Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn



tải về 1.4 Mb.
trang16/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   59

048.- ''Người có gốc'' nghĩa là gì?


Vương lại hỏi Na-tiên:

- Khanh có nói, con người sống chết chẳng thể đắc được gốc. ''Chẳng thể đắc được gốc'' ý-nghĩa ra làm sao?

- ''Người có gốc'' phải chẳng sanh trở lại, ''người có gốc'' phải trở lại quá-khứ dùng đó làm ''gốc''.

- ''Người chẳng có gốc'' phải nên chẳng sanh trở lại, nhìn thấy ''người có gốc'' phải trở lại quá-khứ, như thế thi ''gốc'' là chưa dứt tuyệt chăng?

- Dĩ nhiên, cả hai đều phải là quá-khứ.

*

049.- Cái ''gốc sanh-tử'' là gì?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Đời người sống chết có kẻ theo bên cạnh giúp thêm ích lợi chăng?

- Tôi xin hỏi lại Đại-Vương, con người ở thế-gian cùng với các loài nhện khi di-chuyển thì bò đi theo bên cạnh có tăng thêm ích lợi gì chăng?

- Ta chẳng hỏi Na-Tiên về con người ở thế-gian cùng các loài nhện bò đi khi di-chuyển; Ta chỉ muốn hỏi Na-Tiên cái gốc sanh tử của con người là gì?



a.- ''Gốc sanh-tử'' của con người.

- Cây-cối sanh ra, lấy chồi non làm gốc; ngũ cốc lấy hột lúa làm gốc; thiên-hạ, vạn vật đều lấy gốc của loài mình mà sanh ra. Con người thì tòng theo sáu tình-cảm, ân-ái, làm gốc. Con người có mắt, có hình-sắc, và có thức; có tai, có âm-thanh, và có thức; có mũi, có mùi, và có thức; có lưỡi, có vị, và có thức; có thân, có trơn-láng, và có thức; có niệm, có pháp (=sự-vật), và có thức. Tòng theo các điều đó mà sanh ra sướng khổ; tòng theo sướng khổ mà sanh ra ân-ái; tòng theo ân-ái mà sanh ra ham-muốn; tòng theo ham-muốn mà sự sanh sanh ra; hiệp các điều khổ đó lại cho đến thành ra con người.



b.- Từ sáu căn đến nguyên-nhân phải tái-sanh.

Mắt, tai, mũi, miệng, thân, tinh-thần, thức, niệm khiến có sự truyền-đạt hiệp lại làm phối, tòng theo phối sanh sướng khổ, tòng theo sướng khổ sanh ân-ái, tòng theo ân-ái sanh ham-muốn, tòng theo ham-muốn sanh ra nguyên nhân truyền-đạt. Tòng theo truyền-đạt mà sự sanh sanh ra, tòng theo sanh mà có nguyên-nhân già, bịnh, tòng theo bịnh mà có nguyên nhân chết, ưu-sầu, khóc-lóc, tòng theo khóc lóc mà sanh ra đau-đớn trong nội-tâm. Đời con người là như thế!



c.- Từ sáu căn đến chứng-đắc vô-sanh.

Nếu chẳng có mắt thì chẳng thấy hình-sắc, chẳng hay, chẳng biết; tòng theo sự chẳng hay chẳng biết mà chẳng có sự phối-hiệp; chẳng có sự phối-hiệp thì chẳng có sướng khổ; chẳng có sướng khổ liền chẳng sanh ân-ái; chẳng ân-ái thì chẳng sanh ham-muốn; chẳng ham-muốn thì chẳng có hữu-trí (= sự truyền-đạt), chẳng sanh, chẳng già; chẳng sanh chẳng già thì chẳng bịnh, chẳng chết; chẳng bịnh chẳng chết thì chẳng sầu, chẳng khóc; chẳng sầu, chẳng khóc thì nội-tâm chẳng đau-đớn. Chẳng có các điều khổ đó, thì liền đắc được đạo Nê-Hoàn (=Niết-Bàn). Chẳng tai thì chẳng có chỗ nghe; chẳng mũi thì chẳng có chỗ ngửi; chẳng miệng thì chẳng có chỗ nếm; chẳng thân thì chẳng có chỗ trơn-láng; chẳng có thức thì chẳng có sở-niệm; chẳng có sở-niệm thì chẳng có phối-hiệp; chẳng có phối-hiệp thì chẳng sướng chẳng khổ; chẳng sướng chẳng khổ thì chẳng có ân-ái; chẳng có ân-ái thì chẳng ham-muốn; chẳng ham-muốn thì chẳng có bào-thai, chẳng có sự sanh; chẳng sanh thì chẳng già; chẳng già thì chẳng bịnh; chẳng bịnh thì chẳng chết; chẳng chết thì chẳng sầu, chẳng sầu thì chẳng khóc; chẳng khóc thì nội-tâm chẳng đau-đớn; dứt bỏ hết tất cả các nổi khổ đó, liền đắc được đạo Nê-Hoàn.

Vương khen ngợi: ''Lành thay!''

*

050.- Thế-gian chẳng hề có việc tự-nhiên mà sanh ra


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Thế-gian có vật nào tự-nhiên mà sanh ra chăng?

- Chẳng hề có vật nào tự-nhiên mà tự sanh ra lấy cả; phải có nguyên-nhân mới sanh ra.

a.- Thí-dụ về tòa điện cao.

Na-Tiên hỏi Vương:

- Nay Đại-Vương ngồi trên tòa điện cao nầy, điện ấy do nhơn-công tạo ra, hay là tự-nhiên sanh ra?

- Nhơn-công đã tạo ra điện nầy; gỗ xuất từ cây-cối; tường, vách, bùn đất, xuất từ đất-đai.

- Đời người cũng lại như thế; tất cả các giới hoà-hiệp lại cho đến thành ra con người. Do đó, chẳng hề có vật nào tự-nhiên mà sanh ra cả, đều phải có nguyên-nhân.

b.- Thí-dụ về người thợ đồ gốm .

Thí-dụ như người thợ làm đồ gốm, lấy đất sét hòa với nước, nhồi nhuyễn rồi đem hầm trong lò mà thành các vật-dụng, đất sét kia chẳng thể tự thành vật-dụng được, mà phải có nhơn-công, củi, lửa, mới thành ra khí-cụ được. Thế-gian chẳng hề có việc tự-nhiên mà sanh ra cả.



c.- Thí-dụ về cây đờn .

Lại nữa, thí-dụ như cây đờn-sắt mà thiếu dây, thiếu phím, thiếu người khảy, thì có phát ra âm-thanh chăng?

- Chẳng thể tự cây đờn mà có âm-thanh được.

- Nếu như cây đờn-sắt đủ dây, có phím, được người cầm khảy, thì có phát ra tiếng đờn chăng?

- Có, có được tiếng đờn.

- Như thế thì thiên hạ chẳng hề có vật tự-nhiên sanh ra, tất cả đều phải có nguyên-nhân của nó.



d.- Các thí-dụ khác: lấy lửa, kiếng soi.

Lại có thí-dụ nữa, như muốn cọ cây lấy lửa mà chẳng có hai khúc gỗ, chẳng có người cọ, thì có được lửa chăng?

- Chẳng thể có được lửa.

- Giá như có hai khúc gỗ, có người cọ gỗ, thì lửa có sanh ra chăng?

- Dĩ nhiên sẽ có lửa sanh ra.

- Vậy thì thiên-hạ chẳng hề có vật nào tự-nhiên mà sanh ra, tất phải có nguyên-nhân của nó.

Lại nữa, thí-dụ như dùng kiếng rọi lớn để tụ ánh nắng lại lấy lửa, mà chẳng có người cầm kiếng, chẳng có vầng mặt trời, thì có được lửa chăng?

- Chẳng có lửa được.

- Lại ví như có người cầm kiếng, có ánh mặt trời, thì có lửa không?

- Được lửa.

- Như thế thiên-hạ chẳng hề có vật gì tự-nhiên mà sanh ra, phải có nguyên-nhân.

Lại thêm thí-dụ nữa, nếu chẳng có kiếng soi, chẳng có ánh sáng mà người kia muốn chiếu xem mặt mình, có thấy mặt được chăng?

- Chẳng thể tự thấy được.

- Nếu như người có kiếng soi, có ánh sáng, có người tự xem mặt mình, thấý được không?

- Dĩ nhiên, có thể tự thấy được.

- Như thế, thiên-hạ chẳng hề có vật nào tự-nhiên mà sanh ra được, tất phải có nguyên-nhân của nó.

Vương khen: ''Lành thay!''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương