LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang28/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   72

TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN

Chương 6. TUỔI ĐẾN TRƯỜNG


Phát triển nhận thức

Suynghĩ tinh vi hơn phiên bản của Piaget

- Trong quá trình chuyển sang giai đoạn hoạt động cụ thể của Piaget, trẻ con ít tự đề cao mình hơn, hiếm khi nhầm lẫn giữa vẻ ngoài với thực tế, và có thể đảo ngược suy nghĩ của mình. Lúc này đứa trẻ giải quyết vấn đề chấp nhận quan điểm, chuyện trò và bao gồm cả lớp học một cách chính xác. Suy nghĩ trong giai đoạn này bị hạn chế ở điều có thực và cụ thể.

- Với sự khởi đầu suy nghĩ hoạt động chính thức, thanh niên có thể suy nghĩ theo giả thuyết và lập luận trừu tượng. Trong lập luận suy diễn, thanh niên hiểu rằng kết luận dựa trên logic chứ không phải dựa trên kinh nghiệm.

- Phê bình giải thích suy nghĩ hoạt động chính thức của Piaget nhắm vào hai khiếm khuyết. Thứ nhất, trong suy nghĩ mỗi ngày, lập luận của thanh niên thường kém tinh vi hơn mong đợi ở người suy nghĩ hoạt động chính thức. Thứ hai, Piaget cho rằng sau khi đạt đến giai đoạn hoạt động chính thức, suy nghĩ không bao giờ thay đổi về chất thêm lần nữa.

Chiến lược xử lý thông tin trong học tập và ghi nhớ

- Ôn tập và các chiến lược nhớ khác được dùng để chuyển thông tin từ trí nhớ hoạt động, nơi lưu trữ thông tin tạm thời, sang trí nhớ dài hạn, nơi lưu trữ kiến thức vĩnh viễn. Trẻ con bắt đầu ôn tập khi 7 - 8 tuổi và chọn các chiến lược khác khi lớn tuổi hơn.

- Sử dụng chiến lược hiệu quả trong học tập và ghi nhớ bắt đầu bằng phân tích mục tiêu trong công việc học tập bất kỳ. Cũng như bao gồm việc giám sát việc thực hiện để xác định liệu chiến lược có tác dụng hay không. Nói chung, những quá trình này hình thành một nhóm kỹ năng học tập quan trọng.

Khả năng đến trường

Binet và phát triển trắc nghiệm trí năng

- Binet tạo ra trắc nghiệm trí năng đầu tiên để nhận biết học sinh gặp khó khăn trong trường học. Sử dụng công trình này, Terman tạo ra trắc nghiệm Stanford-Binet năm 1916, đến nay vẫn là trắc nghiệm trí năng quan trọng. Trắc nghiệm Stanford-Binet đưa ra khái niệm chỉ số thông minh (IQ): MA/CA X 100.



Trắc nghiệm có tác dụng không?

- Trắc nghiệm trí năng đáng tin có nghĩa là người ta thường thu được điểm số nhất quán trong trắc nghiệm. Trắc nghiệm trí năng là cách đánh giá giá trị hợp lý về thành tựu trong trường học, nhưng có lẽ không đánh giá các khía cạnh trí năng quan trọng bên ngoài trường học.



Thành phần trí năng

- Thuyết trí năng hiện đại bao gồm nhiều thành phần trí năng riêng biệt. Thuyết của Gardner bao gồm trí năng ngôn ngữ, logic - toán học, không gian, âm nhạc, vận động cơ thể, giữa cá nhân với nhau, và trong chiến lược. Thuyết Tam đầu của Sternberg bao gồm các lý thuyết phụ bối cảnh, kinh nghiệm và thành phần.



Tác động của chủng tộc, dân tộc và giai cấp xã hội

- Điểm số IQ trung bình đối với người Mỹ gốc Phi thấp hơn điểm số trung bình của người Mỹ gốc Âu khoảng 15 điểm. Sự chênh lệch này quy kết vào thực tế có nhiều trẻ con Mỹ gốc Phi sống trong đói nghèo hơn và hầu hết trắc nghiệm trí năng đánh giá kiến thức dựa trên kinh nghiệm của giai cấp trung lưu. Điểm số IQ là dấu hiệu chỉ báo thành công trong trường học có giá trị, tuy nhiên, vì kinh nghiệm của giai cấp trung lưu thường là điều kiện tiên quyết cho sự thành công trong trường học Mỹ.



Các yếu tố di truyền và môi trường

- Chứng cứ tác động của di truyền đối với IQ phát xuất từ chứng cứ cho rằng điểm số IQ của anh chị em ruột giống nhau nhiều hơn vì anh chị em ruột về mặt di truyền giống nhau. Chứng cứ tác động của môi trường phát xuất từ chứng cứ cho rằng đứa trẻ sống trong môi trường gia đình được tổ chức tốt, quan tâm thường có điểm số IQ cao hơn cũng đứa như trẻ tham gia các dự án can thiệp.



Trẻ con đặc biệt, nhu cầu đặc biệt

Trẻ con có năng khiếu và sáng tạo

- Theo truyền thông, trẻ con có năng khiếu là số trẻ con có điểm số cao trong trắc nghiệm IQ. Định nghĩa sự có năng khiếu hiện đại được mở rộng để bao gồm tài năng đặc biệt chẳng hạn như trong nghệ thuật. Cho dù định nghĩa thế nào đi nữa, sự có năng khiếu phải được bố mẹ và giáo viên nuôi dưỡng. Trái với dân gian trẻ con có khiếu trưởng thành về mặt xã hội và ổn định về mặt cảm xúc.

- Tính sáng tạo đi kèm với suy nghĩ phân kỳ, trong đó mục đích là phải suy nghĩ theo hướng mới lạ, đặc biệt. Trắc nghiệm suy nghĩ phân kỳ có thể dự đoán đứa trẻ nào có nhiều khả năng sáng tạo nhất. Tính sáng tạo có thể được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm khuyến khích đứa trẻ suy nghĩ linh động và tìm kiếm các biện pháp thay thế.

Trẻ con bị giảm thiểu trí năng

- Cá nhân bị giảm thiểu trí năng có điểm số IQ từ 70 trở xuống và sút giảm trong hành vi thích nghi. Giảm thiểu trí năng hữu cơ, nghiêm trọng nhưng tương đối hiếm, có thể liên kết với nguyên nhân Sinh học hoặc cơ thể cụ thể, giảm thiểu trí năng gia đình, không nghiêm trọng bằng nhưng phổ biến hơn, phản ánh đầu phân bố trí năng bình thường thấp hơn. Hầu hết những người giảm thiểu trí năng được phân loại thành giảm thiểu trí năng nhẹ hoặc có thể giáo dục được, họ cũng đi học được, làm việc và lập gia đình.



Trẻ con bất lực tập quen

- Trẻ con bất lực tập quen có trí năng bình thường nhưng gặp khó khăn trong việc nắm vững môn học cụ thể. Phổ biến nhất là bất lực tập đọc, thường do hiểu biết chưa đầy đủ và sử dụng âm ngôn ngữ không thích hợp.



Rối loạn hoạt động quá mức thiếu chú ý (ADHD)

- Trẻ con bị ADHD dễ nhận biết vì hoạt động quá mức, không chú ý và bốc đồng. Đứa trẻ thường có vấn đề hạnh kiểm và học kém trong trường học. ADHD là do di truyền và cách nuôi dạy của bố mẹ không hiệu quả dẫn đến hành vi bốc đồng của con trẻ. Trẻ con bị ADHD thường được cho uống thuốc kích thích, làm đứa trẻ điềm tĩnh lại. Đứa trẻ cũng được hướng dẫn nhiều cách điều tiết hành vi và chú ý của mình hiệu quả hơn.



Học trong nhà trường

Phân loại các trường học ở Mỹ

- Học sinh tiểu học và trung học ở Mỹ học kém hơn học sinh ở các nước công nghiệp phát triển khác. Ngoài ra, mặc dù công dân Mỹ đều biết chữ xét theo tiêu chuẩn truyền thống khi sự biết chữ được định nghĩa theo nghĩa hiểu biết thông tin văn xuôi, tài liệu và về lượng, chỉ có một thiểu số học sinh tốt nghiệp trung học ở Mỹ mới có kỹ năng cần thiết cho sự thành công trong nơi làm việc ngày càng phức tạp trong thời buổi hiện nay.



Trường học hiệu quả, giáo viên hiệu quả

- Trường học ảnh hưởng đến thành tựu của học sinh theo nhiều cách. Học sinh có nhiều khả năng thành tựu khi trường học chú trọng sự xuất sắc trong học tập, có môi trường an toàn và dưỡng dục, giám sát tiến bộ của học sinh và giáo viên và khuyến khích bố mẹ tham gia.

- Học sinh đạt được trình độ cao hơn khi giáo viên quản lý lớp học hiệu quả, chịu trách nhiệm đối với việc học của học sinh, hướng dẫn nắm vững nội dung bài giảng, tiến độ giảng dạy phù hợp, và hướng dẫn cách giám sát việc học của chính mình cho học sinh.


TỪ KHÓA

NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN

Chương 6. TUỔI ĐẾN TRƯỜNG


hoạt động suy nghĩ

lập luận suy diễn

trí nhớ hoạt động

trí nhớ dài hạn

độ tuổi suy nghĩ (MA)

chỉ số thông minh (IQ)

trắc nghiệm trí năng công bằng văn hóa

suy nghĩ hội tụ

suy nghĩ phân kỳ

giảm thiểu trí năng

giảm thiểu trí năng hữu cơ

giảm thiểu trí năng gia đình

bất lực tập quen

xử lý âm vị

biết chữ

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU CHI TIẾT

Tài liệu tham khảo

BARKLEY, R. A. (1995). Taking charge of ADHD: The complete, authoritative guide for parents. New York: Guilford. Do một trong những chuyên gia hàng đầu về ADHD biên soạn, quyển sách này mô tả rõ ràng nghiên cứu nào cho biết tính chất của ADHD. Quyển sách cũng cung cấp một lượng thông tin thực tế phong phú dành cho phụ huynh và giáo viên trong nhiều chủ đề, như tác dụng của thuốc và cách cải thiện hoạt động của trẻ trong lớp học.

FISKE, E. B. (1992). Smart schools, smart kids. New York: Touchstone. Tác giả khảo sát một số trường học ngoại lệ ở Mỹ để tìm hiểu những thành phần quan trọng của một trường học thành công.

FLAVELL, J. H., MILLER, P. H., & MILLER, S. A. (1993). Cognitive development (xuất bản lần thứ 3). Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall. Chúng ta đề nghị quyển sách này trong Chương 4 như một nguồn thông tin tốt về sự phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ, nhưng cũng đề cập sự phát triển suy nghĩ ở trẻ độ tuổi đến trường và tuổi thanh niên.

GARDNER, H. (1993). Creating minds. New York: Basic Books. Tác giả mô tả cuộc đời của những con người sáng tạo phi thường như Einstein và Picasso để tìm hiểu điều kiện nuôi dưỡng tính sáng tạo.

STEVENSON, H. W., & STIGLER, J. W. (1992). The learning gap. New York: Summit. Tác giả đã tiến hành một số nghiên cứu trường học giữa các nền văn hóa tốn kém nhất, tìm hiểu tại sao trẻ con Mỹ độ tuổi đến trường có kết quả học tập kém khi so với học sinh Nhật Bản và đề nghị nên học hỏi ở các trường học Nhật Bản.




Chương 7. MỞ RỘNG CHÂN TRỜI XÃ HỘI NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN
I. Mối quan hệ gia đình

- Khía cạnh và kiểu làm bố mẹ

- Anh chị em ruột

- Khi nào anh chị em ruột hòa thuận?

- Ly hôn và tái hôn

- Mối quan hệ bố mẹ - con cái không như mong đợi: ngược đãi con cái



II. Bạn đồng tuổi

- Tình bạn

- Nhóm

- Nhận biết đám đông trong trường học



- Tính phổ biến và bác bỏ

- Hậu quả lâu dài của tính phổ biến và bác bỏ



III. Truyền hình: ống Boob hay cửa sổ nhìn ra thế giới?

- Ảnh hưởng đến thái độ và hành vi xã hội

- Trẻ con không còn ru rú ở nhà nữa!

- Ảnh hưởng đến nhận thức



IV. Tìm hiểu người khác

- Kể tôi nghe về cô gái bạn thích nhất

- Tìm hiểu người khác suy nghĩ những gì

- Thành kiến



Kết hợp tất cả lại với nhau

Tóm tắt

Từ khóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết

Mặc dù bạn chưa hề tham dự khóa học nào mang tên "Văn hóa 101", nhưng kiến thức của bạn về văn hóa không phải là tệ như tất cả mọi người khác, ngay từ lúc mới sinh bạn đã học cách sống trong nền văn hóa của mình. Dạy cho trẻ con biết giá trị, vai trò và hành vi trong nền văn hóa của nó - xã hội hóa - là một mục tiêu quan trọng của tất cả mọi người. Trong hầu hết các nền văn hóa công việc xã hội ban đầu thuộc về bố mẹ. Trong phần đầu của chương này, chúng ta tìm hiểu bố mẹ ấn định và cố gắng củng cố tiêu chuẩn hành vi cho con mình ra sao.

Ít lâu sau các tác động mạnh khác góp phần vào xã hội hóa. Trong phần thứ hai, bạn sẽ tìm hiểu bạn đồng tuổi có ảnh hưởng ra sao qua cả tình bạn cá nhân và các nhóm xã hội. Kế tiếp, bạn sẽ tìm hiểu phương tiện truyền thông - nhất là truyền hình - cũng góp phần vào xã hội hóa.

Khi trẻ con được xã hội hóa, nó bắt đầu tìm hiểu về người khác nhiều hơn. Chúng ta sẽ kiểm soát sự hiểu biết đang phát triển này trong phần cuối chương.

I. MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
II. BẠN ĐỒNG TUỔI
III. TRUYỀN HÌNH: ỐNG BOOB HAY CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI
IV. TÌM HIỂU NGƯỜI KHÁC
TÓM TẮT
TỪ KHÓA
I. MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 2. ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ THỜI THANH NIÊN à Chương 7. MỞ RỘNG CHÂN TRỜI XÃ HỘI
Mục tiêu nghiên cứu

- Các khía cạnh chính trong kiểu làm bố mẹ là gì? Chúng có ảnh hưởng ra sao đối với sự phát triển của trẻ con?

- Điều gì xác định sự hòa thuận của anh chị em ruột? Con đầu lòng, con thứ và con một khác nhau ra sao?

- Ly hôn và tái hôn ảnh hưởng đến trẻ con như thế nào?

- Yếu tố nào góp phần cho sự ngược đãi trẻ con?

Mối quan hệ gia đình

- Khía cạnh và kiểu làm bố mẹ

- Anh chị em ruột

- Ly hôn và tái hôn

- Mối quan hệ bố mẹ - con cái không như mong đợi: ngược đãi con cái

LANYA VÀ SHEILA, cả hai đều là học sinh lớp 6, muốn đi xem buổi hòa nhạc Smashing Pumpkins cùng với hai bạn trai học cùng trường. Khi Tanya xin phép mẹ, mẹ bảo "Không được!". Tanya bướng bỉnh cãi lại, "Tại sao?" Mẹ phát cáu: "Mẹ bảo không là không. Đừng làm mẹ bực mình nữa". Sheila cũng không được phép đi. Khi cô bé hỏi tại sao, mẹ cô trả lời "Mẹ nghĩ con còn quá nhỏ không nên hẹn hò làm sao biết con xem hòa nhạc hay không?. Nếu con đi chơi với Tanya, mẹ đồng ý. Thế bạn suy nghĩ gì về chuyện này?"

Gia đình. Từ này rất thiêng liêng đối với hầu hết mọi người Mỹ cũng giống như bóng chày, món bánh nhân táo và xe Chevrolet vậy. Nhưng khi bạn nghĩ gia đình là thường nghĩ về điều gì? Truyền hình cho chúng ta một lời đáp. Từ Leave It to Beaver đến Family Ties cho đến Home Improvement, truyền hình bảo rằng gia đình ở Mỹ bao gồm một mẹ, một bố, hai hoặc ba con. Dĩ nhiên, thực ra gia đình rất đa dạng giống như con người trong gia đình. Một số gia đình chỉ có một bố hoặc một mẹ và một con duy nhất. Các gia đình khác bao gồm hai bố mẹ, nhiều con, ông bà và nhiều người thân khác.

Tất cả những cấu hình gia đình này đều có một mục tiêu chung: chăm sóc và xã hội hóa con cái. Nghiên cứu hoạt động chức năng gia đình của chúng ta bắt đầu bằng việc khảo sát mối quan hệ bố mẹ - con cái và mô tả các tiếp cận khác nhau trong kiểu làm bố mẹ được minh họa bằng hai bà mẹ.



KHÍA CẠNH VÀ KIỂU LÀM BỐ MẸ

Bố mẹ như bố mẹ của Tanya có phải quá nghiêm khắc hay không? Họ có khuyến khích thảo luận như bố mẹ của Sheila hay không? Bố mẹ của bạn có thường bảo bạn phải nên làm gì đó hay không? Hay bố mẹ để cho bạn muốn làm gì tùy ý?

Những câu hỏi này tập trung vào hai khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ bố mẹ - con cái nổi bật nhất quán trong nghiên cứu. Một khía cạnh là mức độ nhiệt tình và quan tâm đáp ứng mà bố mẹ dành cho con cái. Ở một thái cực, một số bố mẹ đối xử tình cảm, và nhiệt tình với con mình, họ quan tâm đến con cái về mặt cảm xúc, sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực cùng với con. Ở một thái cực khác, bố mẹ tương đối không quan tâm đến con, thậm chí còn tỏ thái độ thù địch. Bố mẹ như thế thường có vẻ chú trọng ý muốn của mình nhiều hơn là ý muốn của con (Parke & Buriel, 1998).

Theo như bạn nghĩ, trẻ con hưởng lợi từ bố mẹ biết quan tâm đến con. Khi bố mẹ quan tâm, trẻ con thường cảm thấy yên tâm, hạnh phúc và có cách hành xử tốt hơn. Trái lại, khi bố mẹ không quan tâm hoặc thù địch thì con cái thường lo âu, kém kiểm soát hơn, như hình vẽ minh họa, lòng tự trọng thấp hơn (Pettit, Bates, & Dodge, 1997).

Khía cạnh thứ hai trong hành vi bố mẹ là sự kiểm soát mà bố mẹ sử dụng đối với hành vi của con mình. Ở một thái cực là bố mẹ đòi hỏi khắt khe, kiểm soát chặt chẽ. Bố mẹ như thế trông có vẻ can thiệp vào cuộc sống của con mình. Ở một thái cực khác là bố mẹ yêu cầu ít hơn và hiếm khi sử dụng sự kiểm soát và con cái được tự do làm hầu như bất kỳ chuyện gì không phải sợ bố mẹ la rầy.

Không có thái cực nào trong số này đáng được mong muốn. Kiểm soát quá mức sẽ làm cho con cái không hài lòng vì tước đi cơ hội đáp ứng tiêu chuẩn hành vi của chính con mình, vốn là mục tiêu xã hội hóa sau cùng. Trẻ con vị thành niên "thường báo cáo" không bao giờ tập tự mình rằng quyết định (chẳng hạn "con có nên đi dự tiệc với người mà con chưa biết rõ hay không?"). Làm bố mẹ không hề kiểm soát con cái cũng thất bại vì con cái không nhìn thấy các tiêu chuẩn hành vi mà nền văn hóa đòi hỏi ở mình. Trẻ con vị thành niên không bao giờ "báo cáo" nghĩ rằng mình không cần giải thích cho hành vi, về lâu về dài chắc chắn là không đúng.

Bố mẹ cần phải cân đối, duy trì sự kiểm soát thích hợp trong khi vẫn cho phép con được tự do đối với một số quyết định cho chính mình. Nói dễ hơn làm, nhưng một xuất phát điểm tốt là ấn định tiêu chuẩn thích hợp với độ tuổi của con, sau đó chỉ cho con cách đáp ứng tiêu chuẩn ấy và sau cùng thưởng cho con khi con đã đáp ứng (Powers & Roberts, 1995; Rotto & Kratochwill, 1994). Giả sử một bà mẹ muốn đứa con trước tuổi đến trường xếp và cất vớ. Đây là một yêu cầu hợp lý vì trẻ con có đủ khả năng thực hiện công việc đơn giản này và trẻ biết nơi cất vớ. Như bà mẹ trong ảnh, mẹ sẽ chỉ cho con gái cách làm rồi sau đó tỏ ý khen khi trẻ đang xếp vớ.

Một khi tiêu chuẩn được đưa ra, thì phải được củng cố thường xuyên. Qua thời gian, nghiên cứu chứng minh rằng trẻ con và thanh niên thường biết vâng lời hơn khi bố mẹ thường xuyên củng cố qui định. Chẳng hạn, một bà mẹ yêu cầu con trai mỗi đêm phải dọn dẹp đồ chơi chứ không phải lâu lâu mới nhắc một lần. Nếu bố mẹ củng cố qui định một cách thất thường thì nó sẽ xem những qui định này là tùy chọn thay vì nghĩa vụ và nó sẽ tránh không tuân theo (Conger, Patterson, & Ge, 1995).

Yếu tố kiểm soát hiệu quả khác là truyền đạt. Bố mẹ nên giải thích tại sao mình đặt ra tiêu chuẩn và tại sao mình thưởng phạt như thế. Mẹ nên giải thích cho con trai biết căn phòng bừa bãi là thiếu an toàn, khó tìm được đồ vật mình cần và làm cho mẹ khó quét dọn. Bố mẹ cũng khuyến khích con đặt câu hỏi nếu con không hiểu hoặc không đồng ý với tiêu chuẩn. Nếu con trai nghĩ rằng tiêu chuẩn quét dọn sạch sẽ của mẹ là quá cao không thể chơi trong phòng mình thì cậu bé sẽ cảm thấy thoải mái khi nêu vấn đề này với mẹ mà không sợ mẹ giận.

Tiếp cận kiểm soát cân đối - trên cơ sở tiêu chuẩn thích hợp với độ tuổi, tính nhất quán và truyền đạt - tránh những vấn đề đi kèm với sự kiểm soát quá mức vì mong đợi sẽ phản ánh mức độ trưởng thành của trẻ con và nó thẳng thắn trong thảo luận. Tiếp cận cân đối cũng tránh các vấn đề kiểm soát quá ít vì có những tiêu chuẩn và bố mẹ mong đợi con mình đáp ứng những tiêu chuẩn ấy một cách nhất quán.



VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨMột lý thuyết gia tập quen xã hội giải thích tầm quan trọng của tính nhất quán và truyền đạt trong việc kiểm soát của bố mẹ hiệu qua ra sao? Giải thích của lý thuyết gia xử lý thông tin có tương tự hay không? Thế còn hình phạt? Hầu hết bố mẹ sử dụng một số hình thức hình phạt như một phương tiện kiểm soát con mình. Như chúng ta giải thích trong chương 1, hình phạt bao gồm sự áp dụng kích thích bất lợi hoặc lấy đi kích thích thích thú. Hãy dành ít phút suy nghĩ về một số phương pháp thông thường mà bố mẹ sử dụng để trừng phạt. Có lẽ bạn nghĩ đến đánh đòn và khiển trách chẳng hạn "không có gì lạ khi con không quét dọn phòng mình - con không làm bất kỳ việc gì quanh đây để giúp mẹ". Những lời khiển trách này minh họa phương pháp trừng phạt khẳng định quyền hạn, tất cả những gì phụ thuộc vào quyền hạn lớn hơn của bố mẹ. Khẳng định quyền hạn bao gồm đánh đòn, đe dọa hoặc làm bẽ mặt. Trong thời gian ngắn, khẳng định quyền hạn "có tác dụng", theo nghĩa hạn chế mà trẻ con thường thực hiện hành vi đáng mong muốn hoặc chấm dứt hành vi xúc phạm. Tuy nhiên, về lâu dài, khẳng định quyền hạn không hiệu quả vì (1) trẻ con sợ bố mẹ, (2) ít có khả năng trẻ con ghi nhớ các qui tắc xã hội và (3) như tập trung tập quen xã hội nhắc chúng ta, trẻ con thường bắt chước hành vi gây hấn của bố mẹ (Hoffman, 1970; Parke & Slaby, 1983).

Các phương pháp trừng phạt khác hiệu quả hơn nhiều. Trong time-out, khi trẻ có hành vi xúc phạm, trẻ thường ngồi một mình ở nơi yên tĩnh, không kích thích trong một thời gian ngắn. Một số bố mẹ thấy con ngồi một mình trong nhà tắm, số khác thấy con ngồi thu mình trong góc phòng như trong ảnh chụp (trang 283). Time-out là trừng phạt vì nó gián đoạn hoạt động đang diễn ra của trẻ và cô lập trẻ với các thành viên khác trong gia đình, đồ chơi, sách vở và nói chung, tất cả hình thức kích thích tưởng thưởng khác. Thời gian này thường ngắn, kéo dài vài phút, để cho bố mẹ sử dụng phương pháp một cách nhất quán. Trong time-out, cả bố mẹ lẫn con cái thường trầm lại. Sau đó khi đã qua time-out, bố mẹ có thể nói chuyện với con, giải thích rõ ràng tại sao hành vi bị trừng phạt là điều khó chịu, và giải thích con nên làm điều gì để thay thế. "Lập luận" như thế này - thậm chí đối với trẻ con trước tuổi đến trường - rất hữu ích vì nó nhấn mạnh tại sao bố mẹ trừng phạt và nên tránh trừng phạt sau này bằng cách nào.



Sự khác biệt văn hóa trong khía cạnh hành vi của bố mẹ

Quan điểm về lượng kiểm soát "thích hợp" và lượng nhiệt tình "thích hợp" phản ánh di sản văn hóa kế thừa của bố mẹ (Parke & Buriel, 1998). Người Mỹ gốc Âu muốn con mình vui và trở thành cá nhân tự lực, họ cho rằng những mục tiêu này có thể đạt được tốt nhất khi bố mẹ nhiệt tình quan tâm và sử dụng sự kiểm soát vừa phải (Goodnow, 1992; Spence, 1985). Trái lại, ở nhiều nước châu Á và châu Mỹ Latin, chủ nghĩa cá nhân không quan trọng bằng sự hợp tác và cộng tác (Okagaki & Sternberg, 1993). Chẳng hạn, ở Trung Quốc, nguyên tắc Khổng giáo dạy rằng bố mẹ luôn có quyền và sự kiềm chế cảm xúc là điều quan trọng cho sự hòa thuận trong gia đình (Chao, 1983). Dựa vào những nguyên tắc này, chúng ta nghĩ rằng bố mẹ người Hoa không quan tâm nhiệt tình đến con cái mà kiểm soát nhiều hơn bố mẹ Bắc Mỹ. Lin và Fu (1990) tìm thấy mẫu này như trong biểu đồ bên dưới. So với bố mẹ ở Mỹ, bố mẹ ở Đài Loan có nhiều khả năng nhấn mạnh đến sự kiểm soát của bố mẹ và ít có khả năng thể hiện tình cảm.

Cũng được thể hiện trong sơ đồ là kết quả dành cho nhóm thứ ba do Lin và Fu nghiên cứu. Bố mẹ trong nhóm này từ Đài Loan di cư sang, hiện đang sống ở Mỹ, rồi sinh con. Các khám phá nhóm này là đặt nó giữa các nhóm khác theo nghĩa tình cảm và kiểm soát. Nghĩa là, bố mẹ Đài Loan di dân kiểm soát ít hơn bố mẹ Đài Loan ở Đài Loan nhưng kiểm soát nhiều hơn bố mẹ Mỹ. Tương tự, họ dành tình cảm cho con nhiều hơn bố mẹ Đài Loan ở Đài Loan, nhưng không nhiệt tình bằng bố mẹ Mỹ. Cả hai kết quả cho thấy nhóm di dân dần dần bị văn hóa Mỹ đồng hóa.

Kết quả của nghiên cứu Lin và Fu cho thấy hành vi của bố mẹ phản ánh giá trị văn hóa. Hành vi của bố mẹ Đài Loan nhất quán với nguyên tắc đạo Khổng vốn là tâm điểm trong nền văn hóa Trung Hoa truyền thống. Trong số người Mỹ gốc Âu, hành vi của bố mẹ thường phản ánh niềm tin văn hóa lâu đời vào tầm quan trọng của chủ nghĩa cá nhân và tính tự lực. Hành vi của bố mẹ Đài Loan di dân là sự hỗn hợp giữa văn hóa Trung Hoa truyền thống với giá trị phương Tây. Trong những xã hội này và trong mọi xã hội, giá trị văn hóa giúp cụ thể hóa những phương pháp thích hợp cho bố mẹ tương tác với con cháu (Harwood và người khác, 1996; Patel, Power, & Bhavnagri, 1996).



Kiểu bố mẹ

Khi kết hợp khía cạnh tình cảm và kiểm soát, nổi bật bốn kiểu nguyên mẫu làm bố mẹ (Baumrind, 1975, 1991b).

- Bố mẹ độc đoán kết hợp sự kiểm soát chặt chẽ, ít tình cảm. Những bố mẹ này đặt ra qui tắc và mong đợi con trẻ tuân thủ không thảo luận hoặc tranh cãi. Làm việc chuyên cần, kính trọng và vâng lời là những gì mà bố mẹ độc đoán muốn có ở con mình. Có ít việc cho và nhận giữa bố mẹ và con cái vì bố mẹ độc đoán không cân đối nhu cầu của mình với sự xem xét nhu cầu và nguyện vọng của con. Kiểu này được minh họa qua hình ảnh bà mẹ của Tanya trong phần minh họa. Bà mẹ cảm thấy không có trách nhiệm phải giải thích lý do tại sao bà không cho phép Tanya đi nghe hòa nhạc.

- Bố mẹ quyền uy kết hợp mức độ kiểm soát tương đối của bố mẹ với tình cảm và sự quan tâm đến con cái. Bố mẹ quyền uy thích đưa ra lời giải thích các qui tắc và khuyến khích thảo luận. Kiểu này được minh họa qua hình ảnh bà mẹ của Sheila trong phần minh họa. Bà giải thích tại sao bà không muốn Sheila đi nghe hòa nhạc với bạn trai và khuyến khích con gái thảo luận vấn đề với mình.

- Bố mẹ nuông chiều thoải mái rất tình cảm và quan tâm nhưng ít kiểm soát đối với con. Họ thường chấp nhận phần lớn hành vi của con và trừng phạt con không thường xuyên. Bố mẹ sử dụng kiểu này sẵn sàng đồng ý với lời đề nghị đi nghe hòa nhạc của con, hoàn toàn là vì con họ đang muốn làm một điều gì đó.

- Bố mẹ dửng dưng - không quan tâm, không tình cảm cũng không kiểm soát. Những bố mẹ này cung cấp nhu cầu cảm xúc và vật chất của con nhưng ít đáp ứng nhu cầu khác. Họ cố gắng giảm thiểu lượng thời gian và nỗ lực dành cho con và tránh quan tâm cảm xúc với con. Nếu Tanya và Sheila có mẹ sử dụng kiểu này thì cả hai cứ việc đi nghe hòa nhạc khỏi phải xin phép, vì biết rằng bố mẹ không quan tâm và đúng ra không muốn bị quấy rầy.

Kiểu bố mẹ khá ổn định qua thời gian. Bố mẹ quyền uy với trẻ độ tuổi đến trường thường trở thành độc đoán khi con mình đã là thanh niên (McNally, Eisenberg, & Harris, 1991). Dựa vào tính ổn định này, bạn không nên ngạc nhiên khi biết rằng kiểu bố mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của con (Baumrind, 1991a; Hinshaw và người khác, 1997; Parke & Buriel, 1998).

- Trẻ con có bố mẹ độc đoán thường có điểm thấp trong trường học, thái độ tự trọng thấp hơn và không khéo léo trong kết bạn.

- Trẻ con có bố mẹ quyền uy thường có điểm cao hơn, thường có trách nhiệm, tự lực và thân thiện.

- Trẻ con có bố mẹ nuông chiều thoải mái có điểm thấp hơn, thường bốc đồng, dễ thất vọng. 

- Trẻ có bố mẹ dửng dưng - không quan tâm thường có thái độ tự trọng thấp, bốc đồng, gây hấn và ủ rũ.

Phần lớn những kết quả này có thể nhìn thấy trong nghiên cứu của Lamborn và đồng nghiệp (1991), khảo sát ảnh hưởng của kiểu bố mẹ đối với sự phát triển tâm lý xã hội và hoạt động trong trường học của học sinh trung học. Kết quả được mô tả trong biểu đồ phức tạp nhưng thể hiện một mẫu rất nhất quán. Thanh niên có bố mẹ quyền uy có điểm số cao nhất trong tất cả đánh giá: tự lực nhiều nhất, điểm cao nhất, ít có hành vi xúc phạm trong trường học.

Thanh niên có bố mẹ dửng dưng - không quan tâm thường ở một thái cực khác: họ tự lực kém hơn, điểm số thấp hơn, có nhiều khả năng hạnh kiểm xấu trong trường học nhất.

Thanh niên có bố mẹ độc đoán hoặc nuông chiều thoải mái nằm ở khoảng giữa các nhóm khác trong hầu hết các đánh giá. Thanh niên có bố mẹ độc đoán kém tự lực nhất trong số bốn nhóm, nhưng về điểm số và hạnh kiểm xấu trong trường học xếp hạng phía sau thanh niên có bố mẹ quyền uy. Thanh niên có bố mẹ nuông chiều thoải mái tự lực gần như thanh niên có bố mẹ quyền uy, nhưng điểm số thấp hơn, và có nhiều khả năng hạnh kiểm xấu trong trường học hơn.

Lợi ích của kiểu làm bố mẹ quyền uy không chỉ hạn chế ở trẻ con Mỹ gốc Âu mà còn áp dụng cho trẻ con và bố mẹ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau ở Mỹ, bao gồm các dân tộc ở châu Phi, châu Á và con cháu của người Tây Ban Nha (Steinberg và người khác, 1992). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu nhận thấy kiểu làm bố mẹ độc đoán có thể giúp đứa trẻ lớn lên trong sự nghèo khổ hưởng lợi (Furstenberg, 1993). Tại sao? Khi đứa trẻ lớn lên trong hàng xóm thường xảy ra cảnh bạo hành và tội phạm thì tuyệt đối vâng lời bố mẹ có thể bảo vệ đứa trẻ (Kelley, Power, & Wimbush, 1993).

Vì thế, kiểu bố mẹ kết hợp bằng kiểm soát và tình cảm, quan tâm nhiệt tình thường tốt nhất đối với trẻ con. Tuy nhiên, các yếu tố khác chẳng hạn hàng xóm nguy hiểm hoặc bạo hành có thể làm cho các kiểu bố mẹ khác thích hợp với một số đứa trẻ hơn.



Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương