Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Về tự do giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp thương mại



tải về 3.48 Mb.
trang23/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   47

3. Về tự do giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp thương mại


Một trong những đặc điểm hay yêu cầu cơ bản của kinh tế thị trường là tự do giao kết hợp đồng, bảo đảm tính ổn định, chắc chắn và hiệu lực của hợp đồng; giải quyết có hiệu quả các tranh chấp hợp đồng, nhất là các hợp đồng thương mại. Có thể nói, các chủ thể thị trường ở Việt Nam hiện nay đã có quyền và được đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, tính ổn định, chắc chắn và tính hiệu lực của hợp đồng như công cụ thực hiện các giao dịch thương mại còn khá yếu. Đặc biệt, hiệu lực và hiệu quả thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp còn khá thấp. Hiệu lực giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại là một trong 10 chỉ số đánh giá chất lượng và năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh. Tòa án hay trọng tài hiện nay chưa phải là công cụ được ưu tiên sử dụng trong giải quyết tranh chấp, kể cả các tranh chấp thương mại. Điều tra của UNDP về mức độ tiếp cận công lý ở Việt Nam năm 2012 cho thấy trong số các doanh nghiệp và hộ gia đình được điều tra, có 51 trong số 827 tranh chấp (khoảng 6,1%) được giải quyết thông qua tòa án. Chỉ có khoảng 15% số tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước và giữa doanh nghiệp và người dân được đưa ra giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài. Điều này có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Một là, Tòa án là công cụ giải quyết tranh chấp tốn kém, kéo dài, không chắc chắn; chưa phải là công cụ bảo vệ tốt tài sản và quyền sở hữu tài sản công dân, doanh nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mất khoảng 400 ngày để giải quyết một tranh chấp hợp đồng thương mại với chi phí khoảng 29% tổng giá trị hợp đồng.

Hai là, hiệu quả, hiệu lực thi hành án thấp. Số lượng án dân sự tồn đọng là đáng báo động. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, đến tháng 7 năm 2013 có 656.111 việc phải thi hành, trong đó 356.701 việc có đủ điều kiện thi hành, chiếm 68,51%. Trên phạm vi toàn quốc, số tiền phải thu từ các vụ án đã có quyết định thi hành chỉ chiếm khoảng 43% tổng số tiền phải thi hành. Tình trạng cũng tương tự ở các địa phương. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên hay thành phố Hồ Chí Minh, v.v. tỷ lệ thi hành án thành công chỉ chiếm 30-40%.

4. Về sở hữu đất đai và phân bổ, sử dụng đất


Có thể nói, pháp luật và chính sách về đất đai ở Việt Nam vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi với nhiều loại ý kiến khác nhau; và cũng là đối tượng hay bị thay đổi. Hiến pháp năm 2013 đã có một số thay đổi tích cực. Điều 53, Hiến pháp 2013 quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”; và khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 54 quy định tương ứng như sau “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật; Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ; Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật; Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, các thay đổi quan trọng bao gồm: Một là, đất đai được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước và được quản lý theo pháp luật;Hai là, tổ chức, cá nhân không chỉ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, mà còn được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; và quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ;Ba là, người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kể cả quyền sử dụng đất do nhà nước giao; và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật;Bốn là, phạm vi và thẩm quyền thu hồi đất của cơ quan nhà nước đã được xác định rõ; thu hẹp lại đáng kể so với thực tế của nhiều năm qua. Đối với các dự án kinh tế-xã hội, thì chỉ thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia; và việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tuy đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, nhưng quyền sử dụng đất ở mức độ nhất định đã được coi là tài sản của người sử dụng, chuyển nhượng được và được pháp luật bảo hộ. Đây là thay đổi hết sức quan trọng tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường chính thức về quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, có lẽ việc hiện thực hóa các thay đổi tích cực nói trên vào cuộc sống và vận động bình thường của xã hội chắc chắn sẽ còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Trên thực tế, pháp luật về đất đai ở nước ta còn nhiều về số lượng văn bản, phức tạp, chồng chéo, trùng lặp, chưa thân thiện với thị trường về nội dung, v.v. Đất đai và các vấn đề liên quan đến đất đai được quy định tại 21 luật (gồm Luật đất đai và 20 Luật khác), 01 Nghị quyết Quốc hội; có 22 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định có điều chỉnh đến các vấn đề liên quan đến đất đai; có 12 Chỉ thị và 17 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hơn 230 thông tư của các bộ và quyết định của các Bộ trưởng trong quản lý đất đai. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định cụ thể để thực hiện Luật Đất đai tại địa phương về các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; xử phạt vi phạm hành chính;…

Về thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường, thì pháp luật về đất đai và việc thực thi pháp luật về quyền sở hữu và sử dụng đất ở Việt Nam có ba nút thắt cơ bản. Một là, quy định về sở hữu và quyền sở hữu đất đai là không rõ ràng và cụ thể; việc thực thi quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu đất đai đối với người dân, nhất là nông dân là rất yếu và kém hiệu lực, thể hiện: (i) việc xác lập quyền sở hữu của người dân và doanh nghiệp là khó khăn và tốn kém; (ii) việc thực hiện quyền chuyển nhượng đất đai (hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được giao hoặc thuê) cũng rất khó khăn, tốn kém, và nhiều khi không thể thực hiện được; nhưng (iii) việc nhà nước thu hồiquyền sử dụng đất của người dân và doanh nghiệp lại quá dễ, không minh bạch, không tiên liệu trước được, nhất là đối với nông dân. Hai là, chưa có thị trường sơ cấp về quyền sử dụng đất; việc cấp đất, giao đất, cho thuê đất, v.v. vẫn thực hiện bằng biện pháp hành chính; và Ba là, thị trường thứ cấp về đất đai tồn tại rất hạn chế, chia cắt; méo mó, sai lệch và thường thiên về đầu cơ, v.v. Tóm lại, thị trường (hay các nguyên tắc và quy luật thị trường) hầu như chưa có dư địa để hoạt động và tác động đến phân bổ đất đai trong nền kinh tế Việt Nam.


    Sau nhiều lần cải cách,vẫn tồn trên thực tế chế độ sở hữu “chung” đa tầng về đất đai. Hiện nay phần lớn đất các loại đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nói cách khác, phần lớn hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Hình 8. Tỷ lệ diện tích đất các loại đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến năm 2012



    Nguồn: Tổng cục quản lý đất đai- Bộ Tài nguyên và Môi trường

    Tuy vậy, về pháp lý các hộ đã được cấp quyền sử dụng đất vẫn không có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi đất đã được giao hay thuê theo cơ chế thị trường. Việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất ngay trong cùng một loại cũng khó khăn, thậm chí không thực hiện được. Chính vì vậy, một số nghị quyết có liên quan của Đảng đã công khai cho phép chuyển đổi, khuyến khích tích tụ ruộng đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất lớn dưới hình thức trang trại, cánh đồng mẫu lớn, v.v. nhưng các nghị quyết nói trên hầu như chưa thực hiện được trên thực tế. Việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất từ loại này sang loại khác về cơ bản phải thực hiện theo cách hành chính chiếm đoạt và hành chính phân chia.

    Nhà nước (được xác định là đại diện sở hữu toàn dân) mà thực chất là một số cơ quan và công chức nhà nước có thẩm quyền, trực tiếp thực hiện các quyền116, bao gồm ấn định mục đích sử dụng cho các ô, thửa đất thông qua quy hoạch nhiều loại khác nhau; quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất; thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê; ấn định các hạn chế về thời gian và hạn mức đối với việc giao đất hoặc cho thuê đất; và cuối cùng là định giá đất. Vì vậy, việc chuyển đổi, chuyển quyền sử dụng đất “thứ cấp”, nhất là chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, không theo nguyên tắc và cơ chế thị trường, mà theo mệnh lệnh hành chính chủ quan của các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.


Trên thực tế, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất từ các hộ nông dân sang các nhà đầu tư kinh doanh được thực hiện theo cơ chế xin - cho thông qua các công cụ quản lý nhà nước; và có thể nói, nguyên tắc và cơ chế thị trường hầu như không tồn tại trong các “giao dịch” nói trên. Phân bổ đất đai trong trường hợp này hoàn toàn theo sự can thiệp hành chính chủ quan của các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. Hệ quả là tạo ra sự bất công trong phân bổ, chiếm hữu và sử dụng đất đai, trong hưởng lợi từ đất đai, làm cho sử dụng đất trở nên lãng phí, kém hiệu quả; gây ra hàng loạt các vấn đề xã hội khác, v.v. Trên thực tế, các DNNN, doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có “quan hệ” với công chức nhà nước có thẩm quyền thường tiếp cận được với đất đai, trở thành chủ sở hữu “quyền sử dụng đất” một cách dễ dàng hơn nhiều so với những người khác117. Nông dân thường là những người chịu thiệt trực tiếp và nhiều nhất, trước hết là họ không được đền bù một cách tương xứng theo nguyên tắc thị trường. Cách làm này còn có một số hạn chế khác:

Một là, do bị hạn chế về phạm vi và thẩm quyền thu hồi đất, nên số diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp giao hoặc cho thuê sẽ giảm so với trước; nguồn cung do đó sẽ khan hiếm hơn.

Hai là, việc giao hay cho thuê chủ yếu theo phương thức hành chính xin - cho; không minh bạch; giá thuê hay tiền thuê đất không được định theo quan hệ cung - cầu, mà theo áp đặt hành chính. Vì vậy, người thực sự có nhu cầu sử dụng đất và có khả năng sử dụng có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất chưa chắc đã được giao đất, thuê đất.

Ba là, có nguy cơ khuyến khích đầu cơ tìm kiếm địa tô, hơn là đầu tư, tạo ra năng lực sản xuất mới và giá trị gia tăng mới cho xã hội. Điều này, đến lượt nó sẽ tiếp tục làm méo mó quan hệ thị trường về quyền sử dụng đất, làm sai lệch quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường quyền sử dụng đất; làm mất vai trò của thị trường trong phân bổ đất đai như một nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.

Trên thực tế, giao dịch thị trường về đất đai là rất hạn chế; không phát huy, tận dụng được tối đa tiềm năng của đất đai cho thịnh vượng của từng cá nhân, hộ gia đình nói riêng và cho quốc gia nói chung. Ngay cả người nông dân tự chuyển đổi đất thuộc quyền sử dụng của mình từ trồng lúa sang trồng hoa, cây cảnh hay phục vụ cho chăn nuôi cũng không được phép. Một doanh nghiệp có quyền sử dụng đất để xây dựng và kinh doanh cảng biển (hay bất cứ mục đích kinh doanh khác), không thể bán quyền sử dụng đất đó cho doanh nghiệp khác mà vẫn bảo toàn được giá trị tài sản của mình theo giá thị trường. Với cách quản lý nói trên, tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được bảo đảm một cách chắc chắn và có nguy cơ thiệt hại lớn khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất; và việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng cũng hết sức khó khăn, phải qua nhiều thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà và có thể phải kéo dài nhiều năm.

Do những nút thắt thể chế nói trên, việc tích tụ ruộng đất theo cơ chế thị trường hầu như không thực hiện được, hoặc thực hiện với chi phí và rủi ro cao. Trên thực tế, quy mô đất nông nghiệp của hộ rất ít thay đổi và vẫn phổ biến là nhỏ lẻ, manh mún, nhất là tại các tỉnh phía Bắc. Đến năm 2011, vẫn còn tới 60% số hộ canh tác dưới 0,5 ha. Riêng đối với đất trồng lúa, cũng năm 2011, cả nước có gần 9,3 triệu hộ sử dụng đất trồng lúa, bình quân 1 hộ có sử dụng đất lúa là 0,44 ha/hộ, hầu như không thay đổi so với năm 2006; trong đó, hộ sử dụng dưới 0,2 ha chiếm tỷ lệ đến 1/2 tổng số hộ sử dụng đất trồng lúa; tiếp theo là nhóm từ 0,2 đến dưới 0,5 ha chiếm gần 35%. Tính chung các hộ sử dụng dưới 0,5 ha chiếm đến gần 85% tổng số hộ có sử dụng đất trồng lúa. Nhóm có quy mô vừa phải (từ 0,5 đến dưới 1 ha) chiếm 8,5%. Nhóm có quy mô khá (từ 1 đến dưới 2 ha) chiếm 4,4% và nhóm hộ sử dụng đất lúa với quy mô lớn (trên 2 ha) chỉ chiếm 2,3%.

Trong số diện tích đất mà các hộ nông dân đang sử dụng, thì nguồn gốc của tuyệt đại đa số đất đai là do nhà nước giao hoặc thừa kế; đất có được qua chuyển nhượng, mua bán và góp vốn bằng quyền sử dụng đất hầu như không đáng kể. Điều đó chứng tỏ rằng thị trường thứ cấp về quyền sử dụng đất hầu như chưa thể hoạt động.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng trên thực tế đã thành “công cụ” chính sách của Nhà nước. Cụ thể là, Nhà nước sử dụng “đất” làm công cụ ưu đãi đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài; nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng, bán quyền sử dụng đất để tăng thu ngân sách, v.v. Vì vậy, “giá đất” có sự phân biệt đối xử rất lớn đối với người sử dụng khác nhau. Giá đất đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư nhà nước và các nhà đầu tư thuộc loại ưu tiên của chính phủ có thể quá thấp (được trợ cấp hay bao cấp lớn, có khi bao cấp toàn phần); còn giá đất cho đa số người còn lại quá cao. Thực tế cho thấy, chi phí sử dụng đất quá cao là một trong số các cản trở đối với phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước. Ngược lại, giá đất quá rẻ cho một số đối tượng, nhất là DNNN đang làm cho việc sử dụng đất trở nên lãng phí, bất công và kém hiệu quả. Thực tế nói trên cũng góp phần tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng và bình đẳng, làm méo mó các giao dịch thị trường.

Tóm lại, can thiệp hành chính của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đang chi phối phân bổ và sử dụng đất đai, khoáng sản và các tài nguyên khác của quốc gia. Các giao dịch “sơ cấp” hoàn toàn theo mệnh lệnh và can thiệp hành chính; các giao dịch “thứ cấp” là bị giới hạn; các chủ thể liên quan chưa được quyền tự do hợp đồng; các nguyên tắc thị trường như cạnh tranh để có được quyền sử dụng đất (và các tài nguyên khác), giá cả xác định theo quan hệ cung cầu và sự khan hiếm của nguồn lực, v.v. hầu như chưa xuất hiện trong phân bổ đất đai, tài nguyên; quyền sở hữu đất đai trên thực tế là chưa rõ ràng và chưa được bảo vệ một cách chắc chắn. Như vậy, thể chế kinh tế thị trường về cơ bản chưa tồn tại và phát huy tác dụng trong phân bổ, sử dụng đất đai và các tài nguyên khác của quốc gia.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương