Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Lấy Bát-Chánh-Đạo làm căn-bản tu-hành



tải về 1.4 Mb.
trang12/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   59

031.- Lấy Bát-Chánh-Đạo làm căn-bản tu-hành.


Ba mươi bảy phẩm-kinh đó đều do hiếu-thuận làm căn-bản. Người thường nặng nợ mà tiến tới xa được có chỗ thành-tựu đều do đất mà nên; ở thế-gian, lúa-má, cây-cối, rau cỏ ngẩng lên trời đều do đất sanh.

Na-Tiên nói:

- Thí dụ như vị kiến-trúc-sư xây cất thành-thị lớn, phải lượng-định nền móng trước, sau mới khởi công; thí dụ như người diễn trò muốn trình-diễn, trước phải dọn đất cho bằng-phẳng rồi mới diễn trò. Chư đệ-tử Phật cầu Đạo trước phải tuân-hành Giới, Kinh, niệm điều thiện, nhân vì biết sự khổ-nhọc ở thế-gian nên mới dứt bỏ mọi sự ham-muốn, mà một lòng niệm tám loại đạo-hạnh.

- Làm cách nào để dứt bỏ mọi ham-muốn?

- Một lòng niệm Đạo, tức mọi ham-muốn tự tiêu-diệt.

Vương khen: ''Lành thay! Lành thay!''

*

032.- Tinh-tấn là gì?


Vương lại hỏi:

- Tinh-tấn là như thế nào?

- Giữ điều lành, giúp cho điều lành thêm lớn, đó là tinh-tấn. Thí-dụ như trong nước quốc-vương có nơi bị công-kích, Vương dàn binh ra chống-cự, binh yếu chẳng cự được, Vương liền cho thêm binh tiếp-viện, nên đắc thắng. Người có các điều ác cũng như binh yếu, nếu người biết giữ lòng lành tiêu-diệt ác-tâm, cũng như Vương cho viện-binh thêm để chiến-thắng. Lòng giữ năm điều thiện, tiêu diệt năm điều bất-thiện của ác-tâm, cũng như chiến-đấu đắc thắng vậy. Tinh-tấn trợ giúp cho điều lành cũng lại như thế. Tinh-tấn trợ-giúp ngưới tiến đến con đường lành, hầu đắc độ-thoát, chẳng hoàn trở lại.

Vương ngợi khen: ''Lành thay! Lành thay!''

*

033.- Niệm điều thiện là phải làm sao?


Vương lại hỏi:

- Tâm đương niệm các điều thiện là như thế nào?

- Thí dụ như người có nhiều bông hoa khác nhau, dùng giây kết chung lại thành tràng, gió thổi chẳng rời-rụng ra.

Lại ví như vị quan chủ kho vua biết rõ kho vua đang còn có bao nhiêu vàng bạc, châu ngọc, lưu-ly, trân-bảo.

Người học Đạo muốn đắc Đạo thì tâm-ý niệm ba mươi bảy phẩm-kinh cũng như đó chính là niệm đạo cứu đời vậy. Người có đạo-tâm, nhân vì hiểu rành việc thiện-ác, nên biết điều gì nên làm, điều gì chẳng nên làm, phân-biệt trắng đen, tự mình suy-tư từ nay trở về sau, bỏ điều ác, theo điều lành.

Lại thí dụ như Đại-Vương có người giữ cửa biết ai là người được Vua kính-nể, ai là người chẳng được Vua kính-nể, ai là người đem lợi lại cho Vua, ai là người gây bất-lợi cho Vua. Vị quan ấy biết ai được Vua kính, ai đem lợi lại cho Vua, thì liền cho vào; còn những người nào chẳng được Vua kính, hoặc gây bất-lợi cho vua, thì chẳng cho vào. Người giữ-gìn tâm-ý cũng lại như thế, các điều thiện thì cho vào, các điều ác thì ngăn lại. Giữ-gìn ý, kềm chế tâm là như thế đó.

Na-Tiên lại nói Kinh: ''Người đang tự giữ-gìn thân-tâm kiên-cố khỏi sáu điều ái-dục (=ham-muốn), kiên-trì tâm-ý, là tự mình đang lo cứu-độ cho đời.''

Vương khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

*

034.- Thế nào gọi là nhứt-tâm?


Vương lại hỏi:

- Nhứt-tâm có nghĩa ra sao?

- Trong mọi điều thiện, nhứt-tâm là vào bực cao nhứt. Người hay giữ được nhứt-tâm thì mọi điều thiện đều đi theo đó. Ví như lâu-đài, bệ ngọc cần có chỗ nương-tựa để dựng lên, các người làm lành cũng đều dựa vào sự nhứt-tâm. Thí-dụ như các tướng-quân đem bốn đạo binh ra chiến-đấu, binh cỡi voi, binh cỡi ngựa, binh ngồi xe, và bộ-binh, dàn ra đi chung quanh Vua trước và sau. Các Kinh Giới của Phật và các điều lành cũng đều qui về nhứt tâm, giống như các binh-chủng đi theo bên Vua.

Na-Tiên liền nói Kinh: ''Trong các điều thiện nhứt-tâm làm căn-bản; các người học Đạo trước nhứt nên qui về nhứt-tâm; thân người, sống chết, quá-khứ, cũng như nước chảy bên dưới, trước sau nương theo nhau, chẳng có thời trụ lại.''

Vương khen: ''Lành thay!''

*

035.- Trí-huệ là như thế nào?


Vương lại hỏi:

- Trí-huệ là như thế nào?

- Tôi đã có nói trước rồi, trí-huệ có khả-năng cắt đứt các nghi-ngờ, làm sáng tỏ các việc thiện (...) Ví như cầm đèn đi vào nhà tối, ánh lửa vừa vào nhà thì phá tan màn u-tối mà sáng rực lên. Người có trí-huệ sáng-tỏ cũng như ánh lửa. Lại ví như người cầm dao bén chặt cây, người có trí-huệ hay diệt dứt các điều ác, cũng như con dao bén. Nơi thế-gian, con người lấy trí-huệ làm điều quan-trọng bực nhứt; người có trí-huệ mới đủ khả-năng vượt thoát được nổi khổ sanh-tử.

Vương khen: ''Lành thay!''

*

036.- Các loại Kinh đều dạy điều thiện để nhắm vào việc tận-diệt các điều ác .


Vương lại hỏi:

- Phải chăng các loại Kinh trước sau có dạy nhiều điều khác nhau, nhưng cũng đều chung một hướng là nhằm diệt tất cả điều ác?

- Dĩ nhiên, Kinh Phật dạy nhiều loại thiện nhưng cũng chỉ hướng về nhằm diệt mọi điều ác. Ví như Vương phát bốn đạo binh ra đi chiến-đấu, ý lúc khởi hành là để công-kích địch-quân, diệt tất cả mọi điều ác vậy.

Vương ngợi khen: ''Lành thay! Lành thay! Na-Tiên nói Kinh thật vô-cùng thích-thú!''

*

037.- Người tái-sanh lại thì dùng thân cũ, hay là có thân mới?


Vương lại hỏi:

- Người chết rồi đi theo hướng các ngỏ thiện và ác, có phải lấy thân-tâm cũ sanh ra lại, hay là dùng thân-tâm mới?

- Cũng chẳng phải lấy thân-tâm cũ sanh ra lại, mà cũng chẳng phải lià bỏ thân-tâm cũ.

Na-Tiên nhân đó liền hỏi Vua:

- Thân của Vương, thân lúc nhỏ còn bú, đến thân lúc lớn lên, có tiếp-tục thân cũ chăng?

- Thân lúc còn nhỏ thì khác.

- Con người lúc còn trong bụng mẹ (...) thân khi mới tượng hình đến lúc thịt xương cứng-cáp, thân từ lúc sơ-sanh đến khi tuổi lớn, đều khác nhau cả. Ví như có người học sách, kẻ ngồi bên cạnh có thay thế mà nhận lấy công học sách đó không?

- Chẳng thể nhận thay được.

- Ví như người phạm tội, có thể lấy người vô-tội chịu tội thay thế cho mình hay không?

- Chẳng thể được.

Na-Tiên dùng tinh-thần tội-pháp hỏi Vương, ý Vương chẳng hiểu. Vương liền hỏi Na-Tiên:

- Ví như có người hỏi Na-Tiên như vậy, Na-Tiên đáp lại như thế nào?

- Thân tôi lúc bé cho đến khi lớn vẫn tiếp-tục thân cũ; thân cũ của hai thời-kỳ cả lúc bé và khi lớn lên, cũng đều hàm-chứa một thân được mạng sống nuôi-dưỡng. Ví như người thắp đèn, đèn có thể cháy tỏ cho đến sáng hay không?

- Đèn đủ dầu thì cháy đến sáng.

- Ánh đèn lúc đầu hôm, đến nửa đêm, chí đến sáng, có phải là ánh đèn lúc vừa mới thắp sáng lên không?

- Chẳng phải là ánh đèn cũ.

- Ngọn đèn lúc đầu hôm đến nửa đêm có thắp đèn mới khác không, đến gần sáng có đốt ngọn đèn khác không?

- Nửa đêm chẳng thắp đèn khác, chỉ ánh đèn cũ tiếp-tục cháy đến sáng.

- Tinh-thần con người cứ triển- chuyển (= phát-triển và biến-chuyển) tiếp nối nhau như thế mãi, cũng giống như vậy; một cái đi thì một cái tới. Con người tòng theo tinh-thần từ lúc sanh ra cho tới già, đến khi chết tinh-thần lại một lần nữa hướng về nẻo sanh, rồi triển-chuyển liên-tục mãi. Đó chẳng phải là tinh-thần cũ, mà cũng chẳng phải là lià xa tinh-thần cũ. Ví như sữa, lấy sữa làm thành kem, kem làm thành bơ, rồi bơ làm thành phó-mát; nếu có người nói, cứ lấy phó-mát, bơ, kem để làm ra sữa lại, lời nói đó có dùng được chăng?

- Lời nói của kẻ đó chẳng thể dùng được.

- (...) Từ sữa có kem, từ kem có bơ, từ bơ có phó-mát. Tinh-thần con người cũng lại như thế; tòng theo tinh-thần mà sanh ra; tòng theo sanh mà lớn lên đến trưởng-thành, tòng theo trưởng-thành mà già, rồi chết; sau khi chết, tinh-thần lại muốn sanh trở lại. Một thân chết muốn có lại một thân, giống như hai tim đèn nối nhau cùng cháy tiếp-tục.''

Vương khen ngợi: ''Lành thay! Lành thay!''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương