Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn



tải về 1.4 Mb.
trang17/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   59

051.- ''Cái gì'' là ''Người''?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Người ở thế-gian là có ''người'' hay là chẳng có người?

- Xét nghĩ cho kỹ, thế-gian chẳng thể nào có ''người'', thì gọi ''ai'' (hay ''cái gì'') là ''người'' cho thích-hợp được.

- Mạng sống trong thân là ''người'' chăng?

Na-Tiên liền hỏi lại Vương rằng:

- Mạng sống trong thân người có thể dùng mắt thấy hình-sắc chăng, có thể dùng tai nghe âm-thanh chăng, có thể dùng mũi ngửi mùi chăng, có thể miệng nếm vị chăng, có thể dùng thân biết sự trơn-láng chăng, có thể dùng tâm-ý có sự hay-biết chăng?

- Có thể.

- Nay Đại-Vương và tôi cùng ngồi trên điện nầy, bốn mặt có cửa sổ, tùy ý mình muốn nhìn ra cửa sổ nào mà thấy được chăng?

- Thấy được.

- Giả-thiết như mạng sống, trong thân người, tùy ý muốn, theo ''cửa hở'' (= khổng) nào đó để thấy, có thể dùng mắt để thấy được hình-sắc chăng, có thể dùng tai để thấy được hình-sắc chăng, có thể dùng mũi để thấy được hình-sắc chăng, có thể dùng miệng để thấy được hình-sắc chăng, có thể dùng thân để thấy được hình-sắc chăng?

- Chẳng thể được.

- Giả-thiết như mạng sống ở tại tai, có thể lấy tai để nghe được chăng, có thể lấy tai để thấy được chăng, có thể lấy tai để ngửi mùi được chăng, có thể lấy tai để nếm được vị chăng, có thể lấy tai để biết được chỗ trơn-láng chăng, có thể lấy tai để có được chỗ suy-nghĩ chăng?

Lại giả-thiết như mạng sống ở tại mũi, có thể lấy mũi để ngửi mùi thúi được chăng, có thể lấy mũi để nghe được âm-thanh chăng, có thể lấy mũi để nếm vị được chăng, có thể lấy mũi để biết được sự trơn-láng chăng, có thể lấy mũi để biết được chỗ suy-nghĩ chăng?

Lại giả-thiết như mạng sống tại miệng, có thể lấy miệng để thấy được chăng, có thể lấy miệng để nghe được âm-thanh chăng, có thể lấy miệng để ngửi mùi thối được chăng, có thể lấy miệng để biết được sự trơn-láng chăng, có thể lấy miệng để biết được chỗ suy-nghĩ chăng?

Lại giả-thiết như mạng sống ở tại thân, có thể lấy thân để biết được sự trơn-láng chăng, có thể lấy thân để thấy được chăng, có thể lấy thân để nghe được âm-thanh chăng, có thể lấy thân để ngửi mùi thối được chăng, có thể lấy thân để nếm được vị chăng, có thể lấy thân để biết được chỗ suy-nghĩ chăng?

Lại giả-thiết như mạng sống ở tại thức, có thể lấy thức biết được chỗ suy-nghĩ chăng, có thể lấy thức để nghe được âm-thanh chăng, có thể lấy thức để ngửi mùi thối được chăng, có thể lấy thức để nếm được vị chăng, có thể lấy thức để biết được sự trơn-láng chăng?

- Chẳng thể biết được.

- Đại-Vương, lời nói của Ngài trước sau chẳng tương-ứng nhau. Như Đại-Vương và tôi đang ngồi trên điện đây, nếu phá bỏ các cửa sổ bốn bên, thì thấy có được xa rộng chăng?

- Dĩ nhiên, thấy được xa rộng.

- Giả-thiết như mạng sống ở tại thân, khai lớn mắt ra, thì thấy được xa rộng chăng, khai lớn tai ra thì nghe được xa chăng, khai lớn mũi ra thì ngửi được xa chăng, khai rộng miệng ra thì nếm vị được nhiều chăng, khai rộng da ra thì biết trơn-láng nhiều chăng, khai rộng phán-đoán ra thì ý được nhiều chăng?

- Chẳng được.

- Như thế thì lời nói của Đại-Vương trưóc sau chẳng tương-ứng nhau.

Na-Tiên liền hỏi Vương rằng:

- Người giữ kho vua đến trước mặt Đại-Vương, Đại-Vương có hay-biết ông ta đang đứng trước mặt chăng?

- Biết, ở trước mặt.

- Ông ta đi vào nhà trong, Đại-Vương có hay-biết ông ấy vào nhà trong chăng?

- Biết, đi vào nhà trong.

- Giả-thiết như mạng-sống ở tại thân, người nếm vị ở trong miệng có hay-biết ngọt, chua, mặn, cay, đắng chăng?

- Biết chớ.

- Lời nói của Đại-Vương trước sau lại chẳng tương-ứng nhau. Ví như có người mua rượu ngon đổ đầy một thùng lớn, rồi bất thần đè cổ nhận đầu một người khác vào thùng rượu để thưởng-thức, kẻ ấy có biết được vị rượu hay không?

- Kẻ ấy chẳng biết được.

- Tại sao lại chẳng biết được vị rượu?

- Rượu chưa kịp vào trong miệng để đến trên lưỡi, cho nên chẳng biết được vị rượu.

- Lời nói của Đại-Vương trước lại cũng chẳng tương-ứng nhau.

Vương nói:

- Trí Ta ngu-si chưa hiểu kịp chỗ khó-khăn nầy; xin nguyện Na-Tiên giải-thích cho.

Na-Tiên nói:

- Người theo mắt thấy hình-sắc, tâm-thần chuyển-động, tâm-thần chuyển-động tức sanh sướng khổ, cùng với ý-niệm hiệp lại; tai, mũi, miệng, ý cũng cùng hiệp nhau lại làm cho tâm-ý có ý-niệm là tâm-thần chuyển-động. Tâm-thần chuyển-động tức sanh sướng khổ; tòng theo sướng khổ mà sanh ra ý, ra niệm, cứ triển-chuyển (= phát-triển và biến-chuyển) cùng nhau mà thành, ắt chẳng hề có một vị chủ thường-hằng nào cả.

Vương khen ngợi: ''Lành thay!''

*

052.- Mắt và tâm cùng thấy.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Khi con người mắt thấy thì mắt và tâm có cùng nhau phát-sanh hay không?

- Dĩ nhiên, cả hai đồng thời cùng phát-sanh.

- Mắt thấy trước hay là tâm thấy trước?

- Mắt thấy trước, tâm thấy sau.

- Cả hai có nói với nhau như vầy chăng? Mắt nói với tâm, chỗ tôi thấy trước, anh nên theo sau mà thấy. Tâm nói với mắt, chỗ anh đã thấy, tôi nên theo đó mà thấy sau.

- Cả hai chẳng nói với nhau gì hết.

- Khanh há chẳng có nói, ''đồng thời cùng phát-sanh'' hay sao, vì cớ gì mà cả hai lại chẳng nói với nhau như vậy?

- Có bốn sự-việc khiến cho chúng chẳng cần nói với nhau như trên. Bốn sự-việc đó là những gì? Một là, đi theo xuống dưới. Hai là, đi theo hướng cửa. Ba là, đi theo vết xe. Bốn là theo số. Bốn sự-việc đó khiến cho chẳng có sự cùng nói với nhau.

- Thế nào là đi theo xuống dưới?

- Trên núi cao có mưa lớn, thì nước chảy xuống như thế nào?

- Chảy theo xuống phiá dưới.

- Sau đó, lại có mưa nữa. Nước nầy chảy như thế nào?

- Thì chảy theo chỗ nước đám mưa trước đã chảy.

- Nước chảy trước có nói với nước sau, anh phải chảy theo đường tôi đã qua trước, chăng? Nước sau có nói với nước trước, tôi đang chảy theo đường anh qua trước, chăng?

- Nước chảy thì cứ tự chảy, nước chảy trước chẳng có nói gì với nước chảy sau.

- Mắt lại cũng như nước vậy, mắt chẳng có nói với tâm, anh phải tùy theo chỗ tôi thấy mà khởi-sanh sau; tâm cũng chẳng có nói với mắt, tôi đương tùy theo sau chỗ anh thấy mà khởi-động lên. Mắt và tâm chẳng nói gì với nhau cả. Đó gọi là đi theo xuống dưới. Tai, mắt, mũi, miệng, thân, ý, cũng lại như thế.

- Thế nào đi theo hướng cửa?

- Ví như đô-thành lớn chỉ có một cửa ra vào; bên trong có một người muốn đi ra, thì phải theo hướng nào?

- Phải theo hướng ra cửa.

- Sau đó lại có một người khác cũng muốn ra khỏi thành, thì phải đi theo hướng nào?

- Cố-nhiên người sau nầy phải noi theo con đường người đi trước mà ra.

- Thế thì, người ra trước có bảo kẻ ra sau, anh phải đi theo đường tôi đi mà ra sau. Còn người đi sau có nói với kẻ đi trước, tôi đang theo con đường anh đã đi mà ra khỏi thành. Hai người có nói với nhau như vậy không?

- Người đi trước với kẻ ra sau chẳng cùng nói với nhau.

- Mắt cũng lại như thế. Mắt chẳng nói với tâm, anh phải theo sau tôi mà khởi-phát; tâm cũng chẳng nói với mắt, tôi nay đang theo sau anh mà khởi-phát. Mắt và tâm chẳng cùng nói với nhau. Đó gọi là đi theo hướng cửa. Tai, mũi, miệng, thân và ý, cũng lại như thế.

- Thế nào là đi theo vết xe?

- Xe trước đi qua, để lại vết bánh xe trên đường; xe sau phải theo đường nào mà đi?

- Xe sau phải theo vết bánh xe trước mà đi.

- Bánh của xe trước nói với bánh của xe sau, anh phải nên theo chỗ tôi đã đi qua mà đi; bánh xe sau nói với bánh của xe trước, tôi đang đi theo vết xe của anh để lại. Cả hai có nói với nhau như thế chăng?

- Chẳng có nói cùng nhau.

- Đối với con người, cũng lại như thế. Mắt chẳng nói với tâm, tôi thấy chỗ nầy, anh phải tùy theo sau chỗ tôi thấy đó mà khởi-sanh. Tâm cũng chẳng nói, tôi đang tùy theo chỗ anh thấy mà khởi-sanh. Tai, mũi, miệng, thân và tâm, cũng chẳng nói gì với nhau.

- Thế nào theo số?

- Theo số là tính đếm. Sách-vở, học-vấn là số. Tai, mắt, mũi, miệng, thân, tâm, từ từ biết rõ, rồi cùng hiệp lại sáu sự-việc đó cho đến khi thành chỗ hay-biết, mà chỗ hay biết nầy chẳng phải chỉ tòng theo sự hay-biết riêng của mỗi một nơi nào cả.

Vương khen ngợi: ''Lành thay!''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương