Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Lỡ làm điều ác, biết hối-cãi, tội giảm đi dần



tải về 1.4 Mb.
trang24/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   59

089.- Lỡ làm điều ác, biết hối-cãi, tội giảm đi dần.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Người làm điều thiện được phước lớn, rồi làm điều ác cũng bị tai-ương lớn chăng?

- Người làm điều thiện được phước lớn, rồi làm điều ác thì bị tai-ưöng nhỏ. Người ấy làm điều ác, ngày ngày tự hối lỗi, do đó việc lỗi-lầm cũng nhỏ dần đi. Người ấy làm điều thiện, ngày ngày nhớ nghĩ trong lòng vui-vẻ, cho nên được phước lớn. Tích xưa, khi Đức Phật đi chu-du, có người kia cụt cả tay chơn đem dâng một đóa hoa sen cúng dường Phật. Đức Phật bảo chư tì-kheo, người cụt cả tay chơn nầy, trong chín mươi mốt kiếp, chẳng hề bị sa vào địa-ngục hoặc đọa vào hàng súc-sanh, rồi được sanh lên cõi Trời, sau đó trở lại cõi người. Vì lẽ đó, tôi biết kẻ tuy làm điều thiện nhỏ mà đắc được phước lớn. Làm ác, người ấy biết ngày ngày tự hối-cải, khiến tội nhỏ dần và tiêu-diệt đi; do đó tôi biết người ấy có làm điều gì lầm-lỗi cũng gặp phải tai-ương nhỏ.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

090.- Người trí, kẻ ngu cùng làm ác ai nặng tội hơn?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Người trí-giả làm điều ác, kẻ ngu cũng làm điều ác, cả hai người ấy phải trách-nhiệm tai-ương, thì ai chịu nặng hơn?

- Kẻ ngu làm ác bị tai-ương lớn, còn người trí làm ác chịu tai-ương nhỏ.

Vương liền nói:

- Lời Khanh nói thế chẳng đúng! Tại nước ta, đại-thần có lỗi làm ác thì mắc tội nặng, còn kẻ ngu-dân phạm lỗi ác bị trừng phạt nhẹ hơn; do đó người trí làm ác mắc tai-ương lớn, còn kẻ ngu-khờ làm ác lại bị tai-ương nhỏ.

Na-Tiên liền hỏi Vương:

- Thí dụ như có thanh sắt đốt nóng trên mặt đất, một người biết đó là thanh-sắt bị đốt, còn người kia thì chẳng biết, nếu cả hai người đều cầm thanh sắt ấy lên, ai là người bị phỏng cháy tay nhiều hơn?

- Kẻ chẳng biết đó là thanh sắt thì bị phỏng tay nhiều hơn.

- Kẻ ngu làm ác chẳng biết tự hối-cải điều lỗi, nên mắc phải tai-ương lớn. Còn bực trí-giả lỡ làm điều ác biết đó là chẳng phải, nên ngày ngày hối lỗi, do đó mà mắc tai-ương nhỏ.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

091.- Sức thần-túc.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Con người có khả-năng dùng thân-thể nầy bay lên đến từng Trời thứ bảy cõi Đại-Phạm-thiên và đến xứ Uất-thiền-việt (Uttara kuru, Bắc-câu-lư-châu) rồi trở về lại đây chăng?

- Có thể được.

- Làm sao mà dùng thân-thể nầy bay lên trên cõi Trời Đại-Phạm-thiên và đến xứ Uất-thiền-việt rồi trở về đây được?

Na-tiên hỏi Vương:

- Đại-Vương lúc còn nhỏ có khi nào nhảy chơi khỏi mặt đất được một trượng chăng?

- Ngày ta còn nhỏ khi có ý muốn nhảy cao, liền nhảy cao được hơn một trượng.

- Bực đắc-đạo ý muốn nhảy đến từng Trời thứ bảy cõi Đại-Phạm-thiên, rồi đến xứ Uất-thiền-việt, cũng được như ý vậy.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

092.- Có thể ngưng hơi thở ra vào chăng?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Sa-môn các Khanh thường nói, có bộ xương dài đến bốn ngàn dặm, làm sao mà có được bộ xương dài như thế?

- Đại-Vương có nghe nói ở ngoài biển lớn có con cá khổng-lồ tên là Chất, thân nó dài đến hai vạn tám ngàn dặm chăng?

- Có, ta có nghe nói đến.

- Như thế, thân nó dài hai vạn tám ngàn dặm thì xương sườn nó phải dài hơn bốn ngàn dặm chớ!

Vương lấy làm quái-dị, rồi lại hỏi Na-Tiên:

- Sa-môn các Khanh thường thuyết giảng rằng họ có thể chấm dứt được việc hơi thở ra vào. Biết làm sao mà chấm dứt được hơi thở ra vào?

Na-Tiên liền hỏi Vương:

- Đại-Vương từng nghe nói đến ý-chí chăng?

- Có nghe nói đến.

- Đại-Vương hãy khởi ý-chí lên trong thân-tâm đi.

- Ta đã khởi ý-chí lên rồi.

- Đại-Vương hãy xem người ngu-khờ chẳng thể chế-phục thân

miệng mình, chẳng thể trì-giữ Kinh-giới, như thế bọn họ chẳng thể nào thấy vui-sướng với thân mình. Còn với bực học Đạo có khả-năng chế-phục thân miệng, trì-giữ Kinh-giới, do sự nhứt-tâm mà đắc được Tứ-Thiền, do đó liền ngưng được hơi thở ra vào.

Vương khen: "Lành thay!''

*

093.- Biển và nước biển.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Vì sao gọi biển là biển? Phải chăng vì những việc khác nên mới gọi là biển?

- Sở dĩ người ta gọi là biển, vì trong nước biển có nửa phần nước, nửa phần muối.

- Tại sao nước biển lại mặn?

- Sở dĩ nước biển mặn là vì nước ngọt chảy đến từ xa và các loài cá, ba-ba, côn trùng đủ loại hợp với nước trong mà thành ra mặn.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

094.- Tư-duy đến các sự-việc cao-thâm.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Bực đã đắc Đạo có khả-năng suy-nghĩ đến tất cả các sự-việc cao-xa thâm-diệu chăng?

- Dĩ nhiên, các bực đã đắc Đạo đều có đủ khả-năng tư-duy mọi việc thâm-ảo cả. Kinh Phật thật hết sức là thâm-ảo về mọi sự-việc, chẳng thể nào đo-lường nổi, tất cả mọi sự-việc ấy đều phải do trí-huệ đoán-định ra.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

095.-Tinh-thần, Trí-huệ và Tự-nhiên.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Tinh-thần con người, trí-huệ và tự-nhiên, cả ba điều ấy đồng như nhau hay là khác với nhau?

- Tinh-thần chủ về sự hiểu-biết, trí-huệ thông-hiểu được Đạo, còn tự-nhiên là hư-không chẳng có người.

*

096.- Phân-tách kỹ thân-tâm ra, đó là vô-ngã chăng?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Được làm người, cái chi làm cho ta đắc được làm người? Mắt thì thấy sắc, tai thì nghe tiếng, mũi thì ngửi mùi, miệng thì nếm vị, thân thì biết chỗ thô, chỗ nhuyễn, trí thì biết phân-biệt điều lành, điều ác, thế thì cái chi làm cho ta đắc được làm người?

Na-Tiên liền hỏi lại Vương:

- Thí dụ như có người khiến cho mắt nhướng lên ra khỏi đồng-tử thì có thấy được rộng xa hơn chăng, khiến cho vểnh tai to lên thì có nghe được tiếng ở thật xa chăng, khiến cho mũi hỉnh lớn lên thì có ngửi được mùi nhiều thêm chăng, khiến cho miệng mở hoác ra thì có nếm được nhiều vị chăng, khiến cho da thịt căng phồng rộng ra thì có biết thêm thô nhuyễn chăng, khiến cho trí vượt nổi lên thì có suy-niệm được nhiều thêm chăng?

- Chẳng được.

Na-Tiên liền nói:

- Đức Phật, tại chỗ làm, Ngài đã làm đượcviệc thật khó; nơi chỗ biết, Ngài đã biết rất thâm-diệu.

- Chỗ đã làm việc thật khó, chỗ đã biết rất thâm-diệu, ý-nghĩa như thế nào?

- Đức Phật nói, Ngài có thể biết được các bộ-phận ở trong bụng người, giải-thích được những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm, thân sờ chạm, cắt nghĩa các điều thành-bại, các việc nghi-ngờ, giảng rõ các tư-tưởng, ý-niệm, các vấn-đề tâm-linh.

Na-Tiên lại nói:

- Như có người ngậm một ngụm nước biển mặn, có thể nào phân-biệt ra được phần nước nào là nước từ suối chảy đến, (...) phần nào từ sông chảy đến chăng?

- Nước hòa chung lại thành một, làm sao biết riêng được.

- Chỗ Phật đã làm một việc thật khó, là phân-biệt biết rõ hương-vị của mọi thứ nước, như nước biển mà nay Đại-Vương còn chưa thể phân-biệt được, như thần-trí con người vẫn chưa thấy được trong thân có sáu sự-việc chẳng thể thấy. Bởi thế cho nên, Đức Phật đã giải-thích, tòng theo tâm-niệm mà đến với mắt mới thấy vật, tòng theo tâm-niệm mà đến với tai mới nghe tiếng, tòng theo tâm-niệm mà đến với mũi mới ngửi mùi, tòng theo tâm-niệm đến với miệng mới nếm vị, tòng theo tâm-niệm đến với thân mới biết sướng khổ, nóng lạnh, thô cứng, tòng theo tâm-niệm đến với ý mới biết chỗ qui-hướng. Phật tất biết hết cả, phân-biệt giải-thích rõ-ràng hết cả.

Vương khen: ''Lành thay!''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương