LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


Khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ



trang19/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   72

Khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ

Đối với trẻ con việc mở rộng vốn từ của mình, nó cần nghe người khác nói. Không có gì phải ngạc nhiên, trẻ con học từ nhanh hơn nếu bố mẹ trò chuyện với nó thường xuyên, nhất là khi lời nói của bố mẹ trả lời và khuyến khích lời nói của trẻ con (Pine, Lieven, & Rowland, 1997; Senechal, Thomas, & Monker,1995).

Xem truyền hình cũng giúp trẻ con học được từ trong một số tình huống nhất định. Chẳng hạn, trẻ con trước tuổi đến trường thường xuyên xem Sesame Street khi vào mẫu giáo thường có vốn từ nhiều hơn những đứa trẻ trước tuổi đến trường xem Sesame Street ít hơn (Rice và người khác, 1990). Các loại chương trình truyền hình khác - nhất là phim hoạt hình - không có tác động tích cực này.

Điều gì giải thích cho sự khác biệt? Muốn thành công phải khuyến khích trẻ con chủ động tham gia các hoạt động liên quan ngôn ngữ. Các đoạn băng video như trong ảnh (bên trên) khuyến khích trẻ con gọi tên đồ vật, hát và đếm. Rõ ràng, nguyên tắc cơ bản khác cũng như thế đối với truyền hình và phụ huynh: trẻ mở rộng vốn từ khi có kinh nghiệm thu hút và thử thách khả năng ngôn ngữ đang phát triển của mình.



NÓI THÀNH CÂU: PHÁT TRIỂN NGỮ PHÁP

Trong vòng vài tháng sau khi đứa trẻ nói được từ đầu tiên, nó bắt đầu tạo ra các câu hai từ đơn giản. Những câu như thế dựa trên "công thức" mà trẻ con tưởng tượng từ kinh nghiệm của chính mình (Braine, 1976; Radford, 1995). Được trang bị bằng một vài công thức, trẻ con có thể diễn đạt rất nhiều ý kiến:



Công thức
Ví dụ
Diễn viên + hành động

Mẹ ngủ, Timmy chạy

Hành động + đồ vật

Làm bánh qui, ném banh

Người sở hữu + sở hữu

Kimmy thùng, Maya xẻng

Mỗi đứa trẻ phát triển một vốn tiết mục công thức độc đáo, phản ánh kinh nghiệm của chính mình. Tuy nhiên, công thức liệt kê ở đây thường được nhiều đứa trẻ đang tuổi lớn ở nhiều nước khác nhau trên thế giới áp dụng.

Từ câu hai từ đến câu phức

Trẻ con nhanh chóng chuyển sang nói câu hơn hai từ, trước tiên bằng cách kết hợp các đoạn hai từ với nhau: "Rachel đá" và "đá banh" thành "Rachel đá banh". Ít lâu sau đứa trẻ nói những câu dài hơn, trong lời nói của trẻ con 3 tuổi thường nghe câu có từ 10 từ trở lên. Chẳng hạn, khi 1 tuổi rưỡi, Laura Kail nói, "Gimme juice" hoặc "Bye-bye Ben". Khi 2 tuổi rưỡi, bé phát triển thành "Khi con ăn xong kem, con sẽ đi tắm, okay?" và "Đừng tắt đèn - con không thấy gì cả!".

Câu hai, ba từ của trẻ con thường thiếu tiêu chuẩn ngữ pháp của người lớn. Trẻ con nói "He eating" thay vì "He is eating" hoặc "two cat" hơn là "two cats". Loại lời nói này được gọi là điện tín vì giống như điện tín thời xưa, lời nói của trẻ con chỉ bao gồm từ nào trực tiếp liên quan đến nghĩa. Các thành phần thiếu, hình vị ngữ pháp, là từ hoặc đuôi từ (chẳng hạn -ing, -ed, hoặc -s) làm cho câu đúng ngữ pháp. Trong những năm trước tuổi đến trường, trẻ con dần dần sử dụng hình vị ngữ pháp, trước tiên nắm vững những hình vị diễn dạt mối quan hệ đơn giản như -ing, được dùng để biểu thị rằng hành động được diễn đạt bằng động từ đang diễn ra. Các hình thức phức tạp hơn, chẳng hạn sử dụng thích hợp các hình thức khác nhau của động từ to be, được trẻ con nắm vững về sau này (Peters, 1995). 

Sử dụng hình vị ngữ pháp của trẻ con dựa trên hiểu biết qui tắc ngữ pháp đang phát triển của trẻ con, không phải đơn thuần là việc nhớ từng từ. Điều này đầu tiên được chứng minh trong một nghiên cứu bước ngoặt của Berko (1958), trong đó trẻ con những năm trước tuổi đến trường được cho xem hình vẽ các vật vô tri giống như vật trong minh họa (bên trên). Người thí nghiệm đặt tên cho vật, nói, "Đây là một con wug". Sau đó cho trẻ xem hình vẽ hai vật này, người thí nghiệm nói, "Đây là hai...". Hầu hết trẻ đều nói một cách tự phát "wugs". Vì cả dạng số ít và số nhiều của từ này đều mới lạ đối với những trẻ con này, nên trẻ con chỉ có thể tạo ra dạng số nhiều đúng bằng cách áp dụng qui tắc quen thuộc là thêm s phía sau.

Trẻ con lớn lên trong gia đình nói tiếng Anh gặp vấn đề tiếng mẹ đẻ của nó không theo qui luật, có nhiều ngoại lệ. Đôi khi trẻ con áp dụng qui tắc vào từ vốn là ngoại lệ của qui tắc ấy, lỗi lầm được gọi là qui tắc hóa quá mức. Chẳng hạn, trong số nhiều, trẻ con có thể thêm s không đúng thay vì sử dụng số nhiều bất qui tắc - hai "mans" thay vì hai "men", ở thì quá khứ, trẻ thêm -ed thay vì dùng dạng quá khứ bất qui tắc của động từ: "I goed home" thay vì "I went home" (Marcus và người khác, 1992; Mervis & Johnson, 1991).

Những minh họa này cho biết về tính phức tạp trong việc nắm vững qui tắc ngữ pháp trong ngôn ngữ. Trẻ con không chỉ học một tập hợp mở rộng các qui tắc cụ thể mà trẻ con còn phải hiểu mọi ngoại lệ trên cơ sở từng trường hợp. Cho dù công việc này rất khó nhưng hầu hết trẻ con đều nắm vững những điểm cơ bản trong tiếng mẹ đẻ vào lúc đi học. Trẻ con làm điều này như thế nào? Chúng ta sẽ thấy trong phần Tác động hiện hành, tất cả tác động Sinh học, tâm lý và văn hóa xã hội đều góp phần.



TÁC ĐỘNG HIỆN HÀNH: TRẺ CON HỌC NGỮ PHÁP NHƯ THẾ NÀO?

Nắm vững ngữ pháp tùy thuộc vào tác động Sinh học, văn hóa xã hội và tâm lý. Đối với Sinh học, nhà ngôn ngữ Noam Chomsky quả quyết rằng bộ não "mắc sẵn dây" cho việc học ngữ pháp. Nghĩa là, trẻ sinh ra có mạng thần kinh giúp trẻ suy luận các qui tắc ngữ pháp (Atkinson, 1992).

Tác động văn hóa xã hội cũng rất quan trọng. Bố mẹ đưa vào lời nói của mình các mẫu câu con mình đang học (Hoff-Ginsberg, 1990). Chẳng hạn, khi trẻ những năm trước tuổi đến trường lần đầu thử sử dụng các đại từ như you, I, và they (bạn, tôi, và họ), bố mẹ sử dụng nhiều ví dụ của những đại từ này trong lời nói của mình. Vì thế, bố mẹ giúp con tìm hiểu các qui tắc ngữ pháp mới dễ hơn bằng cách đưa ra lời nói thích hợp bổ sung.

Tác động tâm lý cũng quan trọng. Trẻ con chủ động tìm hiểu ý nghĩa trong ngôn ngữ (Bloom, 1991; Braine, 1992). Trẻ con phát biểu có hệ thống các qui tắc ngữ pháp mang tính thăm dò, rồi sau đó tìm kiếm thông tin phản hồi để đánh giá các qui tắc ấy. Chẳng hạn, khi lời nói của đứa trẻ không đúng hoặc chưa hoàn chỉnh, bố mẹ sửa lại câu hoặc hoàn chỉnh lời con trẻ nói. Nếu con trẻ nói, "Sara eat cookie" (Sara ăn bánh qui) thì bố mẹ đáp lại, "Yes, Sara is eating a cookie" (đúng, Sara đang ăn bánh qui). Lời đáp của bố mẹ nắm bắt được ý nghĩa trong nhận xét của con nhưng mô tả dạng ngữ pháp đúng (Bohannon va người khác, 1996). Khi nhận xét của đứa trẻ đúng ngữ pháp thì bố mẹ tiếp tục cuộc chuyện trò. Bằng cách sửa lại lời cho con trẻ hoặc tiếp tục trò chuyện, bố mẹ cung cấp thông tin phản hồi về các qui tắc thăm dò của con trẻ.

Tác nhân quan trọng trong sự phát triển ngữ pháp là bộ não chuyên môn hóa (tác động Sinh học), môi trường ngôn ngữ phong phú (tác động văn hóa xã hội), và đứa trẻ chủ động tìm cách nhận biết qui tắc trong lời nói (tác động Sinh học). Những tác động này kết hợp sẽ giúp đứa trẻ nắm vững ngữ pháp.

GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI KHÁC

Tưởng tượng hai đứa trẻ trước tuổi đến trường này đang tranh cãi là cách tốt nhất để tìm hiểu muốn giao tiếp hiệu quả cần phải có những gì. Cả hai đứa trẻ có lẽ cố nói cùng lúc, nhận xét của đứa trẻ có thể rời rạc hoặc không mạch lạc, nó không chịu nghe người khác nói. Những hành động này cho thấy 3 yếu tố quan trọng trong giao tiếp lời nói hiệu quả với người khác (Grice, 1975) như sau:

- Con người phải luân phiên trong vai trò người nói và người nghe.

- Khi nói, nhận xét phải dễ hiểu, rõ ràng đối với người nghe, từ quan điểm của chính mình.

- Khi nghe, phải chú ý và để cho người nói biết rằng nhận xét của anh ta không phải là vô nghĩa.

Nắm vững những yếu tố này là công việc trong suốt đời. Nói cho cùng, thậm chí người lớn thường giao tiếp với nhau không thành công mấy, đều vi phạm các qui định này. Tuy nhiên, trẻ con nắm bắt phần lớn những điều cơ bản trong giao tiếp lúc đầu đời.



Luân phiên

Nhiều bố mẹ đã bắt đầu khuyến khích chờ đến lượt trước khi con trẻ nói được từ đầu tiên (Field & Widmayer, 1982):

BỐ MẸ: Con có thấy con chim không?

CON: (gù gù...) ooooh.

BỐ MẸ: Đây là con chim xinh.

CON: ooooh.

BỐ MẸ: Con đúng, chim màu đỏ đấy.

Ngay sau khi trẻ con một tuổi bắt đầu nói, bố mẹ như ông bố trong ảnh (bên dưới phải) khuyến khích con tham gia chuyện trò luân phiên. Để giúp con trẻ, bố mẹ thường thực hiện cả hai vai trò trong cuộc chuyện trò, bố mẹ luân phiên giữa vai trò người nói và người nghe (Ervin-Tripp, 1970):

BỐ MẸ: (bắt đầu chuyện trò) Kendra ăn gì thế?

BỐ MẸ: (đáp thay cho con) Con đang ăn bánh qui đây.

Giúp đỡ như thế này rất cần thiết cho trẻ con dưới 2 tuổi, khi chuyện trò luân phiên tự phát thường diễn ra giữa con trẻ và người lớn (Barton & Tomasello, 1991). Khi 3 tuổi, đứa trẻ chuyển sang giai đoạn nếu người nghe không trả lời ngay thì đứa trẻ thường lặp lại nhận xét của mình để gợi câu trả lời và làm cho cuộc chuyện trò tiếp tục (Garvey & Berninger, 1981).

Nói hiệu quả

Ý nghĩa của thông tin phải rõ ràng. Tuy nhiên, sự rõ ràng chỉ đánh giá được đối với độ tuổi của người nghe, chủ đề chuyện trò và bối cảnh chuyện trò. Chẳng hạn, hãy nghĩ đến yêu cầu đơn giản, "đưa cho tôi đồ mở vít Phillips". Thông tin này đối với người lớn quen thuộc với nhiều loại đồ nghề rất rõ ràng nhưng đối với trẻ con thật mơ hồ vì tất cả đồ mở vít đều cùng một khuôn mà ra. Dĩ nhiên, nếu thùng đồ nghề chỉ toàn là đồ mở vít hiệu Phillips đủ cỡ, thì thông tin thậm chí cũng mơ hồ đối với người nghe có hiểu biết.

Luôn tạo ra thông tin rõ ràng là một nghệ thuật, nên hầu như chúng ta khó nghĩ rằng đứa trẻ thành thạo. Tuy nhiên, ở những năm trước tuổi đến trường, đứa trẻ cố gắng xác định thông tin, điều chỉnh thông tin cho phù hợp với người nghe và bối cảnh. Tuy nhiên, trẻ con 4 tuổi sử dụng ngữ pháp đơn giản hơn và tránh các chủ đề phức tạp khi nói chuyện với trẻ con 2 tuổi (Shatz & Gelman, 1977). Nếu người nghe có vẻ hiểu lầm thì trẻ con 2, 3 tuổi sẽ giải thích thông tin của mình cho rõ ràng (Shwe & Markman, 1997). Những chứng cứ này cho thấy trẻ con trước tuổi đến trường rất nhạy cảm với ý nghĩa quan trọng trong kỹ năng và hiểu biết của người nghe trong việc hình thành một thông tin rõ ràng.

Chú ý lắng nghe

Đôi khi, thông tin mơ hồ và khó hiểu, trong tình huống như thế, người nghe cần yêu cầu người nói giải thích thông tin cho rõ. Trẻ con trước tuổi đến trường không phải lúc nào cũng biết một thông tin mơ hồ. Bảo đứa trẻ tìm "đồ chơi màu đỏ", đứa trẻ sẽ chọn ngay trái banh màu đỏ trong đống đồ chơi gồm ôtô đồ chơi màu đỏ, ô ghép hình màu đỏ và búa đồ chơi màu đỏ. Thay vì yêu cầu người nói nêu cụ thể đồ chơi màu đỏ thì đứa trẻ trước tuổi đến trường thường nghĩ rằng mình biết người nói muốn nói đến đồ chơi mình thích (Beal & Belgrad, 1990). Trong những năm tiểu học, trẻ con dần dần nắm vững nhiều yếu tố liên quan đến việc xác định liệu thông tin của người khác có rõ ràng và nhất quán hay không (Ackerman, 1993).

Cải thiện kỹ năng giao tiếp là một thành tựu đáng kinh ngạc khác trong ngôn ngữ trong 5 năm đầu đời, thay đổi được tóm tắt trong bảng sau. Vào lúc trẻ con chuẩn bị học mẫu giáo, trẻ con đã sử dụng được ngôn ngữ với sự thành thạo đáng kể, có khả năng giao tiếp với kỹ năng đang phát triển.

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨHãy so sánh tiếp cận xử lý thông tin của Piaget, và của Vygotsky, về sự nhấn mạnh vai trò ngôn ngữ trong phát triển nhận thức. CỘT MỐC QUAN TRỌNG TRONG PHÁT TRIEN NGÔN NGỮ

Độ tuổi
Cột mốc
Mới sinh đến 1 tuổi

Đứa trẻ nghe được âm vị, bắt đầu thầm thì rồi sau đó bi bô.

Khoảng 1 tuổi

Đứa trẻ bắt đầu trò chuyện và ra điệu bộ, cho thấy trẻ bắt đầu sử dụng biểu tượng.

1 - 2 tuổi

Vốn từ phát triển nhanh (do phác họa nhanh), kiểu tập quen ngôn ngữ phản ánh và diễn đạt xuất hiện, câu hai từ xuất hiện trong lời nói điện tín, thấy rõ luân phiên trong giao tiếp.

3 - 5 tuổi

Vốn từ tiếp tục phát triển, hình vị ngữ pháp được bổ sung, đứa trẻ bắt đầu điều chỉnh lời nói phù hợp với người nghe nhưng người nghe thường phớt lờ vấn đề trong thông tin mình nhận được.



TỰ KIỂM TRA

1. … là âm cơ bản dùng để tạo ra từ.

1. Sự nắm vững âm ngôn ngữ của trẻ con có thể được khuyến khích bằng …, trong đó người lớn nói chậm và nhấn mạnh thay đổi âm sắc và âm lượng.

3. Tiếng bi bô của trẻ con lớn thường bao gồm …, mẫu âm sắc cao thấp phân biệt câu trần thuật với câu nghi vấn.

4. Trẻ con với vốn từ đầu tiên là những từ gọi tên, và ngôn ngữ chủ yếu là công cụ trí năng, sử dụng kiểu …

5. Trong …, nghĩa của một từ của trẻ con rộng hơn nghĩa của người lớn.

6. Noam Chomsky, một nhà ngôn ngữ nổi tiếng nhấn mạnh vai trò … trong việc lĩnh hội ngữ pháp của trẻ con.

7. Khi trò chuyện với trẻ con 2 tuổi, trẻ 4 tuổi …

8. Theo thuyết của Piaget, trẻ con trước tuổi đến trường đều tự đề cao mình. Tính tự đề cao này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ ra sao? Chứng cứ chúng ta mô tả về kỹ năng giao tiếp của trẻ có nhất quán với quan điểm của Piaget hay không?

Trả lời: (1) âm vị, (2) lời nói với trẻ, (3) ngữ điệu, (4) tham khảo, (5) mở rộng quá mức, (6) cơ thể sinh học, (7) sử dụng ngữ pháp đơn giản hơn và tránh chủ đề phức tạp.



KẾT HỢP TẤT CẢ LẠI VỚI NHAU

Những năm trước tuổi đến trường đánh dấu sự chuyển tiếp từ một đứa trẻ đang sống lệ thuộc vào người khác thành một đứa trẻ 5 tuổi độc lập bắt đầu quá trình đi học ở trường. Piaget giải thích sự chuyển tiếp này theo nghĩa phát triển qua các giai đoạn khác nhau về chất. Hai năm đầu là giai đoạn vận động nhận cảm, với đỉnh điểm là khả năng sử dụng biểu tượng. Trẻ con 2 - 7 tuổi thuộc giai đoạn tiền hoạt động, khi đứa trẻ bắt đầu tìm hiểu khả năng suy nghĩ biểu tượng. Tuy nhiên, suy nghĩ của trẻ con rất hạn chế, bao gồm tính tự đề cao mình giải thích động tác gật đầu, lắc đầu của Jamila trong khi nói chuyện qua điện thoại.

Chúng ta cũng khảo sát tiếp cận xử lý thông tin, trong đó sự phát triển nhận thức được mô tả theo nghĩa cả tiếp cận chung và cụ thể trong từng công việc. Chúng ta hiểu rằng kỹ năng chú ý và trí nhớ cơ bản được cải thiện đáng kể trong những năm trước tuổi đến trường. Tuy nhiên, trong trí nhớ của trẻ con có sự không hoàn hảo vì thế trẻ con trước tuổi đến trường như Cheryl (đứa trẻ liên quan trong trường hợp tình nghi lạm dụng) không phải lúc nào cũng đưa ra lời xác nhận đáng tin.

Kế đến, chúng ta khảo sát quan điểm phát triển nhận thức của Vygotsky, nghĩa là sự tập sự trong đó trẻ con tiến bộ khi cộng tác với người khác vốn hiểu biết nhiều hơn trẻ con. Chúng ta hiểu rằng trẻ con như Victoria tự thầm thì với mình trong giai đoạn chuyển tiếp trong đó sự kiểm soát quá trình nhận thức được chuyển từ người khác sang chính mình.

Trong phần cuối, chúng ta hiểu rằng trẻ con và trẻ con trước tuổi đến trường nắm vững âm, nghĩa và ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ ngay từ đầu đời. Chẳng hạn, đứa trẻ như Nabina hiểu từ trước khi nói rất lâu. Tuy nhiên, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả trong giao tiếp phát triển chậm hơn nhiều, tiếp tục trong suốt quãng đời.

Kết quả của khả năng trí tuệ và ngôn ngữ đang phát triển này, trẻ có khả năng hoàn thiện hơn trong sự tương tác và mối quan hệ với người khác, chúng ta sẽ chứng kiến trong Chương 5.




TÓM TẮT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU à Chương 4. SỰ XUẤT HIỆN TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ
Bắt đầu suy nghĩ: giải thích của Piaget

Các nguyên tắc cơ bản của sự phát triển nhận thức

- Trong quan điểm của Piaget, trẻ con hình thành sự hiểu biết thế giới của chính mình bằng cách tạo ra sơ đồ, nhóm các sức khỏe liên quan, đối tượng và hiểu biết. Sơ đồ của trẻ con dựa trên hành động, nhưng sơ đồ của trẻ lớn và thanh niên dựa trên thuộc tính chức năng, khái niệm và trừu tượng.

- Sơ đồ luôn thay đổi. Trong sự đồng hóa, kinh nghiệm được kết hợp vào trong sơ đồ hiện có. Trong sự thích nghi, kinh nghiệm có thể bổ sung sửa đổi sơ đồ.

- Khi sự thích nghi phổ biến hơn sự đồng hóa, đây là dấu hiệu cho biết sơ đồ của trẻ con không phù hợp, vì thế trẻ con sắp xếp lại sơ đồ. Sự sắp xếp này tạo ra bốn phân đoạn khác nhau của sự phát triển trí tuệ từ thời thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành.



Suy nghĩ vận động nhận cảm

- Hai năm đầu đời là giai đoạn vận động nhận cảm của Piaget, chia thành sáu giai đoạn khi đứa trẻ phát triển qua các giai đoạn, sơ đồ phức tạp hơn. Từ 8 - 12 tháng tuổi, một sơ đồ được sử dụng để phục vụ sơ đồ khác, khi 12 - 18 tháng tuổi, đứa trẻ thử nghiệm sơ đồ, khi 18 - 24 tháng tuổi, đứa trẻ tham gia xử lý biểu tượng.



Suy nghĩ tiền hoạt động

- Từ 2 đến 7 tuổi, trẻ con trong giai đoạn tiền hoạt động của Piaget. Mặc dù lúc này có khả năng sử dụng biểu tượng, suy nghĩ của đứa trẻ bị hạn chế bởi tính tự đề cao mình, không thể quan sát thế giới bằng quan điểm của người khác. Trẻ con trong giai đoạn tiền hoạt động cũng không thể đảo ngược hoạt động suy nghĩ và đôi khi nhầm lẫn vẻ ngoài với thực tế.



Đánh giá thuyết của Piaget

- Một đóng góp quan trọng của thuyết Piaget là quan điểm cho rằng trẻ con chủ động tìm hiểu thế giới của mình. Một đóng góp khác là nêu cụ thể điều kiện nuôi dưỡng sự phát triển nhận thức. Tuy nhiên, thuyết Piaget bị phê phán vì thực hiện của đứa trẻ trong công việc đôi khi được giải thích tốt hơn bằng những quan điểm không phải là một bộ phận trong thuyết của ông. Khiếm khuyết khác là việc của đứa trẻ từ công việc này sang công việc khác không nhất quán như thuyết dự đoán. Ý kiến khác cho rằng giải thích suy nghĩ của Piaget đánh giá quá thấp tác động văn hóa xã hội.



Xử lý thông tin trong tuổi ẵm ngửa và đầu thời thơ ấu

Các nguyên tắc xử lý thông tin chung

- Theo quan điểm xử lý thông tin, sự phát triển nhận thức bao gồm các thay đổi trong phần cứng trí tuệ và phần mềm trí tuệ.



Chú ý

- So với trẻ lớn, trẻ trước tuổi đến trường ít có khả năng chú ý đến thông tin liên quan công việc hơn. Sự chú ý của đứa trẻ có thể được cải thiện bằng cách làm cho kích thích không liên quan giảm bớt đi.



Trí nhớ

- Trẻ con có thể nhớ và có thể nhắc nhớ lại các sự kiện dường như đã quên. Trẻ con trước tuổi đến trường có thể nhớ các sự kiện mà trẻ đã trải qua trước đó hơn một năm. Hoạt động thông thường bao gồm một chuỗi các sự kiện được lưu trữ trong bộ nhớ như một vết nhớ. Tuy nhiên, vết nhớ làm sai lệch sự nhớ lại của trẻ khi sự kiện thực tế không phù hợp chính xác với vết nhớ.

- Trẻ con trước tuổi đến trường đôi khi làm chứng trong trường hợp lạm dụng trẻ em. Khi đứa trẻ được hỏi lặp đi lặp lại, trẻ con trước tuổi đến trường thường khó phân biệt những gì mình đã trải qua với những gì người khác đề nghị nên trải qua. Sự không chính xác thuộc loại này có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng một số hướng dẫn khi phỏng vấn đứa trẻ chẳng hạn như cảnh báo cho trẻ biết rằng người phỏng vấn có thể đánh lừa đứa trẻ.

Hiểu biết về lượng

- Trẻ con có khả năng phân biệt các lượng nhỏ, chẳng hạn như "hai vật" từ "ba vật". Khi 3 tuổi, đứa trẻ có thể đếm nhiều tập hợp đồ vật nhỏ, áp dụng các nguyên tắc từng cái một, trật tự ổn định và kết hợp.

- Học đếm các con số lớn bao gồm tập quen qui tắc về tên đơn vị và hàng mười. Sự tập quen này khó hơn đối với trẻ nói tiếng Anh so với trẻ con ở các nước châu Á, vì tên con số trong tiếng Anh đều bất qui tắc. 

Trí tuệ và văn hóa: thuyết của Vygotsky

Vùng phát triển đầu gần

- Vygotsky cho rằng nhận thức phát triển lúc đầu trong một bối cảnh xã hội và chỉ phát triển dần dần dưới sự kiểm soát độc lập của trẻ con. Sự khác biệt giữa những gì trẻ có thể làm có sự giúp đỡ và những gì trẻ con làm một mình cấu thành vùng phát triển đầu gần.



Bắc giàn

- Kiểm soát kỹ năng nhận thức được chuyển sang cho đứa trẻ thông qua việc bắc giàn, một cách truyền đạt trong đó giáo viên để cho đứa trẻ đảm nhận ngày càng nhiều công việc hơn khi đứa trẻ đã nắm vững các thành phần khác nhau. Việc bắc giàn thường gặp trên khắp thế giới, nhưng kỹ thuật bắc giàn cụ thể cho việc học của trẻ thay đổi từ bối cảnh văn hóa này sang bối cảnh văn hóa khác.



Lòi nói riêng

- Trẻ con thường nói với chính mình, nhất là khi công việc khó hoặc sau khi trẻ phạm lỗi. Lời nói riêng như thế là cách để đứa trẻ điều tiết hành vi của mình, tượng trưng một bước trung gian trong sự chuyển sự kiểm soát suy nghĩ từ người khác sang chính mình.



Ngôn ngữ

Con đường hình thành lời nói

- Âm vị là các đơn vị âm cơ bản để hình thành từ. Trẻ con nghe được âm vị ngay sau khi sinh. Thậm chí trẻ con nghe được âm vị không được sử dụng trong tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng khả năng này không còn khi đứa trẻ hơn một tuổi.

- Lời nói với trẻ con là lời nói của người lớn dành cho trẻ con, nói chậm hơn, có nhiều biến thể âm sắc và âm lượng hơn. Trẻ con thích lời nói với trẻ hơn vì cung cấp gợi ý ngôn ngữ bổ sung cho trẻ.

- Giao tiếp của trẻ sơ sinh được hạn chế bằng tiếng khóc, nhưng khoảng 3 tháng tuổi, đứa trẻ thì thầm. Ít lâu sau là tiếng bi bô bao gồm một âm tiết đơn, sau vài tháng nữa, tiếng bi bô của trẻ con bao gồm các âm tiết và ngữ điệu dài hơn.



Các từ đầu tiên và nhiều từ khác

- Sau một giai đoạn ngắn trong đó đứa trẻ trông có vẻ hiểu lời nói của người khác nhưng bản thân chưa nói được, hầu hết đứa trẻ bắt đầu nói sau khi thôi nôi. Sử dụng từ đầu tiên được khởi sự bằng việc nhận biết rằng từ là biểu tượng. Sau đó, vốn từ của đứa trẻ phát triển nhanh. Một số trẻ sử dụng kiểu tham khảo nhấn mạnh từ như các tên và xem ngôn ngữ như một công cụ trí tuệ. Các đứa trẻ khác sử dụng kiểu diễn đạt nhấn mạnh nhóm từ và xem ngôn ngữ như một công cụ xã hội.

- Hầu hết trẻ con hiểu nghĩa của từ nhanh đến mức không thể nghĩ đến tất cả nghĩa có thể của từ theo hệ thống. Thay vào đó, trẻ con sử dụng một số qui tắc để xác định nghĩa có thể của từ mới. Qui tắc không phải lúc nào cũng thu được nghĩa chính xác. Sự mở rộng quá ít là nghĩa của từ bị thu hẹp hơn nghĩa của từ do người lớn sử dụng, sự mở rộng quá mức là nghĩa của từ do trẻ sử dụng rộng hơn.

- Vốn từ của trẻ con được kích thích bằng kinh nghiệm. Cả bố mẹ lẫn truyền hình có thể nuôi dưỡng sự phát triển vốn từ. Yếu tố quan trọng là phải giúp trẻ chủ động tham gia hoạt động liên quan đến ngôn ngữ.



Nói thành câu: phát triển ngữ pháp

- Ngay sau khi đứa trẻ bắt đầu nói, đứa trẻ nói câu hai từ lấy từ kinh nghiệm của chính mình. Chuyển từ câu hai từ sang câu phức bao gồm bổ sung hình vị ngữ pháp. Trước tiên đứa trẻ nắm vững hình vị ngữ pháp diễn đạt quan hệ đơn giản rồi sau đó những hình vị ngữ pháp ấy biểu thị quan hệ phức tạp hơn. Nắm vững hình vị ngữ pháp bao gồm việc học qui tắc cũng như các ngoại lệ trong qui tắc.

- Một số nhà ngôn ngữ học quả quyết rằng ngữ pháp quá phức tạp đối với trẻ đến mức không thể học được từ kinh nghiệm của mình, thay vào đó bộ não phải được "mắc dây sẵn" cho công việc. Tuy nhiên, kinh nghiệm ngôn ngữ rất quan trọng. Lời nói của bố mẹ làm mẫu để con trẻ bắt chước. Đứa trẻ cố suy luận qui tắc ngữ pháp từ lời nói mình nghe được, bố mẹ cho con trẻ biết thông tin phản hồi liên quan những qui tắc thăm dò này.

Giao tiếp với người khác

- Bố mẹ khuyến khích luân phiên thậm chí trước khi trẻ bắt đầu nói, về sau này, thực hiện cả vai trò người nói lẫn người nghe đối với trẻ. Khi 3 tuổi, trẻ tự phát chuyện trò luân phiên với người khác.

- Trẻ con trước tuổi đến trường điều chỉnh lời nói của mình ở dạng thô để phù hợp với nhu cầu của người nghe. Tuy nhiên, trẻ con trước tuổi đến trường không thể nhận biết sự mơ hồ trong lời nói của người khác, trẻ con chỉ cho rằng mình biết những gì người nói muốn nói.


TỪ KHÓA NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU à Chương 4. SỰ XUẤT HIỆN TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ
Sơ đồ

sự đồng hóa

sự thích nghi

sự cân bằng

giai đoạn vận động nhận cảm

phản ứng vòng sơ cấp

phản ứng vòng thứ cấp

phản ứng vòng bậc ba

tính tự đề cao mình

thuyết vật linh

phần cứng trí tuệ

phần mềm trí tuệ

quá trình chú ý

vết nhớ


nguyên tắc từng cái một

nguyên tắc trật tự ổn định

nguyên tắc kết hợp

vùng phát triển đầu gần

bắc giàn

âm vị


sự quen thuộc

lời nói với trẻ con

tiếng thì thầm

tiếng bi bô

ngữ điệu

kiểu tham khảo

kiểu diễn đạt

phác họa nhanh

mở rộng quá mức

mở rộng quá ít

lời nói điện tín

hình vị ngữ pháp

qui tắc hóa quá mức


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương