Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số



tải về 3.48 Mb.
trang19/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   47

2. Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số

Đến cuối năm 2014, dân số Việt Nam đạt 90,73 triệu người, tăng 1,104 triệu người, hay 1,14% so với cuối năm 2013. Thời kỳ 2010-2014, tốc độ tăng dân số đạt 1,07% một năm, bình quân mỗi năm tăng 950 ngàn người.



Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng, song xu hướng già hóa dân số100 diễn ra khá nhanh. Tỷ lệ dân số từ 60+ tăng từ 9.4% lên 10.76 năm 2013 và 11.04% vào cuối năm 2014. Thời kỳ 2000-2014, dân số từ 60+ mỗi năm tăng 461 ngàn người, tốc độ tăng 5,09%/năm.

Biểu 2. Xu hướng nhân khẩu thời kỳ 2010-2014




2010

2011

2012

2013

2014

Trung bình (2010-2014), %

1. Tổng dân số, 1000

86933

87840

88776

89716

90730




Tốc độ tăng, %

1.06

1.04

1.07

1.06

1.13

1.07

Mức tăng, 1000 người

908

907

936

940

1014

950

2. Dân số từ 60+
















- Tổng số, 1000 người

8172

8872

9056

9334

10017

5.09

-Tỷ lệ, %

9.40

10.10

10.20

10.76

11.04




Nguồn: Tính toán dựa trên các số liệu thống kê của UNFPA qua các năm

3. Quy mô lực lượng lao động tăng cao, làm gia tăng áp lực việc làm

Năm 2014, quy mô LLLĐ (dân số từ 15 tuổi trở lên đang làm việc và thất nghiệp) ước đạt 54 triệu người, tăng 761 ngàn người, hay 1,43% so với năm 2013, thấp hơn đáng kể so với mức tăng của năm 2013 (tương ứng là 898 ngàn người và 1,72%).



Thời kỳ 2010-2014, lực lượng lao động tăng bình quân một năm 792 ngàn người, hay 1,51%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của dân số, phản ánh các “lợi tức nhân khẩu” của quy mô dân số vàng.

Biểu 3. Xu hướng thị trường lao động thời kỳ 2010-2014

 

2010

2011

2012

2013

2014

1. Lực lượng lao động (nghìn người)

50837

51724

52348

53246

54007

Tốc độ tăng, %

3.11

1.74

1.21

1.72

1.43

Mức tăng, nghìn người

1535

887

624

898

761

3. Cơ cấu, %
















Nam

51.39

51.5

51.42

51.4

51.43

Nữ

48.61

48.5

48.58

48.6

48.57

Thành thị

27.99

29.67

30.35

30.13

29.80

Nông thôn

72.01

70.33

69.65

69.87

70.20

Nhóm 5-24 tuổi

18.3

16.5

15.1

14.9

14.1

Nhóm 25-59 tuổi

75.6

76.7

77.6

77.2

77.7

Nhóm 60+

6.1

6.8

7.3

7.9

8.2

3.Tỷ lệ tham gia TTLĐ, %

77,4

77,0

76,8

77,5

77.69

Nam

82,0

81,7

81,2

82,1

82.16

Nữ

73,0

72,6

72,5

73,2

73.37

Thànhthị

69,5

69,7

70,0

70,3

70.15

Nôngthôn

81,0

80,6

80,1

81,1

81.27

Nguồn: TCTK (2010, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí.

- Theo giới tính, năm 2014, nữ chiếm 48,57% tổng lực lượng lao động, tiếp tục xu hướng giảm nhẹ từ năm 2010 (năm 2013 là 48,6%).

- Thời kỳ 2010-2014, chuyển dịch cơ cấu LLLĐ theo khu vực thành thị - nông thôn diễn ra khá chậm chạp, với tỷ lệ lao động thành thị chỉ đạt xấp xỉ 30% trong vòng 5 năm qua. Đặc biệt, thời kỳ 2012-2014, tỷ lệ lao động thành thị có xu hướng giảm, do tác động của khủng hoảng kinh tế và dòng di dân ngược từ thành thị về nông thôn.

- Theo nhóm tuôi: Cơ cấu lao động theo độ tuổi phản ánh xu thế già hóa của dân số, với tỷ lệ lao động trẻ trong tổng lực lượng lao động tiếp tục giảm, từ 18,3% năm 2010 xuống còn 14,1% (1/7/2014). Trái lại, tỷ lệ lao động trên tuổi (60+) tiếp tục tăng, từ 6,1% lên 8,2% trong cùng thời kỳ cho thấy nhu cầu làm việc nhiều hơn của người cao tuổi do tác động của già hóa dân số và khủng hoảng kinh tế.

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt rất cao và tiếp tục gia tăng ở cả nam và nữ, nông thôn và thành thị. Đến năm 2014, tỷ lệ chung đạt 77,7%, của nam cao hơn nữ, của thành thị cao hơn nông thôn.

3. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

Chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (có bằng cấp và không có bằng cấp) tăng từ 38,6% năm 2010 lên 49% năm 2014. Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ khá thấp, là 18,39% vào năm 2014, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2013 và 3,7 điểm phần trăm so với năm 2010 (đạt 14,7%).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng chậm, từ 3,8% năm 2010 lên 4.91% vào năm 2014. Đáng chú ý là, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2014 chỉ đạt 4,9%, giảm so với năm 2013 (đạt 5,4%) cho thấy các khó khăn trong công tác tuyển sinh qua đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên tăng nhanh, từ 7,4% năm 2010 lên 9,78% năm 2014.

Biểu 4. Số lượng và tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật

 

2010

2011

2012

2013

2014

1. Tổng lực lượng lao động, ngàn người

50837

51724

52348

53246

54007

Không có chuyên môn kỹ thuật (không CMKT)

31223

30000

28982

28077

27544

Có CMKT

19614

21724

23366

25169

26464

Trong đó: Có bằng cấp, chứng chỉ CMKT

7473

8069

8794

9691

9934

2. Cơ cấu lực lượng lao động, %

Không CMKT

61.4

58.0

55.4

52.7

51.0

Có CMKT

38.6

42.00

44.6

47.27

49.0

Trong đó: Có bằng cấp chứng chỉ

14.7

15.6

16.8

18.2

18.4

Dạynghề

3.8

4

4.7

5.4

4.91

Trung học chuyên nghiệp

3.5

3.7

3.7

3.7

3.70

Cao đẳng, đại học trở lên

7.4

7.9

8.4

9.1

9.78

Nguồn: TCTK (2010, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quý

Theo đánh giá của ILO101, nguồn lao động trẻ va dồi dào đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng trình độ kỹ năng và chuyên môn thấp của người lao động lại cản trở Việt Nam nắm bắt những cơ hội về việc tốt. Trầm trọng hơn là sự chênh lệch giữa kỹ năng của hệ thống giáo dục và đào tạo trang bị cho người lao động và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp102.



Hộp 1: Đánh giá của Ngân hàng thế giới về chất lượng nhân lực Việt Nam

Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực. Chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Ma-lai-xi-a đạt 5,59 điểm). Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng. Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.

1.4 Năng suất lao động tăng chậm

Năm 2014, năng suất lao động chung của nền kinh tế gần 73 triệu/lao động (theo giá hiện hành) và 50 triệu/lao động (theo giá so sánh 2010). Thời kỳ 2010-2014, theo giá hiện hành, GDP tăng 16,7% so với năm 2013 (không đạt mục tiêu đề ra, tăng từ 29-32%), theo giá so sánh, NSLĐ tăng khoảng 4%/năm (nông nghiệp tăng 2,7%, công nghiệp và xây dựng tăng 4,4% và dịch vụ tăng 3,1%).



Biểu 5. Năng suất lao động của Việt Nam chia theo ngành kinh tế

NSLĐ

Chung

Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

1. Theo giá hiện hành













2010

42.45

16.47

74.78

61.49

2011

53.74

22.30

95.63

74.54

2012

62.00

25.73

112.96

82.34

2013

67.32

26.44

121.63

91.12

2014

72.91

28.63

133.53

97.32

% tăng

1.165

1.169

1.177

1.136

2. Theo giá so sánh













2010

42.45

16.47

74.78

61.49

2011

44.32

16.94

79.87

63.07

2012

46.09

17.55

83.85

63.68

2013

47.77

17.93

86.92

65.47

2014

50.10

18.30

88.70

70.30

Tốc độ tăng (2010-2015), %

1.041

1.027

1.044

1.031

Nguồn: Tác giả tự tính trên cơ sở số liệu GDP và LĐ của TCTK

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam ở vào mức thấp nhất của Châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2013, NSLĐ của Việt Nam, tính theo sức mua tương đương của đồng đô la Mỹ tại thời điểm 2005 ($PPP, 2005)103 là 5.440 USD104 thuộc nhóm 4 nước thấp nhất (Myanma, 2.828 USD; Campuchia, 3.989 USD; và Lào, 5.396 USD), thấp hơn của các nước còn lại trong khối ASEAN: chỉ bẳng 55% của Indonesia (9.848 USD); 53% của Philipine (10.026 USD), 40% của Thái Lan (14.754 USD), 20% của Malaxia (35.751 USD), và 1/15 của Singapore (98.072 USD).



1.5. Kinh tế phục hồi khiến cho tạo việc làm tốt hơn, tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu việc làm chậm, tỷ lệ việc làm có thu nhập thấp còn cao

a) Tổng việc làm

Năm 2014, nền kinh tế tạo ra 53 triệu việc làm, tăng 801 ngàn so với năm 2013, hay 1.53%. Thời kỳ 2010-2014, bình quân mỗi năm tăng thêm 879 ngàn việc làm, hay 1,69%, cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động (tương ứng là 792 ngàn và 1,51%). Sau 2 năm trì trệ do khủng hoảng kinh tế, việc gia tăng số việc làm của nền kinh tế trong năm 2014 cho thấy những tác động của quá trình phục hồi nền kinh tế.



Tỷ lệ việc làm/dân số của Việt nam cao và có tiếp tục tăng, đạt gần 59% vào năm 2014 và phản ánh sự hồi phục của thị trường lao động.

Biểu 6.Việc làm và tỷ lệ việc làm/dân số thời kỳ 2010-2014

 

2010

2011

2012

2013

2014

1. Tổng số việc làm (triệu người)

49494

50679

51422

52208

53,009

- Mức tăng, triệu người

1.479

1185

743

786

801

- Tốc độ tăng, %

3.08

2.39

1.47

1.53

1.53

2. Tỷ lệ việc làm/dân số, %

56.93

57.69

57.92

58.19

58.44

Nguồn: TCTK (2010, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí

  1. Biến động việc làm trong năm 2014

Trong năm 2014, tình hình việc làm diễn biến phức tạp

  • Quý 1/2014:

Tổng số người làm việc là 52,5 triệu người, giảm 247,5 ngàn người so với quý trước (quí 4/2013). Trong đó, việc làm trong nông lâm ngư tăng nhanh (813 ngàn), việc làm trong công nghiệp giảm mạnh (giảm 761,6 ngàn) và dịch vụ (giảm gần 300 ngàn việc làm). Các ngành giảm mạnh nhất là công nghiệp chế biến chế tạo (giảm 257 ngàn việc làm); xây dựng (giảm 488 ngàn việc làm) và bán buôn, bán lẻ, dịch vụ dân sinh (giảm 218 ngàn việc làm).

  • Quý 2/2014

Chứng kiến sự phục hồi khá ấn tượng của thị trường lao động. Tổng việc làm đạt 52,8 triệu, tăng thêm là 298 ngàn so với quĩ 1/2014, người trong đó, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 372 ngàn, dịch vụ tăng 27 ngàn. Các ngành “Xây dựng” và “Công nghiệp chế biến, chế tạo” (việc làm tăng thêm tương ứng là 190 và 154 nghìn người), cao hơn tổng số việc làm tăng thêm trong Quí 2.

Biểu 7. Biến động việc làm theo ngành so với Quí liền kề

Đơn vị: nghìn người




Q1/2014

Q2/2014

Q3/2014

Q4/2014

Tổng

-247,520

298,134

401,740

198,092

3 nhóm ngành lớn













Nông, lâm nghiệp và thủy sản

813,945

-101,256

-64,554

-621,389

Công nghiệp và xây dựng

-761,630

372,015

426,557

365,345

Dịch vụ

-299,835

27,375

39,738

454,135

Một số ngành cấp 1













Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

813,945

-101,256

-64,554

-621,389

Khai khoáng

-3,992

10,732

-41,033

14,765

Công nghiệp chế biến, chế tạo

-257,073

154,830

444,370

65,856

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

-4,099

13,369

-5,132

-16,695

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

-8,170

2,295

23,919

-26,920

Xây dựng

-488,297

190,789

4,434

328,338

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

-218,382

-23,532

-39,019

287,771

Vận tải, kho bãi

-533

53,372

64,975

-28,932

Thông tin và truyền thông

-17,245

61,269

63,920

-5,200

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

6,645

33,363

3,056

-1,116

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

33,986

-66,587

-3,435

50,358

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

-24,318

7,387

1,050

-6,489

Giáo dục và đào tạo

34,084

-24,479

-24,591

58,656

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

-1,695

10,615

-43,631

-3,876

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

-9,376

914

14,191

-24,223

Nguồn: TCTK (2013, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí

Các ngành bị giảm việc làm bao gồm: “Tài chính ngân hàng và bảo hiểm” giảm 66,5 nghìn); “Bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác” giảm 23,5 nghìn việc làm, hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 24 ngàn người. Đáng chú ý là việc làm trong ngành “nông, lâm nghiệp và thủy sản” giảm mạnh (101 nghìn người) một phần do lao động trở lại khu công nghiệp và khu chế xuất.



  • Quý 3/2014:

Tổng việc làm tăng trở lại, đạt trên 53,2 triệu người, tăng trên 401,7 ngàn việc làm so với quý trước. Các ngành tăng mạnh nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, tăng 445 ngàn người, hoạt động xử lý nước thải và kinh doanh bất động sản cũng tăng mạnh.

  • Quý 4/2014

Tổng số việc làm tăng thêm chỉ bằng 50% so với quí 3. Quý này chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của ngành xây dựng (328 ngàn việc làm) và ngành bán buôn, bán lẻ cho dân sinh (tăng gần 279 ngàn việc làm).

- Biến động việc làm theo hình sở hữu: Năm 2014, khu vực có nhiều biến động nhất là kinh tế tư nhân: Quí 1, giảm 26 ngàn người, sau đó đã tăng trở lại. Kinh tế cá cũng thể bị tác động mạnh trong năm 2012 và 2013 (tương ứng 88 ngàn và 40 ngàn) trước khi tăng trở lại vào năm 2014.



Biểu 8. Tăng/giảm việc làm so với quí liền kề theo sở hữu

Theo ngành

Q1/2014

Q2/2014

Q 3/2014

Q 4/2014

Nhà nước

-330,278

356,378

48,159

-213,261

Tập thể

11,382

-11,402

-5,837

29,823

Tư nhân

-26,866

61,396

218,364

147,495

Cá thể

7,165

-83,178

-40,519

182,490

Có vốn đầu tư nước ngoài

-3,450

11,372

190,996

48,406

Nguồn: TCTK (2013, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí

c) Chuyển dịch cơ cấu việc làm

- Đến cuối năm 2014, việc làm của nam giới chiếm 51,4%, nữ chiếm 48,6%. Thời kỳ từ 2010 đến nay, xu hướng việc làm cho nữ tăng lên một chút.



- Chuyến dịch cơ cấu việc làm nông thôn-đô thị cũng chậm, đến 2014, chỉ có gần 30% việc làm ở đô thị, khu vực nông thôn rộng lớn vẫn là nơi tạo việc làm cho 70% dân cư.

Biểu 9.Cơ cấu việc làm thời kỳ 2010-2014

Đơn vị: %




2010

2011

2012

2013

2014

1. Giới tính
















Nam

51.59

51.69

51.53

51.39

51.30

Nữ

48.41

48.31

48.47

48.61

48.70

2. Khu vực
















Thànhthị

27.59

29.26

29.97

29.71

29.43

Nôngthôn

72.41

70.74

70.03

70.29

70.57

3. Khuvựckinhtế
















Nông, lâm nghiệp và thủy sản

48,7

48,4

47,4

46,8

46,1

Công nghiệp và xây dựng

21,7

21,3

21,2

21,2

21,43

Dịch vụ

29,6

30,3

31,4

32,0

31,96

4. Theo vị thế làm việc
















Chủ cơ sở SXKD

3,4

2,9

2,7

2,5

2.07

Tự làm

43,3

43,9

45,1

45,5

40.97

Lao động gia đình

19,4

18,6

17,5

17,2

21.50

Làm công ăn lương

33,8

34,6

34,7

34,8

35.42

Xã viên hợp tác xã

0,0

0,0

0,0

0,0

0.01

Nguồn: TCTK (2010, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí

- Theo ngành kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng khá chậm: sau một thời gian giảm nhanh (trước 2009), ngành nông lâm ngư nghiệp dường như khó rút lao động thêm. Năm 2014, tỷ lệ lao động trong ngành này vẫn chiếm 46,1% (giảm nhẹ từ 48,7% năm 2010).

Đến nay, cơ cấu lao động của Việt Nam khá tụt hậu trong khối ASEAN với tỷ lệ lao động nông nghiệp cao thứ 4 (sau Lào, Ấn Độ và Myanmar).

Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm chậm (năm 2014 vẫn chiếm gần 47% tổng lao động xã hội nhưng giá trị GDP được tạo ra từ ngành này chỉ chiếm 17,16% tổng giá trị GDP của cả nước, cho thấy NSLĐ trong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp. Một bộ phận lao động nông nghiệp vẫn tiếp tục bị dồn nén với năng suất thấp và thu nhập thấp.



Hình 1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt nam và các nước trong khu vực, năm 2013

- Theo vị thế việc làm: Năm 2014, tỷ trọng lao động làm công ăn lương trong tổng việc làm tiếp tục tăng, song khá chậm, đạt 35,19%, cao hơn một chút so với năm 2010 (33,8%). Đáng lưu ý là từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ chủ cơ sở sản xuất kinh doanh giảm liên tục, phản ánh xu thế doanh nghiệp bị đóng cửa và phá sản so với cơ sở sản xuất.Trong khi đó, lao động gia đình lại có xu hướng tăng lên trong thời kỳ khó khăn (2012-2013) và giảm nhẹ năm 2014.



d) Cơ cấu việc làm theo nghề, phản ánh bất cập về tương quan giữa cơ cấu đào tạo và cơ cấu việc làm

Cơ cấu việc làm theo nghề vẫn còn lạc hậu. Đến cuối năm 2014, vẫn còn gần 40% tổng số lao động là lao động giản đơn; khoảng 9% làm các nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc cao, bậc trung và hơn 1% là các nhà lãnh đạo.



Biểu 10. Cơ cấu việc làm theo nghề, 2014







Số lượng (người)

Tỷ lệ, (%)

Các nhà lãnh đạo




600,625

1.12

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao

3,175,594

5.94

Chuyên môn kỹ thuật bậc trung

1,702,958

3.19

Nhân viên (chuyên môn sơ cấp, kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy)

900,990

1.69

Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật

8,723,766

16.33

Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

6,498,724

12.16

Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan

6,673,694

12.49

Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị

4,122,603

7.72

Lao động giản đơn




20,923,201

39.16

Khác







105,511

0.20










53,427,666

100.00

Nguồn: TCTK (2010, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí

Bên cạnh đó, một trong những nút thắt của Việt nam là nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. So sánh tương quan giữa phân bố việc làm theo nghề và chuyên môn kỹ thuật thấy rõ bất cập này.



Đến 1/7/2014, có trên 22 triệu người không có chuyên môn kỹ thuật hoặc có CMKT nhưng không có chứng chỉ bằng cấp, đang làm những nghề đòi hỏi có chuyên môn kỹ thuật (đặc biệt là các nghề “lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp”, “thợ thủ công có kỹ thuật” và “thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc”). Trái lại, có tới 0,75 triệu người có trình độ đại học và trên đại học đang làm các nghề yêu cầu chuyên môn kỹ thuật thấp hơn (đặc biệt là các nghềnhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật”, “nhân viên-chuyên môn sơ cấp, kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy” và “chuyên môn kỹ thuật bậc trung”).

Biểu 11: Lao động đang làm việc thời điểm 1/7/2014

theo nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị: Nghìn người

Nhóm nghề

Không có CMKT/ bằng cấp, chứng chỉ

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

THCN

Cao đẳng nghề

Cao đẳng

ĐH/

Trên ĐH

Các nhà lãnh đạo

93,9

8,3

8,3

74,4

4,4

20,5

361,6

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao

15,4

2,7

2,6

33,5

15,4

301,8

2,816

Chuyên môn kỹ thuật bậc trung

203,0

27,6

115,3

741,5

43,1

342,0

118,4

Nhân viên (chuyên môn sơ cấp, kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy)

451,7

29,3

20,9

168,7

8,2

50,5

147,2

Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật

7,362,3

171,1

114,7

334,6

27,5

135,4

256,3

Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

6,327,2

60,2

25,6

72,8

1,7

21,9

30,8

Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan

5,494,8

334,7

215,8

89,9

46,3

55,3

51,0

Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị

2,605,5

742,2

189,4

66,2

22,5

42,0

55,5

Lao động giản đơn

20,647,0

131,6

96,8

289,1

18,1

105,0

89,8

Nguồn: TCTK 2014, số liệu Điều tra LĐ-VL quí 2/2014.

6. Thu nhập của người lao động duy trì ở mức thấp

Thời kỳ 2010-2014, trái với xu thế tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động tăng rất chậm, chỉ tăng 0,5%/năm, đạt 4,362 triệu/người/tháng. Thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động nữ thấp hơn của lao động nam và khoảng cách chênh lệch tiền lương của nữ/nam có xu hướng gia tăng (từ 91,2% năm 2010 so với 90,5% năm 2014).

Thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động nông thôn thấp hơn của thành thị, tuy nhiên khoảng cách cũng lại cải thiện đáng kể (từ 66% năm 2010 lên 73.2% năm 2014) do thu nhập thành thị giảm trong khi thu nhập của nông thôn lại tăng.

Biểu 12. Thu nhập từ công việc chính của lao động, 2010-2014





2010

2011

2012

2013

2014

% tăng (2010-2014)

1. Thu nhập bình quân của

lao động làm công ăn lương

(nghìn đồng)


4316

3997

4072

4119

4362

0.514

2. Nam

4481

4172

4238

4291

4540

0.542

Nữ

4086

3749

3832

3872

4111

0.444

3. Thànhthị

5319

4753

4765

4876

5124

-0.490

Nôngthôn

3515

3376

3489

3528

3750

1.749

4. Tỷ lệ TN nữ/nam,%

0.912

0.899

0.904

0.902

0.905




5. Tỷ lệ TN nông thôn/thành thị, %

0.661

0.710

0.732

0.724

0.732

 

Nguồn: TCTK (2010, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí.

- Theo ngành kinh tế: Quý IV năm 2014, thu nhập bình quân tháng của lao động nhóm ngành “nông-lâm nghiệp và thủy sản” vẫn thấp nhất, chỉ đạt 2,852 triệu/LĐ/tháng, bằng 58% so với ngành “công nghiệp-xây dựng” (là 4,242 triệu đồng/LĐ/tháng) và bằng 64% của nhóm ngành “dịch vụ” (là 4,907 triệu đồng/LĐ/tháng).

- Theo nghề: Lao động giản đơn có mức thu nhập thấp nhất (3 triệu đồng/LĐ/tháng). Thu nhập bình quân Quí 4/2014 của nhóm “lãnh đạo” là cao nhất (6,938 triệu đồng/LĐ/tháng, gấp 2,33 lần lao động giản đơn; tiếp đến là nhóm “chuyên môn kỹ thuật bậc cao” (6,38 triệu đồng/LĐ/tháng), bằng 2,15 lần nhóm “lao động giản đơn” (3 triệu đồng).

Biểu 13: Thu nhập từ công việc chính của lao động, theo nghề, 2014





Mức tiền lương, 1000

Chênh lệch, lần

Các nhà lãnh đạo

6938

2.33

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao

6380

2.15

Chuyên môn kỹ thuật bậc trung

4907

1.65

Nhân viên (chuyên môn sơ cấp, kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy)

4144

1.39

Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật

3665

1.23

Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

3939

1.33

Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan

3992

1.34

Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị

4570

1.54

Lao động giản đơn


2972

1.00

Nguồn: TCTK (2013, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí,

- Bên cạnh đó, còn một bộ phận lao động có thu nhập thấp

Quý 2/2014, trong số những người làm công ăn lương, 18,6% có thu nhập thấp (dưới 2,7 triệu đồng/tháng, tương ứng 2/3 mức thu nhập trung vị). Tỷ lệ lao động có thu nhập thấp đặc biệt cao ở nhóm không có chuyên môn kỹ thuật (82,2%); nghề “lao động giản đơn” (43,2%); nhóm lao động trẻ (26,3% ở nhóm 25-34 tuổi và 23,9% ở nhóm 15-24 tuổi).



Hình 2: Tỷ lệ lao động có thu nhập thấp

Đơn vị: %





Nguồn: TCTK (2014), Điều tra LĐ-VL quí 2/2014

Tuy nhiên, thời kỳ 2012-2014, do tác động của sự phục hồi nền kỉnh tế, tỷ lệ lao động có thu nhập thấp có xu hướng giảm.



Biểu 14. Tiền lương thấp, tỷ lệ lao động có tiền lương thấp, 2010-2014

 

2010

2011

2012

2013

2014

Tiền lương trung vị (nghìn đồng/tháng)

2010

2560

3000

3500

3600

Tiền lương thấp (nghìn đồng/tháng)

1340

1707

2000

2333

2400

Tỷ lệ lao động có tiền lương thấp (%)

15,9

21,7

21,6

20,5

18,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Lao động Việc làm-Bộ LĐTBXH, 2009-2014

  1. Thất nghiệp và thiếu việc làm giảm, đạt mức thấp nhất trong một năm qua

Một điểm cần lưu ý trong thời gian qua, đó là thu nhập và thiếu việc làm đã giảm do tác động của giảm cung lao động và phục hồi của nền kinh tế.

7.1 Thất nghiệp

- Số lượng người thất nghiệp

Năm 2014, cả nước có 975 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó 502.2 nghìn người là nữ (chiếm 51%); 478 nghìn người ở thành thị (chiếm 52,7%); 573,4 nghìn người không có CMKT (chiếm 60%) và 162 nghìn người có trình độ đại học trở lên (chiếm 16,9%).

So với năm 2013, số người thất nghiệp năm 2014 tăng lên khoảng 70 ngàn người. Thời kỳ 2010-2014, tổng số người thất nghiệp giảm bình quân một năm khoảng 25,8 ngàn người. Số nam bị thất nghiệp giảm nhanh hơn của nữ giới, của thành thị giảm nhiều hơn của nông thôn.



Biểu 15. Số lượng và cơ cấu người thất nghiệp và thiếu việc làm, 2010-2014




2010

2011

2012

2013

2014

Mức tăng 1000 người/năm

1. Số người thất nghiệp (1000)

1078.5

1039.3

1118.1

905.8

975.2

-25.8

Nam

564.1

542.8

580.4

474

502.2

-15.5

Nữ

514.5

496.5

537.8

431.8

473.0

-10.4

Thànhthị

562.5

549.4

540.4

477.8

477.0

-21.4

Nôngthôn

516.1

489.9

577.7

428

498.2

-4.5

2. Tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi LĐ, %

2.27

2.17

2.32

1.9

1.93

 

Nam

2.23

2.14

2.25

1.85

1.97

 

Nữ

2.31

2.21

2.4

1.95

2.00

 

Thànhthị

3.8

3.66

3.59

3.19

3.22

 

Nôngthôn

1.58

1.49

1.74

1.3

1.43

 

3. Số thất nghiệp thanh niên(1000)

487.7

443

562

450.3

448.4

-9.8

Nam

249

217.3

270.6

203.5

201.6

-11.8

Nữ

238.7

225.8

291.5

246.8

246.8

2.0

Thànhthị

212.4

190.4

225.4

206.7

3.2

-52.3

Nôngthôn

275.3

252.6

336.6

243.6

243.6

-7.9

4. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên, %

6.15

5.58

6.94

5.95

5.96

 

Nam

5.67

5.01

6.08

4.88

5.38

 

Nữ

6.75

6.26

8

7.26

10.65

 

Thànhthị

11.28

10.42

11.48

11.17

3.35

 

Nôngthôn

4.55

4.13

5.49

4.26

0

 

6. Thiếu việc làm



















Số người thiếu việc làm (nghìn người)

1555

1271

1321

1328

1253

-75.5

Tỷ lệ thiếu việc làm(%)

3

2.43

2.5

2.52

2.87

 

Tỷ lệ thiếu việc làm trong tuổi LĐ

3.12

2.51

2.64

2.63

2.68

 

Nguồn: TCTK (2010, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí

- Tỷ lệ thất nghiệp

Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp (trong độ tuổi lao động) chung là 1.93%, cao hơn so với năm 2013 (1.9%), song thấp hơn các năm từ 2010-2013. Tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn của nam giới (2% và 1,97%), tuy nhiên có có xu hướng thu hẹp lại; tỷ lệ thất nghiệp của thành thị cao gấp 2,25 lần của nông thôn và có xu hướng thu hẹp lại (từ 2,41 lần năm 2010).

- Thất nghiệp thanh niên

Thất nghiệp thanh niên (nhóm tuổi từ 15-24) luôn chiếm khoảng 44-50% trong tổng số người thất nghiệp và có xu hướng gia tăng; bình quân mỗi năm số thanh niên bị thất nghiệp giảm khoảng 9,8 ngàn người. Năm 2014, có 448 ngìn thanh niên bị thất nghiệp, chiếm 46% tổng số người bị thất nghiệp và gần 6% trong tổng số thành niên.

Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên luôn cao hơn của nam thanh niên. Trong khi số lượng nam thanh niên bị thất nghiệp giảm khoảng 11,8 ngàn người mỗi năm, thì nữ thanh niên chỉ giảm 2 ngàn người mỗi năm. Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên là 10,65%, cao hơn nhiều so với nam thanh niên (5,38%).



7.2 Thiếu việc làm

Thời kỳ 2010-2014, số người thiếu việc làm105 giảm 75 nghìn người một năm. Tỷ lệ người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm từ 3,12% xuống còn 2,68%.

Năm 2014, có 1.253 người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, trên 85% số người thiếu việc làm sống ở nông thôn và 55% số người thiếu việc làm là nam giới. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn là 3,34%, cao gấp 2,8 lần so với tỷ lệ thiếu việc làm của thành thị; của lao động trong nhóm ngành “nông-lâm nghiệp và thủy sản” là 3,61%; của nhóm “lao động hộ gia đình” là 3,08% và “lao động tự làm” là 2,55%.

Số giờ làm việc thực tế bình quân của nhóm “lao động thiếu việc làm” là 26 giờ/tuần, chỉ bằng 52% so với thời gian làm việc thực tế bình quân chung (45 giờ/tuần),



8. Triển vọng kinh tế và thị trường lao động năm 2015

Theo dự báo, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi (dự kiến sẽ đạt mức tăng GDP 6,07%, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trong GDP đạt 31%106) và điều này sẽ có tác động tích cực đến thị trường lao động.

Dự kiến, nhu cầu lao động tiếp tục tăng mạnh trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện, khí đốt; thông tin và truyền thông; hoạt động y tế và trợ giúp xã hội; lao động trong ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tiếp tục giảm, Tuy nhiên, chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế vẫn là thách thức.

Do quá trình nhân khẩu học, sức ép về việc làm sẽ giảm đi, song nâng cao chất lượng việc làm là một trong những thách thức, giảm tỷ lệ thiếu việc làm, việc làm có thu nhập thấp có vai trò quan trọng.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động là một thách thức, việc giảm tỷ lệ các chủ doanh nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong hộ gia đình sẽ có nguy cơ tăng việc làm dễ bị tổng thương, do vậy cần tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khủng hoảng để tiếp tục tạo việc làm.

Tập trung vào nâng cao chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực và lực lượng lao động là rất cần thiết. Cần phải có những chính sách khuyến khích học sinh học nghề, tập trung tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đổi mới đào tạo để có những kỹ năng mới, tiêu chuẩn mới.

Các doanh nghiệp đồng thời cũng là nơi đặt ra các yêu cầu đào tạo đối với nguồn nhân lực. Để phát triển kỹ năng theo nhu cầu thị trường, cần đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp vào hệ thống giáo dục và đào tạo107. Các chương trình ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tham gia đào tạo cần phải được triển khai.

Tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình hội nhập ASEAN. Theo dự báo của ILO, Việt Nam sẽ có khả năng tạo thêm được 6 triệu việc làm (1/10 số việc làm tăng thêm đến năm 2025 của toàn bộ khối ASEAN), do tác động của xây dựng cộng đồng ASEAN, tuy nhiên, 60% trong số việc làm này là việc làm yếu thế. Do vậy, cần tăng cường ASXH. Hỗ trợ người lao động tham gia các chương trình thị trường lao động, BHXH, BHYT và các hình thức khác để bảo vệ tốt hơn người lao động, giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm./.



Tài liệu tham khảo

  1. Bộ LĐTBXH, TCTK: Bản tin thị trường lao động cập nhật hàng quí, 2013, 2014.

  2. ILO, Newsletter (9/2014): Education Business Mismatch worsen already workforce quality and low productitivy.

IlO, ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity

  1. ILO, 2013, Kết quả khảo sát 200 doanh nghiệp trong ngành du lịch ở miền Trung Việt Nam.

  2. TCTK, Niên giám thống kê các năm

  3. TCTK (2010, 2014), Điều tra LĐ-VL hàng quí

  4. UNFPA, số liệu dự báo dân số qua các năm

  5. Viện Quản lý kinh tế TW, Báo cáo kinh tế vĩ mô quí IV và năm 2014


PHẦN 2
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

KINH DOANH: BIẾN LỜI NÓI THÀNH

HÀNH ĐỘNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀ THÁO BỎ NÚT THẮT THỂ CHẾ ĐỂ



CHUYỂN MẠNH NỀN KINH TẾ NƯỚC TA SANG KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI ”
TS. Nguyễn Đình Cung

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương