REM giảm xuống còn 25% trong khi ở tuổi trưởng thành chỉ còn không quá 20% (Halpern, MacLean, & Baumeister, 1995).

Người ta vẫn còn tranh luận về chức năng của giấc ngủ REM. Đứa trẻ lớn tuổi hơn và người lớn nằm mơ trong giấc ngủ REM, sóng não trong giấc ngủ REM giống với sóng não của người đang thức, tỉnh táo.

Do đó, nhiều nhà khoa học cho rằng giấc ngủ REM kích thích não nuôi dưỡng sự phát triển hệ thần kinh (Halpern và người khác, 1995; Roffwarg, Muzio, & Dement, 1966).



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương