LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU CHI TIẾT



trang20/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   72

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU CHI TIẾT

Tài liệu tham khảo

CECI, S. J., & BRUCK, M. (1995). Jeopardy in the courtroom: A scientific analysis of children’s testimony. Washington, D.c. Hiệp hội Tâm lý học Mỹ quốc. Do các chuyên gia hàng đầu biên soạn, sử dụng trẻ em làm nhân chứng, tác giả mô tả tốt nhất nên làm cách nào để đảm bảo rằng phỏng vấn có trẻ làm nhân chứng được tiến hành nhạy cảm và chuyên nghiệp.

FLAVELL, J. H., MILLER, p. H., & MILLER, S. A. (1993). Cognitive development (tái bản lần thứ ba). Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall. Quyển sách này do bộ ba nhà nghiên cứu hàng đầu biên soạn, mô tả sự phát triển nhận thức trong tuổi ẵm ngửa và những năm trước tuổi đến trường. Trình bày thuyết của Piaget và Vygotsky, như quan điểm xử lý thông tin. Có lẽ đây là sách tham khảo đa năng nhất về sự phát triển nhận thức đối với sinh viên.

GARVEY, C. (1984). Children’s Talk. Cambridge, MA: Harvard University Press. Quyển sách này chứng minh cách sử dụng ngôn ngữ xã hội của trẻ và cũng là một công cụ trí tuệ, có rất nhiều minh họa giải trí bằng cuộc chuyện trò của trẻ.

KAIL, R. (1990). The development of memory in children (tái bản lần thứ ba). New York: Freeman. Quyển sách này mô tả trí nhớ ở trẻ tuổi ẵm ngửa và trẻ biết đi chập chững cũng như ở trẻ lớn và thanh niên. Đề cập phần lớn nghiên cứu nhưng theo cách dễ hiểu, trực tiếp.

SIEGLER, R. S. (1998). Children’s thinking (tái bản lần thứ ba). Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall. Tác giả là người ủng hộ hàng đầu tiếp cận xử lý thông tin trong phát triển nhận thức, quyển sách này phản ánh định hướng ấy. Ông thảo luận thuyết và ngôn ngữ của Piaget nhưng đề cập nhiều về các chủ đề xử lý thông tin chẳng hạn trí nhớ, giải quyết vấn đề và kỹ năng học thuật.



Chương 5. GIA NHẬP THẾ GIỚI XÃ HỘI NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU
I. Khởi đầu: Tin cậy và quyến luyến

- Các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội đầu tiên của Erikson

- Phát triển tình cảm quyến luyến

- Điều gì quyết định tính chất quyến luyến

- Quyến luyến, công việc, và chăm sóc thay thế

- Lois, Bill, và Sarah



II. Phát triển cảm xúc

- Cảm xúc cơ bản

- Cảm xúc phức tạp

- Nhận biết và sử dụng cảm xúc của người khác



III. Tương tác với người khác

- Niềm vui khi chơi đùa

- Học cách hợp tác

- Hợp tác và ganh đua ở trẻ con

- Giúp đỡ người khác

- Trẻ con thấu cảm có nhiều khả năng giúp đỡ hay không?



IV. Vai trò giới tính và nhận biết giới tính

- Hình ảnh nam và nữ giới: thực tế và tưởng tượng

- Phân loại giới tính

- Phát triển vai trò giới tính

- Con của bố mẹ là nam đồng tính và đồng dục nữ

Kết hợp tất cả lại với nhau

Tóm tắt

Từ khóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết

Nếu bạn là một fan của tiết mục Friends của kênh truyền hình NBC, thì những lời bài hát ưa chuộng này rất quen thuộc: "Anh sẽ đến đó đợi em, khi trời mưa tầm tã, anh sẽ đến đó đợi em như đã từng đợi trước đây, vì em đã từng đợi anh ở nơi này...". Bạn bè rất quan trọng nhưng bạn bè chỉ là một trong nhiều cách mà chúng ta, trong tư cách con người, quan hệ với nhau. Bạn bè, người yêu, vợ chồng, bố mẹ và con cái, đồng nghiệp, bạn cùng phòng là những loại khác nhau trong mối quan hệ xã hội làm cho cuộc sống của chúng ta vui thú và mãn nguyện.

Trong chương này, chúng ta lần theo nguồn gốc của những mối quan hệ xã hội này. Chúng ta bắt đầu bằng mối quan hệ xã hội đầu tiên - giữa con và bố mẹ. Bạn cũng sẽ hiểu được mối quan hệ này bị ảnh hưởng ra sao khi sự tách lìa diễn ra lúc bố mẹ làm việc cả ngày.

Tương tác với bố mẹ và người khác thường đầy ắp cảm xúc - vui, hài lòng, giận và tội lỗi - chỉ mới kể ra một vài. Trong phần thứ hai, bạn sẽ hiểu cách trẻ con thể hiện cảm xúc khác nhau và cách trẻ con nhận biết cảm xúc của người khác.

Trong phần thứ ba, bạn sẽ hiểu chân trời xã hội của trẻ con mở rộng vượt khỏi bố mẹ để bao gồm cả bạn đồng tuổi ra sao. Sau đó bạn sẽ tìm hiểu một số yếu tố xác định liệu trẻ có hợp tác và liệu trẻ con có giúp người khác đang đau khổ hay không.

Khi sự tương tác của trẻ con với người khác diễn ra trên diện rộng thì trẻ con bắt đầu tìm hiểu vai trò xã hội mà người khác nghĩ mình phải có. Trong số những vai trò xã hội mà trẻ con tìm hiểu là những vai trò đi kèm với giới tính - xã hội mong đợi bé gái và bé trai phải hành xử ra sao. Bạn cũng biết được trẻ con nhận biết vai trò giới tính ra sao.

I. KHỞI ĐẦU: TIN CẬY VÀ QUYẾN LUYẾN
II. PHÁT TRIỂN CẢM XÚC
III. TƯƠNG TÁC VỚI NGƯỜI KHÁC
IV. VAI TRÒ GIỚI TÍNH VÀ NHẬN BIẾT GIỚI TÍNH
TÓM TẮT
TỪ KHÓA
I. KHỞI ĐẦU: TIN CẬY VÀ QUYẾN LUYẾN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 1. SỰ PHÁT TRIỂN TRƯỚC KHI SINH, THỜI ẴM NGỬA VÀ ĐẦU TUỔI THƠ ẤU à Chương 5. GIA NHẬP THẾ GIỚI XÃ HỘI
Mục tiêu nghiên cứu

- Các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội đầu tiên của Erikson là gì?

- Trẻ con hình thành sự quyến luyến cảm xúc với mẹ, bố và những người quan trọng khác trong cuộc sống của mình như thế nào?

- Các biến thể khác nhau của mối quan hệ quyến luyến là gì, chúng phát sinh ra sao, có những kết quả gì?

- Tình cảm quyến luyến khi bố mẹ của đứa trẻ ở tuổi ẵm ngửa và trẻ con nhỏ làm việc xa nhà có hại hay không?

Khởi đầu: Tin cậy và quyến luyến

Các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội đầu tiên của Erikson

Phát triển tình cảm quyến luyến

Quyến luyến, công việc, và chăm sóc thay thế

Con trai cỦa Kendra là Roosevelt là một đứa bé vui tính, tình cảm, mới tròn 18 tháng. Kendra thích dành nhiều thời gian ở bên con bất cứ khi nào không có việc gì quan trọng. Cô muốn đi làm trở lại, công việc của một nhân viên cho vay ở ngân hàng địa phương. Kendra biết một phụ nữ hàng xóm đã chăm sóc con của bạn mình, bạn cô nghĩ rằng người phụ nữ ấy là người trông trẻ tuyệt vời. Nhưng Kendra vẫn còn lưỡng lự không biết có nên đi làm trở lại hay không - nếu đi làm có thể làm hỏng sự phát triển của Roosevelt.

Cả lý thuyết gia theo thuyết phát triển và bố mẹ đều nghĩ rằng mối quan hệ xã hội - cảm xúc phát triển giữa con và bố mẹ (thường không nhất thiết phải là mẹ) rất đặc biệt. Đây là mối quan hệ xã hội - cảm xúc đầu tiên của trẻ, vì thế các lý thuyết gia và bố mẹ cho rằng mối quan hệ này phải mang lại sự vừa ý, không có vấn đề để ấn định giai đoạn cho mối quan hệ sau này. Trong phần này, chúng ta sẽ khảo sát các bước liên quan trong việc tạo ra mối quan hệ cảm xúc đầu tiên của đứa trẻ. Đồng thời, bạn sẽ hiểu được mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi sự xa cách ra sao khi bố mẹ như Kendra phải làm việc suốt ngày.



CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ XÃ HỘI ĐẦU TIÊN CỦA ERIKSON

Một số hiểu biết đầy đủ nhất của chúng ta về tính chất phát triển tâm lý xã hội đều phát xuất từ lý thuyết do Erik Erikson (1982) đưa ra. Trước tiên, chúng ta đề cập thuyết của Erikson trong chương 1, nhớ rằng ông mô tả sự phát triển như một chuỗi gồm 8 giai đoạn, mỗi giai đoạn có sự khủng hoảng riêng trong sự phát triển tâm lý xã hội. Khi giải quyết khủng hoảng thành công, chúng ta xác lập một vùng sức mạnh tâm lý xã hội. Khi khủng hoảng không được giải quyết thì khía cạnh phát triển tâm lý xã hội ấy bị kìm hãm, hạn chế khả năng giải quyết khủng hoảng sau này của cá thể.

Trong thuyết của Erikson, tuổi ẵm ngửa và những năm trước tuổi đến trường được tượng trưng bằng 8 giai đoạn như trong sơ đồ (bên trên). Chúng ta hãy khảo sát từng giai đoạn.

BA GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA ERIKSON



Độ tuổi
Khủng hoảng
Sức mạnh
Tuổi ẵm ngửa

Tin cậy cơ bản so với hoài nghi

Hi vọng

1 – 3 tuổi



Tự quản so với hổ thẹn và hoài nghi

Ý chí


3 – 5 tuổi

Sáng kiến so với tội lỗi

Mục đích

Tin cậy cơ bản so với hoài nghi

Erikson lập luận rằng cảm giác tin cậy chính mình và tin cậy người khác là cơ sở trong sự phát triển con người. Trẻ sơ sinh rời khỏi sự ấm áp và an toàn của tử cung để sống trong một thế giới xa lạ. Nếu bố mẹ thường xuyên đáp ứng nhu cầu của con thì con mình sẽ tin tưởng và cảm thấy an toàn trong thế giới. Dĩ nhiên, thế giới không phải lúc nào cũng thú vị và đôi khi có nhiều hiểm nguy. Bố mẹ không thể lúc nào cũng đỡ được con khi con té hoặc có thể vô tình cho con ăn thức ăn quá nóng. Erikson nhìn thấy giá trị trong những kinh nghiệm này, vì đứa trẻ học được sự hoài nghi. Với sự cân đối tốt giữa tin cậy và hoài nghi, đứa trẻ có thể có được hi vọng là sự cởi mở đối với kinh nghiệm mới được tôi luyện bằng sự thận trọng làm cho lo lắng hoặc nguy hiểm có thể phát sinh.



Tự quản so với hổ thẹn và hoài nghi

Từ 1 đến 3 tuổi, đứa trẻ dần dần hiểu rằng mình có thể kiểm soát hành động của chính mình. Với hiểu biết này, nó phấn đấu tự quản, độc lập với người khác. Tuy nhiên, tự quản bị hoài nghi làm mất tác dụng, mà đứa trẻ có thể xử lý tình huống khắt khe và bằng hổ thẹn phát sinh do thất bại. Sự kết hợp tự quản, hổ thẹn và hoài nghi tạo ra ý chí vốn là hiểu biết trong giới hạn rằng đứa trẻ có thể cố ý tác động thế giới của mình.



Sáng kiến so với tội lỗi

Hầu hết bố mẹ có con 3, 4 tuổi tự mình đảm nhận một số trách nhiệm (chẳng hạn tự mặc quần áo). Trẻ con cũng bắt đầu đồng nhất với người lớn và bố mẹ, nó bắt đầu tìm hiểu cơ hội có sẵn trong nền văn hóa của mình. Trò chơi bắt đầu có mục đích khi nó tìm hiểu vai trò của người lớn chẳng hạn như mẹ, bố, cô, vận động viên hoặc nhà văn. Đứa trẻ bắt đầu tự mình tìm hiểu môi trường, hỏi rất nhiều câu về thế giới, và tự mình tưởng tượng khả năng có thể.

Sáng kiến này bị tội lỗi kiềm chế khi đứa trẻ nhận biết rằng sáng kiến của mình sẽ gây mâu thuẫn với người khác, đứa trẻ không thể theo đuổi tham vọng của mình với sự bị bỏ rơi. Mục đích đạt được với sự cân bằng giữa sáng kiến cá nhân và thái độ sẵn sàng cộng tác với người khác.

Một trong những ưu điểm trong thuyết của Erikson là khả năng kết hợp những phát triển tâm lý xã hội quan trọng trong suốt cuộc đời. Chúng ta sẽ trở lại các giai đoạn còn lại trong các chương cuối. Bây giờ, chúng ta hãy tập trung vào khủng hoảng đầu tiên trong số những khủng hoảng của Erikson - xác lập thái độ tin cậy thế giới - và khảo sát sự hình thành tình cảm quyến luyến giữa con và bố mẹ.



PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM QUYẾN LUYẾN

Sigmund Freud là lý thuyết gia đầu tiên trong thời hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ràng buộc cảm xúc của con trẻ với mẹ. Tuy nhiên, ngày nay, quan điểm về mối quan hệ con người ban đầu rất thịnh hành là quan điểm của John Bowlby (1969). Nghiên cứu của ông phát xuất từ Tập quán học, một ngành Sinh học nghiên cứu về hành vi thích nghi của các chủng loài khác nhau, một mối quan hệ xã hội — cảm xúc lâu bền — có nhiều khả năng tồn tại. Người này thường là người mẹ nhưng không nhất thiết phải là mẹ, điều quan trọng là mối quan hệ cảm xúc gắn bó với người chăm sóc, quan tâm. Quyến luyến cũng hình thành với bố, ông bà hoặc người khác.

Bowlby lập luận rằng áp lực tiến hóa ủng hộ các hành vi rất có khả năng gợi ra sự chăm sóc ở người lớn chẳng hạn như đeo bám, bú, khóc và cười. Nghĩa là qua quá trình tiến hóa của loài người, những hành vi này trở thành một phần tiêu chuẩn trong di sản kế thừa sinh học ở trẻ con. Cùng với phản ứng của người lớn, chúng tạo ra một hệ thống tương tác dẫn đến sự hình thành mối quan hệ quyến luyến.

Chúng ta hãy khảo sát một số bước đi trong sự hình thành tình cảm quyến luyến như thế.



Các bước hướng đến quyến luyến

Mối quan hệ quyến luyến phát triển dần qua vài tháng đầu sau khi sinh, phản ánh kỹ năng nhận thức đang phát triển của trẻ con (mô tả trong chương 4). Bước đầu tiên đối với đứa trẻ là phải tìm hiểu sự khác nhau giữa con người và đồ vật khác. Thông thường, trong vài tháng đầu tiên, đứa trẻ bắt đầu phản ứng khác nhau đối với con người và đồ vật - chẳng hạn, cười nhiều hơn và phát âm nhiều hơn đối với con người. Điều này cho thấy đứa trẻ bắt đầu nhận biết thành viên trong thế giới xã hội.

Trong những tháng này, người mẹ và con trẻ bắt đầu đồng bộ hóa tương tác của mình (Nwokah & Fogel, 1993). Hãy nhớ lại trong chương 2 hành vi của trẻ con trải qua nhiều chu kỳ. Trẻ con thay đổi từ tình trạng tỉnh táo và chú ý sang tình trạng khó chịu, không chú ý. Người chăm sóc bắt đầu nhận biết những trạng thái hành vi này và điều chỉnh hành vi của chính mình cho phù hợp. Bà mẹ nhận thấy con đang thức, tỉnh táo, bắt đầu mỉm cười và trò chuyện với con. Những tương tác này thường tiếp tục cho đến khi tình trạng của trẻ con thay đổi, nhắc mẹ nên dừng lại. Lúc 3 tháng tuổi, nếu con trẻ tỉnh táo và mẹ không tương tác mà chỉ nhìn chăm chú không nói tiếng nào thì đứa trẻ ít nhất cũng khó chịu ở mức vừa phải, ngoảnh mặt đi và đôi khi khóc (Toda & Fogel, 1993).

Vì thế, mẹ và con dần dần điều chỉnh hành vi của mình sao cho cả hai "ăn khớp" cùng lúc (Gable & Isabella, 1992). Những tương tác này cung cấp cơ sở giao tiếp tinh vi hơn và nuôi dưỡng sự tin cậy ở trẻ con rằng mẹ phản ứng theo cách có thể đoán được và làm mình yên tâm.

Vào khoảng 6, 7 tháng, hầu hết trẻ con đều chọn ra người quyến luyến - thường là mẹ - như một nhân vật đặc biệt (Thompson, 1998). Đứa trẻ mỉm cười với mẹ, đeo mẹ nhiều hơn đeo người khác. Người quyến luyến càng nổi bật như cơ sở xã hội - cảm xúc ổn định của trẻ con. Chẳng hạn, trẻ con 7 tháng tuổi giống như trong ảnh (bên dưới) có thể tìm hiểu một môi trường mới lạ nhưng lâu lâu lại tìm mẹ như thể đang tìm kiếm sự yên tâm. Hành vi như thế cho thấy đứa trẻ tin cậy và tin tưởng mẹ, điều này biểu thị mối quan hệ quyến luyến đã được xác lập.

Sau khi đứa trẻ quyến luyến với mẹ, thì nó nhanh chóng phát triển mối quan hệ quyến luyến với người khác gồm có bố, anh chị em ruột và ông bà (Schaffer & Emerson, 1964). Chúng ta hãy tìm hiểu tính chất mối quan hệ của trẻ con đối với bố.



Mối quan hệ bố - con

Ở Bắc Mỹ, tình cảm quyến luyến thường phát triển trước hết giữa con và mẹ vì mẹ vẫn là người chăm sóc chính. Tuy nhiên, hầu hết trẻ con ít lâu sau cũng quyến luyến với bố (Belsky, 1996; Parke, 1995).

Mặc dù trẻ con thường quyến luyến với - cả bố lẫn mẹ, nhưng trẻ con tương tác với bố mẹ khác nhau. Bố dành nhiều thời gian để đùa giỡn với con trẻ nhiều hơn chăm sóc. Trong các nước khắp thế giới – Úc, Ấn Độ, Israel, Nhật Bản và Mỹ thì bố là "bạn cùng chơi" thông thường của con trẻ (Roopnarine, 1992). Thậm chí bố chơi với con trẻ khác hẳn mẹ trong các trò chơi vận động cơ thể, xô đẩy lộn xộn, trong khi mẹ dành nhiều thời gian để kể chuyện và trò chuyện với con trẻ, cho con trẻ xem đồ chơi và chơi các trò giống như pat-a-cake (Parke, 1990). Những khác biệt trong cách tương tác này vẫn còn ngay cả khi bố chăm sóc trẻ suốt ngày thay mẹ phải đi làm việc toàn thời gian xa nhà (Lamb & Oppenheim, 1989).

Qua cơ hội chơi với mẹ hoặc bố, trẻ con thường chọn chơi với bố nhiều hơn. Tuy nhiên, khi trẻ con khó chịu, thì nó thích chơi với mẹ hơn (Field, 1990). Vì thế, mặc dù hầu hết trẻ con quyến luyến với cả hai bố mẹ, nhưng mẹ và bố thường có vai trò khác nhau trong sự phát triển xã hội ban đầu của đứa trẻ.



Các hình thức quyến luyến

Nhờ vào Sinh học, hầu hết tất cả trẻ con hành xử theo cách gợi ra sự chăm sóc của người lớn, vì hành vi này, quyến luyến gần như luôn phát triển giữa trẻ con và người chăm sóc khi đứa trẻ khoảng 8 hoặc 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, quyến luyến có thể diễn ra trong nhiều hình thức, và yếu tố môi trường giúp xác định tính chất quyến luyến giữa trẻ con và người chăm sóc. Mary Ainsworth (1978, 1993) tiên phong trong nghiên cứu mối quan hệ quyến luyến sử dụng một quá trình được gọi là Tình huống lạ. Bạn có thể thấy trong biểu đồ (bên dưới) rằng Tình huống lạ bao gồm một loạt tình tiết, mỗi tình tiết dài 3 phút. Mẹ và con trẻ bước vào một căn phòng lạ đầy ắp đồ chơi hấp dẫn. Mẹ ra khỏi phòng một thời gian ngắn sau đó cả hai mẹ con gặp lại nhau. Trong khi đó, người làm thí nghiệm quan sát đứa trẻ, ghi chép phản ứng của đứa trẻ khi xa mẹ và khi gặp lại.



CHUỖI CÁC SỰ KIỆN TRONG TÌNH HUỐNG LẠ

1. Người quan sát chỉ phòng thí nghiệm cho mẹ con rồi ra khỏi phòng.

2. Đứa trẻ được phép tìm hiểu căn phòng trong 3 phút, mẹ cũng quan sát nhưng không tham gia.

3. Một người lạ bước vào phòng, không nói gì cả trong 1 phút, sau đó trò chuyện với đứa trẻ trong 1 phút rồi bước đến gần đứa trẻ. Mẹ lén bước ra khỏi phòng.

4. Người lạ không chơi với đứa trẻ nhưng cố dỗ nó nếu cần.

5. Sau 3 phút, mẹ trở vào, chào hỏi và vỗ về con trẻ.

6. Khi đứa trẻ tiếp tục chơi, mẹ bỏ đi lần nữa, lần bỏ đi này mẹ nói "bye-bye".

7. Người lạ cố làm cho đứa trẻ bình tĩnh và chơi cùng nó.

8. Sau 3 phút, mẹ trở vào, người lạ bước ra.

Dựa vào cách đứa trẻ phản ứng trước sự chia tay và đoàn tụ với mẹ, Ainsworth và các nhà nghiên cứu khác phát hiện 4 loại mối quan hệ quyến luyến chính (Ainsworth, 1993; Main & Cassidy, 1988). Một là quyến luyến yên tâm và ba loại quyến luyến không yên tâm khác (né tránh, chịu đựng, phá rối):

- Quyến luyến yên tâm: Đứa trẻ có thể hoặc không thể khóc khi mẹ bỏ đi nhưng khi mẹ trở vào đứa trẻ muốn ở bên mẹ và nếu nó khóc thì mẹ không đi nữa. Đứa trẻ trong nhóm này có vẻ như muốn nói, "con nhớ mẹ khủng khiếp, con rất vui khi thấy mẹ, nhưng lúc này mọi việc đã ổn, con sẽ tiếp tục chuyện con đang làm". Khoảng 60 - 65% trẻ em Mỹ có mối quan hệ quyến luyến yên tâm.

- Quyến luyến né tránh: Đứa trẻ không khó chịu khi mẹ bỏ đi, khi mẹ trở vào có thể không để ý đến mẹ bằng cách nhìn hoặc ngoảnh đầu đi nơi khác. Đứa trẻ quyến luyến né tránh dường như muốn nói, "mẹ lại bỏ con nữa rồi. Con phải tự lo thôi!". Khoảng 20% trẻ em Mỹ có mối quan hệ quyến luyến né tránh, vốn là một trong 3 hình thức quyến luyến không yên tâm.

- Quyến luyến chịu đựng: Đứa trẻ khó chịu khi mẹ bỏ đi, và vẫn còn khó chịu hoặc thậm chí giận dữ khi mẹ trở lại, và rất khó dỗ. Như đứa trẻ trong ảnh (bên trái dưới), những trẻ này dường như muốn nói, "tại sao mẹ làm thế? Con cần mẹ một cách tuyệt vọng nhưng mẹ cứ bỏ đi không nói một lời. Con rất giận khi mẹ bỏ đi như thế". Khoảng 10 - 15% trẻ em Mỹ có mối quan hệ quyến luyến chống đối này, vốn là một hình thức khác của quyến luyến không yên tâm.

- Quyến luyến phá rối (mất định hướng): Đứa trẻ trông có vẻ bối rối khi mẹ bỏ đi, khi mẹ trở lại như thể không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Đứa trẻ thường hành xử theo cách mâu thuẫn, chẳng hạn như gần mẹ khi mẹ trở vào nhưng không nhìn mẹ như thể tự hỏi, "chuyện gì đang diễn ra? Con muốn mẹ ở đây nhưng mẹ bỏ đi, giờ mẹ trở lại. Con không hiểu chuyện gì đang xảy ra!". Khoảng 5 - 10% trẻ em Mỹ có mối quan hệ quyến luyến phá rối này, hình thức thứ ba trong 3 loại quyến luyến không yên tâm.

Các hình thức quyến luyến khác nhau trong phần Tình huống lạ cũng nổi bật khi đứa trẻ được nghiên cứu trong các tình huống tự nhiên hơn (Vaughn và người khác, 1992). Trong một tiếp cận, một nhà quan sát trước tiên quan sát đứa trẻ trong nhà của nó. Sau đó, nhà quan sát điểm qua danh sách gồm 90 mô tả hành vi của đứa trẻ, chẳng hạn như "Nếu được mẹ ẵm trên tay, đứa trẻ sẽ nín và phục hồi nhanh chóng sau khi hoảng hốt hoặc khó chịu" và "đứa trẻ nhanh chóng chào mẹ bằng cách cười toe toét khi mẹ bước vào phòng". Nhà quan sát quyết định mọi phát biểu mô tả hành vi của đứa trẻ tốt đến mức nào, và những đánh giá này được sử dụng để biểu thị đặc điểm tính chất quyến luyến của đứa trẻ đối với mẹ ra sao (Posada và người khác, 1995).

Bất kể phương pháp sử dụng để đánh giá mối quan hệ quyến luyến, quyến luyến yên tâm và các hình thức khác nhau của quyến luyến không yên tâm được quan sát thấy trên khắp thế giới. Bạn nhìn thấy trong biểu đồ (bên trên), quyến luyến yên tâm là quyến luyến thường gặp nhất trên thế giới (Van IJzendoorn & Kroonenberg, 1988). Thật may mắn vì quyến luyến yên tâm tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triển xã hội tiếp theo sau.



Kết quả của tình cảm quyến luyến

Erikson và các lý thuyết gia khác (như Sroufe & Fleeson, 1986) cho rằng quyến luyến con - bố mẹ, mối quan hệ xã hội đầu tiên, đặt nền tảng cho tất cả các mối quan hệ xã hội sau này của đứa trẻ. Theo quan điểm này, đứa trẻ trải qua sự tin cậy và tình thương trong quyến luyến yên tâm phát triển ở đứa trẻ trước tuổi đến trường, tương tác thành công và tin cậy với bạn đồng tuổi. Trái lại, đứa trẻ không trải qua mối quan hệ đầu tiên mang lại sự hài lòng, thành công sẽ gặp nhiều rắc rối hơn trong tương tác xã hội.

Cả hai dự đoán này được nghiên cứu tán thành, như chứng cứ sau cho thấy:

- Ở đứa trẻ 11 tuổi, người bạn tốt nhất phải quan tâm cho nhau (chú ý lẫn nhau chứ không phải phá rối), ít phê phán hơn, và thường kết hợp với nhau nhiều hơn khi cả hai đứa trẻ quyến luyến yên tâm với mẹ nhiều hơn khi một đứa trẻ quyến luyến yên tâm nhưng đứa trẻ khác thì không (Kerns, Klepac, & Cole, 1996).

- Trẻ con trước tuổi đến trường có nhiều khả năng hành xử theo cách thù địch bất thường hơn nếu đứa trẻ có sự quyến luyến phá rối khi ở tuổi ẵm ngửa (Lyons-Ruth, Alpern, & Repacholi, 1993). 

- Trong trại hè, đứa trẻ 11 tuổi có mối quan hệ quyến luyến yên tâm như đứa trẻ tương tác với bạn đồng tuổi khéo hơn và có nhiều bạn thân hơn đứa trẻ 11 tuổi có mối quan hệ quyến luyến không yên tâm (Elicker, Englund, & Sroufe, 1992).

Kết luận trông có vẻ khá rõ: quyến luyến yên tâm làm nguyên mẫu cho sự tương tác xã hội thành công sau này. Nghĩa là quyến luyến yên tâm rõ ràng thúc đẩy sự tin cậy và tin tưởng người khác dẫn đến sự tương tác xã hội khéo léo hơn về sau này trong thời thơ ấu (Thompson, 1998).

Dĩ nhiên, quyến luyến chỉ là bước đầu trong nhiều bước dẫn đến sự phát triển xã hội. Đứa trẻ có tình cảm quyến luyến không yên tâm luôn bị nguyền rủa, nhưng bước sai lầm ban đầu này có thể cản trở sự phát triển xã hội của đứa trẻ. Do đó, chúng ta cần khảo sát điều kiện quyết định tính chất quyến luyến, vốn là chủ đề trong phần Tác động hiện hành.



TÁC ĐỘNG HIỆN HÀNH: ĐIỀU GÌ QUYẾT ĐỊNH TÍNH CHẤT QUYẾN LUYẾN

Lời đáp cho câu hỏi này bắt đầu bằng tác động Sinh học. Nên nhớ rằng di sản thừa kế Sinh học của đứa trẻ bao gồm hành vi chẳng hạn như đeo bám và mỉm cười, với mục đích gợi ra sự chăm sóc của người lớn. Cùng với vẻ ngoài của đứa trẻ, những hành vi như thế rõ ràng làm cho đứa trẻ lệ thuộc vào người khác, kích thích người lớn chăm sóc đứa trẻ.

Một khi đã chăm sóc, tính chất quyến luyến phản ánh tính chất tương tác giữa bố mẹ và con (De Wolff & Van IJzendoorn, 1997). Quyến luyến yên tâm có khả năng xảy ra nhất khi bố mẹ đáp ứng con mình theo cách có thể dự đoán và thích hợp. Chẳng hạn, Fabio luôn nhận thấy con trai Sasha của mình mỉm cười hoặc trò chuyện. Khi Sasha khóc, ra điệu bộ, hoặc cố giao tiếp theo cách khác, thì Fabio cố tìm hiểu ý định của Sasha và cố đáp ứng thích hợp. Hành vi như hành vi của Fabio rõ ràng giúp đứa trẻ hiểu rằng tương tác xã hội là vừa ý và có thể dự đoán được (Pederson và người khác, 1998). Hiển nhiên, hành vi cũng giúp trẻ thấm nhuần sự tin cậy và tin tưởng vốn là đặc điểm dễ nhận của quyến luyến yên tâm.

Dĩ nhiên, không phải người chăm sóc nào cũng đáp ứng theo cách đáng tin và thích hợp đối với trẻ con. Một số đáp ứng nhát gừng hoặc chỉ đáp ứng sau khi nó khóc khản cổ. Khi những người chăm sóc này sau cùng cũng đáp ứng đôi khi họ bực mình trước đòi hỏi của đứa trẻ và có thể hiểu lầm dự định của nó. Qua thời gian, những đứa trẻ này thường xem mối quan hệ xã hội là không đáng tin cậy và thường thất vọng. Điều kiện như thế không nuôi dưỡng được gì cho sự tin cậy và tin tưởng.

Tại sao bố mẹ đáp ứng theo cách có thể dự đoán và quan tâm lại thúc đẩy mối quan hệ quyến luyến yên tâm? Để trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ đến tình bạn và mối quan hệ yêu đương của chính bạn. Những mối quan hệ này thường được hài lòng nhất khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta tin cậy người khác và lệ thuộc vào họ trong lúc cần. Công thức tương tự trông có vẻ cũng áp dụng được cho trẻ con. Trẻ con phát triển một mô hình làm việc nội tâm, một tập hợp các kỳ vọng về khả năng đáp ứng và tính khả dụng của bố mẹ. Khi bố mẹ quan tâm và đáng tin, trẻ tin cậy bố mẹ, hiểu rằng có thể dựa vào bố mẹ để tìm an ủi trong lúc căng thẳng. Nghĩa là, đứa trẻ phát triển một mô hình làm việc nội tâm trong đó nó nghĩ rằng bố mẹ quan tâm đến nhu cầu của mình và trẻ đáp ứng nhu cầu ấy (Bretherton, 1992, 1995).

Nhiều chứng cứ nghiên cứu xác nhận tầm quan trọng của tính nhạy cảm đối với tính chất quyến luyến ở người chăm sóc. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu được tiến hành ở Israel, trẻ con ít có khả năng phát triển quyến luyến yên tâm khi nó ngủ trong ký túc xá với các đứa trẻ khác dưới 12 tuổi, ở đây đứa trẻ nhận được sự chú ý không nhất quán (nếu có) khi nó khó chịu suốt đêm (Sagi và người khác, 1994). Trong một nghiên cứu tiến hành ở Hà Lan, trẻ con có nhiều khả năng hình thành quyến luyến yên tâm khi mẹ của nó trải qua 3 tháng huấn luyện nhấn mạnh việc giám sát cách biểu hiện ở con trẻ và đáp ứng thích hợp, kịp thời (Van Den Boom, 1994, 1995). Vì thế, quyến luyến yên tâm có nhiều khả năng xảy ra nhất khi bố mẹ nhạy cảm và đáp ứng. 

Yếu tố khác góp phần vào tính chất quyến luyến là tính khí. Trẻ con khó tính có phần nào kém khả năng hình thành mối quan hệ quyến luyến yên tâm hơn (Goldsmith & Harman, 1994; Seifer và người khác, 1996). Nghĩa là, đứa trẻ thường la om sòm, khó dỗ thì dễ có tình cảm quyến luyến không yên tâm hơn. Điều này đặc biệt có nhiều khả năng xảy ra hơn khi đứa trẻ khó tính, nhiều cảm xúc có mẹ tính tình cứng nhắc và theo truyền thống hơn các bà mẹ dễ tính và tiếp thu (Mangelsdorf và người khác, 1990). Các bà mẹ khó tính không điều chỉnh tốt trước đòi hỏi thường là thất thường của con khó tính của mình, thay vào đó, họ muốn con mình phải điều chỉnh để phù hợp với họ. Điều này có nghĩa là các bà mẹ khó tính, cứng nhắc thường ít chăm sóc quan tâm, nhạy cảm dẫn đến quyến luyến yên tâm hơn.

Sự hình thành tình cảm quyến luyến minh họa cho tác động kết hợp của các thành phần khác nhau trong khuôn khổ Tâm sinh học xã hội. Nhiều hành vi của đứa trẻ gợi sự chăm sóc ở người lớn – chẳng hạn mỉm cười và khóc - đều có nguồn gốc Sinh học. Khi người chăm sóc đáp ứng đòi hỏi của đứa trẻ (tác động văn hóa xã hội), thì sau đó quyến luyến yên tâm hình thành trong đó đứa trẻ tin cậy người chăm sóc và hiểu rằng có thể dựa vào trong những tình huống căng thẳng (tác động tâm lý).



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương