Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Giác-quan và tâm phối-hiệp nhau



tải về 1.4 Mb.
trang18/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   59

053.- Giác-quan và tâm phối-hiệp nhau .


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Mắt người khi nhìn thấy, có cùng với sự sướng khổ sanh ra một lượt chăng?

- Mắt thấy và sự sướng khổ đồng sanh ra, đều theo nhau hiệp lại mà sanh ra.

- Thế nào là hiệp lại?

- Khi hai sự-việc tiếp-xúc nhau, đó là hiệp. Thí dụ như hai con dê chọi nhau, đó là hiệp; một con ví như mắt, một con ví như hình-sắc, hiệp lại gọi là phối. Thí-dụ như một bàn tay ví làm mắt, một bàn tay như hình-sắc, hai bàn tay hiệp lại làm phối. Thí-dụ như hai hòn đá, một hòn ví làm mắt, một hòn làm hinh-sắc, hai hòn hiệp lại là phối. Tai, mắt, mũi, thân, tâm, đều đồng hiệp nhau làm thành phối. Thí-dụ như hai hòn đá, một hòn làm tâm, một hòn như chí (=ý-chí, tâm-ý), cả hai hòn hiệp lại thành ra phối; tâm và chí hiệp nhau như thế, nên gọi là phối.

Vương khen ngợi: ''Lành thay!''

*

054.- Vui-sướng nghĩa là gì?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Vui-sướng có mấy loại?

- Tự mình giác-tri (= hay-biết), đó là vui-sướng.

Thí-dụ như có người phục-vụ Vua; kẻ ấy hiền lành, Vua liền ban thưởng cho tiền-của. Người ấy được thưởng, đem tiền ra chi-dụng vào các thú-vui ham-muốn của mình cho khoái-lạc; người ấy liền tự nghĩ, ta phụng-sự Vua, được Vua ban thưởng, nay ta vui sướng. Vui-sướng là như vậy.

Thí-dụ như có người tâm niệm thiện, miệng nói lời thiện, thân làm việc thiện; hành thiện như thế khi chết đi được sanh lên cõi Trời. Trên cõi Trời, tâm-ý được sung-sướng khoái-lạc nhiều lắm, nên người ấy tự nghĩ rằng, ta lúc còn ở thế-gian, tâm niệm thiện, miệng nói lời thiện, thân làm việc thiện, cho nên nay ta sanh lên tới tận cõi nầy được vui-sướng hết sức. Đó gọi là giác, tức là sự hiểu-biết vậy.

Vua khen ngợi: ''Lành thay!''

*

055.- Giác-tri là gì?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Giác là như thế nào?

- Tòng theo sự hiểu-biết, đó là giác. Thí-dụ như người giữ kho vua, đi vào kho, nhìn trong kho, liền thấy có bao nhiêu trăm ngàn tiền vàng bạc, châu ngọc, vải lụa tơ, đủ loại hương sắc, đều biết các loại ấy ở chỗ nào, đó là giác-tri.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

056.- Sở-niệm là gì?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Con người có sở-niệm của mình. Có bao nhiêu loại sở-niệm?

- Con người có sở-niệm nhân vì có sở-tác. Thí-dụ như có người hòa thuốc độc rồi uống, lại cho kẻ khác uống nữa; thân mình đã khổ, lại còn làm khổ đến kẻ khác. Lại thí-dụ như người làm ác, chết đi phải sa vào địa-ngục, các người khác được kẻ ấy dạy, làm theo điều ác đó, cũng đều phải sa vào địa-ngục ấy cả. Kẻ ác có sở-niệm, có sở-tác, là như vậy đó.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

057.- Thế nào nội-động?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Thế nào là nội-động?

- Y-chí bên trong nổi lên, đó là động.

- Động với Hành, thời ra làm sao?

- Thí-dụ như chậu đồng, nồi đồng, có người đến đốt nấu lên; các khí-cụ đó phát ra tiếng và có dư-âm; đó là hành. Con người cũng như vậy, ý-chí khởi lên, nhân đó mà có hành-động.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

058.- Các tâm-niệm phối-hiệp nhau rồi chẳng tách ra riêng từ món được.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Hiệp, trí, niệm, ý, động, những thứ đó hiệp nhau lại, rồi sau muốn phân-biệt mỗi thứ ra được chăng?

- Nếu đã khiến hiệp nhau lại rồi thì chẳng phân-biệt ra mỗi thứ được nữa. Thí-dụ như Đại-Vương khiến người đầu-bếp nấu thứ canh ngon, canh phải có nước, có thịt, có hành tỏi, có gừng, có muối bọt, có bột. Đại-Vương liền ra lịnh cho người đầu-bếp, trong bát canh nấu xong đó, lấy ra trước hết là vị của nước, kế đó vị của thịt, rồi đến vị của hành tỏi, vị của gừng, vị của muối, vị của bột, đem lên dâng, thì người ấy có thể nhứt-nhứt lấy các vị ấy ra đem dâng lên Vua được chăng?

- Canh đã nấu chung lại rồi, đâu có thể tách mỗi vị riêng biệt ra được.

- Các sự-việc lại cũng như thế, một khi đã hiệp chung thành một rồi thì chẳng lấy riêng ra được, đây là sướng khổ, đây là trí, đây là động, đây là ý-niệm.

Vương khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

*

059.- Vị của muối .


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Người dùng mắt nhìn vị của muối có thể riêng biết được chăng?

- Đại-Vương có biết được như thế không? Có thể nào dùng mắt nhìn mà biết được vị của muối hay sao?

- Mắt chẳng thể biết được vị của muối.

- Con người dùng lưỡi để biết được vị của muối, chớ chẳng thể dùng mắt mà biết vị của muối được.

- Phải chăng con người dùng lưỡi để biết vị?

- Mọi người đều dùng lưỡi để riêng biết về vị.

- Các loại muối đều phải dùng lưỡi để riêng biết vị chăng?

- Dĩ nhiên, vị của các loại muối phải dùng lưỡi để riêng biết.

- Chiếc xe trâu chở muối có riêng biết vị của muối chăng?

- Xe trâu chẳng thể có sự hiểu-biết, đâu có thể biết được vị của muối.

- Vị của muối có thể đem ra cân được chăng?

- Đại-Vương cũng dư biết điều đó, (...) vị của muối chẳng thể cân-lường được; chỉ có sức nặng của muối mới có thể cân-đo được.

Vương khen ngợi: ''Lành thay!''

*

060.- Năm giác-quan .


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Nơi thân con người dùng ngũ tri (= năm tri-giác) làm thành mọi sự-việc, hay là làm một sự-việc mà thành năm giác-quan?

- Làm thành mọi sự-việc, chớ chẳng phải do một sự-việc mà thành. Thí-dụ như nơi một thửa đất trồng ngũ-cốc thì lúc sanh ra, các loại lúa mỗi mỗi tự sanh ra tùy theo loại; nơi thân con người, năm sự-việc đều dùng tất cả các sư-việc mà sanh ra.

Vương khen-ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

*

061.- Tại sao có sự bất-bình-đẳng giữa loài người?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Con người ở thế-gian, đầu, râu, tóc, da, mặt, mắt, tai, mũi, miệng, thân-thể, tứ-chi, chơn tay, đều có đầy-đủ cả, tại sao lại có người sống lâu, có người chết yểu, có người lắm bịnh, có người ít bịnh, có người nghèo-khổ, có người giàu-có, có người quyền-qúí, có người hạ-tiện, có người là bực đại-nhơn, có người là kẻ tiểu-nhơn, có người đoan-trang đẹp-đẽ, có người thô-kệch xấu-xí, có người được kẻ khác tin-cậy, có người bị kẻ khác nghi-ngờ, có người hiếu-thuận, có người ngu-si, tại sao lại chẳng đồng?

- Ví như cây-cối có trái: có chua, có đắng, có cay, có ngọt (...). Các cây-cối đó, sao lại chẳng giống nhau?

- Sở dĩ chẳng giống nhau, do bởi trồng các loại cây khác nhau.

- Con người cũng lại như thế. Vì tâm-niệm mỗi người một khác khiến cho con người ở thế-gian chẳng đồng nhau vậy; có người mạng sống dài, có người mạng sống ngắn, có người nhiều bịnh, có người ít bịnh, có người giàu-có, có người bần-cùng, có người quyền-quí, có người hạ-tiện, có người đại-nhơn, có người tiểu-nhơn, có người đoan-chánh, có người thô-xấu, có người lời nói dùng được, có người lời nói chẳng dùng được, có người thông-minh, có người ngu-muội. Cho nên Đức Phật có nói: ''Tùy người làm điều thiện ác mà tự mình phải đắc được điều thiện ác ấy, có người hào-quí, có người bần-cùng, tất cả đều do mạng sống đời trước đã làm điều thiện ác, mỗi người đều tùy theo đức-hạnh của mình mà được như thế.''

Vương khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương