Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Bực đắc đạo và kẻ chưa đắc đạo, khác nhau



tải về 1.4 Mb.
trang22/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   59

080.- Bực đắc đạo và kẻ chưa đắc đạo, khác nhau.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Bực đã đắc-đạo và người chưa đắc-đạo khác nhau ra sao?

- Kẻ chưa đắc-đạo còn tâm ham-muốn; còn bực đã đắc-đạo thì hết tham-tâm, chỉ cần ăn để nuôi mạng sống.

- Ta thấy con người ở thế-gian đều muốn khoái thân, ham được món ngon, chẳng hề biết đủ.

- Người chưa đắc-đạo ăn thời muốn món ngon vật tốt; còn người đã đắc độ-thoát rồi thì tuy ăn nhưng chẳng vì khoái-lạc hay ngon ngọt, mà chỉ hướng về sự nuôi sống thân-mạng thôi.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

081.- Trí-nhớ của con người.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Con người có khả-năng nào để nhớ lại được các sự-vìệc đã xảy ra thật lâu-xa chăng?

- Người ta lúc ưu-sầu hay nhớ đến các sự-việc xảy từ lâu-xa.

- Dùng cách chi mà nhớ lại được, dùng trí-nhớ hay là dùng sự suy-nghĩ.

- Đại-Vương từng có chỗ đã học biết rồi, về sau nhớ lại chăng?

- Dĩ nhiên là ta có chỗ đã học biết rồi, về sau lại mau quên đi.

- Ngay bây giờ, Đại-Vương có quên, hay chẳng quên điều đó?

- Ngay bây giờ, Ta có nhớ lại, nhưng chẳng (giống) đúng.

- Có thể là chẳng đúng, bởi vì Đại-Vương đã tưởng-tượng (thêm) ra.

Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Người có điều đã làm nay nhớ lại như vừa mới làm, và điều hiện đang làm, cũng nhớ lại. Cả hai đều dùng trí-nhớ để nhớ lại chăng?

- Các điều đã làm qua rồi và các điều hiện đang làm, cũng đều dùng trí-nhớ mà nhớ lại được cả.

- Như thế, con người chỉ nhớ lại các việc đã qua, mà chẳng dùng trí-nhớ để nhớ các việc mới chăng?

- Giả thiết như việc mới có chỗ làm chẳng thể nhớ-nghĩ được, thì cũng lại như thế.

- Người mới học trong sách vở và các kỹ-thuật khéo-léo khác có bị vụt quên đi mất chăng?

- Người (dạy) học điều mới thì viết vẽ ra để (dễ) nhớ, khiến cho kẻ đệ-tử có sự hiểu-biết, do đó mà có trí nhớ lại.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

082.- Mười sáu cách để nhớ lại việc cũ.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Con người dùng mấy cách mà nhớ lại được việc cũ?

- Người ta dùng mười sáu cách để nhớ lại:

Thứ nhứt, việc đã làm xa-xưa khiến nhớ lại;


Thứ hai, việc mới học khiến nhớ lại;
Thứ ba, nếu có đại-sự (= việc lớn, quan-trọng) thì nhớ lại;
Thứ tư, nghĩ đến việc lành thì nhớ lại;
Thứ năm, từng chịu sự khổ-sở thì nhớ lại;
Thứ sáu, tự mình suy-nghĩ thì nhớ lại;
Thứ bảy, từng làm nhiều việc khác nhau thì nhớ lại;
Thứ tám, vì có người nhắc đến thì nhớ lại;
Thứ chín, do hình-tượng mà nhớ lại;
Thứ mười, từng có chỗ đã quên khiến nhớ lại;
Thứ mười-một, do nguyên-nhân của sự biết nên nhớ lại;
Thứ mười-hai, do tính-toán mà nhớ lại;
Thứ mười-ba, do mắc nợ-nần mà nhớ lại;
Thứ mười-bốn, do nhứt-tâm (= chú-ý) mà nhớ lại;
Thứ mười-lăm, do đọc sách mà nhớ lại;
Thứ mười-sáu, nhờ có ghi-chép mà nhớ lại.

Đó là mười sáu việc khiến ta nhớ lại được.

Vương lại hỏi Na-tiên:

- Thứ nhứt, thế nào là nhớ lại việc xa-xưa?

- Các đệ-tử của Đức Phật như Ngài A-nan (Pali: Ananda), ưu-bà-di Cưu-thù-thiền-bãi (Pali: Khujjuttarà) và các vị đạo-nhơn khác, đều nhớ lại được các đời kiếp trước, và các sự-việc đương-thời.

- Thứ hai, thế nào là việc mới học khiến nhớ lại?

- Thí dụ như các người đã học tính-toán sau quên đi, nay thấy kẻ khác tính-toán thì liền nhớ lại.

- Thứ ba, thế nào là do các đại-sự mà nhớ lại?

- Thí-dụ như Thái-tử lúc lên ngôi làm Vua, nghĩ rằng ngôi Vua là tôn-quí, đó là một đại-sự, cho nên nhớ lại.

- Thứ tư, thế nào là nghĩ đến điều lành thì nhớ lại?

- Thí dụ như vì được kẻ khác đối-xử (tử-tế), mời-mọc bằng lời-lẽ cực-kỳ thiện-lành, người ấy liền nghĩ đến lời nói thiện-lành ngày hôm ấy, đó là vì nghĩ đến điều lành mà nhớ lại.

- Thứ năm, thế nào vì chịu khổ-sở mà nhớ lại?

- Thí dụ như từng bị người đánh đập, giam nhốt trong khám, ngục, đó là vì chịu khổ-sở mà nhớ lại.

- Thứ sáu, thế nào là tự mình suy-nghĩ mà nhớ lại?

- Thí dụ như thấy có chỗ giống nhau với nhà cửa, họ-hàng, hoặc gia-súc (của mình); đó là vì tự suy-nghĩ mà nhớ lại.

- Thứ bảy, thế nào là từng làm nhiều việc khác nhau mà nhớ lại?

- Thí dụ như gọi tên của vạn vật, màu-sắc, thơm thúi, ngọt đắng, nghĩ đến các lời nói để chỉ đến tất cả các sự-vật ấy, đó là vì làm nhiều việc khác nhau mà nhớ lại.

- Thứ tám, thế nào là nhờ được nhắc mà nhớ lại?

- Như kẻ có tánh hay quên, nghe người khác nhắc lại, nên nhớ.

- Thứ chín, thế nào là do hình-tượng mà nhớ lại?

- Con người, trâu, ngựa, mỗi mỗi đều có hình-tượng của chủng-loại riêng, đó là do hình-tượng chủng-loại mà nhớ lại được.

- Thứ mười, thế nào là từng có chỗ đã quên khiến nhớ lại?

- Thí dụ như một người rốt cuộc có chỗ quên, đã nhiều lần chuyên nghĩ đến chỗ ấy, đó là vì từng có chỗ quên mà nhớ lại được.

-Thứ mười-một, thế nào là vì nguyên-nhân của sự biết mà nhớ?

- (Thí dụ như) học sách thì cầu biết mặt chữ trong sách, đó là vì nguyên-nhân của sự biết mà nhớ lại.

- Thứ mười-hai, thế nào là vì tính-toán mà nhớ lại?

- Như người cùng học tính-toán chung mà thành-công thì thế nào cũng biết rõ đường-lối, cách-thức, đó là vì tính-toán mà nhớ lại.

- Thứ mười-ba, thế nào vì mắc nợ-nần mà nhớ lại?

- Thí dụ như thấy bị thúc-dục phải hoàn lại chỗ đã vay mượn, đó là do nợ-nần mà nhớ lại.

- Thứ mười-bốn, thế nào là vì nhứt-tâm (= chú-ý) mà nhớ lại?

- Sa-môn một lòng chú-ý tự nghĩ đến việc đời từ ngàn muôn kiếp trước đến nay, đó là vì nhứt-tâm mà nhớ lại.

- Thứ mười-lăm, thế nào là vì đọc sách mà nhớ lại?

- Bực đế-vương có các quyển sách cổ ghi chép các thời-đại trị-vì, đó là vì đọc sách mà nhớ lại.

- Thứ mười-sáu, thế nào vì đã từng ghi chép mà nhớ lại?

- Nếu người nào có ghi chép, về sau đọc lại thấy nên nhớ, đó là vì ghi chép mà nhớ lại.

Vương khen: ''Lành thay!''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương