Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang20/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   47



LỜI NÓI ĐẦU


Có rất nhiều định nghĩa về thể chế, thể chế kinh tế108; và đã qua nhiều thập kỷ thảo luận, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thực sự thống nhất về nội dung của khái niệm “thể chế”. Có định nghĩa coi thể chế là tập hợp các quy tắc chính thức và không chính thức điều chỉnh hành vi, ứng xử kinh tế của con người109. Các quy tắc này bao gồm các luật, quy định và hệ thống định chế thực thi các luật và quy định đó; và thể chế cũng bao gồm cả thể chế chính trị, là thể chế tạo ra các luật lệ nói trên; nó bao gồm cả các chuẩn mực văn hóa định hướng cách thức ứng xử của con người, v.v... IMF (2002) định nghĩa thể chế là tập hợp các quy tắc, luật lệ chính thức và phi chính thức tạo thành khuôn khổ cho quan hệ và trao đổi của con người, tạo đòn bẩy khuyến khích cho các thành viên của xã hội. Về phương diện kinh tế, một thể chế tốt là thể chế làm cho hành vi tìm kiếm địa tô (rent seeking) không có khả năng xuất hiện và không có dư địa để tồn tại; thể chế tốt là thể chế đạt được cả hai mục tiêu: Một là, có được sự tiếp cận tương đối công bằng đến các cơ hội kinh tế (sân chơi bình đẳng); và Hai là, những người cung cấp vốn, cung cấp sức lao động phải được hưởng thành quả xứng đáng, và quyền sử hữu tài sản của họ phải được bảo vệ một cách chắc chắn. Như vậy, điều cốt lõi của thể chế là các quy tắc, luật lệ (chính thức, phi chính thức, khách quan, chủ quan, kinh tế, chính trị hay văn hóa, v.v.) tạo thành khuôn khổ điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân trong xã hội và những hành vi đó thường được định hướng bởi hệ thống khuyến khích do thể chế đó tạo ra.

Đinh Tuấn Minh (2014) đã phân chia thể chế chính thức liên quan đến các hoạt động kinh tế thành bốn khối theo thứ bậc hình kim tự tháp, với đỉnh là các loại thể chế cơ bản như tuyên ngôn về quyền con người, hiến pháp, các đạo luật về trình tự và thủ tục pháp lý và các đạo luật về hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp. Tầng tiếp theo là các đạo luật thiết lập môi trường kinh doanh như luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật phá sản, v.v. Các tầng tiếp nữa là các đạo luật quy định hoạt động kinh doanh đối với các yếu tố cơ bản trong đời sống kinh tế như vốn, lao động, tài nguyên, đất đai và công nghệ. Cuối cùng có thể là các đạo luật qui định hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể, nhưng quan trọng với đời sống của người dân như giao thông, điện, xăng dầu, y tế, giáo dục, v.v.



Hình 1: Các khu vực thể chế

canvas 16

Nguồn: Đinh Tuấn Minh (2014)

Thể chế kinh tế thị trường là gì? Cho đến nay chưa tìm được định nghĩa thế nào là thể chế kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có thể quan niệm đơn giản thể chế kinh tế thị trường là thể chế làm cho thị trường phát huy tốt các nguyên tắc, quy luật của thị trường; từ đó, thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong phân bổ nguồn lực từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn. Theo cách hiểu đó, thể chế kinh tế thị trường có thể gồm thể chế về tài sản và quyền sở hữu tài sản, thể chế về gia nhập thị trường, về giao dịch thị trường, về trật tự và kỷ luật thị trường và cuối cùng là thể chế về rút khỏi thị trường.



Hình 2: Các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường có nhiều loại, gồm kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc), kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam) và kinh tế thị trường tư bản nhà nước. Tương ứng với mỗi loại kinh tế thị trường nói trên là một hệ thống thể chế. Hay nói cách khác, kinh tế thị trường nào thì thể chế ấy. Những thất bại hay thành công của phát triển kinh tế đều có nguồn gốc từ thể chế, gồm thể chế kinh tế và thể chế chính trị (Daron Acemoglu và James A. Robinson, 2013).

Thực tế cho thấy, tất cả các nước phát triển (là thành viên của OECD) đều có nền kinh tế thị trường tự do hoặc nền kinh tế thị trường xã hội. Với cách nhìn đó, bài viết này không phân tích, đánh giá trực tiếp thể chế kinh tế ở Việt Nam110; tức là không phân tích, đánh giá hệ thống các quy định pháp luật có liên quan. Thay vào đó, để hiểu thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích các đặc điểm chủ yếu của kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam, so sánh với các đặc điểm cơ bản, phổ biến của các nền kinh tế thị trường hiện đại; từ đó, xác định sự khác biệt và tìm kiếm giải pháp cải cách đưa nền kinh tế Việt Nam hướng đến một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại (có định hướng xã hội chủ nghĩa). Phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ cố gắng xác định các đặc điểm cơ bản, phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại, trước khi phân tích các “nút thắt” thể chế đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay; và cuối cùng là các kiến nghị về đổi mới tư duy và các giải pháp hoàn thiện thể chế chuyển mạnh nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại.

I. CÁC LOẠI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI


Một nền kinh tế thường được phân chia một cách đơn giản thành 3 khu vực: chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình. Khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp giao dịch với nhau thông qua thị trường hàng hóa, dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ có một số chức năng, nhưng quan trọng nhất trong số đó là vai trò tạo lập thể chế để cho thị trường vận hành hiệu quả và có trật tự; trọng tài và giám sát thị trường để giao dịch giữa khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp được thực hiện một cách công bằng, hiệu quả. Như vậy, chức năng đầu tiên và cơ bản nhất của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là làm cho thị trường vận hành một cách tốt nhất, đầy đủ nhất có thể được.

Trừ một số rất ít các quốc gia, tuyệt đại đa số nền kinh tế hiện nay trên thế giới đều là nền kinh tế hỗn hợp, một sự kết hợp giữa nhà nước và thị trường nằm giữa hai cực: “kinh tế kế hoạch hóa tập trung” và “kinh tế thị trường hoàn hoàn tự do” (Laisser Faire). Giữa hai cực nói trên có nhiều loại kinh tế thị trường như kinh tế thị trường tự do (liberal market economy), kinh tế thị trường xã hội (social market economy), kinh tế thị trường tư bản nhà nước, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc), kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt nam), v.v. Thực tế cũng cho thấy tất cả các thành viên của OECD đều là kinh tế thị trường xã hội hoặc kinh tế thị trường tự do; và chúng tôi coi đó là các nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại. Như vậy, trong thế giới hiện thực, kinh tế thị trường luôn là sự kết hợp của “nhà nước” và “thị trường”; là hai yếu tố không thể thiếu, phối hợp, cộng sinh và bổ sung cho nhau hướng đến đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của các nền kinh tế.



Hình 3: Các loại kinh tế thị trường



Nguồn: Tập hợp của nhóm tác giả.

Các loại kinh tế thị trường khác nhau chủ yếu ở vai trò của nhà nước và thị trường và mối quan hệ giữa hai yếu tố nói trên. Về vai trò của nhà nước111, sự khác nhau không chỉ ở quy mô của nhà nước, mà quan trọng hơn là mục tiêu, công cụ và cách thức can thiệp của nhà nước, cách thức thực hiện vai trò của nhà nước. Vai trò và ứng xử của Nhà nước phải được “chuẩn hóa” phù hợp với yêu cầu và quy luật của thị trường, nhất là trong giải quyết mối quan hệ giữa thị trường, người dân và doanh nghiệp. “Tiêu chuẩn hóa ứng xử của nhà nước” được đo lường hay xác định qua ba nội dung: quy mô nhà nước, mức độ can thiệp của nhà nước và cách thức can thiệp của nhà nước.

Về vai trò và chức năng của nhà nước, có 3 trường phái: Trường phái thứ nhất cho rằng nên có một nhà nước nhỏ và tập trung vào bảo đảm cạnh tranh đầy đủ, hoàn hảo trên thị trường; tức là nhà nước nhỏ và thị trường lớn, cạnh tranh hoàn hảo. Trường phái thứ hai ủng hộ có một nhà nước lớn, mở rộng cầu hữu hiệu và phối hợp cung-cầu thông qua sự can thiệp của chính phủ hơn là thông qua cạnh tranh thị trường. Trường phái thứ ba được gọi là kinh tế thị trường hiện đại cho rằng cần phải kết hợp hợp lý giữa nhà nước và thị trường; Nhà nước nên đóng vai trò dẫn dắt, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi trên cơ sở thị trường phân bổ nguồn lực.Nói cách khác, nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, định hướng theo quy luật thị trường trong phân bổ nguồn lực, thị trường thực hiện phân bổ nguồn lực. Nhà nước can thiệp trong phân bổ lại nguồn lực chỉ là bổ sung cho phân bổ nguồn lực bởi thị trường. Trên thực tế, chúng ta không thể có nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo; nhưng đồng thời, không có nền kinh tế thị trường hoạt động hoàn toàn dưới cái ô bảo trợ của nhà nước. Thị trường hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả không thể thiếu được một nhà nước mạnh, có hiệu lực và hiệu quả; ngược lại, thị trường kém phát triển, méo mó, nhiều khuyết tật và hoạt động không hiệu quả một phần lớn là do nhà nước thực hiện chưa đúng vai trò và chức năng của mình, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả.Theo cách nhìn đó, nền kinh tế thị trường đầy đủ có các đặc điểm như mô tả ở Hình 3.

Hình 4: Các đặc điểm của nền kinh tế thị trường đầy đủ

group 51

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Kinh tế thị trường trước hết là nền kinh tế trong đó thị trường các loại vận hành một cách đầy đủ và hiệu quả; và vai trò của nhà nước trước hết là làm cho các thị trường vận hành tốt nhất, đầy đủ nhất có thể được nhằm hướng đến một thị trường hoàn hảo112. Các đặc điểm hay tiêu chuẩn cơ bản, tối thiểu của kinh tế thị trường bao gồm:

- Sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản rõ ràng, minh định; mỗi tài sản (dù thuộc công hữu hay tư hữu) đều có chủ và chủ sở hữu có đầy đủ các quyền sở hữu. Như vậy, sự đa dạng của hình thức sở hữu là chưa đủ, mà điều quan trọng không kém là thừa nhận sự đa dạng về tài sản, gồm cả vật quyền, và mỗi tài sản đều có chủ sở hữu cụ thể, đó có thể là thể nhân, pháp nhân (gồm pháp nhân tư và pháp nhân công quyền), v.v.

- Về các chủ thể thị trường và quyền tự do kinh doanh, các thủ thể thị trường phải độc lập về pháp lý, đa dạng; có quyền tự chủ và tự do kinh doanh; tức là tự do quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, tự do quyết định giá và trao đổi theo cung cầu thị trường.

- Thị trường phải cạnh tranh công bằng và có trật tự; độc quyền phải được kiểm soát có hiệu quả; cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh phải bị trừng phạt và loại trừ. Mỗi chủ thể thị trường (dù đó là người sản xuất hay người tiêu dùng, dù đó là thuộc khu vực công hay khu vực tư, v.v.) đều phải đối mặt với cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong lựa chọn và trao đổi, mua bán với chủ thể khác.

- Tự do kinh doanh và cạnh tranh thị trường công bằng và có trật tự là hai yếu tố cơ bản chi phối phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, chi phối sự lựa chọn của các chủ thể thị trường.

- Giá cả tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên) đều được quyết định dựa trên khan hiếm nguồn lực, cạnh tranh và quan hệ cung - cầu của thị trường.

- Cuối cùng là đào thải sáng tạo, tức là cạnh tranh thị trường một cách công bằng và có trật tự sẽ lựa chọn người thắng cuộc. Cạnh tranh dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả. Doanh nghiệp, cá nhân hay quốc gia năng động, sáng tạo, tìm kiếm các cách thức phù hợp gia tăng được năng suất lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, v.v. thì doanh nghiệp, cá nhân hay quốc gia đó sẽ vượt lên. Các doanh nghiệp không cạnh tranh được sẽ bị thị trường đào thải để nhường chỗ, nhường cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp khác.

Như trên đã nói, trong kinh tế thị trường, Nhà nước có những chức năng và vai trò quan trọng không thể thay thế. Nhà nước phải thực hiện tốt các chức năng sau đây:

- Quản lý và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

- Thiết lập khung khổ pháp luật và bộ máy thực thi nhằm xác lập rõ ràng, cụ thể quyền sở hữu tài sản và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản; bảo đảm quyền tự do hợp đồng và thực thi hiệu lực các hợp đồng; bảo đảm cạnh tranh công bằng, bình đẳng và kiểm soát hiệu quả độc quyền kinh doanh dưới mọi hình thức; kiểm soát loại bỏ được cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh dưới mọi hình thức,v.v.

- Khắc phục khiếm khuyết, thất bại của thị trường; đồng thời, không làm cho thị trường hoạt động một cách méo mó, sai lệch, tạo ra những tín hiệu thị trường lệch lạc đối với các chủ thể thị trường;

- Phân phối lại thu nhập nhằm giảm bớt bất công, bất bình đẳng trong xã hội và hỗ trợ, nâng đỡ nhóm xã hội yếu thế.

- Tổ chức cung ứng các loại dịch vụ công ích, dịch vụ xã hội thiết yếu và thực hiện các nhiệm vụ xã hội khác.

Trong khi thực hiện các chức năng nói trên, Nhà nước cũng phải bị ràng buộc bởi giới hạn ngân sách cứng (kỷ luật tài chính) và trách nhiệm giải trình đầy đủ trước dân chúng. Nói cách khác, nhà nước hoạt động theo thị trường và can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế cũng không được trái với các nguyên tắc thị trường, mà phải thuận theo thị trường.

Các nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại về cơ bản có các đặc điểm thị trường giống nhau; có khác nhau về vai trò của nhà nước. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội thường lớn hơn so với nền kinh tế thị trường tự do. Nhà nước trong kinh tế thị trường xã hội cung cấp nhiều hơn và đầy đủ hơn các bảo đảm xã hội cho người dân; và do đó, mức thuế đánh vào khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp cùng thường cao hơn. Tuy vậy, trong một số trường hợp, sự can thiệp của nhà nước quá mức cũng đã dẫn đến lấn át thị trường, làm cho thị trường trở nên kém linh hoạt và hoạt động của thị trường trở nền kém hiệu quả.

Quy mô hay mức độ phát triển của thị trường trong nền kinh tế được đo bằng mức độ “Tự do kinh tế” do Quỹ Di sản Hoa kỳ và Tạp chí Phố Wall và Viện Fraiser Canada công bố hàng năm. Thực tế cho thấy, mức độ tự do kinh tế có tác động rõ nét đến mức độ phát triển và tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế. Các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất đều là các quốc gia có mức độ tự do hóa kinh tế cao nhất. Nhóm các nước có tăng trưởng GDP hàng năm cao đồng thời cũng là nhóm có mức độ tự do kinh tế tương đối cao.

Hình 5: Tự do hóa kinh tế và GDP quân đầu người của một số nước trong khu vực

Nguồn: http://www.heritage.org/index/rankingvà Ngân hàng thế giới (2014)

Các cuộc cải cách chuyển đổi ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây về bản chất là quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Nhìn chung, các nước chuyển đổi đều lấy kinh tế thị trường ở các nước phát triển làm mô hình mục tiêu để hướng đến (Kornai Janos, 1990; Institute of Economic and Resource Management, Beijing Normal University, 2003). Janos Kornai mô tả cải cách chuyển đổi ở các nước Đông Âu là quá trình chuyển đổi đồng thời trên 4 nội dung cơ bản, đó là: (i) chuyển đổi từ chế độ sở hữu với sở hữu nhà nước và các loại hình sở hữu tương tự là chủ yếu sang chế độ sở hữu với sở hữu tư nhân là chủ yếu; (ii) chuyển đổi từ chế độ quản lý, điều phối trong đó nhà nước có vai trò chi phối sang chế độ điều phối do thị trường chi phối; (iii) chuyển đổi từ hệ thống động lực với hạn chế ngân sách mềm, kém nhạy cảm với giá cả, các chỉ tiêu kế hoạch chạy theo số lượng, bất chấp chất lượng và hiệu quả, v.v. sang hệ thống khuyến khích bị giới hạn ngân sách cứng, trách nhiệm giải trình cao, nhạy cảm với giá cả và kham hiếm nguồn lực; và (iv) chuyển đổi từ một nền kinh tế thiếu hụt, người bán chi phối, không thất nghiệp, thiếu lao động, v.v. sang nền kinh tế không có thiếu hụt triền miền, thị trường của người mua, có dao động chu kỳ và có thất nghiệp triền miên, v.v...

Hình 6. Quá trình và nội dung cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây

group 61

Nguồn: Kornai Janos (1990)

Tương tự, cải cách ở Trung Quốc cũng là quá trình liên tục chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Năm 1992, Đảng cộng sản Trung Quốc đã xác định mô hình kinh tế thị trường ở Trung Quốc là “Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Ngay sau chuyến công du Phương Nam của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã đẩy mạnh cải cách toàn diện theo hướng thị trường hóa; lấy các tiêu chí hay chuẩn mực kinh tế thị trường theo thông lệ quốc tế để đo lường, đánh giá kết quả cải cách; và so sánh mức độ phát triển của kinh tế thị trường ở Trung Quốc với các nước OECD, các nước kinh tế chuyển đổi và các nước đang phát triển.

Đảng cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành cải cách theo hướng “thị trường hóa” một cách toàn diện, gồm đổi mới vai trò, chức năng và cách thức quản lý của nhà nước để “chuẩn mực hóa ứng xử của nhà nước” trong nền kinh tế thị trường; đồng thời, đẩy mạnh cải cách, phát triển và thị trường hóa tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm: (i) Thị trường hóa doanh nghiệp; (ii) Thị trường hóa lao động; (iii) Thị trường hóa tiền vốn; (iv) Thị trường hóa quyền sử dụng đất; (v) Thị trường hóa thương mại nội địa; (vi) Thị trường hóa thương mại quốc tế; (vii) Thị trường hóa các tổ chức trung gian; (viii) Thị trường hóa hệ thống tài chính; và (ix) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp của kinh tế thị trường.

Cách đây không lâu, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã thông qua nghị quyết một số vấn đề trọng đại đi sâu cải cách toàn diện; trong đó, có không ít nội dung cụ thể về cải cách thể chế kinh tế. Cụ thể, Nghị quyết nói trên xác định “Cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm đi sâu cải cách toàn diện; vấn đề hạt nhân là xử lý tốt mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường, làm cho thị trường giữ vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực và phát huy tốt hơn vai trò của chính phủ. Thị trường quyết định phân bổ nguồn lực là quy luật phổ biến của kinh tế thị trường, kiện toàn thể chế kinh tế thị trường XHCN cần tuân thủ quy luật này, nỗ lực giải quyết những vấn đề như hệ thống thị trường không hoàn thiện, chính phủ can thiệp quá nhiều và giám sát quản lý không đến nơi đến chốn.Cần tích cực thúc đẩy cải cách thị trường hóa cả chiều rộng và chiều sâu, giảm ở mức độ can thiệp trực tiếp của chính phủ trong phân bổ nguồn lực, thúc đẩy việc phân bổ nguồn lực theo quy tắc thị trường, giá cả thị trường, cạnh tranh thị trường để thực hiện tối đa hóa lợi ích và tối ưu hóa hiệu suất. Chức năng và vai trò của chính phủ chủ yếu là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường và tối ưu hóa dịch vụ công, bảo đảm công bằng trong cạnh tranh, tăng cường giám sát quản lý thị trường, duy trì trật tự thị trường, thúc đẩy phát triển bền vững, thúc đẩy cùng giàu có, bổ khuyết cho thị trường”. Về đẩy nhanh hoàn thiện thị trường hiện đại, Nghị quyết cũng đã nêu rõ định hướng và nội hàm, bao gồm “Xây dựng hệ thống thị trường mở cửa thống nhất, cạnh tranh có trật tự là nền tảng để thị trường giữ vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực. Cần đẩy nhanh hình thành hệ thống thị trường hiện đại với doanh nghiệp tự chủ kinh doanh, cạnh tranh công bằng, người tiêu dùng tự do lựa chọn, tự chủ tiêu dùng, hàng hóa và các yếu tố sản xuất tự do lưu động, trao đổi bình đẳng, nỗ lực loại bỏ các rào cản thị trường, nâng cao hiệu suất và tính công bằng trong phân bổ nguồn tài nguyên”…. “Hoàn thiện cơ chế giá chủ yếu do thị trường quyết định. Mọi thứ mà thị trường có thể quyết định giá đều giao cho thị trường, chính phủ không can dự” v.v.



Có thể nói, quá trình chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường là việc nhà nước chủ động thay đổi vai trò, vị trí và chức năng của mình, qua đó, làm thay đổi vai trò, chức năng của thị trường và quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Nhà nước thay đổi theo hướng thiết lập thị trường, làm cho các loại thị trường hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc và quy luật của chúng; đồng thời, bổ sung các khiếm khuyết cho thị trường. Cải cách thể chế kinh tế là việc thiết lập, bổ sung và thay đổi hệ thống các quy tắc, luật lệ, trước hết là các quy tắc luật lệ chính thức, để quá trình chuyển đổi nói trên được thực hiện. Như vậy, cải cách thể chế nhanh hay chậm, ở quy mô lớn hay quy mô nhỏ phụ thuộc vào việc Nhà nước có thực sự muốn thay đổi vai trò, vị trí và chức năng của mình. Đột phá về thể chế cần thiết khi quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đang có các “điểm nghẽn” hay “nút thắt”; và đột phá về thể chế xảy ra khi các thể chế hợp lý được thiết lập kịp thời với quy mô thay đổi đủ lớn, đủ mạnh để tháo bỏ được các nút thắt, điểm nghẽn đó. Điều đó xảy ra hay không phụ thuộc vào việc liệu nhà nước có nhận biết được đầy đủ mức độ và tính chất nghiêm trọng của các “điểm nghẽn” và “nút thắt”, và có sẵn sàng thay đổi vai trò và chức năng của mình tạo điều kiện cho một thay đổi thể chế hợp lý với quy mô đủ lớn và đủ mạnh tương ứng với mức độ và tính chất nghiêm trọng của các điểm nghẽn và nút thắt của quá trình chuyển đổi. Theo cách nhìn đó, trong phần tiếp theo, Báo cáo sẽ tìm kiếm, xác định một số nút thắt hay điểm nghẽn làm cho thị trường bị méo mó nghiêm trọng và không phát huy được tác dụng của mình, thậm chí làm sai lệch các tín hiệu và động lực của thị trường, đang cản trở, làm chậm lại quá trình cải cách, chuyển đổi, hoàn thiện và nâng cấp trình độ phát triển trị trường của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; trên cơ sở đó, xác định những loại quy tắc, luật lệ cần phải thay đổi và quy mô, mức độ thay đổi của chúng.

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương