Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Vua hỏi, Na-Tiên có sanh trở lại nữa không?



tải về 1.4 Mb.
trang15/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   59

044.- Vua hỏi, Na-Tiên có sanh trở lại nữa không?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Na-Tiên nay có sanh trở lại đời sau không?

- Lời Đại-Vương hỏi tôi đây, trước tôi đã đáp rồi. Nếu như tôi còn có sự lưu-luyến về ân-ái, thì đời sau sẽ sanh trở lại; còn nếu dứt được sự ân-ái, thì tôi chẳng sanh lại nữa. Ví như có người tận lực phục-vụ Đại-Vương, Đại-Vương biết rõ điều tốt đó, liền ban thưởng cho nhiều tiền-của. Kẻ ấy được thưởng, dùng tiền-bạc sắm quần áo, chi-phí ăn uống, vui đùa thoả-thích, rồi lại phao lời, nói: ''Ta có công với nhà vua, mà vua chưa từng ban thưởng cho ta gì cả.'' Tôi xin hỏi Đại-Vương, kẻ được ban thưởng rồi, còn nói ngược lại chưa hề được thưởng, lời nói của kẻ ấy có thể dùng được chăng?

- Lời nói của kẻ ấy chẳng dùng được.

- Thế cho nên, tôi xin nói với Đại-Vương, nếu tôi còn ân-ái thì đời sau phải sanh lại; còn như tôi đã dứt ân-ái rồi, thì đời sau chẳng phục-sanh nữa.

Vương khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

*

045.- Danh-Thân nghĩa là gì?


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Khanh trước có nói, Danh và Thân của con người; vậy Danh là những gì, và Thân là những gì?

- Tấm thân hiện nay đang thấy đây là Thân, còn chỗ nhớ nghĩ trong lòng là Danh.

- Tại sao nơi con người, Danh thì sanh lại ở đời sau, mà Thân nầy lại chẳng sanh theo?

- Thân và Danh của con người, trước sau liên quan nhau, ví như mầm gà-con trong chất lỏng và vỏ cứng bên ngoài, lớn lên cho đến khi thành con gà con. Nơi con người, Danh và Thân liên-quan nhau cũng như thế đó, chẳng thể phân-ly ra được.

Vua khen: ''Lành thay!''

*

046.- Thời-gian.


Vua lại hỏi Na-Tiên:

- Thời-gian dài lâu là những gì?

- Lấy việc quá-khứ đã qua làm lâu-dài; cũng lấy việc vị-lai sắp tới làm lâu-dài; chỉ có hiện-tại bây giờ là chẳng dài lâu.

- Lành thay! Nghĩ cho kỹ thì có sự lâu-dài chăng?

- Hoặc có lâu-dài, hoặc chẳng có lâu-dài.

- Thế nào là có lâu-dài? Thế nào là chẳng có lâu-dài?

- Đối với bực đã đắc Nê-Hoàn (=Niết-bàn) thì chẳng có thời-gian dài lâu; đối với kẻ chưa đắc đạo còn phải sống đi chết lại thì có thời-gian lâu-dài. Người, đời nầy, siêng làm việc bố-thí, ăn ở có hiếu với mẹ cha, thì vào các đời sau có thể chứng-đắc được phước ấy.

Vương khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

*

047.- Thời-gian cùng với Danh-Thân triển-chuyển.


Vương lại hỏi Na-Tiên:

- Việc quá-khứ, việc vị-lai, việc hiện-tại, ba điều đó, điều nào là căn-bản?

- Việc quá-khứ, việc vị-lai, việc hiện-tại, kẻ ngu-si đều lấy đó là căn-bản.

a.- Thân sanh Danh, Danh sanh sáu thức.

Hễ ngu-si sanh thì tinh-thần sanh. Tinh-thần sanh thân, thân sanh danh, danh sanh sắc (= vật-chất), sắc sanh sáu thức (= sáu cái biết): (1) nhãn-thức, (2) nhĩ-thức, (3) tỵ-thức, (4) thiệt-thức, (5) thân-thức, (6) ý-thức, sáu thức đều hướng ra ngoài. Mắt hướng về hình-sắc, tai hướng về âm-thanh, mũi hướng về mùi hương, miệng lưỡi hướng về vị nếm, thân hướng về trơn-láng, tâm-ý hướng về sự ham-muốn; đó là sáu sự hướng ra ngoài.



b.- Nguyên-nhân dây chuyền

Danh (= phần tinh-thần) làm phối (phối-hợp = gom chung lại), phối hiệp với phối liền biết khổ, biết sướng; tòng theo sướng khổ sanh ra ân-ái, tòng theo ân-ái sanh ra ham-muốn, tòng theo ham-muốn sanh ra hữu-trí (= có sự truyền-đạt) liền sanh ra nguyên-nhân của già, tòng theo già là nguyên-nhân của bịnh; tòng theo bịnh là nguyên-nhân của chết, tòng theo chết là nguyên-nhân của khóc-lóc, tòng theo khóc-lóc là nguyên-nhân của ưu-sầu, tòng theo ưu-sầu là đau-đớn trong nội-tâm. Hễ hiệp lại tất các sự khổ-nhọc đó lại thì thành con người, lấy đó mà con người sống chết chẳng bao giờ cùng-tận, cho nên chẳng thể nào biết rõ cái thân-gốc đầu-tiên cho được.



c.- Các thí-dụ: lúa trồng hằng năm; con gà đẻ trứng sanh con; vòng tròn khép kín .

Thí-dụ như người ta trồng lúa, lúa mọc rễ, tòng theo rễ sanh ra cành, lá, hột, cho đến sau sanh ra thóc, mãi đến năm sau được thóc thật nhiều.

Na-Tiên liền hỏi Vương:

- Như người ta trồng lúa, năm nào cũng trồng lúa, thì có lúc nào dứt tuyệt chẳng sanh ra lúa nữa chăng?

- Năm, năm, có trồng lúa thì làm sao có lúc dứt tuyệt được.

- Đời người cũng lại như thế, cứ chuyển-đổi mãi, chẳng hề có lúc dứt tuyệt được.

Thí-dụ như gà đẻ trứng, trứng nở ra gà, tòng theo trứng sanh trứng, tòng theo gà sanh gà. Đời người cũng lại như thế, chẳng bao giờ dứt tuyệt.

Na-Tiên ngừng giọng, lấy tay vẽ một vòng tròn dưới đất, rồi hỏi Vương:

- Đại-Vương nay thấy vòng tròn nầy có góc nào không?

- Vòng đó tròn-vo, chẳng có góc ở chỗ nào cả.

- Kinh Phật nói: ''Đời người sống chết cũng như bánh xe chuyển lăn, sanh tử, tử sanh, chẳng bao giờ dứt tuyệt.''

d.- Sáu căn, sáu trần và sáu thức phối-hiệp ...

Con người tòng theo mắt, hình-sắc của vạn-vật, và có thức; đó là giác-tri (=hiểu-biết); ba sự-việc đó (mắt, hình-sắc, thức) hiệp lại, rồi tòng theo hiệp mà sanh ra sướng khổ, tòng theo sướng khổ sanh ra ân-ái, tòng theo ân-ái sanh ra ham-muốn, tòng theo ham-muốn sanh ra hữu-trí (= có sự truyền-đạt), tòng theo hữu-trí sự sanh sanh ra, tòng theo sanh là nguyên-nhân của việc làm thiện-ác.

Tòng theo thiện-ác, liền khởi sanh ra tai nghe âm-thanh, có thức tức là giác-tri, cả ba sự-việc đó (tai, âm-thanh, thức) hiệp lại mà sanh ra sướng khổ, tòng theo sướng khổ sanh ra ân-ái, tòng theo ân-ái sanh ra ham-muốn, tòng theo ham-muốn sanh ra hữu-trí, tòng theo hữu-trí mà sự sanh sanh ra, tòng theo sanh mà làm các điều thiện-ác.

Tòng theo thiện-ác, liền khởi sanh ra mũi ngửi mùi, có thức, tức là giác-tri; ba sự-việc đó (mũi, mùi và thức) hiệp lại, tòng theo hiệp sanh ra sướng khổ, tòng theo sướng khổ sanh ra ân-ái, tòng theo ân-ái sanh ra ham-muốn, tòng theo ham-muốn sanh ra hữu-trí, tòng theo hữu-trí mà sự sanh sanh ra, tòng theo sanh mà làm điều thiện-ác.

Tòng theo thiện-ác, liền khởi sanh ra miệng nếm vị, có thức tức là giác-tri; ba sự-việc đó (miệng, vị và thức) hiệp lại, tòng theo hiệp mà sanh ra sướng khổ, tòng theo sướng khổ mà sanh ra ân-ái, tòng theo ân-ái mà sanh ra ham-muốn, tòng theo ham-muốn sanh ra hữu-trí, tòng theo hữu-trí mà sự sanh sanh ra, tòng theo sanh mà làm điều thiện-ác.

Tòng theo thiện-ác liền khởi sanh ra thân được chỗ trơn-láng, có thức tức là giác-tri; ba sự-việc đó (thân, trơn-láng và thức) hiệp lại, tòng theo hiệp sanh ra sướng khổ, tòng theo sướng khổ mà sanh ra ân-ái, tòng theo ân-ái mà sanh ra ham-muốn, tòng theo ham-muốn mà sanh ra hữu-trí, tòng theo hữu-trí mà sự sanh sanh ra, tòng theo sanh mà làm đìều thiện-ác.

Tòng theo thiện-ác mà khởi sanh ra tâm-ý, ý-niệm và có thức tức là giác-tri; cả ba sự-việc đó (tâm, ý-niệm và thức) hiệp lại, tòng theo hiệp mà sanh ra sướng khổ, tòng theo sướng khổ mà sanh ra ân-ái, tòng theo ân-ái mà sanh ra ham-muốn, tòng theo ham-muốn mà sanh ra hữu-trí, tòng theo hữu-trí mà khiến sự sanh sanh ra, tòng theo sanh mà làm điều thiện-ác. Như thế, con người triển-chuyển, sanh tử tử sanh, chẳng bao giờ dứt tuyệt.

Vương ngợi khen: ''Lành thay!''.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương